Hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Những nguyên tắc và quy định của WTO về thuế quan và những vấn đề có liên quan đến thuế quan

    (Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng như hạn ngạch, cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, quyền kinh doanh nhập khẩu, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, kiểm dịch, phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan; quy định về xuất xứ hàng hoá…). Tuy nhiên có ngoại lệ, nếu một nước thực sự muốn tăng mức độ bảo hộ với một mặt hàng nào đó đã trót cam kết ràng buộc ở mức thuế suất thấp, nước đó cần phải đàm phán với các nước cung cấp chủ yếu mặt hàng đó để được phép tăng thuế suất cao hơn thuế suất ràng buộc (hoặc cao hơn thuế suất trần nếu mặt hàng đó có chỉ định thuế suất trần). - Trợ cấp được phép tự do sử dụng (trợ cấp xanh): là trợ cấp mang tính phổ cập, không phân biệt giữa các ngành hay doanh nghiệp và dựa trên những tiêu chí khách quan, hoặc dạng trợ cấp không tính phổ cập nhưng được tự do sử dụng như trợ cấp cho công tác nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc để hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hoặc để phát triển sản xuất ở các vùng lạc hậu hoặc trợ cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Nếu ngành sản xuất trong nước bị tổn hại không gắn với việc tăng nhập khẩu ví dụ như do sức mua giảm hoặc nếu việc tăng nhập khẩu không phải vì lý do giảm thuế quan mà do hàng nhập khẩu áp dụng công nghệ sản xuất mới nên giá thành giảm đi thì không được áp dụng các biện pháp tự vệ. Hiệp định ROO không áp dụng để xác định xuất xứ hàng hàng được hưởng ưu đãi thương mại mà nó chỉ áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử; hàng hoá nhập khẩu chịu thuế suất tối huệ quốc, hàng hoá bị đánh thuế chống phá giá hoặc thuế đối kháng, hàng hoá bị áp dụng các biện pháp tự vệ.

    Quá trình hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam thời gian qua

    Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn thiếu những quy định để có thể thực hiện được những cam kết của Việt Nam với những tổ chức này cũng như thiếu những quy định để tạo những công cụ pháp lý hỗ trợ có hiệu quả, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia trong điều kiện mở rộng quan hệ thương mại với các nước. - Thực tế hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này cho thấy có tình trạng hàng hoá của nước khác bán phá giá vào Việt Nam do bán phá giá hoặc do được sự trợ cấp của nước xuất khẩu hoặc trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam bị nước khác áp dụng chính sách phân biệt đối xử khi nhập khẩu vào nước họ, nhưng ta chưa có được các biện pháp đối phó phù hợp, thoả đáng. Ngày 11/07/2005 Chính phủ ban hành hai nghị định là:Nghị định 89/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

    Những cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế

      Việt Nam sẽ thông báo cho Ủy ban xác định giá trị hải quan của WTO về bất kỳ sự thay đổi nào đối với Nghị định 115 hoặc thông tư 113 bao gồm cả phụ lục của thông tư 113 hoặc bất kỳ Luật, quyết định, nghị định hoặc thông tư nào có liên quan đến hiệp định xác định giá trị hải quan của WTO phù hợp với điều 22 của hiệp định, gồm cả những thay đổi liên quan trong việc quản lý các quy định này. Việt Nam cam kết Chính phủ sẽ bảo đảm để bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào về việc áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp có hiệu lực vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO sẽ phù hợp với các quy định của các hiệp định về tự vệ, chống bán phá giá và về trợ cấp vầ các biện pháp chống trợ cấp của WTO.Việt Nam sau khi gia nhập sẽ không áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp cho đến khi các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các điều khoản của các hiệp định của WTO được thông báo và thực thi. Hiện nay Việt Nam cam kết kể từ ngày gia nhập WTO, pháp luật và các quy định khác của Việt Nam về quy tắc xuất xứ đối với cả hàng hóa được buôn bán theo thỏa thuận mậu dịch ưu đãi và theo quy chế tối huệ quốc sẽ được áp dụng theo đúng quy định của hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, bao gồm các quy định tại điều 2(h) và của phụ lục II sẽ được đưa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam.

      Những điểm tương thích của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam với các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

      Xuất phát từ thực tế quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa của dân biên giới là quan hệ có tính đặc thù, cần quy định áp dụng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của dân cư biên giới phù hợp với từng thời kỳ, góp phần tích cực và thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, thương mại của dân cư biên giới nước ta và cư dân biên giới nước ngoài có chung đường biên giới với. - Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; Như vậy, hàng nhập của các nước thành viên WTO và các nước không là thành viên WTO nhưng có thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ được áp dụng loại thuế suất này. - Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng theo thủ tục do Chính phủ quy định, bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành; Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường; Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

      Những quy định của pháp luật thuế nhập khẩu Việt Nam còn chưa tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh

      Thứ sáu, các quy định về miễn, giảm thuế nhập khẩu trước đây còn có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước và được quy định trong nhiều luật khác nhau như khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật thuế xuất nhập khẩu và cả trong một số Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chớnh phủ. Năm 2005 Luật thuế xuất nhập khẩu mới ban hành thì những quy định về miễn giảm thuế nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở thống nhất giữa đầu tư trong nước và nước ngoài; tập hợp, hệ thống hóa các quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế nhập khẩu ở các văn bản quy phạm pháp luật khác vào Luật này, để đảm bảo tính công bằng và minh bạch về chính sách, không phân biệt đối xử theo đúng quy định của WTO. Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.

      Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua Kể từ khi Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm

      Quy định này cũng đồng nghĩa là Bộ Tài chính có thể áp dụng mức thuế suất trong khoảng từ 100% đến 170% so với thuế suất ưu đãi của loại hàng hóa tương ứng, nhưng theo Thông tư 113/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính thì lại quy định mức thuế suất này là bằng 150% thuế suất ưu đãi.Như vậy việc áp dụng quy định này là chưa linh hoạt, chưa thực sự hợp lý với những loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành nhưng có một số quy định chưa phù hợp các hiệp định của WTO nên trên thực tế thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ chỉ mới tồn tại trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Hay như quy định tại khoản 1, điều 15 Luật hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 thì kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảm quản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

      Những định hướng cơ bản trong việc hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

      PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NHẰM ĐÁP ỨNG. Thứ tư, hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu phải hướng tới một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, có tính ổn định cao, minh bạch, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế.

      Những giải pháp cụ thể

      Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

      Khi cần chuyển đổi thuế suất theo tỷ lệ % của một số mặt hàng nào đó sang thuế suất tuyệt đối hoặc thuế suất kết hợp nhằm đối phó với tình trạng gian lận hải quan thì phải chú ý thực hiện cam kết là thuế tuyệt đối hay kết hợp cũng không được vượt quá thuế suất mình đã cam kết ràng buộc. Về miễn giảm thuế nhập khẩu cần rà soát lại toàn bộ các trường hợp miễn giảm thuế nhập khẩu trong luật thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn và sửa đổi ngay những quy định không phù hợp với các quy định của WTO và cam kết của Việt nam khi gia nhập, cụ thể: Việt Nam cam kết kể từ khi gia nhập VN sẽ áp dụng việc miễn giảm thuế nhập khẩu bảo đảm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với hàng hoá nhập khẩu. Đối với các loại phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu cần được rà soát, điều chỉnh lại cho phù hợp với cam kết số phí, lệ phí thực thu không vượt quá chi phí của dịch vụ được cung ứng, không nhằm mục đích thu ngân sách, không có phân biệt đối với hàng nhập khẩu hay hàng xuất khẩu không có ngoại lệ dựa trên xuất xứ của nước xuất hàng hoặc đích đến.

      Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu

      Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết.