Quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 3
1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: 3
1.1.1.Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng: 3
1.1.2.Phân loại rủi ro: 3
1.1.2.1 Căn cứ vào tác động: 3
1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất: 3
1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng: 3
1.2.Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng: 4
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng: 4
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng: 4
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM: 4
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro: 4
1.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM: 4
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng: 4
1.3.3.1 Nhận diện rủi ro: 5
a.Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng: 5
b.Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng: 5
c.Các nguyên nhân khách quan: 5
1.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng: 6
a Sử dụng các mô hình và chỉ tiêu định tính: 6
b Sử dụng các mô hình lượng hóa và chỉ tiêu định lượng: 6
1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro: 12
a Ban hành chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với tình hình thực tế: 12
b Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, chặt chẽ: 12
c Nâng cao phẩm chất và trình độ của CBTD: 13
d Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ: 14
e Thực hiện tốt công tác bảo đảm tín dụng: 14
f Mua bảo hiểm tín dụng: 14
Trang 2g Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: 14
h Sử dụng các công cụ khác: 14
1.3.3.4 Tài trợ rủi ro: 14
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 16
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: .16 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 16
2.1.2 Nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 16
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý: 17
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: 18
2.1.3.3 Tình hình nhân sự: 18
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 – 2010: 19
2.1.4.1 Về huy động vốn: 19
2.1.4.2 Về công tác cho vay: 20
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2008 – 2010: 22
2.2 Thực trạng các DNXL trên địa bàn TP Đà Nẵng và các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 23
2.2.1 Thực trạng các DNXL trên địa bàn TP Đà Nẵng: 23
2.2.2 Triển vọng ngành xây dựng TP Đà Nẵng năm 2011: 24
2.2.3 Thực trạng các DNXL đang có quan hệ tín dụng với GPBank Đà Nẵng: 25
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 26
2.3.1 Các quy định và quy trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp: 26
2.3.1.1 Những quy định chung: 27
a Khái niệm, đặc điểm: 27
b Mục đích cho vay: 28
2.3.1.2 Những quy định cụ thể về cho vay phục vụ thi công xây lắp: 28
a Về cho vay trung, dài hạn: 28
b Về cho vay ngắn hạn: 28
2.3.1.3 Quy trình cho vay phục vụ thi công xây lắp tại Chi nhánh: 29
2.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2010: 30
2.4 Đặc điểm tín dụng và rủi ro trong quan hệ tín dụng với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 31
2.4.1 Đặc điểm tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 31
Trang 32.4.2 Rủi ro trong quan hệ tín dụng với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi
nhánh Đà Nẵng: 32
2.5 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 33
2.5.1 Về công tác nhận diện rủi ro: 33
2.5.1.1 Nhận diện rủi ro từ phía ngân hàng và các yếu tố khách quan: 33
2.5.1.2 Nhận diện rủi ro từ phía khách hàng: 33
2.5.2 Về công tác đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng đối với DNXL: 34
2.5.2.1 Mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại GPBank: 34
2.5.2.2 Các chỉ tiêu định lượng: 35
a Chỉ tiêu dư nợ: 35
b Tình hình phân loại nợ tại chi nhánh qua 3 năm 2008 – 2010: 36
b Đánh giá các chỉ tiêu trong nhóm nợ xấu và kết cấu nợ xấu: 38
d Chỉ tiêu đánh giá tổn thất tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng: 42
2.5.3 Về công tác kiểm soát rủi ro: 43
2.5.3.1 Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh từ nội bộ: 43
2.5.3.2 Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ bên ngoài: 44
a Trích lập dự phòng 44
2.5.4 Công tác tài trợ rủi ro: 46
2.5.4.1 Các quy định về xử lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 46
a Trường hợp áp dụng: 46
b Nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 47
2.5.4.2 Tình hình sử dụng tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng giai đoạn 2008 -2010: 48
2.6 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng cho DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2010: 48
2.6.1 Về công tác nhận diện rủi ro: 48
2.6.1.1 Về công tác nhận diện rủi ro từ phía ngân hàng và các yếu tố khách quan: 48
2.6.1.2 Về công tác nhận diện rủi ro từ phía khách hàng: 49
2.6.2 Về công tác đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng đối với các DNXL: 49
2.6.3 Về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các DNXL: 50
2.6.3.1 Về các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ nội bộ: 50
2.6.3.2 Về công tác ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng từ bên ngoài: 50
2.6.4 Về công tác tài trợ rủi ro: 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 52
Trang 43.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNXL của ngân hàng TMCP Dầu
Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng trong năm 2011: 52
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 52
3.2.1 Về công tác nhận diện rủi ro: 52
3.2.1.1.Về thu thập thông tin 52
3.2.1.2.Đầu tư công nghệ, hiện đại hoá hệ thống thông tin trong ngân hàng 53
3.2.1.3 Về phân tích và đánh giá khách hàng: 53
3.2.2.Về công tác đánh giá, đo lường rủi ro: 54
3.2.2.1 Hoàn thiện các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: 54
3.2.3.Về công tác kiểm soát rủi ro: 57
3.2.3.1.Về công tác cán bộ và đào tạo: 57
3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng: 57
3.2.3.3.Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay phù hợp đối với DNXL: 58
3.2.3.4.Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay 59
3.2.4 Về công tác tài trợ rủi ro: 60
3.3 Một số kiến nghị: 60
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước: 60
3.3.2 Kiến nghị đối với GPBank hội sở: 60 KẾT LUẬN I TÀI LIỆU THAM KHẢO II LỜI CẢM ƠN III NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN IV NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN V
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GPBank Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu
GPBank Đà Nẵng Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng
Trang 5KTTN Kinh tế tư nhân
2.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010 19 2.2 Tình hình cho vay của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010 202.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010 222.4 Cơ sở và lao động của DNXL hạch toán độc lập trên địa bàn TP Đà Nẵng 232.5 GTSX ngành XD của các DNXL hạch toán độc lập theo giá hiện hành 242.6 Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế và quy mô 252.7 Tình hình cho vay đối với DNXL giai đoạn 2008 – 2010 312.8 Phân loại dư nợ đối với DNXL giai đoạn 2008 -2010 362.9 Tình hình phân loại nợ DNXL giai đoạn 2008 -2010 382.10 Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu của DNXL giai đoạn 2008 – 2010 392.11 Phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn của DNXL giai đoạn 2008 -2010 41
2.13 Đánh giá tổn thất tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng 432.14 Tình hình TLDP rủi ro tín dụng đối với DNXL giai đoạn 2008 -2010 452.15 Tình hình sử dụng dự phòng và TSĐB để tài trợ rủi ro tín dụng cho DNXL 49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số
Trang 62.7 Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế 26
2.9 Tình hình dư nợ đối với các DNXL tại chi nhánh giai đoạn 2008 -2010 32
2.12 Tình hình phân loại nợ đối với DNXL tại chi nhánh giai đoạn 2008 - 2010 382.13 Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu của DNXL tại chi nhánh giai đoạn 2008 -2010 39
2.15 Phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo chủ thể kinh tế 42
Trang 7Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng, dẫnđến quy mô tín dụng cho các DNXL cũng phải phát triển tương ứng để đáp ứng nhu cầu đó.Quy mô tín dụng đối với các DNXL ngày càng mở rộng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệuquả hoạt động tín dụng hay nói chính xác hơn là công tác quản trị rủi ro tín dụng đối vớicác DNXL của NHTM càng quan trọng và bức thiết hơn Các khoản vay cho các DNXLthường là các món vay lớn, có khi lên đến hàng ngàn tỉ đồng Chính vì vậy khi các khoảnvay này có vấn đề sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển của hệ thống cácNHTM nước ta nói chung và các NHTM nói riêng Vậy làm thế nào để có thể vừa mở rộngquy mô tín dụng, đáp ứng nhu cầu của loại hình doanh nghiệp này lại vừa có thể đảm bảo
an toàn cho nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp này? Câu trả lờichỉ có thể là nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với loại hình doanhnghiệp này Xuất phát từ quan điểm đó và kết hợp với quá trình thực tập tại ngân hàng
TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng em đã quyết định chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng” để thực hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trang 8 Hoạt động tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu –chi nhánh Đà Nẵng.
5 Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích: Thu thập, phân tích số liệu từ đó đánh giá kết quả
Quan sát phỏng vấn: Áp dụng trong quá trình thực tập tại đơn vị
Nghiên cứu tài liệu: Thu thập báo cáo, tài liệu liên quan để tạo dựng cơ sở khoa họccho vấn đề cần nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Chương 1: Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cho DNXL tại ngân hàng
TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín
dụng đối với DNXL tại NHTM Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng
Trang 9CHƯƠNG I: RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG 1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
1.1.1.Định nghĩa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
“Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những tác động tiềm năng có tính tiêu cực đến tài sản hoặc giá trị của ngân hàng phát sinh từ một vài tiến trình hiện tại hoặc sự kiện tương lai.”[2,tr.1].
1.1.2.Phân loại rủi ro:
1.1.2.1 Căn cứ vào tác động:
Rủi ro có thể phân thành 2 loại cơ bản:
- Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ thuần túy gây nên tác động tiêu cực, ví dụ: các loại rủi
ro hoạt động, rủi ro công nghệ trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro suy đoán/Rủi ro đầu cơ: là loại rủi ro mà có thể tạo nên 2 tác động: tiêu cực hay
tích cực, ví dụ: rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường trong kinh doanh ngân hàng Đối vớinhững rủi ro này, ngân hàng có thể thu lợi hoặc thiệt hại tùy theo từng bối cảnh cụ thể
1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất:
Rủi ro chia làm 2 loại:
- Rủi ro đặc thù (Specific risk/unsystematic risk): là những rủi ro chỉ liên quan đến một lĩnh
vực, một ngành, một hoạt động cụ thể Loại rủi ro này có thể tối thiểu hóa nhờ đa dạnghóa Vì vậy, loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro đa dạng hóa (Diversified risk)
- Rủi ro hệ thống (Systematic risk): là loại rủi ro thường liên quan đến bối cảnh chung của
nền kinh tế và có ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các lĩnh vực ví dụ: lạm phát, suy thoái,khủng hoảng kinh tế Đây là những loại rủi ro không thể đa dạng hóa (UndiversifiedRisk)
1.1.3 Các loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng:
Tùy theo cách tiếp cận mà rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có thể được xem xét dướicác góc độ khác nhau Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đều thống nhất về các rủi ro chủ yếutrong kinh doanh ngân hàng bao gồm các loại rủi ro sau:
- Rủi ro lãi suất (interest rate risk)
- Rủi ro thị trường (Market risk)
- Rủi ro tín dụng (Credit risk)
- Rủi ro ngoại bảng (Off-balance sheet risk)
- Rủi ro công nghệ và hoạt động (Technology and operational risk)
- Rủi ro ngoại hối ( Foreign exchange risk)
- Rủi ro quốc gia (Country or sovereign risk)
-Rủi ro vỡ nợ (Insolvency risk)
Trang 10-Rủi ro khác (Other risks)
1.2.Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng:
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là “rủi ro mà các dòng tiền (cash flows) được hẹn trả theo hợp đồng
(tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ không được trả đầy đủ.” [2,tr.5].
Khái niệm rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro cho vay và rủi ro từ các khoản đầu tư vàochứng khoán Tuy nhiên, trong chuyên đề tốt nghiệp này, rủi ro tín dụng chỉ được xem xét
ở khía cạnh là rủi ro trong hoạt động cho vay thuần túy của ngân hàng
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng thường được phân loại thành rủi ro tín dụng đặc thù và rủi ro tín dụng
hệ thống, đây là cách phân loại thường được dùng trong nghiên cứu học thuật cũng nhưtrong thực tế:
- Rủi ro tín dụng đặc thù (Firm-specific Credit Risk / Unsystematic credit risk): là rủi ro tín
dụng của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà ngườivay thực hiện
- Rủi ro tín dụng hệ thống (Systematic credit risk): là rủi ro tín dụng phát sinh do bối cảnh
chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM:
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro:
“Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.” [2, tr.37]
1.3.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM:
Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyếthậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như:
- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn cáctình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng
- Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngânhàng Đây là quá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất
- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng Trongngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặc cản trởnhau Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất
- Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng Phải có kế hoạchhành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
Trang 111.3.3.1 Nhận diện rủi ro:
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngân hàngluôn phải đối diện với rủi ro Vì vậy, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụnggiúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại Có 3 nhóm nguyên nhân
cơ bản sau đây:
a.Nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến chovay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệphoặc một ngành kinh tế nào đó
- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫnđến cho vay và đầu tư không hợp lý
- Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàngkhác
- CBTD không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay.CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; CBTD vi phạm đạo đức kinh doanh
- Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết;hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là: dễ định giá; dễ chuyển nhượngquyền sở hữu; dễ tiêu thụ
b.Nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng:
- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý
- Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả
- Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản
- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo
- Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành
c.Các nguyên nhân khách quan:
- Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
- Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn
- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán cân
thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.Tóm lại, các nguyên
nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyên nhân khách quan và nhữngnguyên nhân do chủ thể tham gia quan hệ tín dụng Nhữngnguyên nhân chủ quan, do cácchủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và ngân hàng có thể kiểm soát đượcnếu có những biện pháp thích hợp
Trang 121.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng:
a Sử dụng các mô hình và chỉ tiêu định tính:
a.1 Mô hình 6C:
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiệnchí và khả thanh toán toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việcnghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tíndụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngânhàng
- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tíndụng từng thời kỳ
- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chếhoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng Việc sử dụng môhình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độchính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánhgiá của CBTD
a.2 Các chỉ tiêu định tính:
Các chỉ tiêu định tính để đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể bao gồm:
- Sự tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính ngân hàng
- Chính sách quản trị điều hành đúng đắn, chiến lược phát triển phù hợp với thực tế hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn
- Quy trình nghiệp vụ tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ quátrình cho vay, vừa thuận tiện với khách hàng, vừa đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng
- Khả năng thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng truyền thống đồng thời đáp ứngđược các yêu cầu từ phía khách hàng Sẽ là một thiếu sót nếu đánh giá rủi ro tín dụng màchỉ quan tâm đến những kết quả thu được của ngân hàng Sự hài lòng của khách hàng cũng
là một nhân tố đánh giá khách quan cho rủi ro tín dụng của ngân hàng
b Sử dụng các mô hình lượng hóa và chỉ tiêu định lượng:
b.1 Các chỉ tiêu định lượng:
Nhóm chỉ tiêu doanh số, dư nợ, và kết cấu dư nợ:
Trang 13Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh quy mô cho vay, đó là tổng số tiền mà
ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay vốn trên cơ sở hợp đồng cho vay trongmột thời gian nhất định
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng thu được từ
những khách hàng đã vay vốn của ngân hàng trong một thời gian nhất định
Dư nợ cho vay: phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vao
thời điểm cuối kỳ
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DS cho vay trong kỳ - DS thu nợ trong kỳ
Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mởrộng tín dụng, trình độ nhân viên còn thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càngcao thì chất lượng tín dụng càng cao, bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn cónhững rủi ro tiềm ẩn
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ Phân tích kết cấu
dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào đểcân đối với thực lực của ngân hàng, đồng thời giảm thiểu các loại hình cho vay có rủi ro ởmức cao
Nhóm chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu.
Căn cứ Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ban hành ngày 22/04/2005 và Quyết định18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước thì dư nợđược chia thành 5 nhóm, bao gồm:
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ C: giá trị của tài sản bảo đảm đã nhân với tỷ lệr: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Trang 14Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với nợ nhóm 1 là 0%; với nhóm 2 là 5%; nhóm 3 là20%; nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100% Ngoài ra ngân hàng còn phải trích lập dự phòngchung bằng 0,75% tổng giá trị các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Sau khi đã phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo từng nhóm, ngân hàng tiếnhành tính toán các chỉ tiêu đánh giá như:
Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn = Nợ không đủ tiêu chuẩn x 100%
Tổng dư nợ
Nợ không đủ tiêu chuẩn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, đây là những khoản nợ quáhạn và nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ trong tổng dư nợ cho vay,các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng lớn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng là khácao
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu x 100%
Tổng dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu Đây thường đượcxem là thước đo tính rủi ro trực quan nhất đối với hoạt động tín dụng Nếu tỷ lệ này càngcao, nguy cơ gặp rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao và ngược lại Theo tiêu chuẩnquốc tế thì tỷ lệ nợ xấu phải đảm bảo nhỏ hơn 5% thì được gọi là an toàn
Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn = Nợ có khả năng mất vốn x 100%
Tổng dư nợNếu các khoản nợ bị đánh giá là thuộc nhóm 5 thì đây dường như là những tổn thất
đã được lường trước đối với ngân hàng, bởi vì đây chủ yếu là những khoản cho vay không
có khả năng thu hồi và sẽ được xử lý, bù đắp bằng các tài sản đảm bảo hoặc sử dụng dựphòng rủi ro Nếu tỷ lệ này càng cao, rủi ro tín dụng sẽ càng lớn, nguy cơ mất vốn của ngânhàng cũng vì thế mà tăng lên
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:
Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ x 100%
Dư nợ bình quânĐây là chỉ tiêu để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn vay trong việc đáp ứng nhucầu của khách hàng Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn vay
Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luânchuyển nhanh, tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều đó cho thấytình hình quản lý vốn vay tốt, khả năng xảy ra rủi ro thấp
Trang 15Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng = Lãi từ hoạt động tín dụng x 100%
Tổng thu từ lãiKhông thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại mộtkhoản thu nhập cho ngân hàng Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu đểngân hàng tồn tại và phát triển Lãi do hoạt động tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản chovay không những thu hồi được lãi mà khả năng trả gốc rất cao, đảm bảo được độ an toàncủa nguồn vốn cho vay
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:
Tổng vốn huy độngPhân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷtrọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng như đòi hỏi
về vốn của nền kinh tế chưa Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khảnăng mở rộng tín dụng của mình Từ đó, có thể quyết định quy mô, tỷ trọng đầu tư vào cáclĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuậncao nhất có thể
b.2 Sử dụng các mô hình lượng hóa:
Mô hình điểm số Z:
Mô hình này phụ thuộc vào:
(i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;
(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)
Trong đó:
X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”
X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Z thấphoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao
Trang 161,8 < Z <3: Không xác định được.
Z > 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ
Bất kỳ công ty nào có điểm số Z < 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ
rủi ro tín dụng cao
Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
Nhược điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không
có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàngkhác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mức mất hoàn toàn cảvốn và lãi của khoản vay Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông sốphản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy, bảnthân các chỉ số cũng được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinhdoanh cũng như điều kiện thị trường tài chính đang thay đổi liên tục Mô hình không tínhđến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởngđến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngânhàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế)
Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạngtrái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cungcấp dịch vụ này tốt nhất Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản chovay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần:
Bảng 1.1 Xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay:
Ba Chất lượng dưới trung bình
B Chất lượng dưới trung bình
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ
B Chất lượng dưới trung bình
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ
Trang 17C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu
tư, cho vay
Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của người vay, trên cơ sở đó
định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mô của khoảnđầu tư và chi phí thu thập thông tin Các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tư gồm:
- Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn:
Uy tín của khách hàng: được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng nếu trongsuốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng tin đối vớingân hàng
Cơ cấu vốn của khách hàng; thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn tự có.Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn
Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập cũng sẽ cóảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của người vay Chính vì vây, thường các công ty cólịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn
Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nàonhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệm củakhách hàng trong việc trả nợ ngân hàng
- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa chọn quyếtđịnh đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro thấp
Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thất chặt tiền tệ,thường gắn với mức độ rủi ro cao Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu tư thường bịhấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro cànglớn
1.2.3.3 Kiểm soát rủi ro:
“Kiểm soát rủi ro là việc thực hiện các biện pháp nhằm tối thiểu hóa rủi ro trước
khi rủi ro xuất hiện như: né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, chuyển giao, trung hòa rủi ro,
đa dạng hóa…”[2,37]
Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụngđược các NHTM thực hiện:
a Ban hành chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với tình hình thực tế:
Chính sách tín dụng là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược kinhdoanh của Ngân hàng Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo chohoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng
Trang 18Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay vàmức phí, các loại hình cho vay được thực hiện Các điều khoản của chính sách tín dụngđược xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ
và tài chính của Ngân Hàng Nhà Nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụngcủa khách hàng Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo Đốivới mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách tín dụng khác nhau cho phùhợp Ví dụ như với các khách hàng có uy tín thì ngân hàng có thể cho vay tín chấp, hay đưa
ra hạn mức tín dụng cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với khách hàng khác, việc có tàisản đảm bảo là cần thiết
Một chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàngtheo từng giai đoạn không những góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng một cáchhiệu quả mà còn đóng vai trò là một kim chỉ nam xác định hướng phát triển phù hợp chohoạt động tín dụng của ngân hàng theo từng giai đoạn phát triển khác nhau đưa ngân hàngphát triển một cách bền vững, an toàn
b Xây dựng quy trình tín dụng hợp lý, chặt chẽ:
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hànhtrong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồm các bướcbắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân tiền vay, kiểm tra trong quá trình vay cho đếnkhi thu hồi được nợ
Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng Bao gồm 3 giaiđoạn: khai thác và tìm kiếm khách hàng; hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng vàthành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn Rủi rotín dụng tùy thuộc nhiều vào công tác thẩm định và quy định về điều kiện, thủ tục cho vaycủa từng ngân hàng thương mại
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho ngân hàng nắm được diễn biến củakhoản tín dụng đã cung cấp cho khách hàng để có những hành động điều chỉnh can thiệpkhi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả cáchình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm thiểu rủi rotín dụng
Thu nợ và thanh lý hợp đồng là khâu quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Sựnhạy bén của ngân hàng trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối vớikhách hàng cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho khách hàng sẽ giảm thiểuđược những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với hoạt động tíndụng
Trang 19Đồng thời với các bước trong quy trình tín dụng là công tác thu thập thông tin.Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi
ro tín dụng càng tốt Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trungtâm thông tin tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước (CIC), từ phòng thông tin tín dụng củacác ngân hàng thương mại, qua báo chí, qua cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sảnxuất kinh doanh của khách hàng, qua các báo cáo tài chính của khách hàng
Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại không mang tính cứng nhắc Đối vớimỗi ngân hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt thay đổi các bước trongquy trình tín dụng cho phù hợp
c Nâng cao phẩm chất và trình độ của CBTD:
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành công tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Sỡ dĩ nhưvậy là vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia vào mọi khâu trong quy trình tín dụng,
từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng
Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố
ý làm trái pháp luật sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũngquyết định đến sự thành công của công tác tín dụng Cán bộ tín dụng giỏi về nghiệp vụ, có
kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chânthực của báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửachữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiềunơi…) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyếtđịnh có cho vay hay không
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần có sự hiều biết rộng về pháp luật, môi trường kinh tế xãhội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường để dự đoán trước đượcnhững biến động có thể xảy ra, từ đó tư vấn cho khách hàng xây dựng lại phương án kinhdoanh cho phù hợp
d Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ:
Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hìnhkinh doanh đang diễn ra, tìm ra những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện phápgiải quyết kịp thời
Rủi ro tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độphát hiện kịp thời các sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến những sai lệch trong quá trìnhthực hiện một khoản tín dụng
Trang 20e Thực hiện tốt công tác bảo đảm tín dụng:
“Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ
đã cho khách hàng vay” [5, 1093]
Các hình thức bảo đảm tín dụng: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tàisản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh
f Mua bảo hiểm tín dụng:
Đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn mà không có tài sản thế chấp, có khảnăng mất vốn cao, NHTM chỉ cho các khách hàng này vay với điều kiện là khách hàng muabảo hiểm tín dụng Khi khách hàng rơi vào tình trạng không thể trả được khoản vay thìcông ty bảo hiểm sẽ trả
g Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:
Để khắc phục tình huống tài sản đảm bảo nợ vay không thể bù đắp được khoản vay
đã mất, tất cả các NHTM đều lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Trong trường hợp khoản tíndụng không thể thu hồi, NHTM sẽ sử dụng quỹ dự phòng này để bù đắp rủi ro
1.3.3.4 Tài trợ rủi ro:
Không thể thu hồi vốn vay là trường hợp mà không ngân hàng nào mong muốn xảy
ra Tuy nhiên khách hàng không thể hoàn trả các khoản vay là một loại rủi ro không thể loại
bỏ trong hoạt động tín dụng Khi trường hợp này xảy ra, các NHTM phải sử dụng hợp lýcác nguồn tài trợ của mình để hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng Các biện pháp
mà các NHTM thường sử dụng để tài trợ rủi ro là: thanh lý tài sản đảm bảo của khách hàng,
sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng hoặc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm tín dụng, các công
cụ tài chính phái sinh đã kí kết (nếu có)
Trang 21Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.
2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh
Đà Nẵng:
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tiền thân là NHTM nông thôn Ninh Bình,được thành lập vào năm 1993 Đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân
Trang 22hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ ngày 07 tháng 11 năm 2005 Hiện nay, ngân hàngTMCP Dầu Khí Toàn Cầu có vị trí đáng kể trong hệ thống NHTM, mạng lưới tương đốirộng bao gồm 1 hội sở chính và 37 chi nhánh và phòng giao dịch nằm tại các thành phố lớntrên cả nước Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của GPBank luônđạt trên 50%.
Sau khi mở nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố HồChí Minh, GPBank đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại thành phố Đà Nẵng.GPBank Đà Nẵng được thành lập vào tháng 01/2007 và chính thức khai trương đi vào hoạtđộng từ ngày 18/10/2007 có trụ sở chính đặt tại Lô 114 – 115 Điện Biên Phủ, Q ThanhKhê, Thành phố Đà Nẵng Cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại và cácngân hàng quốc doanh trên cùng điạ bàn, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh
Đà Nẵng không ngừng phát triển và nhanh chóng nắm giữ thị phần tương đối trong khốingân hàng cổ phần, và luôn phát triển các dịch vụ - cung cấp cho khách hàng sự hài lòng cả
về chất lượng sản phẩm và sự đa dạng của các sản phẩm, góp phần phát triển ngành ngânhàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung
Mặc dù mới thành lập, tuổi đời còn rất trẻ song ngân hàng đã khẳng định được vị thế
và các kết quả đáng khích lệ Hệ thống phòng giao dịch của chi nhánh không ngừng được
mở rộng Đến nay, GPBank Đà Nẵng đã có thêm 3 phòng giao dịch nằm trên địa bàn thànhphố : Phòng Giao dịch Lê Duẩn – 21 Lê Duẩn; Phòng Giao Dịch Hoàng Diệu – 113 HoàngDiệu; Phòng Giao Dịch Nguyễn Văn Linh – 24 Nguyễn Văn Linh Đó là những kết quả của
sự cố gắng không mệt mỏi của Ban giám đốc và nhân viên chi nhánh góp phần đưa chinhánh ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường
2.1.2 Nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng:
Là một tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ trực thuộc hệ thống GPBank, GPBank ĐàNẵng có những nhiệm vụ sau:
Tổ chức thi hành các văn bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…thuộc phạm vi hoạt động của GPBank Đà Nẵng Thực hiện quản lý chi trả kiều hối,chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán nội địa Khi có nhu cầu và được Tổng Giám đốc
uỷ nhiệm thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước,NHNN và của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và vàng đối với các tổchức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc Ngânhàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
Trang 23 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi của các pháp nhân,
cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy địnhngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành thanh toán quangân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nguyên tắc
an toàn, đảm bảo bí mật và nhanh chóng cho khách hàng
Được phép vay, cho vay đối với các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản
lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu cácchứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, chấp nhận và theo đúng quyđịnh của ngân hàng Nhà nước
Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và của ngân hàng TMCPDầu Khí Toàn Cầu Bảo quản các chứng từ có giá, nhận cầm cố, thế chấp, bảo đảm
an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác
Tổ chức công tác thông tin nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt độngtiền tệ, tín dụng và ngân hàng
Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, báo chí vềhoạt động tiền tệ, tín dụng… trong phạm vi quyền hạn của mình
Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiếnvào quy trình nghiệp vụ và quản lý ngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, khảnăng phục vụ
Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh khoảnngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng giao dịch.Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục
vụ của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC ĐÀ NẴNG
DOANH NGHIỆP
PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHÒNG KẾ TOÁN VÀ GD KHO QUỸ
HỘI SỞ
PHÒNG LÊ DUẨN HỘI AN
PGD HOÀNG DIỆU KHÁNH KHANkhKHÁ NH
KIỂM SOÁT
PGD NV LINH
P HỖ TRỢ THẨM ĐỊNH
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG IT
Trang 24(Nguồn: Phòng hành chính, GPBank Đà Nẵng)
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
2.1.3.3 Tình hình nhân sự:
Số lượng CBCNV tính đến 1/3/2011 : 63 nhân viên
- Trực thuộc chi nhánh Đà Nẵng : 32 người
- Phòng giao dịch Lê Duẩn : 7 người
- Phòng giao dịch Hoàng Diệu : 7 người
- Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Linh : 7 người
- Tổ bảo vệ : 8 người – được thuê của công ty bảo vệ và ký hợp đồng không chínhthức
- Tạp vụ : 2 người – ký hợp đồng thuê với Công ty Dịch vụ Hoàn Mỹ
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 – 2010:
Giá trị Tỉ trọng
(%)
Tăng/giảm
so với năm trước (%)
Trang 25Hình 2.2: Tình hình huy động vốn theo chủ thể
TCKT Dân cư
Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy được giai đoạn 2008- 2010 là giai đoạn phát triển mạnh
mẽ trong công tác huy động vốn của chi nhánh Năm 2008, tuy gặp nhiều khó khăn donhững tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tổng vốn huy động củachi nhánh vẫn đạt được con số đáng nể là 429,42 tỷ đồng Nối tiếp đó là một năm 2009 tăngtrưởng mạnh mẽ với mức tăng 51,17% so với năm 2008, sang năm 2010 con số này vẫn ởmức khá cao là 29,78% với tổng vốn huy động được là 759,6 tỷ đồng Đó chính là thànhquả của những cố gắng không biết mệt mỏi của toàn chi nhánh trong giai đoạn 2008 –
2010 GPBank Đà Nẵng là một ngân hàng trẻ, mới xuất hiện tại thị trường Đà Nẵng nêntrong công tác huy động, chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn song với một chính sách huyđộng hợp lý, là kết hợp của nhiều biện pháp như: thực hiện cạnh tranh về lãi suất đi kèmvới cạnh tranh về cung cấp một dịch vụ tốt hơn làm hài lòng khách hàng (mở rộng hệ thốngATM, rút ngắn thời gian giao dịch để tiết kiệm thời gian cho khách hàng… ); thực hiệnkhoán doanh số huy động cho từng nhân viên cũng như có chính sách khen thưởng, đãi ngộhợp lý với nhân viên tín dụng có doanh số huy động cao nhằm khuyến khích nhân viên củamình không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng cũng như nguồn huy động; thực hiện nhiềuchiến dịch cổ động truyền bá thương hiệu như tài trợ cho các chương trình từ thiện do đàitruyền hình thành phố thực hiện hay đồng tài trợ cho các phong trào thể dục thể thao diễn ra
Trang 26tại Đà Nẵng… Chính vì vậy giai đoạn 2008 – 2010 GPBank Đà Nẵng luôn giữ vững mứctăng trưởng cao trong công tác huy động vốn của mình.
Trong cơ cấu vốn huy động theo tiền tệ và chủ thể huy động thì vốn huy động bằng ViệtNam đồng và tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm đa số với mức trên 90% hàng năm cho ViệtNam đồng và trên 80% cho tiền gửi huy động từ dân cư Trong khi đó vốn huy động bằngngoại tệ và từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm về tỉ trọng qua hàng năm Điều đó có
thể được giải thích qua hai nguyên nhân: thứ nhất, trong giai đoạn nền kinh gặp khó khăn
lãi suất bị đẩy lên cao nhằm thắt chặt cung tín dụng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đặcbiệt là các tổ chức kinh tế tư nhân chỉ duy trì ở mức đủ để duy trì thanh toán nên vốn huy
động từ nguồn này là khá hạn chế; thứ nhì, quan hệ tín dụng giữa chi nhánh với các doanh
nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Đà Nẵng là chưa rộng nên nguồn huy động bằng ngoại tệ làkhông lớn
2.1.4.2 Về công tác cho vay:
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010:
%Tăng/giảm
so với năm trước
Giá trị Tỉ trọng
(%)
%Tăng/giảm
so với năm trước
(Nguồn: số liệu thống kê cho vay – phòng kế toán, GPBank Đà Nẵng)
Tương tự như công tác huy động, giai đoạn 2008 – 2010 cũng đánh dấu một bước tăngtrưởng mạnh mẽ trong công tác cho vay của chi nhánh Với mức tăng trưởng dư nợ đạt hơn30% mỗi năm, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng nhanh qua các năm Cụ thể, năm 2008 dư
nợ của chi nhánh đạt 323,85 tỷ đồng; năm 2009 tăng 34,51% đạt 435,6 tỷ đồng và năm
2010 tăng 29,85% đạt 565,63 tỷ đồng Có được kết quả tăng trưởng cao như vậy một phần
là nhờ hiệu quả của công tác mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách hàng của chi nhánh cộngvới các yếu tố khách quan như nền kinh tế đang trong tình trạng “khan vốn”, cầu tín dụngcao hơn cung tín dụng nên công tác cho vay của các ngân hàng tương đối thuận lợi Vàtrong cơ cấu cho vay của chi nhánh thì cho vay bằng VNĐ và các khoản vay ngắn hạn vẫn
Trang 27chiếm đa số với mức trên 92% đối với cho vay bằng VNĐ và mức gần 70% cho các khoảnvay ngắn hạn qua các năm Đó có thể giải thích là do số lượng các doanh nghiệp nhập khẩuđang có quan hệ tín dụng của chi nhánh là chưa nhiều nên nguồn cầu về tín dụng ngoại tệtại chi nhánh là chưa cao và trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn và có nhiều biếnđộng như giai đoạn 2008 – 2010 thì chi nhánh duy trì một cơ cấu cho vay trong đó cho vayngắn hạn chiếm đa số nhằm tăng vòng quay của vốn tín dụng và bảo đảm an toàn chonguồn vốn cũng là điều dễ hiểu.
Giai đoạn 2008 – 2010, trong cơ cấu cho vay của chi nhánh cũng có sự dịch chuyểntheo hướng tăng dần trong cho vay bằng VNĐ và cho vay trung-dài hạn Tỉ trọng cho vaybằng VNĐ năm 2008 là 92,4%; năm 2009 và 2010 lần lượt là 93,6% và 94,9% Tỉ trọngcho vay TDH giai đoạn qua 3 năm lần lượt là 27,14%; 29,5% và 33% Trong khi đó chovay bằng ngoại tệ và các khoản vay ngắn hạn mặc dù có xu hướng tăng về mặt giá trịnhưng lại giảm về tỉ trọng Tỉ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm từ 7,6% năm 2008 xuốngchỉ còn 5,1% năm 2010; tương tự cho vay ngắn hạn năm 2008 là 72,86%, đến năm 2010 chỉcòn 67%
Hình 2.4: phân loại dư nợ theo thời hạn
Ngắn hạn TDH
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2008 – 2010:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu –
Tỷ trọng (%)
%Tăng/giảm
so với năm trước Số tiền
Tỷ trọng (%)
%Tăng/giảm
so với năm trước
Trang 28( Nguồn: số liệu tổng hợp, phòng hành chính – GPBank Đà Nẵng)
Do hoạt động của GPBank Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tín dụng nên trong
cơ cấu thu nhập và chi phí của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010 thì thu nhập từ lãi và chiphí trả lãi chiếm phần lớn; còn các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanhngoại hối và từ các hoạt động khác chiếm tỉ lệ rất thấp với chỉ dưới 3% một năm; chi phíhoạt động của chi nhánh chiếm từ mức 13% đến 18% qua từng năm Tuy nhiên, qua bảng 3
ta cũng có thể thấy mặc dù thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi tăng về mặt giá trị qua các nămnhưng lại có xu hướng giảm dần về tỉ trọng đóng góp Cụ thể thu nhập từ lãi chiếm đến95,9% năm 2008 ở mức 74.386 triệu đồng; năm 2009 và 2010 tăng lên 79.574 triệu đồng và86.020 triệu đồng nhưng tỉ trọng chỉ còn lần lượt là 95,59% và 90,21% Tương tự chi phítrả lãi tăng dần qua các năm từ 58.609 triệu đồng năm 2008 lên 60.689 triệu đồng và 69.596triệu đồng năm 2009 và 2010
Một điểm sáng nữa chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đó là tốc độ tăng trưởng củatổng thu nhập là nhanh hơn so với tổng chi phí Có được thành quả đó là nhờ sự cố gắng nỗlực của toàn thể thành viên GPBank Đà Nẵng nói chung cũng như những chính sách đúngđắn nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí của ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng
Trang 29Thu từ lãi Thu từ DV
Các HĐ khác KD ngoại hối
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000
2 Tập thể 3 2 2
3 Kinh tế tư nhân 548 595 631
B Lao động (người) 30.770 29.890 30.225
1 Kinh tế nhà nước 7.637 6.478 6.135 +Trung ương 5.670 4.987 4.684 +Địa phương 1.967 1.491 1.451
từ 570 cơ sở năm 2008 tăng lên 613 và 648 trong năm 2009 và 2010 Số lao động trong cácdoanh nghiệp này cũng giữ ở mức ổn định qua các năm Trong khi kinh tế nhà nước và tập
Trang 30thể có sự thu hẹp cả về quy mô và số lượng thì các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có sự pháttriển khá trong giai đoạn này Cụ thể, số cơ sở kinh tế tư nhân tăng dần qua các năm Năm
2008 có 548 cơ sở là của kinh tế tư nhân thì sang năm 2009 và 2010, các con số này đã là
595 và 631, bên cạnh đó số lao động ở các cơ sở này cũng giữ ở mức xấp xỉ 23 ngàn laođộng Đây là sự phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng vànhà nước trong giai đoạn đổi mới
Bên cạnh sự phát triển về quy mô và số lượng, các DNXL đang ngày càng đóng mộtvai trò quan trọng hơn trong kinh tế tỉnh nhà, điều đó được thể hiện qua giá trị sản xuất củacác doanh nghiệp này ngày một tăng:
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành xây dựng của các DNXL hạch toán độc lập theo giá hiện hành:
ĐVT: Tỷ đồng
- Kinh tế Nhà nước 1.609,25 1.675,31 1.598,14 + Trung ương 1.187,30 1.254,15 1.146,78 + Địa phương 421,947 418,16 451,36
tỷ đồng năm 2009 và 2010, nổi bật nhất là thành phần kinh tế tư nhân với mức tăng 17%năm 2009 và 13,75% năm 2010 Trong khi đó các doanh nghiệp kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể có dấu hiệu suy giảm về giá trị sản xuất Còn các doanh nghiệp thuộc kinh tế cá thểmặc dù giá trị sản xuất có tăng nhưng mức là rất thấp, chỉ khoảng 10 tỉ đồng mỗi năm
2.2.2 Triển vọng ngành xây dựng TP Đà Nẵng năm 2011:
Triển vọng ngành xây dựng của TP Đà Nẵng năm 2011 là hết sức tươi sáng vớinhiều dấu hiệu tích cực đến từ chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵngnhư: năm 2011 thành phố đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang
Trang 31đô thị, bên cạnh đó Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng còn chỉ đạo xây dựng và đẩynhanh tiến độ các công trình trọng điểm như: khu liên hiệp thể thao Hòa Xuân, xây dựng cơ
sở hạ tầng Nam cầu Cẩm Lệ, Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, Khu đô thị FPT, KDC Hoà
An, KDC Hoà Minh… và yêu cầu Sở Xây dựng thống kê lại toàn bộ các lô đất có diện tíchtrên 1000m2, lập hồ sơ đầy đủ, cụ thể, chi tiết về diện tích, vị trí, đánh mã số để quản lý,dành 20% tổng số đất này để xây dựng các khu chung cư Bên cạnh đó là những thuận lợiđến từ sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng là một yếu
tố hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành Xây Dựng TP Đà Nẵng cũngnhư các DNXL đang đóng trên địa bàn
2.2.3 Thực trạng các DNXL đang có quan hệ tín dụng với GPBank Đà Nẵng:
Bảng 2.6: Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế và quy mô:
(Nguồn: phòng kế toán – GPBank Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng phân loại ta có thể thấy được các DNXL đang có quan hệ tín dụng vớiGPBank Đà Nẵng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa, chiếm trên 82 % tổng
số DNXL đang có quan hệ với chi nhánh qua các năm Số doanh nghiệp lớn có từ 3 đến 4doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân là loại hình chiếm đa số trong các doanhnghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng Cụ thể tỉ lệ các doanh nghiệp tư nhân chiếm70,59% năm 2008; 79,17 năm 2009 và 76,67% năm 2010 trong tổng số DNXL đang cóquan hệ tín dụng với ngân hàng
Bên cạnh phân loại theo qui mô và theo thành phần kinh tế, một điều ngân hàng hếtsức lưu tâm đó là trình độ của đội ngũ nhân viên, năng lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp.Theo thống kê của ngân hàng năm 2010 thì tổng số lao động trong các DNXL đang có quan
hệ tín dụng với chi nhánh là hơn 2.500 người, trong đó chỉ có khoảng gần 7% có trình độ
Trang 32đại học và sau đại học, 9-17% trình độ trung cấp, còn lại là lao động phổ thông Trong sốcác giám đốc của các DNXL đang có quan hệ với chi nhánh, có 13 người có bằng đại học(chiếm 43,33%); 3 người là thạc sĩ (chiếm 10%); 1 người là tiến sĩ (chiếm 3,33%) và đa sốkhông phải là bằng cử nhân chuyên ngành kinh tế Các con số thống kê này tuy không thểphản ánh hết trình độ quản lý của người đứng đầu các DNXL đang có quan hệ tín dụng vớingân hàng song nó cũng đáng để ngân hàng lưu tâm khi các doanh nghiệp này đang nắmtrong tay hàng chục tỉ đồng vốn vay của ngân hàng.
2.3.1 Các quy định và quy trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp:
Để chấn chỉnh hoạt động tín dụng trong lĩnh vực xây lắp nhằm nâng cao chất lượngtín dụng, khắc phục những vướng mắc cần được tháo gỡ và thống nhất như:
- Về nguồn vốn thanh toán: Nhiều hợp đồng thi công ký kết không đề cập rõ vềnguồn vốn, lịch thanh toán Bên chủ đầu tư (bên A) không cung cấp tài liệu chứng minh
về nguồn vốn nhưng hợp đồng nhận thầu đã ký thì vẫn phải thi công, trong khi đó chínhGPBank có thể đã phát hành thư bảo lãnh
- Về tài sản đảm bảo nợ vay: hầu hết các khách hàng vay vốn thi công xây lắp đều
có nguồn vốn chủ sở hữu thấp nên giá trị tài sản đảm bảo là rất nhỏ, trong khi đó nhu cầuvay rất cao Để đảm bảo an toàn vốn vay, GPBank đã hướng dẫn áp dụng giá trị khối lượngxây dựng cơ bản hoàn thành chờ thanh toán làm tài sản đảm bảo nhưng nhiều chi nhánhchưa kiên quyết yêu cầu, hướng dẫn và phối hợp khách hàng để thực hiện
- Số liệu báo cáo tổng hợp để theo dõi về cho vay xây lắp chưa chính xác do tiêuthức báo cáo được người lập báo cáo và chi nhánh hiểu chưa đồng nhất nên số liệu báo cáo
Trang 33có thể chỉ là dư nợ liên quan trực tiếp đến cho vay thi công xây lắp, có thể bao gồm cho vay
BT – BOT – đầu tư hạ tầng, khu đô thị, cũng có thể là tổng dư nợ theo khách hàng hoạtđộng theo lĩnh vực xây lắp (trong đó có cả dư nợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác)
Do vậy số liệu tổng hợp chưa phản ánh đúng bản chất của vấn đề cho vay xây lắp
Trước tình hình đó, Tổng Giám Đốc ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu đã banhành công văn số 1350/CV – TD ngày 6/12/2007 với nội dung chỉ đạo “tăng cường chấnchỉnh công tác tín dụng trong lĩnh vực xây lắp” với những nội dung sau:
2.3.1.1 Những quy định chung:
a Khái niệm, đặc điểm:
Cho vay phục vụ thi công xây lắp được hiểu là những khoản vay trực tiếp liên quan,phục vụ cho doanh nghiệp thực hiên các hợp đồng, thi công các công trình xây lắp Dư nợnày bao gồm:
Dư nợ vay ngắn hạn (VLĐ) để doanh nghiệp thanh toán chi trả tiền nguyên vật liệu, vật
tư, thuê máy móc thiết bị phương tiện thi công và các công trình hợp lý khác cấu thànhtrong giai đoạn công trình nhận xây lắp
Dư nợ cho vay trung, dài hạn để doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,phương tiện thi công xây lắp
Hoạt động thi công xây lắp có tính đặc thù nên nghiệp vụ cho vay phục vụ thi côngxây lắp cũng có những đặc điểm riêng:
Việc cho vay phải căn cứ trên cơ sở hợp đồng giao nhận thầu xây lắp đã được ký kếtgiữa khách hàng và chủ đầu tư, nguồn trả nợ ngân hàng thông thường là tiền được chủđầu tư thanh toán cho khách hàng theo giá trị công trình đã hoàn thành Khi cho vay,ngân hàng đã biết được vốn vay được đầu tư và đối tượng cụ thể và nguồn thanh toán đểthu nợ
Thời gian thi công, nghiệm thu, quyết toán và thanh toán của công trình thường kéo dài,
do đó vòng quay VLĐ của DNXL thường chậm hơn vòng quay vốn lưu động của nhữnglĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác Vì vậy, trong nghiệp vụ cho vay (ngắn hạn) phục vụthi công xây lắp, thời gian thường dài hơn thời gian vay của các lĩnh vực khác
Nguồn thu để trả nợ vay là nguồn thanh toán giá trị hoàn thành công trình, do vậy trướckhi cho vay, ngân hàng phải xác định rõ nguồn vốn thanh toán của công trình về loạinguồn, số lượng, thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán… sau khi cho vay phải theodõi chặt chẽ tiến độ thi công, thanh toán để thu hồi nợ vay
b Mục đích cho vay:
- Đáp ứng kịp thời phần vốn thiếu hụt trong nhu cầu vốn cho các nhà thầu tham giathi công các công trình đã nhận thầu đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả chính