1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU

37 530 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 226,21 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 2.1. Giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tiền thân là NHTM nông thôn Ninh Bình, được thành lập vào năm 1993. Đã chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ một ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị từ ngày 07 tháng 11 năm 2005. Hiện nay, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu có vị trí đáng kể trong hệ thống NHTM, mạng lưới tương đối rộng bao gồm 1 hội sở chính và 37 chi nhánh và phòng giao dịch nằm tại các thành phố lớn trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của GPBank luôn đạt trên 50%. Sau khi mở nhiều chi nhánh ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, GPBank đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tại thành phố Đà Nẵng. GPBank Đà Nẵng được thành lập vào tháng 01/2007 và chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 18/10/2007 có trụ sở chính đặt tại Lô 114 – 115 Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Cùng với sự phát triển của các ngân hàng thương mại và các ngân hàng quốc doanh trên cùng điạ bàn, ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Đà Nẵng không ngừng phát triển và nhanh chóng nắm giữ thị phần tương đối trong khối ngân hàng cổ phần, và luôn phát triển các dịch vụ - cung cấp cho khách hàng sự hài lòng cả về chất lượng sản phẩm và sự đa dạng của các sản phẩm, góp phần phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Mặc dù mới thành lập, tuổi đời còn rất trẻ song ngân hàng đã khẳng định được vị thế và các kết quả đáng khích lệ. Hệ thống phòng giao dịch của chi nhánh không ngừng được mở rộng. Đến nay, GPBank Đà Nẵng đã có thêm 3 phòng giao dịch nằm trên địa bàn thành phố : Phòng Giao dịch Lê Duẩn – 21 Lê Duẩn; Phòng Giao Dịch Hoàng Diệu – 113 Hoàng Diệu; Phòng Giao Dịch Nguyễn Văn Linh – 24 Nguyễn Văn Linh. Đó là những kết quả của sự cố gắng không mệt mỏi của Ban giám đốc và nhân viên chi nhánh góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường. 2.1.2. Nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: Là một tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ trực thuộc hệ thống GPBank, GPBank Đà Nẵng có những nhiệm vụ sau:  Tổ chức thi hành các văn bản pháp quy tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối… thuộc phạm vi hoạt động của GPBank Đà Nẵng. Thực hiện quản lý chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán nội địa. Khi có nhu cầu và được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm thực hiện công tác hoạch toán kế toán theo đúng chế độ của Nhà nước, NHNN và của Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.  Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và vàng đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn theo sự uỷ nhiệm của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.  Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi của các pháp nhân, cá nhân trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo quy định ngân hàng Nhà nước và ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu.  Thực hiện mở tài khoản cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiến hành thanh toán qua ngân hàng và cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên nguyên tắc an toàn, đảm bảo bí mật và nhanh chóng cho khách hàng.  Được phép vay, cho vay đối với các định chế tài chính trong nước, thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán, chiết khấu các chứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm, chấp nhận và theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước.  Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. Bảo quản các chứng từ có giá, nhận cầm cố, thế chấp, bảo đảm an toàn kho quỹ tuyệt đối, thực hiện thu chi tiền tệ chính xác .  Tổ chức công tác thông tin nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụngngân hàng.  Chịu trách nhiệm giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cá nhân, báo chí về hoạt động tiền tệ, tín dụng… trong phạm vi quyền hạn của mình.  Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến nghiệp vụ, đề xuất các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với địa bàn hoạt động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình nghiệp vụ và quảnngân hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ. Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng như về số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi và các thông tin khác có liên quan đến khách hàng giao dịch. BAN GIÁM ĐỐC ĐÀ NẴNG PHÒNG THẺ PHÒNG K/H DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG KẾ TOÁN VÀ GD KHO QUỸ HỘI SỞ PHÒNG LÊ DUẨN HỘI AN PGD HOÀNG DIỆU KHÁNH KHANkhKHÁNH KIỂM SOÁT PGD NV LINH P. HỖ TRỢ THẨM ĐỊNH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG IT Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý: 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: (Nguồn: Phòng hành chính, GPBank Đà Nẵng) Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến 2.1.3.3. Tình hình nhân sự: Số lượng CBCNV tính đến 1/3/2011 : 63 nhân viên - Trực thuộc chi nhánh Đà Nẵng : 32 người - Phòng giao dịch Lê Duẩn : 7 người - Phòng giao dịch Hoàng Diệu : 7 người - Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Linh : 7 người - Tổ bảo vệ : 8 người – được thuê của công ty bảo vệ và ký hợp đồng không chính thức. - Tạp vụ : 2 người – ký hợp đồng thuê với Công ty Dịch vụ Hoàn Mỹ. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008 – 2010: 2.1.4.1. Về huy động vốn: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 3 năm 2008 – 2010: ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tăng/giả m so với năm trước (%) Giá trị Tỉ trọng (%) Tăng/giảm so với năm trước (%) Vốn huy động 429,42 100,00 585,30 100,00 51,17 759,60 100,00 29,78 PL theo tiền tệ *VNĐ 389,78 90,77 536,13 91,60 60,69 718,58 94,60 34,03 *Ngoại tệ 39,64 9,23 49,17 8,40 18,42 41,02 5,40 -16,57 PL theo chủ thể 1.Tiền gửi TCKT 84,85 19,76 114,95 19,64 50,24 98,75 13,00 -14,10 2.Tiền gửi dân cư 344,57 80,24 470,35 80,36 51,40 660,85 87,00 40,50 (Nguồn: số liệu thống kê huy động – phòng kế toán, GPBank Đà Nẵng) Nhìn vào bảng 1 ta có thể thấy được giai đoạn 2008- 2010 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong công tác huy động vốn của chi nhánh. Năm 2008, tuy gặp nhiều khó khăn do những tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tổng vốn huy động của chi nhánh vẫn đạt được con số đáng nể là 429,42 tỷ đồng. Nối tiếp đó là một năm 2009 tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng 51,17% so với năm 2008, sang năm 2010 con số này vẫn ở mức khá cao là 29,78% với tổng vốn huy động được là 759,6 tỷ đồng. Đó chính là thành quả của những cố gắng không biết mệt mỏi của toàn chi nhánh trong giai đoạn 2008 – 2010. GPBank Đà Nẵng là một ngân hàng trẻ, mới xuất hiện tại thị trường Đà Nẵng nên trong công tác huy động, chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn song với một chính sách huy động hợp lý, là kết hợp của nhiều biện pháp như: thực hiện cạnh tranh về lãi suất đi kèm với cạnh tranh về cung cấp một dịch vụ tốt hơn làm hài lòng khách hàng (mở rộng hệ thống ATM, rút ngắn thời gian giao dịch để tiết kiệm thời gian cho khách hàng… ); thực hiện khoán doanh số huy động cho từng nhân viên cũng như có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý với nhân viên tín dụngdoanh số huy động cao nhằm khuyến khích nhân viên của mình không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng cũng như nguồn huy động; thực hiện nhiều chiến dịch cổ động truyền bá thương hiệu như tài trợ cho các chương trình từ thiện do đài truyền hình thành phố thực hiện hay đồng tài trợ cho các phong trào thể dục thể thao diễn ra tại Đà Nẵng… Chính vì vậy giai đoạn 2008 – 2010 GPBank Đà Nẵng luôn giữ vững mức tăng trưởng cao trong công tác huy động vốn của mình. Trong cơ cấu vốn huy động theo tiền tệ và chủ thể huy động thì vốn huy động bằng Việt Nam đồng và tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm đa số với mức trên 90% hàng năm cho Việt Nam đồng và trên 80% cho tiền gửi huy động từ dân cư. Trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ và từ các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm về tỉ trọng qua hàng năm. Điều đó có thể được giải thích qua hai nguyên nhân: thứ nhất, trong giai đoạn nền kinh gặp khó khăn lãi suất bị đẩy lên cao nhằm thắt chặt cung tín dụng thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các tổ chức kinh tế tư nhân chỉ duy trì ở mức đủ để duy trì thanh toán nên vốn huy động từ nguồn này là khá hạn chế; thứ nhì, quan hệ tín dụng giữa chi nhánh với các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Đà Nẵng là chưa rộng nên nguồn huy động bằng ngoại tệ là không lớn. 2.1.4.2. Về công tác cho vay: Bảng 2.2: Tình hình cho vay của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010: ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị Tỉ trọng (%) Giá trị Tỉ trọng (%) %Tăng/giảm so với năm trước Giá trị Tỉ trọng (%) %Tăng/giảm so với năm trước Dư nợ 323,85 100,00 435,60 100,00 34,51 565,63 100,00 29,85 PL theo tiền tệ *VNĐ 299,24 92,40 407,72 93,60 36,25 536,78 94,90 31,65 *Ngoại Tệ 24,61 7,60 27,88 6,40 13,27 28,85 5,10 3,47 PL theo 1.Ngắn hạn 235,96 72,86 307,10 70,50 30,15 378,97 67,00 23,40 thời hạn 2.TDH 87,89 27,14 128,50 29,50 46,20 186,66 33,00 45,26 (Nguồn: số liệu thống kê cho vay – phòng kế toán, GPBank Đà Nẵng) Tương tự như công tác huy động, giai đoạn 2008 – 2010 cũng đánh dấu một bước tăng trưởng mạnh mẽ trong công tác cho vay của chi nhánh. Với mức tăng trưởng dư nợ đạt hơn 30% mỗi năm, dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2008 dư nợ của chi nhánh đạt 323,85 tỷ đồng; năm 2009 tăng 34,51% đạt 435,6 tỷ đồng và năm 2010 tăng 29,85% đạt 565,63 tỷ đồng. Có được kết quả tăng trưởng cao như vậy một phần là nhờ hiệu quả của công tác mở rộng quan hệ, tìm kiếm khách hàng của chi nhánh cộng với các yếu tố khách quan như nền kinh tế đang trong tình trạng “khan vốn”, cầu tín dụng cao hơn cung tín dụng nên công tác cho vay của các ngân hàng tương đối thuận lợi. Và trong cơ cấu cho vay của chi nhánh thì cho vay bằng VNĐ và các khoản vay ngắn hạn vẫn chiếm đa số với mức trên 92% đối với cho vay bằng VNĐ và mức gần 70% cho các khoản vay ngắn hạn qua các năm. Đó có thể giải thích là do số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu đang có quan hệ tín dụng của chi nhánh là chưa nhiều nên nguồn cầu về tín dụng ngoại tệ tại chi nhánh là chưa cao và trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn và có nhiều biến động như giai đoạn 2008 – 2010 thì chi nhánh duy trì một cơ cấu cho vay trong đó cho vay ngắn hạn chiếm đa số nhằm tăng vòng quay của vốn tín dụng và bảo đảm an toàn cho nguồn vốn cũng là điều dễ hiểu. Giai đoạn 2008 – 2010, trong cơ cấu cho vay của chi nhánh cũng có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần trong cho vay bằng VNĐ và cho vay trung-dài hạn. Tỉ trọng cho vay bằng VNĐ năm 2008 là 92,4%; năm 2009 và 2010 lần lượt là 93,6% và 94,9%. Tỉ trọng cho vay TDH giai đoạn qua 3 năm lần lượt là 27,14%; 29,5% và 33%. Trong khi đó cho vay bằng ngoại tệ và các khoản vay ngắn hạn mặc dù có xu hướng tăng về mặt giá trị nhưng lại giảm về tỉ trọng. Tỉ trọng cho vay bằng ngoại tệ giảm từ 7,6% năm 2008 xuống chỉ còn 5,1% năm 2010; tương tự cho vay ngắn hạn năm 2008 là 72,86%, đến năm 2010 chỉ còn 67%. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm 2008 – 2010: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng 3 năm 2008 – 2010: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) %Tăng/giảm so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) %Tăng/giảm so với năm trước 1.Tổng thu nhập 74.387 100 83.245 100 11,91 95.356 100 14,55 TN từ lãi và các khoản tương tự 71.337 95,9 79.574 95,59 11,55 86.021 90,21 8,1 TN từ hoạt động dịch vụ 2.008 2,7 2.564 3,08 27,66 2.622 2,75 2,28 TN từ hoạt động khác 446 0,6 857 1,03 92,11 563 0,59 -34,39 Lãi kinh doanh ngoại hối 595 0,8 250 0,3 -58,03 1.201 1,26 381,1 2.Tổng chi phí 67.475 100 74.011 100 9,69 82.981 100 12,12 CP trả lãi và các khoản tương tự 58.609 86,86 60.689 82 3,55 69.596 83,87 14,68 CP Hoạt động 7.701 13,14 10.924 18 41,85 11.226 16,13 2,76 3.Chênh lệch TN – CP 6.911 9.235 33,61 12.375 34,01 ( Nguồn: số liệu tổng hợp, phòng hành chính – GPBank Đà Nẵng) Do hoạt động của GPBank Đà Nẵng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tín dụng nên trong cơ cấu thu nhập và chi phí của chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010 thì thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi chiếm phần lớn; còn các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ, từ kinh doanh ngoại hối và từ các hoạt động khác chiếm tỉ lệ rất thấp với chỉ dưới 3% một năm; chi phí hoạt động của chi nhánh chiếm từ mức 13% đến 18% qua từng năm. Tuy nhiên, qua bảng 3 ta cũng có thể thấy mặc dù thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi tăng về mặt giá trị qua các năm nhưng lại có xu hướng giảm dần về tỉ trọng đóng góp. Cụ thể thu nhập từ lãi chiếm đến 95,9% năm 2008 ở mức 74.386 triệu đồng; năm 2009 và 2010 tăng lên 79.574 triệu đồng và 86.020 triệu đồng nhưng tỉ trọng chỉ còn lần lượt là 95,59% và 90,21%. Tương tự chi phí trả lãi tăng dần qua các năm từ 58.609 triệu đồng năm 2008 lên 60.689 triệu đồng và 69.596 triệu đồng năm 2009 và 2010. Một điểm sáng nữa chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra đó là tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập là nhanh hơn so với tổng chi phí. Có được thành quả đó là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể thành viên GPBank Đà Nẵng nói chung cũng như những chính sách đúng đắn nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí của ban lãnh đạo chi nhánh nói riêng. 2.2 Thực trạng các DNXL trên địa bàn TP Đà Nẵng và các doanh nghiệpquan hệ tín dụng với ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 2.2.1 Thực trạng các DNXL trên địa bàn TP Đà Nẵng: Bảng 2.4: Cơ sở và lao động của DNXL hạch toán độc lập trên địa bàn TP Đà Nẵng: Chỉ tiêu 2008 2009 2010 A. Cơ sở ( cơ sở) 570 613 648 1. Kinh tế nhà nước 19 16 15 + Trung ương 14 14 13 + Địa phương 5 2 2 2. Tập thể 3 2 2 3. Kinh tế tư nhân 548 595 631 B. Lao động (người) 30.770 29.890 30.225 1. Kinh tế nhà nước 7.637 6.478 6.135 +Trung ương 5.670 4.987 4.684 +Địa phương 1.967 1.491 1.451 2. Tập thể 115 99 85 3. Kinh tế tư nhân 23.018 23.313 22.554 ( Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nẵng) Nhìn vào bảng số liệu thống kê số cơ sở và số lao động của các DNXL hạch toán độc lập trên địa bàn TP Đà Nẵng ta có thể thấy được sự phát triển, mở rộng về quy mô cũng như số lượng của các doanh nghiệp này. Số lượng các cơ sở DNXL tăng đều qua các năm, từ 570 cơ sở năm 2008 tăng lên 613 và 648 trong năm 2009 và 2010. Số lao động trong các doanh nghiệp này cũng giữ ở mức ổn định qua các năm. Trong khi kinh tế nhà nước và tập thể có sự thu hẹp cả về quy mô và số lượng thì các doanh nghiệp kinh tế tư nhân có sự phát triển khá trong giai đoạn này. Cụ thể, số cơ sở kinh tế tư nhân tăng dần qua các năm. Năm 2008 có 548 cơ sở là của kinh tế tư nhân thì sang năm 2009 và 2010, các con số này đã là 595 và 631, bên cạnh đó số lao động ở các cơ sở này cũng giữ ở mức xấp xỉ 23 ngàn lao động. Đây là sự phát triển phù hợp với định hướng phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và nhà nước trong giai đoạn đổi mới. Bên cạnh sự phát triển về quy mô và số lượng, các DNXL đang ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong kinh tế tỉnh nhà, điều đó được thể hiện qua giá trị sản xuất của các doanh nghiệp này ngày một tăng: Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành xây dựng của các DNXL hạch toán độc lập theo giá hiện hành: ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 - Kinh tế Nhà nước 1.609,25 1.675,31 1.598,14 + Trung ương 1.187,30 1.254,15 1.146,78 + Địa phương 421,947 418,16 451,36 - Kinh tế tập thể 11,767 11,989 13,78 - Kinh tế cá thể 432,189 441,12 450,69 - Kinh tế tư nhân 3.287,93 3.862,941 4.394,12 Tổng số 5.341,14 5.991,36 6.456,73 (Nguồn: cục thống kê thành phố Đà Nẵng) Bất chấp tình hình khó khăn chung của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như những bất lợi mang tính vĩ mô khác, giai đoạn 2008 – 2010 là một giai đoạn tăng trưởng khá đều của ngành xây dựng TP Đà Nẵng. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp này tăng từ mức 5.341,14 tỷ đồng năm 2008 lên mức 5.991,36 tỷ đồng và 6.456,73 tỷ đồng năm 2009 và 2010, nổi bật nhất là thành phần kinh tế tư nhân với mức tăng 17% năm 2009 và 13,75% năm 2010. Trong khi đó các doanh nghiệp kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có dấu hiệu suy giảm về giá trị sản xuất. Còn các doanh nghiệp thuộc kinh tế cá thể mặc dù giá trị sản xuất có tăng nhưng mức là rất thấp, chỉ khoảng 10 tỉ đồng mỗi năm. 2.2.2 Triển vọng ngành xây dựng TP Đà Nẵng năm 2011: Triển vọng ngành xây dựng của TP Đà Nẵng năm 2011 là hết sức tươi sáng với nhiều dấu hiệu tích cực đến từ chính sách phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng như: năm 2011 thành phố đẩy mạnh công tác đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, bên cạnh đó Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng còn chỉ đạo xây dựng và đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm như: khu liên hiệp thể thao Hòa Xuân, xây dựng cơ sở hạ tầng Nam cầu Cẩm Lệ, Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, Khu đô thị FPT, KDC Hoà An, KDC Hoà Minh… và yêu cầu Sở Xây dựng thống kê lại toàn bộ các lô đất có diện tích trên 1000m2, lập hồ sơ đầy đủ, cụ thể, chi tiết về diện tích, vị trí, đánh mã số để quản lý, dành 20% tổng số đất này để xây dựng các khu chung cư. Bên cạnh đó là những thuận lợi đến từ sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành Xây Dựng TP Đà Nẵng cũng như các DNXL đang đóng trên địa bàn. 2.2.3 Thực trạng các DNXL đang có quan hệ tín dụng với GPBank Đà Nẵng: Bảng 2.6: Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế và quy mô: ĐVT: Doanh nghiệp Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số DN Tỉ trọng (%) Số DN Tỉ trọng (%) Số DN Tỉ trọng (%) Tổng số DN 17 100 24 100 30 100 A.Theo TPKT KTNN 5 29,41 5 20,83 7 23,33 KTTN 12 70,59 21 87,5 23 76,67 B.Theo quy mô DNN&V 14 82,35 21 87,5 26 86,67 DN lớn 3 17,65 3 12,5 4 13,33 (Nguồn: phòng kế toán – GPBank Đà Nẵng) Nhìn vào bảng phân loại ta có thể thấy được các DNXL đang có quan hệ tín dụng với GPBank Đà Nẵng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa, chiếm trên 82 % tổng số DNXL đang có quan hệ với chi nhánh qua các năm. Số doanh nghiệp lớn có từ 3 đến 4 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân là loại hình chiếm đa số trong các [...]... chung của chi nhánh 2.4 Đặc điểm tín dụngrủi ro trong quan hệ tín dụng với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 2.4.1 Đặc điểm tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng:  Các khoản tín dụng cho DNXL là những khoản vay thực hiện các hợp đồng, thi công các công trình xây lắp Các khoản vay này bao gồm: - Cho vay ngắn hạn (VLĐ): để DNXL... sử dụng bù đắp bằng TSĐB và giảm sử dụng rủi ro dự phòng đồng nghĩa với việc không ngừng nâng cao khả năng thẩm định, định giá TSDDB của CBTD nhằm hạ thấp tỉ lệ mất vốn của chi nhánh cho bù đắp rủi ro tín dụng 2.6 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng cho DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2010: 2.6.1 Về công tác nhận diện rủi ro: 2.6.1.1 Về công tác. .. quản lý của người đứng đầu các DNXL đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng song nó cũng đáng để ngân hàng lưu tâm khi các doanh nghiệp này đang nắm trong tay hàng chục tỉ đồng vốn vay của ngân hàng 2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNXL tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 2.3.1 Các quy định và quy trình cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp: Để chấn chỉnh hoạt động tín. .. xây lắp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: 2.5.1 Về công tác nhận diện rủi ro: 2.5.1.1 Nhận diện rủi ro từ phía ngân hàng và các yếu tố khách quan: Nhận diện rủi ro là một phần hết sức quan trọng trong chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của GPBank Đà Nẵng Để thực hiện tốt công tác này, thông tin đóng một vai trò hết sức quan trọng Thông tin có chính xác, kịp thời thì ngân hàng mới... các doanh nghiệp khác vì vậy tín dụng ngắn hạn cho các DNXL thường có thời hạn dài hơn cho các doanh nghiệp khác - Tài sản đảm bảo có thể chính là công trình mà DNXL đang thực hiện thi công - Khoản tín dụng được cấp cho doanh nghiệp đang đóng trên địa bàn Đà Nẵng nhưng lại được sử dụng để đầu tư, xây dựng cho các công trình tại các tỉnh khác 2.4.2 Rủi ro trong quan hệ tín dụng với các DNXL tại ngân hàng. .. Nẵng thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các DNXL (tương tự như các doanh nghiệp khác) từ hai nguồn: từ tài sản đảm bảo và từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2.5.4.1 Các quy định về xử lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: a Trường hợp áp dụng: - Khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay - Khách hàng. .. chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010: - Trong cơ cấu cho vay theo thời hạn, dư nợ tín dụng của chi nhánh có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng cho vay TDH, tín dụng TDH cho DNXL trong giai đoạn này tăng trưởng quá “nóng” có thể đẩy chi nhánh rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng cao Giai đoạn 2008 2010, nền kinh tế toàn cầu cũng như nước ta đang rơi vào tình trạng. .. hại công trình khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, dễ lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng - Do đa phần CBTD của chi nhánh còn trẻ, kinh nghiệm còn chưa phong phú nên chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong khâu định giá TSĐB của DNXL đặc biệt khi TSĐB lại chính là công trình mà doanh nghiệp đang thi công 2.5 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp. .. trọng lớn hơn trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh và hoạt động tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng cho DNXL sẽ ngày càng trở nên quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn hơn đến kết quả kinh doanh chung của GPBank Đà Nẵng Chính vì vậy xây dựng một chiến lược đúng đắn đối với hoạt động tín dụng cho các DNXL và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này là một... đề cho vay xây lắp Trước tình hình đó, Tổng Giám Đốc ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu đã ban hành công văn số 1350/CV – TD ngày 6/12/2007 với nội dung chỉ đạo “tăng cường chấn chỉnh công tác tín dụng trong lĩnh vực xây lắp với những nội dung sau: 2.3.1.1 Những quy định chung: a Khái niệm, đặc điểm: Cho vay phục vụ thi công xây lắp được hiểu là những khoản vay trực tiếp liên quan, phục vụ cho doanh nghiệp . là công trình mà doanh nghiệp đang thi công. 2.5 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp tại ngân hàng TMCP Dầu Khí. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG.

Ngày đăng: 19/10/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.3. Tình hình nhân sự: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
2.1.3.3. Tình hình nhân sự: (Trang 3)
Bảng 2.2: Tình hình cho vay của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.2 Tình hình cho vay của chi nhánh 3 năm 2008 – 2010: (Trang 5)
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng 3 năm 2008 – 2010: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng 3 năm 2008 – 2010: (Trang 7)
Bảng 2.4: Cơ sở và lao động của DNXL hạch toán độc lập trên địa bàn TP Đà Nẵng: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.4 Cơ sở và lao động của DNXL hạch toán độc lập trên địa bàn TP Đà Nẵng: (Trang 8)
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành xây dựng của các DNXL hạch toán độc lập theo giá hiện hành:  - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất ngành xây dựng của các DNXL hạch toán độc lập theo giá hiện hành: (Trang 9)
Bảng 2.6: Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế và quy mô: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.6 Phân loại DNXL theo thành phần kinh tế và quy mô: (Trang 10)
Từ bảng số liệu ta có thể thấy được dư nợ của các DNXL chiếm một tỉ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh và tỉ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
b ảng số liệu ta có thể thấy được dư nợ của các DNXL chiếm một tỉ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh và tỉ trọng này có xu hướng tăng dần qua các năm (Trang 16)
Từ các số liệu thống kê đó, chúng ta có thể thấy được mặc dù tình hình phân loại nợ của chi nhánh chuyển biến theo xu hướng tốt dần lên qua từng năm nhưng vẫn chưa thực sự mỹ mãn, trong đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt khi trong cơ cấu phân loại - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
c ác số liệu thống kê đó, chúng ta có thể thấy được mặc dù tình hình phân loại nợ của chi nhánh chuyển biến theo xu hướng tốt dần lên qua từng năm nhưng vẫn chưa thực sự mỹ mãn, trong đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt khi trong cơ cấu phân loại (Trang 23)
Bảng 2.12: Phân loại nợ xấu của DNXL tại chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
Bảng 2.12 Phân loại nợ xấu của DNXL tại chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010: (Trang 27)
định của NHNN, tình hình trích lập dự phòng đối với DNXL tại chi nhánh trong 3 năm gần đây cụ thể như sau: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
nh của NHNN, tình hình trích lập dự phòng đối với DNXL tại chi nhánh trong 3 năm gần đây cụ thể như sau: (Trang 29)
CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày tháng, năm thu nợ; số t - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
m ở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày tháng, năm thu nợ; số t (Trang 30)
Từ bảng 2.16 chúng ta có thể thấy tỉ lệ bù đắp bằng TSĐB tăng dần và sử dụng trích lập dự phòng để tài trợ rủi ro giảm về tỉ lệ qua từng năm - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU
b ảng 2.16 chúng ta có thể thấy tỉ lệ bù đắp bằng TSĐB tăng dần và sử dụng trích lập dự phòng để tài trợ rủi ro giảm về tỉ lệ qua từng năm (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w