Ta có thể thấy tổn thất tín dụng trong các khoản vay đối với các DNXL tại chi nhánh có xu hướng tăng dần qua từng năm, năm 2006 là 665 triệu đồng; sang năm

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 28 - 29)

nhánh có xu hướng tăng dần qua từng năm, năm 2006 là 665 triệu đồng; sang năm 2008 đã là 750 triệu đồng và 2010 là 950 triệu đồng. Các con số này đã chỉ ra công tác quản lý cũng như thu hồi nợ của chi nhánh giai đoạn này là chưa tốt nên đã làm gia tăng tổn thất tín dụng qua từng năm. Cụ thể tổn thất tín dụng/ nợ xấu năm 2008 là 23,88%; năm 2009 là 25,95%; năm 2010 là 18,12%.

Bên cạnh đó dự phòng tài trợ rủi ro của chi nhánh cũng có xu hướng tăng khiến cho tỉ lệ sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro của chi nhánh trong giai đoạn này là khá cao, với mức bình quân là 36,51%. Như vậy với 100 đồng tổn thất tín dụng thì chi nhánh phải bù đắp đến hơn 36 đồng. Điều này cho thấy sự sụt giảm về mặt giá trị của TSĐB ở thời điểm phát mãi thu hồi nợ so với lúc định giá, hay công tác thẩm định TSĐB của chi nhánh là không hiệu quả dẫn đến tổn thất nguồn vốn của ngân hàng.

2.5.3. Về công tác kiểm soát rủi ro:

2.5.3.1. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh từ nội bộ:Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNXL, GPBank Đà Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNXL, GPBank Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như:

- Ban hành chính sách tín dụng khoa học, hợp lý, thể hiện rõ đường lối, hướng phát triển và ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo từng giai đoạn cụ thể - Xây dựng quy trình tín dụng riêng cho DNXL, trong đó quy định rõ quyền hạn cũng

như trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban và điều kiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng đối với DNXL.

- Không ngừng nâng cao năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của CBTD: ý thức được tầm quan trọng của nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của CBTD như: hỗ trợ CBTD theo học các chương trình đạo tạo về các chuyên ngành có liên quan, quán triệt tư tưởng, nguyên tắc làm việc đúng pháp luật, đúng quy định của ngân hàng cho nhân viên.

- Nâng cao công tác kiểm tra giám sát nội bộ bằng việc thường xuyên tổ chức kiểm tra các bộ phận, công tác theo định kỳ và đột xuất. Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng quy trình thanh tra, giám sát.

2.5.3.2. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ bên ngoài:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w