Bảng 2.13: Đánh giá tổn thất tín dụng và tài trợ rủi ro tín dụng:
ĐVT: tr.đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Bình quân
Nợ xấu 2.785 2.890 5.242 3.639
Tổn thất tín dụng 665 750 950 788
Dự phòng tài trợ rủi ro
(sau khi trừ tiền bán TSBD) 250 275 335 287 Tỷ lệ tổn thất tín dụng / nợ
xấu (%) 23,88 25,95 18,12 22,65
Tỷ lệ sử dụng dự phòng để bù
đắp rủi ro (%) 37,59 36,67 35,26 36,51
(Nguồn: Phòng kế toán, GPBank Đà Nẵng)
Tổn thất tín dụng là giá trị các khoản vay không trả được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ. Ngân hàng buộc phải thanh lý khoản vay, bán tài sản đảm bảo và sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp cho khoản tổn thất này.
Ta có thể thấy tổn thất tín dụng trong các khoản vay đối với các DNXL tại chi nhánh có xu hướng tăng dần qua từng năm, năm 2006 là 665 triệu đồng; sang năm 2008 đã là 750 triệu đồng và 2010 là 950 triệu đồng. Các con số này đã chỉ ra công tác quản lý cũng như thu hồi nợ của chi nhánh giai đoạn này là chưa tốt nên đã làm gia tăng tổn thất tín dụng qua từng
năm. Cụ thể tổn thất tín dụng/ nợ xấu năm 2008 là 23,88%; năm 2009 là 25,95%; năm 2010 là 18,12%.
Bên cạnh đó dự phòng tài trợ rủi ro của chi nhánh cũng có xu hướng tăng khiến cho tỉ lệ sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro của chi nhánh trong giai đoạn này là khá cao, với mức bình quân là 36,51%. Như vậy với 100 đồng tổn thất tín dụng thì chi nhánh phải bù đắp đến hơn 36 đồng. Điều này cho thấy sự sụt giảm về mặt giá trị của TSĐB ở thời điểm phát mãi thu hồi nợ so với lúc định giá, hay công tác thẩm định TSĐB của chi nhánh là không hiệu quả dẫn đến tổn thất nguồn vốn của ngân hàng.
2.5.3. Về công tác kiểm soát rủi ro:
2.5.3.1. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh từ nội bộ:
Để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với DNXL, GPBank Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như:
- Ban hành chính sách tín dụng khoa học, hợp lý, thể hiện rõ đường lối, hướng phát triển và ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo từng giai đoạn cụ thể - Xây dựng quy trình tín dụng riêng cho DNXL, trong đó quy định rõ quyền hạn cũng
như trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban và điều kiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng đối với DNXL.
- Không ngừng nâng cao năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của CBTD: ý thức được tầm quan trọng của nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, ngân hàng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của CBTD như: hỗ trợ CBTD theo học các chương trình đạo tạo về các chuyên ngành có liên quan, quán triệt tư tưởng, nguyên tắc làm việc đúng pháp luật, đúng quy định của ngân hàng cho nhân viên.
- Nâng cao công tác kiểm tra giám sát nội bộ bằng việc thường xuyên tổ chức kiểm tra các bộ phận, công tác theo định kỳ và đột xuất. Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách nghiêm túc, theo đúng quy trình thanh tra, giám sát.
2.5.3.2. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ bên ngoài:
a. Trích lập dự phòng: Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN, tình hình trích lập dự phòng đối với DNXL tại chi nhánh trong 3 năm gần đây cụ thể như sau:
Bảng 2.14: Tình hình TLDP rủi ro tín dụng cho DNXL 3 năm 2008 - 2010:
ĐVT:tr.đồng
Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) %Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỉ lệ (%) %Tăng giảm so với năm trước Tổng TLDP 1.487 100 1691,36 100 13,77 2.494,70 100 47,50 Dự phòng chung48 3,24 49,26 2,91 2,16 69 2,79 41,08 Dự phòng riêng 1.438 96,76 1642,1 97,09 14,16 2.425 97,21 47,69 Nhóm 2 182 12,26 183,9 10,87 0,93 201 8,07 9,41 Nhóm 3 302 20,33 210,2 12,43 -30,44 556 22,29 164,51 Nhóm 4 320 21,53 591 34,94 84,69 794 31,83 34,35 Nhóm 5 634 42,65 657 38,84 3,63 874 35,03 33,03 Dư nợ 59.265 87.556 47,74 132.357 51,17 Tỉ lệ TLDP/dư nợ (%) 2,51 1,93 1,88
(Nguồn: phòng kế toán, GPBank Đà Nẵng)
Ta có thể thấy trích lập dự phòng đối với các khoản vay đối với các DNXL của chi nhánh tăng dần qua từng năm, tương ứng với mức tăng của các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Trong đó tỉ lệ trích lập dự phòng chung và riêng tăng chậm trong năm 2009 và tăng đột biến trong năm 2010 do tình hình phát triển phức tạp của nợ xấu ở ngân hàng trong giai đoạn này. Trong trích lập dự phòng riêng, nợ nhóm 5 có tỉ lệ trích lập dự phòng cao nhất qua từng năm, tiếp đó là nợ nhóm 4, nhóm 3 và nhóm 2 và nhìn chung trích lập dự phòng riêng cho từng nhóm nợ có xu hướng tăng qua từng năm, do chi nhánh vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát cũng như làm giảm nợ xấu đối với DNXL. Tỉ lệ (TLDP/dư nợ) của chi nhánh cũng ở dưới mức 2,5% qua các năm. Cụ thể, tỉ lệ này năm 2008 là 2,51%; năm 2009 giảm xuống còn 1,93% và 2010 chỉ còn là 1,88%.
b. Thực hiện kiểm tra giám sát các khoản vay:
Để đảm bảo các khoản vay được giám sát, theo dõi một cách sát sao, kịp thời phát hiện những phát sinh bất ổn đối với khoản vay, GPBank Đà Nẵng yêu cầu CBTD thực hiện kiểm tra giám sát các khoản vay theo đúng các nội dung sau:
b.1. Mở sổ sách theo dõi khoản vay:
CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày tháng, năm thu nợ; số tiền thu nợ, lãi; dư
nợ từng thời điểm; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn; thời hạn chuyển nợ quá hạn...
b.2. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay b.2.1. Kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ:
- Kiểm tra trước, trong khi giải ngân.
- Kiểm tra sau khi giải ngân.
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng; chứng từ, hoá đơn hạch toán (chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác...); chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.
b.2.2. Kiểm tra tại hiện trường
- Thị sát tiến độ thực hiện
- Thị sát vật chất (vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị,...)
b.2.3. Lập biên bản kiểm tra
Sau khi kiểm tra, CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của khách hàng và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD có báo cáo TPTD để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn...
b.3. Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng:
- Đánh giá tiến độ thực hiện phương án.
- Đánh giá, phân tích hiệu quả tình hình tài chính
Khi nhận được các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng, CBTD tiến hành:
- Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Theo dõi, phân tích tình hình tài chính.
- Theo dõi, phân tích bảo đảm tín dụng.
Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn tình hình trả nợ của khách hàng, CBTD có ý kiến báo cáo TPTD trình Giám đốc để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc tiến hành thu hồi nợ trước hạn.
b.4. Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay:
- Đối với TSĐB (kể cả tài sản của người bảo lãnh thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... CBTD phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng có sự thay đổi? tình hình khai
thác, công năng, hoa lợi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản
- Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.
Với một quy trình giám sát khoản vay chặt chẽ như vậy sẽ rất thuận tiện cho CBTD cũng như các bộ phận có liên quan hiểu rõ nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của mình để có những hành động chính xác nhất nhằm theo dõi, nắm bắt tình hình biến động các khoản vay, đảm bảo sự an toàn cho các khoản vay này.
2.5.4. Công tác tài trợ rủi ro:
Hiện nay tại GPBank Đà Nẵng thực hiện tài trợ rủi ro tín dụng cho các DNXL (tương tự như các doanh nghiệp khác) từ hai nguồn: từ tài sản đảm bảo và từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
2.5.4.1. Các quy định về xử lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: Cầu – chi nhánh Đà Nẵng: