1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC

94 1,1K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 756,5 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * *

PHAN THỊ BÌNH

CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2010

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * * PHAN THỊ BÌNH

CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐỨC HƯỞNG

Trang 3

Hà Nội, Năm 2010

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CBTD: Cán bộ tín dụng

DNXL: Doanh nghiệp xây lắp

SXKD: Sản xuất kinh doanh

NHTM: Ngân hàng thương mại

TCTD: Tổ chức tín dụng

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

1 Sơ đồ 2.1- Mô hình tổ chức hệ thống BIDV 32

2 Sơ đồ 2.2- Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV 33

3 Bảng 2.3- Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 34

4 Bảng 2.4- Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007-2009 35

5 Bảng 2.5- Một số chỉ tiêu quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV 37

6 Bảng 2.6- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề 38

7 Bảng 2.7- Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV 39

8 Bảng 2.8- Thu dịch vụ ròng của BIDV giai đoạn 2007-2009 40

9 Bảng 2.9- Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 44

10 Bảng 2.10- Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2007-2009 45

11 Bảng 2.11- Phân loại nợ quá hạn của DNXL theo thời gian 46

13 Bảng 2.13- Nợ xấu của DNXL 49

14 Bảng 2.14- Tỷ lệ dư nợ DNXL có TSBĐ 50

15 Bảng 2.15- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL 51

16 Bảng 2.16- Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL 52

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng thương mại Nhà nước

có bề dày lâu đời nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Qua chặngđường 53 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngân hàng chuyên ngành có nhiệm vụchủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước, đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam đã trở thành Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, hoạt độngtheo mô hình tổng công ty nhà nước hạng đặc biệt với tính hệ thống cao Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam đã khẳng định được vai trò chủ lực và thế mạnh trongviệc cho vay vốn phục vụ đầu tư phát triển, góp phần Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáđất nước

Doanh nghiệp xây lắp từ lâu đã là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam, dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ trọnglớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động cho vayđối với Doanh nghiệp xây lắp còn tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng và thu nhập của ngân hàng Một trong những biểu hiện của tình trạng trên là tỷ

lệ nợ quá hạn cao, nợ xấu còn ở mức cao…Chính vì vậy, việc chỉ ra những hạn chế,nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chovay đối với doanh nghiệp xây lắp là việc cần thiết Xuất phát từ mong muốn trên, đề tài

“Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam” đã được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay đối với Doanhnghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại

Trang 6

- Từ lý thuyết nghiên cứu kết hợp với thực trạng hoạt động cho vay đối vớiDoanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đánh giá những

ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp xây lắptại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tạiNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Trong bài viết chỉ xét trên giác độ ngân hàng và tập trungnghiên cứu chất lượng cho vay dưới giác độ cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp

để phục vụ hoạt động thi công xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namtrong giai đoạn 2007-2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, điều tra chọn mẫu, tổng hợp sosánh một cách logic để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra nhằm tìm ra các giải pháp nângcao chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp xây lắp

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của ngân hàngthương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp xây lắp tại Ngânhàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp xây lắp

Để hiểu một cách đầy đủ về doanh nghiệp xây lắp, trước tiên chúng ta cần đưa rađịnh nghĩa về lĩnh vực hoạt động thi công xây lắp

Hoạt động thi công xây lắp được hiểu một cách cơ bản là những công việc thuộcquá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình Công trìnhxây dựng là sản phẩm của công nghệ lắp đặt gắn liền với đất (bao gồm cả khoảngkhông, mặt nước, mặt đất, mặt biển, thềm lục địa) được tạo thành bởi vật liệu xâydựng, thiết bị và lao động

Doanh nghiệp xây lắp là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đượcthành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành nghề kinh doanh trong lĩnhvực thi công, xây lắp

DNXL có hai lĩnh vực hoạt động chủ yếu là (1) hoạt động tìm kiếm hợp đồng xâydựng và (2) hoạt động bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồngxây dựng với chủ đầu tư công trình Các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xâylắp có trách nhiệm:

- Đăng ký hoạt động xây dựng tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định củapháp luật

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư về các nội dung đã cam kếttrong hợp đồng, bao gồm cả số lượng, chất lượng, tính chính xác của sản phẩm theothời gian thực hiện hợp đồng, có quy định và hướng dẫn sử dụng công trình trước khibàn giao công trình xây dựng, thực hiện bảo hành chất lượng sản phẩm xây dụng vàcông trình theo quy định

Trang 8

- Thực hiện chế độ bảo hiểm công trình xây dựng, thực hiện an toàn lao động,bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng Thông tin rộng rãi về năng lựchoạt động của doanh nghiệp để Chủ đầu tư biết và lựa chọn.

1.1.1.2 Đặc trưng của doanh nghiệp xây lắp

So với các ngành sản xuất khác, ngành XDCB có những đặc điểm về kinh tế - kỹthuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm củangành Những đặc điểm riêng của ngành và đặc điểm sản phẩm xây lắp sẽ chi phốicông tác tổ chức quản lý, điều hành Việc nghiên cứu nắm rõ các đặc điểm này, giúpNgân hàng đưa ra những quyết định chính xác, nắm rõ được những hạn chế và đề ranhững phương án khắc phục nhằm nâng cao chất lượng cho vay, nâng cao hiệu quảkinh doanh

a. Về sản phẩm xây lắp

- Sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc:

Mỗi sản phẩm đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, mặc dùsản phẩm xây lắp có thể giống nhau về hình thức song về kết cấu, quy phạm thì khônggiống nhau hoàn toàn nếu xây dựng ở những địa điểm khác nhau, nên mặc dù có thểsản xuất hàng loạt theo mẫu thiết kế thống nhất nhưng chi phí xây dựng không thốngnhất Bên cạnh đó, với đặc điểm quy mô (thể tích) lớn và phức tạp của sản phẩm xâylắp dẫn đến chu kỳ sản xuất dài, vốn đầu tư bỏ vào để xây dựng dễ bị ứ đọng, gây lãngphí, hoặc ngược lại nếu thiếu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn, kéo dài thờigian xây dựng

Do đó, từ đặc điểm này, yêu cầu công tác quản lý tài chính phải có kế hoạch,tiến độ thi công, dự toán cụ thể cho từng công trình, từng hạng mục công trình và dựtoán chi tiết theo thiết kế tổ chức thi công, có biện pháp kỹ thuật thi công tốt để rútngắn thời gian xây dựng, tiết kiệm vật tư, lao động, tiết kiệm chi phí quản lý để hạ giáthành xây dựng

Trang 9

- Sản phẩm xây lắp có tính chất cố định, nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sảnphẩm:

Các tư liệu sản xuất (các máy móc, thiết bị thi công, công nhân, ) phải di chuyểntheo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này làm khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất.Việc bố trí các công trình tạm phục vụ thi công (lán trại, kho tàng…) phối hợp với cácphương tiện, máy móc thiết bị nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và tốn kém Do đó, đểgiảm thiểu lãng phí, thất thoát trên đòi hỏi trước khi khởi công xây dựng công trìnhphải làm thật tốt công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng; hiệu quả kinh doanh

sẽ phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của đơn vị xây lắp

- Sản phẩm xây lắp chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, khí hậu, địa chất,thuỷ văn

Chất lượng và giá cả (chi phí xây dựng) sản phẩm xây lắp phụ thuộc trực tiếp củacác điều kiện tự nhiên Các Doanh nghiệp xây lắp không thể lường trước được hếtnhững khó khăn do tác động của thời tiết, khí hậu Rủi ro xảy ra tác động tới tiến độ thicông công trình, giá thành công trình, thậm chí cả chất lượng công trình Do đó, cácdoanh nghiệp xây lắp phải lập tiến độ thi công, tổ chức thi công hợp lý, có phương án

sử dụng cũng như bảo quản nguyên, nhiên vật liệu để tránh bị tác động xấu của cácđiều kiện tự nhiên và quản lý hiệu quả chi phí

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu

tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể trong xây lắp là các hạng mục công trình, các giaiđoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục Do đó, DNXL phải lập dự toán chi phí vàtính giá thành theo từng hạng mục công trình hay giai đoạn của hạng mục công trình

- Sản phẩm xây lắp liên quan đến nhiều ngành khác nhau trong quá trình xâydựng và sử dụng: Tài sản cố định của các ngành khác nhau là sản phẩm của ngành xâylắp Do vậy, chất lượng sản phẩm xây lắp liên quan đến chất lượng đầu tư của cácngành và hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế

Trang 10

b Đặc điểm về tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

- Hoạt động kinh doanh của DNXL là hoạt động mang tính đặc thù, sản phẩm của

họ là những công trình xây dựng (từ công trình xây dựng công nghiệp đến dân dụng,cầu đường, cơ sở hạ tầng, xây lắp điện…), các DNXL chỉ sản xuất những sản phẩm màchủ đầu tư đặt hàng và được tiêu thụ khi chủ đầu tư chấp thuận theo các điều kiện đã

ký kết Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNXL phần nào phụ thuộc vào khả năngphát triển, đầu tư và mở rộng của nền kinh tế, nếu đầu tư của nền kinh tế tăng trưởngcao thì thị trường tiêu thụ của DNXL có khả năng được mở rộng Trên cơ sở đó, hoạtđộng cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng DNXL để tham gia thi công các côngtrình phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng có khả năng mở rộng

- Kết quả sản xuất kinh doanh của DNXL được thực hiện khi các công trình xâylắp (sản phẩm xây lắp) được chủ đầu tư chấp thuận và thanh toán, và chỉ khi đó DNXLmới có khả năng trả nợ ngân hàng Vì vậy, quan hệ tín dụng giữa DNXL và Ngânhàng, hay nói cách khác chất lượng cho vay đối với DNXL sẽ phụ thuộc lớn vào mốiquan hệ giữa chủ đầu tư (bên A) và DNXL (bên B), mối quan hệ này thể hiện ở: Chấtlượng thực hiện công trình, phương thức nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư, tiến độxây dựng, nguồn vốn xây dựng cơ bản của chủ đầu tư…

c Về tình hình tài chính của doanh nghiệp xây lắp

- Nhu cầu vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu vốn chohoạt động sản xuất kinh doanh:

Do tính chất hoạt động của DNXL nên cơ cấu vốn có đặc thù riêng khác vớingành công nghiệp và các ngành khác, cụ thể là nhu cầu vốn lưu động (vốn kinh doanhdoanh ngắn hạn) cho hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất Các Ngân hàngthường cho vay các DNXL chủ yếu để tài trợ vốn lưu động phục vụ thi công các côngtrình Đối với nhu cầu đầu tư mới, thay thế và cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao nănglực sản xuất, Ngân hàng chỉ tham gia tài trợ một phần, phần còn lại các DNXL phải bỏvốn tự có của mình

Trang 11

- Tốc độ chu chuyển vốn trong các DNXL thường không cao:

Do đặc điểm xây dựng một đơn vị sản phẩm đòi hỏi phải bỏ nhiều chi phí, thờigian thi công kéo dài dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất ở các hạng mục côngtrình thi công dở dang Khi công trình hoàn thành, công tác nghiệm thu, quyết toán vàthanh toán còn phải phụ thuộc vào chủ đầu tư Các DNXL thường xuyên bị chiếm dụngvốn trong thời gian dài nên tốc độ quay vòng vốn lưu động thường rất thấp, nhu cầuvốn lưu động cần thiết cho thi công lớn Trong khi đó vốn chủ hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trêntổng nguồn vốn nên để đủ vốn hoạt động, các DNXL phải huy động vốn bên ngoài màchủ yếu là vốn vay ngân hàng

- Khả năng tự chủ về tài chính thấp:

Thực tế hiện nay, vốn chủ sở hữu của DNXL thường chỉ chiếm khoảng 5-20%trong tổng nguồn vốn, còn lại là vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng khác Do đógánh nặng về chi phí lãi vay lớn gây áp lực đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tàichính của doanh nghiệp Lợi nhuận đạt được không cao nên khả năng bổ sung vốn chủ

sở hữu và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất thi công thường hạn chế Trong khi đó, dosản lượng thi công tăng lên cùng với yêu cầu cao về chất lượng công trình đòi hỏi phải

có những thiết bị thi công hiện đại nên nhu cầu vốn (cả vốn lưu động và vốn đầu tưtrung dài hạn) ngày càng tăng Vì vậy, các DNXL phải vay ngân hàng ngày càng nhiều

để tài trợ cho nhu cầu vốn của mình

- Ngoài ra, trong thực tế hiện nay, để phát triển hoạt động, tăng năng lực tài chính,hiệu quả kinh doanh nhiều DNXL không chỉ hoạt động dưới hình thức nhà thầu thicông mà còn tiến hành đầu tư các dự án đầu tư bất động sản, thủy điện, kinh doanh nhàhàng khách sạn… Do đó, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp này ngày càng tăng cả

về vốn ngắn hạn và trung dài hạn; các ngân hàng khi thẩm định, tài trợ vốn cho DNXLcũng phải chú trọng đến tính chất hoạt động đa ngành, đa nghề của DNXL để quyếtđịnh mức cho vay, điều kiện cho vay phù hợp

Trang 12

1.1.2 Cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Những nét đặc thù trong hoạt động cho vay đối với DNXL

Xuất phát từ đặc trưng hoạt động của Doanh nghiệp xây lắp, nghiệp vụ cho vayphục vụ thi công xây lắp cũng có những đặc điểm riêng:

Thứ nhất, DNXL với vai trò Nhà thầu thi công có nhu cầu vay vốn lưu động để

thanh toán các chi phí phát sinh cho Nhà cung cấp đầu vào khi dòng tiền chủ đầu tưthanh toán cho các Nhà thầu và dòng tiền Nhà thầu phải thanh toán cho các Nhà cungcấp là không trùng khớp nhau

Đối tượng cho vay vốn lưu động phục vụ thi công xây lắp là những chi phí trựctiếp liên quan và phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các Hợp đồng thi công xây lắp,

Thứ hai, việc cho vay phải căn cứ trên cơ sở Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp

đã được ký kết giữa Bên nhận thầu và Bên giao thầu; Bên giao thầu có thể chính là Chủđầu tư hoặc là người được Chủ đầu tư ủy quyền Đồng thời, để xác định doanh số cho

Trang 13

vay đối với một công trình cần dựa vào các yếu tố: Giá trị hợp đồng xây lắp công trình;Vốn tự có và huy động khác tham gia vào công trình là bao nhiêu? Lợi nhuận định mứccủa công trình là bao nhiêu? vốn chủ đầu tư ứng trước tiền là bao nhiêu? từ đó xácđịnh doanh số cho vay đối với một công trình

Xuất phát từ đặc điểm này, để đảm bảo chất lượng khoản vay, quản lý được rủi

ro tín dụng, các ngân hàng thường phải thực hiện cho vay theo từng công trình, đánhgiá hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ của từng công trình để đưa ra quyết định chovay hay không

Thứ ba, Thời gian cho vay vốn lưu động thường kéo dài hơn thời gian cho vay

của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác (Doanh nghiệp thương mại, sảnxuất kinh doanh khác) Vì đặc điểm của ngành xây lắp là thời gian thi công, nghiệmthu, thanh toán và quyết toán của công trình thường kéo dài, vòng quay vốn lưu độngcủa các doanh nghiệp xây lắp thường lâu hơn vòng quay vốn lưu động của các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

Thứ tư, Nguồn trả nợ vay ngân hàng của DNXL là nguồn vốn thanh toán giá trị

khối lượng hoàn thành công trình, do vậy trước khi cho vay, ngân hàng phải xác định

rõ nguồn vốn thanh toán của từng công trình về cơ cấu nguồn vốn (vay Ngân hàng,Vốn tự có, nguồn vốn khác), thời gian thanh toán, điều kiện thanh toán Sau khi chovay phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, kiểm soát dòng tiền thanh toán để thu hồi

nợ vay Vì vậy, ngoài DNXL, ngân hàng phải tăng cường mối liên hệ đối với Chủ đầu

tư, thường xuyên tiến hành đối chiếu công nợ giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để biếtđược nguồn thu của Công trình

Ngoài ra, để bám sát nguồn tiền thanh toán công trình, Ngân hàng cho vay cóthể yêu cầu Chủ đầu tư thực hiện chuyển tiền thanh toán cho nhà thầu thi công về tàikhoản tiền gửi của Nhà thầu tại Ngân hàng cho vay Biên bản xác nhận chuyển tiền vềtài khoản của khách hàng tại Ngân hàng có thể ký giữa hai bên đó là Khách hàng vàChủ đầu tư và xuất trình Biên bản đó cho Ngân hàng Tuy nhiên, trong một số trường

Trang 14

hợp để đề phòng Khách hàng và Chủ đầu tư ký lại Xác nhận chuyển tiền thì Biên bảnxác nhận chuyển tiền sẽ được ký 3 Bên giữa Ngân hàng, Khách hàng và Chủ đầu tư.

Thứ bảy, khi cho vay phải thường xuyên kiểm tra tình hình thi công công trình,

tiến độ thi công, thanh toán có đúng theo quy định trong Hợp đồng giao nhận thầu haykhông để từ đó phát hiện ra những khó khăn vướng mắc và có biện pháp ứng xử kịpthời Chất lượng cho vay đối với DNXL sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn xây dựngcủa chủ đầu tư (Bên A) thanh toán cho nhà thầu thi công và chất lượng công trình,phương thức nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư, tiến độ xây dựng

1.1.2.2 Các hình thức cho vay DNXL

Hoạt động cho vay đối với DNXL của ngân hàng có nhiều hình thức đa dạng,việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại mà có thểchia ra các hình thức cho vay khác nhau

a Căn cứ vào thời hạn cho vay

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng vì liên quan mậtthiết đến tính an toàn và sinh lợi của hoạt động tín dụng cũng như khả năng hoàn trảcủa khách hàng Dựa vào căn cứ này, có thể phân chia cho vay đối với DNXL thànhcác loại như sau:

* Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng Cho vay

ngắn hạn đối với DNXL thường bao gồm hai loại sau:

- Cho vay từng lần (cho vay theo món):

+ Đối tượng áp dụng: Đối với khách hàng có quan hệ không thường xuyên, cónguồn thu không ổn định và một số khách hàng có nhu cầu vay theo món khác như vay

bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, vay bắc cầu…

+ Mức cho vay thường được xác định như sau:

Mức cho vay = Chi phí cần thiết cho

SXKD - Vốn tự có - Vốn khác

Trang 15

Chi phí cần thiết cho

Giá trịhợp đồng thicông xây lắp

- Khấu haocơ bản - Thuế - Lợi nhuậnđịnh mức+ Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ có thể được xác định dựa trên cơ sở từng chu kỳsản xuất kinh doanh, hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của khách hàng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng:

+ Đối tượng áp dụng: Đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, cóhiệu quả và có quan hệ vay thường xuyên, tín nhiệm với ngân hàng và có nhu cầu vayvốn theo hạn mức

CF SX cần thiết trong năm KH Vốn tự có Các khoản Hạn mức TD = - - và coi như - huy động

Vòng quay VLĐ tự có khác

Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng - Khấu hao - Thuế - Lợi nhuận Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH cơ bản định mức+ Việc xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu

kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xácđịnh thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp Đối với cho vay thường xuyên thì mứctrả nợ được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do ngân hàng

và khách hàng thoả thuận với nhau

+ Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng cho vay theo hạn mức, khách hàng có thểvừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay song phải đảm bảo số dư nợ không được vượt hạnmức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hạn mức

* Cho vay trung dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Trong đó các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng là cho vay trunghạn, thời hạn từ 60 tháng trở lên là cho vay dài hạn Cụ thể:

+ Cho vay trung hạn đối với DNXL: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng tài trợ cho cáctài sản cố định như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công

Trang 16

+ Cho vay dài hạn đối với DNXL: Từ trên 60 tháng trở lên tài trợ cho các côngtrình xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng như nhà, sân bay, cầu đường, cấp nước đô thị cógiá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.

b. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn của DNXL

- Cho vay vốn lưu động: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản lưu động củaDNXL như chi phí nguyên vật liệu phục vụ thi công xây lắp, chi phí nhân công, chi phíthuê thiết bị máy móc thi công, chi phí sửa chữa nhỏ thiết bị, công cụ phân bổ vào côngtrình

- Cho vay vốn cố định: Là hình thức cho vay để tài trợ cho tài sản cố định củaDNXL như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thi công, văn phòng, trụ sở

c Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay

- Cho vay không có bảo đảm (cho vay tín chấp): Là loại hình cho vay mà ngânhàng cho vay chủ yếu dựa vào uy tín của khách hàng, không đòi hỏi phải có tài sản bảođảm

- Cho vay có bảo đảm: Là loại hình cho vay mà ngân hàng đòi hỏi người vay phải

có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bảo đảm bằng tài sảnhình thành từ vốn vay

1.1.2.2 Quy trình cho vay DNXL

Qui trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việccho vay Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định, có mối liên

hệ chặt chẽ với nhau Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng bộ phậnquan hệ trực tiếp với khách hàng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toánthanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng

Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tíndụng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng, tìm hiểu sơ bộ về ngành nghề sản xuấtkinh doanh của khách hàng, nhu cầu vay, mục đích vay vốn…từ đó CBTD xác định

Trang 17

xem liệu dự án, phương án vay vốn đó có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức củakhách hàng hay không, đề xuất vay vốn có phù hợp với chiến lược phát triển, chínhsách tín dụng của ngân hàng không Nếu phù hợp, CBTD hướng dẫn khách hàng hoànthiện hồ sơ vay vốn, đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệcủa các tài liệu trong hồ sơ.

Thông thường hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp gồm có:

- Đề nghị vay vốn

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (Quyết định thành lập, điều lệ doanh nghiệp,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế, các quyết định bổ nhiệm các chứcdanh…)

- Hồ sơ về khoản vay (hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh củakhách hàng vay vốn hoặc người bảo lãnh; hồ sơ về dự án, phương án vay vốn…)

- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay

Qua các hồ sơ trên, ngân hàng bước đầu có những thông tin sơ bộ về khách hàng

để từ đó bắt đầu tiến hành việc thẩm định cho vay

Bước 2 Thẩm định trước khi cho vay

* Thẩm định khách hàng vay vốn

Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:

- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điềuhành, quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanhnghiệp

- Thẩm định đánh giá năng lực tài chính của khách hàng

- Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình và với cácTCTD khác

- Chấm điểm và xếp loại khách hàng

* Thẩm định dự án/phương án vay vốn của khách hàng

Trang 18

Đây là bước quan trọng nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tàichính của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro

có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay

Đối với cho vay ngắn hạn:

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kỳ trước

- Khả năng tăng trưởng doanh thu, sản lượng kỳ này

- Tình hình nghiệm thu, thanh quyết toán các công trình đã thi công kỳ trước

- Kế hoạch bố trí vốn của các công trình dự kiến thi công ký tới

- Tính toán khả năng tham gia vốn tự có, huy động các nguồn vốn kinh doanh ngắnhạn khác của DNXL

Đối với cho vay trung dài hạn:

- Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư:

 Mục tiêu đầu tư

 Sự cần thiết đầu tư

 Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

 Phương án tiêu thụ sản phẩm

 Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án

- Đánh giá thị trường mục tiêu và khả năng tiêu thụ sản phẩm

- Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào của phương án/dự án

- Đánh giá các nội dung về phương diện kỹ thuật, tổ chức quản lý thực hiện

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

- Đánh giá rủi ro của dự án

* Phân tích đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng dùng các loại tài sản của mình hoặc của bênthứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng

Trang 19

Tài sản bảo đảm là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, được coi là nguồn trả nợthứ hai trong cho vay Cần lưu ý không coi đây là điều kiện duy nhất để quyết định chovay, không xem là phương tiện duy nhất để bảo đảm an toàn vốn vay.

Việc thẩm định bảo đảm tiền vay phải đảm bảo các nội dung chính sau:

- Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm tiền vay

- Phân tích, thẩm định bảo đảm tiền vay: Tuỳ thuộc vào loại tài sản bảo đảm màkiểm tra các yếu tố thích hợp (về nguồn gốc pháp lý, giấy tờ về quyền sở hữu ) vàđịnh giá bảo đảm tiền vay

Bước 3 Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng phải ra quyết định chấp thuận hay không chấpthuận cho vay, lập tờ trình trình lãnh đạo phê duyệt

Việc quyết định cho vay trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích từ khâu thẩmđịnh, ngoài ra còn phải dựa trên các thông tin thu thập được từ thị trường và các cơquan có liên quan, chính sách tín dụng của ngân hàng, khả năng nguồn vốn của ngânhàng…

- Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tàisản bảo đảm Sau khi thực hiện các công việc này, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đãđược phê duyệt và toàn bộ tài liệu cho bộ phận quản lý giải ngân

- Làm thủ tục giao, nhận giấy tờ và tài sản bảo đảm tiền vay

Bước 4 Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

- Giải ngân: Là việc phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã camkết theo hợp đồng tín dụng Trước khi thực hiện giải ngân như phê duyệt, CBTD quản

lý giải ngân phải xác nhận rằng các tài liệu và điều kiện đã được đáp ứng đầy đủ.CBTD quản lý giải ngân chịu trách nhiệm nhận hồ sơ kèm chứng từ thanh toán củakhách hàng, kiểm tra các căn cứ phát tiền vay theo qui định Việc phát tiền vay phải

Trang 20

đảm bảo nguyên tắc có hàng hoá, dịch vụ đối ứng, phù hợp với mục đích vay vốn, cóhoá đơn, chứng từ cung cấp hàng hoá, dịch vụ của bên bán hàng…

- Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc saukhi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảohiệu quả và hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thíchhợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết Việc kiểm tra giámsát có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất, một lần hoặc nhiều lần tuỳ theo độ antoàn của khoản vay

Bước 5 Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh

- Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí: CBTD theo dõi việc thu nợ, thu lãi, phí (nếu có)theo từng hợp đồng tín dụng đã ký Định kỳ thống kê các khoản vay đến hạn trả

- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay:

+ Trả nợ trước hạn: CBTD xem xét yêu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng hoặcyêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn trong các trường hợp sau: Khách hàng cân đốiđược nguồn vốn trả nợ trước hạn theo qui định trong hợp đồng tín dụng; bám sát quátrình luân chuyển vốn của khách hàng, nếu vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay kếtthúc quá trình luân chuyển có thể yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn; phát hiện kháchhàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích

+ Gia hạn

+ Chuyển nợ quá hạn

+ Xử lý thu hồi nợ quá hạn

+ Xử lý các phát sinh khác: giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ

+ Phát mại tài sản cầm cố, thế chấp

Bước 6 Thanh lý hợp đồng tín dụng

Khi khoản cho vay được thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay thì coi như nghĩa vụcủa khách hàng với ngân hàng đã được thực hiện, ngân hàng sẽ làm thủ tục thanh lý

Trang 21

hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lập biên bản giao nhận tài sản (nếu có), đồng thờitất toán khoản vay, chuyển hồ sơ cho vay vào lưu trữ.

1.2 Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp

Chất lượng cho vay đối với DNXL của ngân hàng thương mại là một thuật ngữphản ảnh mức độ an toàn và khả năng sinh lời của hoạt động cho vay đối với doanhnghiệp xây lắp mang lại cho ngân hàng; đồng thời nó cũng phản ảnh sự thỏa mãn củakhách hàng là DNXL về nhu cầu vốn, thời gian đáp ứng, tiện ích… trong hoạt động

cho vay của ngân hàng.

Để đánh giá chất lượng cho vay đối với DNXL của ngân hàng thương mại mộtcách hoàn toàn chính xác là một công việc không dễ bởi nó đòi hỏi phải xem xét trênnhiều mặt, thông qua sự tổng hợp kết quả phân tích nhiều chỉ tiêu khác nhau Trongphạm vi bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích chất lượng cho vay đối vớiDNXL nhằm phục vụ hoạt động thi công xây lắp dưới giác độ của ngân hàng:

+ Chất lượng cho vay trước hết được đánh giá qua tính an toàn của khoản cho vayhay khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng Vốn cho vay ra phải được hoàn trả đầy

đủ, đúng hạn

+ Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanhtiền tệ, thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngânhàng, do đó ngoài việc đảm bảo an toàn vốn vay thì việc gia tăng lợi nhuận là mục tiêu

mà các NHTM luôn hướng tới Vì vậy Ngân hàng phải xem xét sao cho cân bằng giữalợi nhuận thu được và rủi ro dự kiến xảy ra

+ Chất lượng cho vay còn được đánh giá trên cơ sở vốn vay của ngân hàng hỗ trợ

và thúc đẩy các DNXL phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, tín dụng ngânhàng góp phần mở rộng khách hàng, mở rộng thị phần để đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh dịch vụ, tối ưu hoá lợi nhuận ngân hàng

Trang 22

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay đối với DNXL

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

- Cho vay DNXL được thực hiện theo đúng qui trình cho vay: Qui trình cho vay

là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cho vay Việc thực hiệnđúng qui trình cho vay hay không sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tính an toàn và khả năngsinh lời của khoản vay, do đó, đây là một tiêu thức để đánh giá chất lượng cho vay củangân hàng

- Thời gian xét duyệt một khoản cho vay đối với DNXL kể từ khi tiếp nhận hồ sơ:Các DNXL thường xuyên phải vay vốn ngân hàng (nhất là vốn ngắn hạn) để đáp ứngnhu cầu vốn thu mua nguyên nhiên vật liệu, trả lương công nhân… phục vụ cho việcthi công công trình Vì vậy, thời gian xét duyệt các khoản cho vay cũng là nhân tố ảnhhưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, đến khả năng thực hiện hợp đồng, khả nănghoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của DNXL

- Mức độ hài lòng của DNXL đối với hoạt động cho vay của ngân hàng

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

- Tổng dư nợ cho vay DNXL và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNXL:

Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay DNXL phản ánh quy mô cho vay đối với DNXL, là

con số tuyệt đối nói lên quy mô của hoạt động này tại ngân hàng Trong khi đó, tốc độtăng trưởng dư nợ cho vay DNXL lại thể hiện khả năng mở rộng quy mô và các hìnhthức cho vay qua các thời kỳ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNXL được tính theocông thức:

Dư nợ kỳ n – Dư nợ kỳ (n-1) Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNXL= x 100%

Dư nợ kỳ (n-1)

Trang 23

Nếu tổng dư nợ cho vay DNXL cao cho thấy ngân hàng đã tạo được uy tín đối vớicác DNXL, đã và đang mở rộng thị phần trong ngành XDCB và có khả năng tiếp thịkhách hàng DNXL tốt hơn Tuy nhiên tăng trưởng cho vay đối với DNXL phải phùhợp với khả năng về vốn, quản lý rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, côngnghệ của ngân hàng Việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNXL vượt quá khả năngcủa ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và việc ngân hàng không đủ điều kiện nguồn lực

để kiểm soát chặt chẽ các khoản vay sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động chovay

- Tỷ trọng dư nợ cho vay DNXL/ Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, phản ánh vị trí của hoạt động cho vay đối vớiDNXL trong hoạt động cho vay chung của ngân hàng Tổng dư nợ cho vay đối vớiDNXL cao và tăng trưởng cho thấy ngân hàng đã và đang mở rộng thị phần trongngành xây lắp Ngược lại, dư nợ cho vay đối với DNXL qua các năm giảm chứng tỏchính sách thu hẹp tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp của ngân hàng

Chỉ tiêu tổng dư nợ đối với DNXL cần xem xét kết hợp với chỉ tiêu tỷ trọng dư nợDNXL/tổng dư nợ để đánh giá đầy đủ hơn về tình hình tăng trưởng cho vay DNXL.Bởi vì chỉ tiêu dư nợ cho vay mới chỉ phản ánh sự tăng trưởng tuyệt đối nhưng nếu dư

nợ cho vay DNXL tăng với tốc độ thấp hơn tổng dư nợ thì tỷ trọng này lại giảm Điềunày còn phụ thuộc chủ yếu vào chính sách cho vay của ngân hàng giai đoạn đó là mởrộng hay thu hẹp cho vay DNXL

- Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL

Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL = Dư nợ quá hạn DNXL /Tổng dư nợ DNXL

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN : “nợ quá hạn là khoản nợ mà một

phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” Một khoản vay không trả đầy đủ,

đúng hạn như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì trở thành nợ quá hạn

Trang 24

Theo thời gian, Nợ quá hạn được chia thành: nợ quá hạn dưới 90 ngày; nợ quáhạn từ 90 - 180 ngày; nợ quá hạn từ 180 - 360 ngày; nợ quá hạn trên 360 ngày.

Theo khả năng thu hồi, có thể chia nợ quá hạn thành nợ quá hạn có thể thu hồi(nợ quá hạn thông thường), nợ quá hạn có thể thu hồi một phần (nợ khó đòi) và nợ quáhạn không có khả năng thu hồi

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượngtín dụng của ngân hàng, phản ánh những rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàngphải đối mặt Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cho thấy sự an toàn của cáckhoản vay không được bảo đảm, rủi ro là lớn làm đình trệ quá trình luân chuyển vốn,như vậy sẽ khiến ngân hàng không hoàn thành được nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạtđộng, dự án hay các doanh nghiệp khác Tuy nhiên, phải thừa nhận sự tồn tại của nợquá hạn là tất yếu, không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng; Ngân hàng phải chấpnhận nợ quá hạn, cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý

Tỷ lệ nợ quá hạn được xem là cao hay thấp cần so sánh với tỷ lệ chung củangành và tỷ lệ chấp nhận của chính ngân hàng Theo các nghiên cứu và khuyến nghịcủa WorldBank thì tỷ lệ nợ quá hạn có thể chấp nhận được là dưới 3%, có nghĩa rằng

đó là mức tối đa đặt ra cho các nhà quản lý chú ý cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả củakhoản cho vay

- Lãi treo: Càng thấp càng tốt Tương tự như chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu

này cũng thể hiện chất lượng và hiệu quả của công tác cho vay DNXL Chỉ tiêu nàycàng cao thì chất lượng cho vay DNXL càng thấp và ngược lại Tỷ lệ này cao có nghĩa

là số lãi cho vay đến hạn trả chưa thu được từ các dự án là cao dẫn đến chất lượng thu

nợ lãi thấp, ảnh hưởng đến hoạt động khác của Ngân hàng Lãi treo và nợ quá hạn cao

là một trong các biểu hiện của chất lượng thẩm định, cho vay đầu tư dự án kém Quátrình tìm hiểu các dự án thiếu thông tin minh bạch, cán bộ thẩm định thiếu kinh nghiệm

Trang 25

cũng như tìm hiểu không kỹ càng về khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, dự án Tất cả dẫn đến các quyết định cho vay và giải ngân sai, khiến chonguồn vốn bị sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí và tổn thất Nghiên cứu và cải thiện

2 chỉ tiêu này là nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng, không chỉ giúp ngân hàng hoạtđộng tốt hơn mà còn tạo môi trường đầu tư xuất nhập khẩu hiệu quả và minh bạch hơn

- Tỷ lệ nợ xấu của DNXL

Tỷ lệ nợ xấu DNXL = Dư nợ xấu DNXL/tổng dư nợ DNXL

Nợ xấu là các khoản nợ được xếp từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo định quyết định

493 của Ngân hàng Nhà nước Cụ thể:

Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) bao gồm: các khoản nợ mà tổ chức tín dụng

đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợ nàyđược đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi

Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất

cao

Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): là các khoản nợ được tổ chức tín dụng

đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn

Tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt Tuy nhiên, rủi ro là tất yếu của quá trình kinhdoanh, do vậy, ngân hàng luôn chấp nhận một mức rủi ro nhất định và thường xuyênkiểm soát các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi córủi ro xảy ra Ngân hàng tiến hành phân loại nợ và kiểm soát đối với các khoản nợ dướichuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn - đây là những khoản nợ xấu của ngânhàng Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến các khoản nợ đặc biệt lưu ý (nợ nhóm2) vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoảnnày dễ bị chuyển thành nợ xấu

Trang 26

- Tỷ lệ dự phòng: Là tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm

của DNXL so với tổng dư nợ cho vay các DNXL:

Tỷ lệ phân bổ dự phòng

RRTD hàng năm của

DNXL(%) =

Dự phòng RRTD hàng năm của DNXL x 100%

Dự phòng chung được trích lập và duy trì bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ

từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo phân loại nợ tại Điều 6 hoặc Điều 7 QĐ 493

Dự phòng cụ thể được trích như sau: tỷ lệ dự phòng được trích lập theo các nhóm

- Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với DNXL có tài sản bảo đảm

Tỷ lệ dư nợ cho vay DNXL có tài sản bảo đảm = Dư nợ cho vay DNXL có tài sảnbảo đảm /Tổng dư nợ DNXL

Tỷ lệ này càng cao càng tốt Tài sản bảo đảm của các DNXL chủ yếu là máymóc thiết bị thi công, phương tiện vận tải, giá trị nhà xưởng, khối lượng xây dựng cơ

Trang 27

bản hoàn thành… Tài sản bảo đảm không phải là căn cứ duy nhất để ngân hàng xemxét cho vay Tuy nhiên đây là một trong những công cụ để nâng cao trách nhiệm đốivới nghĩa vụ trả nợ của người vay và giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Do vậy, Ngân hàng cần xây dựng quy trình định giá, kiểm tra tài sản bảo đảm dànhriêng cho tài sản bảo đảm đối với DNXL nhằm đảm bảo an toàn vốn vay

- Lợi nhuận và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL/ tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay của ngân hàng

Chất lượng cho vay đối với DNXL ngoài yêu cầu an toàn còn cần tạo ra lợinhuận Nếu một khoản cho vay chỉ thu được gốc mà không thu được lãi thì sẽ khôngtạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, không bù đắp được những chi phí mà ngân hàng bỏ ra

để huy động vốn và các chi phí khác Do vậy, việc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ

trọng lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL/ tổng lợi nhuận từ hoạt động cho

vay của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với đánh giá chất lượng tín dụng củangân hàng

Việc phân tích các chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạtđộng cho vay đối với DNXL của ngân hàng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay,qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng củahoạt động này

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Đây là nhóm các nhân tố từ phía ngân hàng cho vay, liên quan đến tổ chức quản

lý hoạt động cho vay đối với DNXL của Ngân hàng thương mại Nó có vai trò quantrọng, trực tiếp ảnh hưởng đến chât lượng cho vay đối với DNXL

- Chính sách cho vay của ngân hàng

Trang 28

Chính sách cho vay của một ngân hàng là hệ thống các chủ trương, đường lối liênquan đến việc mở rộng hoặc hạn chế cho vay trong từng thời kỳ để đạt được mục tiêu

đã được hoạch định, hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay, đồngthời tuân thủ tốt qui định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khảnăng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở mở rộng và nâng cao được chất lượngcho vay Mỗi NHTM đều có đặc điểm riêng, vì vậy muốn chất lượng cho vay nóichung và chất lượng cho vay đối với DNXL nói riêng được nâng cao phải xây dựngchính sách cho vay phù hợp với ngân hàng mình trong từng giai đoạn cụ thể

- Quy trình cho vay

Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiệntheo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc tiếp nhận hồ sơ vay vốncủa khách hàng đến khi thu nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn vay Quy trình cho vay hợp

lý sẽ giúp cán bộ tín dụng có được chuẩn mực trong hoạt động của mình Do đó, Chấtlượng cho vay đối với DNXL sẽ phụ thuộc vào việc lập ra một qui trình cho vay đốivới DNXL đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đảm bảo thực hiệnđầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình

- Chất lượng thông tin

Thông tin rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vựcngân hàng, nó là cơ sở để xem xét quyết định cho vay và theo dõi, quản lí khoản chovay Hoạt động cho vay đối với DNXL thường gặp khó khăn trong việc thu thập thôngtin về năng lực tài chính, năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp…dẫn đến việcđánh giá sai về khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng Chính vì vậy việcnắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời là một yếu tố quan trọng trong việcphân tích, nhận định thị trường, khách hàng… để đưa ra các quyết định đúng đắn Chấtlượng cho vay đối với DNXL chỉ có thể được nâng cao khi ngân hàng có những nguồn

Trang 29

thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để dự đoán và đề ra các biện pháp ngăn ngừaphòng chống rủi ro.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay

Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động cho vay đóng vai trò đặc biệt quantrọng Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Ban lãnh đạo ngân hàng sẽ nắmđược tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong lĩnh vực cho vay DNXL,những thuận lợi, khó khăn cũng như việc chấp hành những qui định pháp luật, nộidung, qui chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp Ban lãnh đạo cónhững đường lối, chủ trương đúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, pháthuy những nhân tố thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh doanh Chất lượng cho vayDNXL phụ thuộc vào việc chấp hành những quy chế, thể lệ, chính sách và mức độ kịpthời phát hiện sai sót cũng như những nguyên nhân dẫn đến sai sót lệch lạc trong quátrình thực hiện các khoản cho vay

- Trang thiết bị, công nghệ ngân hàng

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vấn đề trang thiết bị, công nghệ

là một trong những điều kiện tiên quyết để ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh trongmọi hoạt động Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lí, kiểm tra, kiểmsoát nội bộ Đặc biệt với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiện nay cáctrang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin về các DNXL, thị trườngtrong tương lai và xử lí thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác, thiết lập tốt mốiliên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận Trên cơ sở đó có quyết định cho vayđúng đắn nhanh chóng, thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng diễn ra mạnh mẽ với chất lượngcao hơn

- Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Trang 30

Đây có thể coi là yếu tố quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến sự thành bạicủa không chỉ hoạt động cho vay DNXL mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Cán bộ tín dụng là đối tượng liên quan trực tiếp đến các khâu của quy trình cho vay từkhi tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến khi tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng vì vậy tất

cả các nhân tố từ trình độ chuyên môn nghiệp vụ đến phẩm chất đạo đức của cán bộcho vay DNXL đều có ảnh hưởng đến chất lượng cho vay DNXL của ngân hàng Nếu cán bộ tín dụng có kiến thức vững vàng về lĩnh vực xây lắp, có khả năng đưa

ra những nhận định sát thực về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tàichính cũng như thẩm định hiệu quả và tính khả thi của dự án, phương án vay vốn củacác khách hàng là DNXL sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro, nắm bắt đượcnhững cơ hội tốt để cho vay và tất yếu sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhậpkhẩu của ngân hàng Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng hạn chế về năng lực chuyên môn

có thể đánh giá không đúng về khách hàng, không nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn haydấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng

và do vậy có thể ra quyết định cho vay sai lầm, mang lại rủi ro cho ngân hàng

Ngoài ra, bộ phận cho vay thường là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khảnăng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp,kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghềnghiệp không tốt sẽ nảy sinh những tiêu cực, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tớichất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng Vì vậy, vấn đề đạo đứcnghề nghiệp của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng càng phải được coi trọng trong việcnâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Đây là các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, nằm ngoài phạm vi kiểm soátcủa ngân hàng Các nhân tố này có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cho vay đối vớiDNXL

Trang 31

* Khách hàng vay vốn

Khách hàng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chovay nói chung và cho vay DNXL nói riêng bởi họ là người cung cấp hồ sơ về khoảnvay và là người trực tiếp sử dụng khoản vay để đưa vào sản xuất kinh doanh, thực hiệnchi trả cho ngân hàng Tính xác thực, khách quan, trình độ lập kế hoạch kinh doanh, dự

án đầu tư và cung cấp những thông tin liên quan của khách hàng và việc khách hàng sửdụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hay không ảnh hưởng lớn đến quyết định chovay và chất lượng của khoản vay Để đạt được điều đó bản thân khách hàng cũng cầnphải chú trọng đến nhiều khía cạnh khác nhau như: trình độ, đạo đức của đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với các DNXL đòi hỏi một đội ngũ quản lý có trình độ, trách nhiệm caovới công việc, một hệ thống quản lý có trật tự nhằm thuận lợi trong việc điều độngnhững vị trí khác nhau trong khi tiến hành thi công một công trình xây dựng cơ bảnnhiều hạn ngạch, nhiều công đoạn Những sự thay đổi của thị trường đầu vào, đầu ra,của công nghệ, thị hiếu trong từng giai đoạn cụ thể không được tính toán trước có thểgây ra các sự cố bất ngờ cho kế hoạch thi công và là nguyên nhân chính làm giảm chấtlượng sử dụng vốn vay Tìm kiếm được một cơ chế quản lý phù hợp, một biện phápquản lý linh hoạt, có khoa học trong việc thi công xây lắp sẽ đảm bảo khá chính xáchiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và ngược lại Ngoài ra, trình độ vàđạo đức của người lãnh đạo cũng có tác động rất lớn đến việc sử dụng vốn vay cũngnhư mong muốn trả nợ của doanh nghiệp từ đó tác động đến chất lượng của khoản tíndụng

* Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

Chủ trương đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước là kim chỉ nam địnhhướng cho mục tiêu phát triển trong ngắn hạn cũng như dài hạn của Ngân hàng Căn cứ

Trang 32

vào chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng dựa vào cácchỉ tiêu, cơ cấu của ngành xây dựng, DNXL sẽ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuấtkinh doanh của mình Mục tiêu phát triển của Ngân hàng không thể nằm ngoài mụctiêu phát triển chung của đất nước.

* Sự phát triển của nền kinh tế

Một nền kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng hoạt động,hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, có đội ngũ cán bộ có trình độ cao từ đó nâng caochất lượng các khoản tín dụng Nền kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện cho doanhnghiệp trong đó có doanh nghiệp xây lắp làm ăn có hiệu quả, do đó hoạt động cho vay

và đi vay của DNXL cũng tăng lên Ngược lại khi nền kinh tế trì trệ, chậm phát triểnthì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và doanh nghiệp cũng bị thu hẹp, hoạt độngtín dụng gặp nhiều khó khăn

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, khi nền kinh tế phát triển với tốc độ quá nhanh,nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên, dẫn đến sự xuất hiện nhiều DNXL cùng với

sự biến động của thị trường bất động sản sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốnvay của Ngân hàng Ngoài ra khi nền kinh tế phát triển sẽ có nhiều Ngân hàng thươngmại hình thành, vì vậy mỗi Ngân hàng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đócác điều kiện tín dụng sẽ được nới lỏng nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất

* Môi trường pháp lý

Bất cứ một thành phần kinh tế nào khi hoạt động trong nền kinh tế của ViệtNam đều phải tuân theo pháp luật của nước Việt Nam Và các DNXL cũng như cácNHTM cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp lý

Nếu môi trường pháp lý thể hiện được sự đồng bộ, nhất quán, ổn định thì mới cóthể tạo điều kiện thuân lợi cho các ngân hàng thúc đẩy chất lượng tín dụng Một hệthống pháp luật tiên tiến sẽ giúp cho các DNXL có điều kiện phát triển, làm cho giao

Trang 33

dịch giữa Ngân hàng và khách hàng được diễn ra dễ dàng Ngược lại nếu hệ thống vănbản pháp lý không đồng bộ sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc cho vay vốn vàkhó khăn cho DNXL trong việc làm ăn và đi vay vốn của Ngân hàng.

* Môi trường xã hội- chính trị

Chính trị xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện để kinh tế phát triển, tạo điều kiện choviệc đầu tư, phát triển, xây dựng đất nước Ngược lại, trong tình hình chính trị xã hộikhông ổn định thì không chỉ riêng các doanh nghiệp mà cả các ngân hàng cũng khó cóthể yên tâm tập trung vào đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là mở rộng chovay và đảm bảo chất lượng cho vay Hơn nữa, sự bất ổn về chính trị xã hội sẽ dẫn đếnmất lòng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ảnhhưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay đối với DNXL nóiriêng

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình hoạt động vàtrưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳxây dựng và phát triển của đất nước:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

Từ khi thành lập cho đến khi chính thức mang tên là Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam như hiện nay, ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn vớitên gọi và chức năng nhiệm vụ khác nhau Trong suốt thời kỳ từ năm 1957 đến năm

1989, nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xâydựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước Đầu nhữngnăm 90, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tậptrung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhiệm vụ của BIDVđược thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu

kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư pháttriển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắpphục vụ đầu tư phát triển Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1995 mới là mốc đánh dấu sựchuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân

Trang 35

hàng thương mại, giữ vai trò chủ lực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, góp phần xâydựng đất nước, phát triển kinh tế Đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

đã trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với qui môkhông ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững, tạo ra tiền đề để bước vào giai đoạnmới với những đổi mới rất cơ bản và những kết quả quan trọng như:

- Là Ngân hàng chủ lực trong phục vụ đầu tư phát triển, Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng - là Ngân hàng hàng đầu trong việccung ứng vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế, góp phần công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước

- Cùng với các Ngân hàng quốc doanh Việt Nam là lực lượng chủ lực thực thichính sách tiền tệ quốc gia

- Kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả cao, an toàn hệ thống, tuân thủ phápluật và chủ động hội nhập quốc tế Làm đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước

- Chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam và tiếp tục giatăng

- Xây dựng được nền tảng công nghệ thông tin, ban đầu đáp ứng được hoạtđộng Ngân hàng, làm cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ Ngân hàng để nâng cao sứccạnh tranh

- Tạo dựng và củng cố được một hệ thống kế toán trong sạch làm cơ sở choquản trị điều hành

- Đã tạo dựng và dịch chuyển được cơ cấu tài sản theo hướng bền vững, hợp lý,củng cố và xây dựng được nền tài chính lành mạnh

Về mô hình tổ chức, BIDV được tổ chức thành 4 khối: Khối ngân hàng với 108chi nhánh cấp 1 và 1 sở giao dịch tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; Khối công

ty gồm 5 công ty độc lập; Khối liên doanh gồm 05 Ngân hàng và Công ty; Khối đơn vị

Trang 36

sự nghiệp (gồm Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm đào tạo) Có thể mô tả

sơ bộ cơ cấu tổ chức, sơ đồ bộ máy quản lý của BIDV thông qua 02 sơ đồ sau:

Trang 37

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức theo hệ thống

108 CHI NHÁNH

CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV (BIC)

SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH

CÔNG TY LIÊN DOANH THÁP BIDV Trụ sở chính tại Hà Nội

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT NGA

Trụ sở chính tại Hà Nội

KHỐI NGÂN HÀNG

KHỐI LIÊN DOANH

NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO-VIỆT (LAO-VIET BANK)

Trụ sở chính tại Vientiane, CHDCND Lào

CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN

(BAMC)

KHỐI CÔNG TY

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II (BLC II)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC) CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)

1 SỞ GIAO DỊCH

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)

Trang 38

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (Chủ tịch, các uỷ viên HĐQT)

BAN ĐIỀU HÀNH (TGĐ, Các PTGĐ)

Trưởng các Ban, phòng tại Hội sở chính

Ban Kiểm soát

Các đơn

vị sự nghiệp

Các Liên doanh

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc Trung tâm

Tổng Giám đốc, PTGĐ Liên doanh

Giám đốc Trung tâm

HĐQT Liên doanh

Phòng, ban Liên doanh

Phòng ban Trung tâm

Phòng ban Chi nhánh,

Trang 39

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.2.1 Kết quả kinh doanh

Phát huy những thành tựu đã đạt được trong nhiều năm, trong giai đoạn

2007-2009 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởngkhả quan Tổng tài sản đến 31/12/2009 đạt 296.432 tỷ đồng, tăng 20% so với31/12/2008 Lợi nhuận trước thuế năm 2009 là 2.817 tỷ đồng, tăng 42% so với31/12/2008

Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009

Đvt: triệu đồng

2 Tổng vốn chủ sở hữu 11.635 13.466 17.639

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007 – 2009 của BIDV)

Cùng với việc tăng tổng tài sản thì vốn chủ sở hữu của BIDV cũng được bổ sungtương ứng; Tính đến 31/12/2009, tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng là 17.639 tỷđồng, trong đó vốn điều lệ là 10.498 tỷđ; hệ số CAR của Ngân hàng theo báo cáo tàichính quốc tế đạt 7,55%, theo báo cáo tài chính chuẩn mực Việt Nam là 9,53%

2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 252.259 tỷ đồng, tăng 47.984 tỷ đồng

so với 31/12/2008, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2009 là 23%, giảm30% so với năm 2008

Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007 - 2009

Trang 40

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

187.280 74Tiền vay 11.980 7 24.334 12 36.829 15Phát hành giấy tờ có giá 20.964 12 15.130 7 28.150 11Thị phần huy động vốn (%) 16,2 13,3 12,4

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2007 – 2009 của BIDV)

Năm 2009 thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt.Trong năm để chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHNN thực hiện chínhsách tiền tệ nới lỏng, đồng thời Chính phủ thực hiện gói chính sách kích cầu hỗ trợ lãisuất Quy mô tín dụng tăng lớn hơn quy mô tăng trưởng nguồn vốn dẫn đến khó khăntrong thanh khoản, áp lực cạnh tranh chia sẻ thị phần khiến các ngân hàng suy giảm tốc

độ tăng trưởng huy động vốn Trong tình hình chung của nền kinh tế, các chỉ tiêu vềtăng trưởng tiền gửi, huy động vốn năm 2009 của BIDV đều giảm so với năm 2009.Tuy nhiên, Ngân hàng đã chấp hành nghiêm túc các qui định của Ngân hàng nhà nước,bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quảđảm bảo giữ được nền vốn, đáp ứng các yêu cầu an toàn về thanh khoản theo quy địnhcủa NHNN và đáp ứng đủ nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh Cụ thể là:

- Triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng, đáp ứng nhu cầu củakhách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá, triển khai sảnphẩm ổ trứng vàng, sản phẩm tiết kiệm rút dần…

- Triển khai ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện với một số tập đoàn, tổng công tylớn về huy động vốn, kết hợp với tín dụng và cung cấp dịch vụ…

- Đa dạng hoá đối tượng khách hàng

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Tác giả: David Cox
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 1997
2. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Tác giả: Fredric S.Mishkin
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Năm: 2001
3. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2008), Quy định về Chức năng nhiệm vụ, Quy trình cấp tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy định về Chức năng nhiệm vụ, Quy trình cấp tín dụng
Tác giả: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Năm: 2008
4. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính 2004
Năm: 2004
9. TS. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng
Tác giả: TS. Tô Kim Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2004
5. TS Phan Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội Khác
6. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008,2009), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Khác
7. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2005, 2006, 2007, 2008,2009), Báo cáo thường niên Khác
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngân hàng Khác
10. Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Các số năm 2006, 2007, 2008 và 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Cho vay trung dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Trong đó các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng là cho vay trung  hạn, thời hạn từ 60 tháng trở lên là cho vay dài hạn - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
ho vay trung dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Trong đó các khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng là cho vay trung hạn, thời hạn từ 60 tháng trở lên là cho vay dài hạn (Trang 15)
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức theo hệ thống - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức theo hệ thống (Trang 37)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV (Trang 38)
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 39)
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 (Trang 39)
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV STTCHỈ TIÊUNăm 2007 Năm  2008 Năm 2009 - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV STTCHỈ TIÊUNăm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (Trang 42)
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về quy mô và cơ cấu tín dụng của BIDV (Trang 42)
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV (Trang 43)
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV (Trang 43)
Bảng 2.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.7 Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV (Trang 44)
Bảng 2.7: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.7 Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV (Trang 44)
Bảng 2.7-Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.7 Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 (Trang 49)
Bảng 2.7-Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.7 Tình hình dư nợ của DNXL giai đoạn 2007-2009 (Trang 49)
Bảng 2.8- Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2007-2009 - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn của DNXL giai đoạn 2007-2009 (Trang 50)
Bảng 2.9- Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.9 Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian (Trang 51)
Bảng 2.9 -  Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.9 Phân loại Nợ quá hạn của DNXL theo thời gian (Trang 51)
Bảng 2.10- Nhóm nợ - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.10 Nhóm nợ (Trang 53)
Bảng 2.10 - Nhóm nợ - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.10 Nhóm nợ (Trang 53)
Bảng 2.11- Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.11 Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp (Trang 54)
Bảng 2.11- Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.11 Nợ xấu của Doanh nghiệp xây lắp (Trang 54)
Bảng 2.13- Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.13 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNXL (Trang 56)
Bảng 2.14- Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.14 Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL (Trang 57)
Bảng 2.14- Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL - Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.DOC
Bảng 2.14 Quy mô lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNXL (Trang 57)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w