1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005

71 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 907 KB

Nội dung

Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế là những vấn đề tương đối mới và đang thu hút được khá nhiều sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của các nhà hoạch định chính sách. Mối quan hệ này càng được đặc biệt chú ý hơn trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế tăng nhanh và có những thay đổi lớn trong nửa cuối thập kỉ XX và đầu thập kỉ XXI. Sự thay đổi của bối cảnh quốc tế và khu vực đã kéo theo những thay đổi về quan niệm và chiến lược trong gìn giữ và đảm bảo an ninh của quốc gia và khu vực. Nghiên cứu các vấn đề về chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế trong điều kiện mới, trong đó có an ninh kinh tế vì thế là rất cần thiết và hữu ích cho việc đưa ra các chính sách phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh quốc tế và môi trường an ninh mới, đặc biệt là thời kì hậu chiến tranh lạnh, cách tiếp cận an ninh truyền thống thiên về sức mạnh quân sự và chủ quyền quốc gia đã không đủ cơ sở khoa học để phản ánh hết hàm ý an ninh từ những thay đổi kinh tế - xã hội nhanh chóng do làn sóng toàn cầu hoá tạo ra, cũng như không đủ khung khổ phân tích các thách thức mới nổi lên đối với những tác nhân ở cấp độ thấp hơn nhà nước - dân tộc như các nhóm cộng đồng sắc tộc – tôn giáo hay người dân thường nói chung. Cách tiếp cận an ninh truyền thống không đủ khung khổ giải pháp để đối phó với các hình thái đe doạ mới, xuất hiện từ trong lòng mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng song lại có quy mô, mạng lưới toàn cầu như là “hiệu ứng”của sự lan truyền xuyên quốc gia như: khủng hoảng kinh tế, tội phạm xuyên quốc gia và chủ nghĩa khủng bố toàn cầu… Khu vực Đông Á nói chung và khu vực ASEAN nói riêng là tập hợp của sự đa dạng (nhiều khác biệt) về bản sắc văn hoá, hệ thống chính trị và cấp độ phát triển. Do đó cách tiếp cận về vấn đề an ninh phi truyền thống của các quốc gia trong khu vực này cũng hết sức đa dạng. Tiếp cận an ninh phi truyền thống của Inđônêxia và Thái Lan thường đặt trong môi trường bất bình đẳng và đói nghèo cao ở hai nước này, trong khi tính dễ tổn thương về địa – chính trị hay địa - chiến lược lại luôn được đề cập trong tiếp cận an ninh kinh tế của Singgapo hay Đài Loan. Còn đối với Trung Quốc hay Việt Nam, an ninh phi truyền thống gắn chặt với sự sinh tồn của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Do vậy, có thể thấy rằng mục đích cuối cùng Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 1 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ của đảm bảo an ninh phi truyền thống đối với từng quốc gia trong khu vực là khác nhau. Cũng tương tự như vậy, mức độ ưu tiên và đối sách của mỗi quốc gia sẽ khác nhau đối với từng vấn đề an ninh phi truyền thống. Các vấn đề của phát triển như phân phối phúc lợi, quản lí xã hội, sức khoẻ và giáo dục sẽ trở thành vấn đề an ninh phi truyền thống khi chúng đạt tới những “ngưỡng khủng hoảng”. Ngưỡng này xuất hiện khi sự an sinh của mỗi người dân, sự ổn định và gắn kết của xã hội hay nhóm cộng đồng bị giảm sút hay phá vỡ. Và tình trạng kém phát triển của mỗi quốc gia hay nhóm cộng đồng không chỉ là nguy cơ trực tiếp đối với an sinh của mỗi người dân mà rất có thể trở thành những mối đe doạ mang tính xuyên quốc gia, đe doạ nền hoà bình và sự ổn định quốc tế. Với những lí do trên, và được sự giúp đỡ của Th.s Nguyễn Đăng Chúng, tôi đã mạnh dạn đi nghiên cứu đề tài: “Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 - 2005”, với mong muốn đóng góp sức mình cho quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng như việc thu hẹp khoảng cách phát triển của các quốc gia trong khu vực ASEAN. II. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 1. Mục đích Vì đề tài nghiên cứu về tác động của chênh lệch phát triển con người tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 – 2005 là một vấn đề tương đối khó khăn và mới mẻ, nhất là đối với một sinh viên còn thiếu kiến thức và hiểu biết như tôi. Do vậy, mục đích của đề tài là làm rõ những khái niệm an kinh tế trong hệ thống khái niệm về an ninh phi truyền thống, phân tích thực trạng của các nước trong khu vực ASEAN, xem xét sự tác động của chênh lệch phát triển đến an ninh kinh tế qua các kênh khác nhau, và đưa ra các đề xuất về phương thức thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế trong phạm vi quốc gia và khu vực. Vì là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong một lĩnh vực mới mẻ, nên đề tài này không tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tác động và ảnh hưởng của chênh lệch phát triển đến an ninh kinh tế. Để giải quyết triệt để các vấn đề quan trọng như trên đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu, theo dõi dài hơn, liên tục và luôn cập nhật những thay đổi, những xu hướng mới và hiện tượng mới trên thực thế. Trên tinh thần đó, đề tài này chỉ tập trung làm rõ một cách có hệ thống các khái niệm về an ninh phi truyền thống, đặc biệt chú trọng đến an ninh kinh tế, xem xét các khoảng cách chênh lệch phát triển trong Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ khu vực ASEAN, tìm hiểu các tác động chính của chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN đến đảm bảo an ninh kinh tế mà chưa đánh giá một cách toàn diện tác động của an ninh kinh tế tới chênh lệch phát triển. 2. Nhiệm vụ của để tài - Tập trung làm rõ một cách có hệ thống các khái niệm về an ninh phi truyền thống, đặc biệt chú trọng đến an ninh kinh tế - Xem xét khoảng cách chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN. - Tìm hiểu các tác động chính của chênh lệch phát triển đến đảm bảo an ninh kinh tế. III. Giới hạn của đề tài - Nghiên cứu an ninh kinh tế và biểu hiện của an ninh kinh tế - Khái niệm chênh lệch phát triển và tình hình chênh lệch phát triển ở Đông Nam Á. - Ảnh hưởng của chênh lệch phát triển đến an ninh kinh tế (xét trên các khía cạnh an ninh tài chính, an ninh thương mại và đầu tư, an ninh việc làm và an sinh xã hội, an ninh môi trường) ở Đông Nam Á giai đoạn 1985-2005. - Trình bày một số phương thức và định hướng thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế đã thực hiện trong ASEAN. - Nhận định những cơ hội cũng như thách thức đối với việc thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế trong khu vực ASEAN. IV. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1. Quan điểm nghiên cứu a. Quan điểm tổng hợp Xuất phát từ chỗ các đối tượng địa lí là các địa tổng thể nên đòi hỏi được nghiên cứu một cách tổng hợp. Trong khoá luận, dựa vào những bài viết, sách báo, văn bản, số liệu khác nhau liên quan đến chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng, tôi đã phân tích, tổng hợp để rút ra những chênh lệch đang tồn tại trong nội khối ASEAN và tác động của những chênh lệch đó tới an ninh kinh tế của khu vực. Nhưng để phân tích và đánh giá được tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế, đề tài đã đề cập đến các cặp tương quan trong mối quan hệ giữa “phát triển” và “an ninh”. Các cặp tương quan này có mối quan hệ mật thết với nhau, cũng như các chênh lệch dường như tồn tại độc lập với nhau nhưng thực chất giữa chúng có mối quan hệ khăng khít. Do vậy, các nhân tố tác động tới Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 3 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ an ninh kinh tế của khu vực cần được liên kết với nhau thành một thể tổng hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau, trên cả cơ sở lí luận lẫm cơ sở thực tiễn, bởi khi có bất kì một nhân tố nào biến động, sẽ kéo theo sự biến động của các nhân tố còn lài, và có nguy cơ dẫn đến mất ổn định an ninh kinh tế . b. Quan điểm lãnh thổ Do mỗi quốc gia, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng, do đó trong quá trình nghiên cứu phải tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia trong khu vực. Các quốc gia trong khu vực ASEAN bên cạnh một số điểm tương đồng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và xã hội thì còn tồn tại những điểm riêng biệt về kinh tế, thể chế chính trị, xã hội. và chính do những sự khác biệt này đã làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, nhất là giữa 2 nhóm: ASEAN - 4 và ASEAN - 6. c. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử Khi phân tích các đối tượng địa lí, phải đặt nó trong từng hoàn cảnh lịch sử nhất định, phải đặt các sự kiện trong quá trình vận động, tương tác không ngừng cả về mặt thời gian và không gian. Trước khi phân tích tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế của khu vực ASEAN, trước hết phải tìm hiểu đặc điểm của nền kinh tế các nước thành viên ASEAN, qua đó thấy được mức độ chênh lệch về các chỉ số cơ bản, chênh lệch về công nghệ và năng lực, chênh lệch về xã hội. Và tác động của những chênh lệch này tới an ninh kinh tế của ASEAN cũng khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Tôi chỉ tập trung phân tích tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế của khu vực trong giai đoạn 1985 – 2005. Từ những đánh giá tổng quát về tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế của khu vực, đề tài đã bước đầu đề xuất những phương hướng và giải pháp cho vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm đảm bảo an ninh kinh tế không chỉ ở cấp độ khu vực mà còn ở cấp độ quốc gia. 2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu Quá trình thực hiện đề tài, hệ thống số liệu được lầy chủ yếu từ Tổng cục thống kê, từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á và từ Niên giám thống kê về các số liệu kinh tế - xã hội của các nước ASEAN. Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 4 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ Các số liệu được thu thập và xử lí để đưa ra những kết luận cơ bản về mức độ chênh lệch trong khu vực, nhất là mức độ chênh lệch về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chênh lệch về công nghệ và năng lực quản lí cũng như chênh lệch về xã hội. Khâu xử lí số liệu là một khâu hết sức quan trọng, bởi nó đánh giá chất lượng của đề tài. Qua việc xử lí, phân tích số liệu, tôi đưa ra đánh giá tổng quát về mức độ chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN. b. Phương pháp bản đồ - biểu đồ, sơ đồ Đây là phương pháp đặc trưng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí. Khi nghiên cứu đề tài này, phải nghiên cứu vị trí của ASEAN trên thế giới, để từ đó thấy được mối quan hệ không chỉ về yếu tố địa lí và cả yếu tố kinh tế, chính trị của các nước thành viên ASEAN với nhau và mối quan hệ giữa khu vực ASEAN với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Trong đề tài, tôi cũng đã sử dụng Sơ đồ: Cái bẫy cân bằng mức độ thấp và sơ đồ Cái bẫy Malthus mới để thấy được nguy cơ ngày càng tụt hậu của các nền kinh tế con rùa trong khu vực. c. Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh tài liệu Khi nghiên cứu một vấn đề, không chỉ dựa vào một nguồn tài liệu, mà phải dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau, song các nguồn tài liệu này đều phải cung cấp được những thông tin chính xác, khoa học. Do vậy cấn tổng hợp đầy đủ các nguồn tài liệu, phân tích và so sánh chúng để sử dụng những kiến thức chính xác và phù hợp với đề tài. Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 5 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CHÊNH LỆCH PHÁT TRIỂN 1.1 Khái niệm về chênh lệch phát triển Khái niệm phát triển có nội hàm rất rộng, liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội, song với cách tiếp cận con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển thì phát triển con người là “quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống cả vật chất, tinh thần và năng lực của con người”. Phát triển bao hàm nhiều khía cạnh từ kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, sức khoẻ cộng đồng đến môi trường. Các thước đo quá trình phát triển do vậy cũng toàn diện và đa chiều hơn.Chỉ số bao quát nhất về mặt lượng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập bình quân đầu người. Từ đầu thập kỉ 90, Liên hợp quốc bắt đầu sử dụng Chỉ số phát triển con người (HDI) nhằm phản ánh xác thực hơn mặt chất của quá trình phát triển. “Chênh lệch phát triển hàm ý chỉ sự chênh lệch về mặt chất lượng cuộc sống giữa người với người ở những quốc gia khác nhau, giữa các vùng miền trong một quốc gia”. Có thể dùng các chiều cạnh chủ yếu của quá trình phát triển để làm thước đo chênh lệch phát triển, đó là: thu nhập, thương mại, phát triển con người, sự khác biệt về thể chế và năng lực cạnh tranh. Chênh lệch phát triển luôn tồn tại. Và vấn đề “khoảng cách phát triển” hàm chứa nhiều khía cạnh, cả “an ninh quốc gia” cũng như “an ninh con người”. 1.2. Chênh lệch phát triển trong khu v ực ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967 trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu giữa hai hệ thống. Do vị trí địa lý và ý đồ chiến lược của Mỹ, ASEAN đã trở thành chiến tuyến đối đầu trực tiếp giữa hai hệ thống do hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ đứng đầu. Trong bối cảnh đó, ASEAN lấy an ninh truyền thống với hàm ý là độc lập, chủ quyền và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ làm động lực trong hợp tác, lấy quan hệ chính trị và tương quan sức mạnh quân sự quốc gia là trụ cột đảm bảo an ninh cho mỗi nước thành viên cũng như toàn bộ ASEAN. Kể từ những năm 1990, chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu giữa hai hệ thống đã chấm dứt, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tăng lên nhanh chóng khiến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ hơn, an ninh của một quốc gia không chỉ bó hẹp trong phạm vi truyền thống là các nhân tố chính trị và quân sự nữa, mà còn chịu sức ép của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, sắc tộc, tôn giáo, bệnh dịch, buôn lậu xuyên quốc gia Do đó, khái niệm an ninh mới hay an ninh phi truyền thống trở nên phổ biến với nội hàm rất rộng, bao gồm Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 6 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ tất cả các nhân tố làm tăng mức lo ngại về an ninh, và an ninh kinh tế trở thành một bộ phận của an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho hệ thống kinh tế vận hành thông suốt và bảo tồn bản sắc dân tộc. Ngày nay an ninh quốc gia của nhiều nước bị đe doạ vì kinh tế yếu kém. Đứng trên góc độ đó, có thể thấy chênh lệch phát triển ngày càng trở thành nhân tố đe dọa an ninh kinh tế, ổn định và phát triển trong khu vực. 1.2.1 Chênh lệch về một số chỉ số cơ bản 1.2.1.1. Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người Ở mức độ lớn, chênh lệch trong thu nhập bình quân theo đầu người phản ánh chênh lệch về mức sống. Chúng cũng phản ánh chênh lệch trong khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. Bảng 1.1: GNP tính theo đầu người danh nghĩa và điều chỉnh theo tương quan về sức mua (PPP), 1999 Mức thu nhập Quốc gia Tỷ giá hối đoái chính thức sử dụng được quy đổi (USD) Điều chỉnh theo PPP (USD) Cao Singapo 30.060 28.620 Trung bình Malaixia 3.600 6.990 Thái Lan 2.200 5.840 Philippin 1.050 3.540 Inđônêxia 680 2.790 Thấp Việt Nam 330 1.590 Lào 330 1.300 Campuchia 280 1.240 Đông Nam Á (trung bình) 1.202 3.431 Mỹ 2.340 29.340 Thế giới 4.890 6.200 Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 1999 - 2000, 1999 Qua bảng 1.1 cho thấy chênh lệch về mức thu nhập tính theo đầu người giữa các quốc gia Đông Nam Á. Năm 1998, GNP tính theo đầu người danh nghĩa của Singapo (30.060 USD) cao hơn Campuchia (280 USD) 107 lần. Thậm chí nếu giảm đi 20 đến 30% đối với một nền kinh tế đô thị như Singapo thì mức chênh lệch về kinh tế này vẫn rất lớn. Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới thì Inđônêxia đang ở ngưỡng giữa các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp hơn, trong khi Malaixia, Philippin và Thái Lan thuộc các nước có thu nhập trung bình thấp hơn. Singapo và Brunây là hai nước có thu nhập cao duy nhất ở Đông Nam Á. Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 7 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ Hiện nay chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN khá rõ ràng, đặc biệt là giữa ASEAN-6 và ASEAN-4 (CLMV). Các nước ASEAN-6 đã phát triển kinh tế thị trường trong hơn 3 thập kỷ, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1000 USD/người, trong khi đó các nước ASEAN-4 đều là các nền kinh tế chuyển đổi với mức thu nhập chưa đến 400 USD/người; trong số bốn nước này, chỉ có Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đang phát triển, ba nước còn lại đều thuộc nhóm nước kém phát triển. Tính theo mức thu nhập bình quân đầu người, nước cao nhất trong ASEAN là Singapo và nước cao nhất trong nhóm CLMV là Việt Nam thì chênh lệch là 50 lần; giữa Singapo với nước nước nghèo nhất trong ASEAN mới là Mianma thì chênh lệch lên tới 136 lần; nước nghèo nhất trong ASEAN cũ là Indônêxia và Philipin cũng có mức thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 - 3 lần nước có mức thu nhập cao nhất trong ASEAN mới Theo thu nhập bình quân đầu người, các nước trong ASEAN được phân thành 3 nhóm với trình độ phát triển khá cách biệt nhau: nhóm nước thu nhập cao bao gồm Singgapo và Brunây; nhóm nước có thu nhập khá cao gồm Malaixia, Thái lan, Philippin, Inđônêxia; những nước có thu nhập thấp gồm Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam (các nước CLMV). Chênh lệch giữa các nhóm nước rất lớn: Các nước CLMV có thu nhập chỉ bằng từ 1/3 – 1/5 mức thu nhập bình quân đầu người toàn ASEAN. Là nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong nhóm 3 nhưng thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam cũng chỉ bằng 2/3 mức thu nhập của nước có thu nhập thấp nhất trong nhóm 2 là Inđônêxia và chỉ bằng 1/11 mức thu nhập của Singgapo - nước có thu nhập cao nhất trong ASEAN. Hơn nữa, các nước ASEAN cũ đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục trong khoảng 3 thập kỷ, trong khi đó các nước CLMV vẫn đang trong quá trong chuyển đổi sang kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế đạt khá cao, song không đều và chưa có tính liên tục. Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/người trong ASEAN Nước Tốc độ tăng trưởng GDP GDP/người 1985 - 1989 1990 - 1994 1995 - 1999 2000 - 2004 1996 2001 PPP 2001 PPP 2003 Brunây - 0,4 1,6 2,9 - 17096 12245 - 19210 Inđônêxia 6,0 8,0 1,6 4,55 1155 691 2940 3361 Malaysia 4,9 9,3 5,1 5,14 4766 3696 8750 9512 Philipin 2,7 1,9 3,6 4,26 393 914 3840 4321 Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 8 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ Singapo 6,3 9,4 5,9 4,18 24784 20659 22680 24481 Thái Lan 9,0 9,0 1,4 5,06 3035 1831 6400 7595 Việt Nam 4,3 7,3 7,5 6,58 337 416 2070 2490 Lào - - 6,4 5,98 393 330 1620 1759 Campuchia - - 4,14 4,86 312 270 1860 2078 Mianma - - 6,2 12,68 109 151 - - Bình quân 1490 1154 Nguồn: World Bank 2001; IMF May 2000, Human Developmen Reprot (2005), ADB (2005) Mặc dù 10 quốc gia khi hợp thành một nền kinh tế, thì vẫn còn sự chênh lệch lớn về thu nhập tính theo đầu người do những khác biệt về các nguồn lực nhân tố sẵn có. Thu nhập tính theo đầu người quy đổi thành USD theo tỷ giá hối đoái chính thức có xu hướng làm giảm vị trí thu nhập tương đối của các nước chậm phát triển trên thế giới trong mối quan hệ với các nước tương đối phát triển hơn. Điều này xảy ra vì nhiều hàng hoá và dịch vụ ở những quốc gia này không được buôn bán rộng rãi trên thị trường thế giới và vì thế chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái. Bảng 1.2 cũng cho thấy chênh lệch trong GNP tính theo đầu người khi sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức và tương quan về sức mua. Trong năm 1998, GNP tính theo đầu người của Malaixia chiếm khoảng 12% GNP của Mỹ nhưng khi sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức. Tuy nhiên, nó lại chiếm khoảng 24%GNP của Mỹ khi sử dụng PPP. Khi sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức, GNP tính theo đầu người của Singgapo lại cao hơn Mỹ nhưng khi sử dụng PPP điều chỉnh thì GNP tính theo đầu người của Singapo lại thấp hơn của Mỹ. Thậm chí giữa các quốc gia ASEAN, GNP tính theo đầu người cũng khác nhau tuỳ thuộc vào việc sử dụng tỷ giá hối đoái chính thức hay PPP. 1.2.1.2 Chênh lệch trong tốc độ tăng trưởng Bảng 1.3: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (%), 1980 – 1998 Quốc gia 1980 - 1990 1990 - 1998 1960 - 1998 Inđônêxia 6,1 5,8 5,8 Malaixia 5,3 7,7 6,8 Mianma 0,6 6,3 3,5 Singapo 6,6 8,0 8,0 Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 9 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công nghệ Thái Lan 7,6 7,4 7,7 Philippin 1,0 3,3 3,9 Nguồn: Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới các số khác nhau Qua bảng trên có thể thấy, trong giai đoạn 1960 - 1998, Singapo luôn dẫn đầu danh sách với mức tăng trưởng bình quân 8,0%/năm, theo sát sau đó là Thái Lan với mức tăng trưởng 7,7%/năm, Malaixia với mức tăng trưởng 6,8%/năm và Inđônêxia là 5,8%/năm. Về phát triển kinh tế toàn diện, có thể nói các nước ASEAN - 4 đi sau Thái Lan và Malaixia khoảng 4 thập kỷ. Các nước ASEAN - 4 có lẽ không thiếu tiềm năng để phát triển nhưng các nước này cần có nền chính trị ổn định và các chính sách xã hội ổn định và nền kinh tế đi theo định hướng tăng trưởng trong một thời gian dài để có thể tăng thu nhập tính theo đầu người lên mức độ đáng kể. 1.2.1.3 Chênh lệch về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế cũng cho thấy sự chênh lệch rất rõ giữa các nước ASEAN cũ và CLMV. Sáu nước ASEAN cũ có cơ cấu kinh tế dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng dưới 16% còn ở 3 nước Campuchia, Lào và Mianma nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn 50%, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Chỉ tính chênh lệch cơ cấu trong bản thân các nước CLMV, Lào mất khoảng 10 năm để giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP xuống bằng mức 33% của Việt Nam, và phải mất gấp đôi thời gian để giảm xuống bằng mức của Indônêxia nếu so sánh với các nước ASEAN cũ. Cơ cấu kinh tế là thước đo trình độ phát triển kinh tế của một nước, với cơ cấu kinh tế như vậy, các CLMV cần từ 15 - 20 năm mới đuổi kịp mức phát triển bình quân của các nước ASEAN cũ hiện nay. Bảng 1.4: Cơ cấu kinh tế ASEAN năm 2004, % trong GDP Nước Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Brunây 2,5 46,5 51,0 Inđônêxia 15,4 45 39,6 Malaysia 8,1 42,1 49,8 Philipin 19,9 33,5 46,6 Singapo 0 35 65 Thái Lan 10,2 45,8 44 Việt Nam 21,1 38,7 40,2 Lào 48,6 25,9 25,5 Líp: CLC - K55 - Khoa Địa lý Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... kinh tế của một nước có xu hướng có ảnh hưởng lây lan đến kinh tế của các nước khác Vì thế tác động lây lan lớn cũng là một nhân tố quan trọng làm cho bất ổn kinh tế có hậu quả mang tầm khu vực và quốc tế Bản thân nền kinh tế là một tổ hợp các mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thể kinh tế, do vậy các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh kinh tế rất nhiều và đa dạng Đối với phạm vi quốc gia và khu vực ASEAN, ... người, cơ cấu kinh tế, độ mở của của nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường vốn, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, khả năng cạnh tranh, giữa các nước ASEAN có mức độ chênh lệch phát triển khá lớn Các nước thành viên của ASEAN nằm ở 3 mức độ phát triển khác nhau: nhóm 1 gồm Singapo và Brunây đạt trình độ của các nước phát triển; nhóm thứ 2 là các nước tương đối phát triển (với các chỉ số phát triển ít nhiều... động kinh tế quốc tế Cách tiếp cận an ninh kinh tế cho phép các chính phủ quốc gia, các tổ chức quốc tế hay cộng đồng dân cư xác định được ưu tiên chính sách trong môi trường an ninh quốc tế mới 2.1.2 An ninh kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá An ninh kinh tế được thể hiện thông qua sự ổn định và tiềm năng duy trì ổn định của nền kinh tế của một quốc gia (ở tầm vĩ mô) và kinh tế của hộ gia đình (ở. .. nhìn nhận về an ninh đã thay đổi, các nước ASEAN đã nhận thấy được các dấu hiệu của bất ổn an ninh và tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế của mỗi quốc gia và toàn khu vực Như vậy tiếp cận khái niệm an ninh theo nghĩa rộng không làm mất đi tính chính xác của cách tiếp cận truyền thống mà còn đảm bảo được tính bao quát của cách tiếp cận mới đối với những vấn đề an ninh mang tính phi quân... kém phát triển nhất (CLMV) Hơn nữa, bên cạnh sự chênh lệch phát triển lớn, không có dấu hiệu cho thấy các nước ASEAN tốp sau đuổi kịp các nước tốp trên Chênh lệch phát triển giữa các nước ASEAN xét trên khía cạnh các chỉ số cơ bản được quyết định bởi chênh lệch về năng suất lao động tổng thể, đến lượt nó, chênh lệch này lại được quyết định bởi một loạt các nhân tố như chênh lệch phát triển cơ sở hạ... Mianma 51,9 13,6 34,5 Nguồn: ADB (2005) 1.2.1.4 Chênh lệch về mức độ mở của của nền kinh tế Chênh lệch giữa các nước ASEAN về mức độ mở cửa của nền kinh tế được biểu hiện thông qua chênh lệch về khả năng thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài cũng như chênh lệch về tỷ lệ của xuất khẩu và ngoại thương trên GDP Xét trên khía cạnh khả năng thu hút FDI và FDI ra nước ngoài, chênh lệch giữa các nước ASEAN. .. quan trọng trong phát triển kinh tế, nó tạo môi trường cho các hoạt động kinh tế thực hiện, do đó những khác biệt về thể chế cũng quyết định những khác biệt về thành tựu phát triển kinh tế Và do vậy, nó đã gián tiếp tạo nên sự chênh lệch về các chỉ số kinh tế cơ bản Trong ASEAN, các nước thành viên cũ đều theo thể chế kinh tế thị trường lấy xuất khẩu làm trụ cột và có một thời gian phát triển kinh tế. .. kinh tế (các góc độ: an sinh xã hội, chính trị, bảo vệ môi trường và góc độ kinh tế vĩ mô) để đưa ra khái niệm an ninh kinh tế của khu vực, an ninh kinh tế ASEAN không chỉ bao hàm tăng trưởng các ngành đóng vai trò trụ cột được mà còn gồm cả những điều kiện để hội nhập kinh tế khu vực được thực hiện một cách hiệu quả, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng chống trả của khối trước các biến động. .. thể chế kinh tế giữa các nước ASEAN Nước Thể chế kinh tế Brunây Inđônêxia Malaixia Philippin Singapo Thái Lan Việt Nam Lào Campuchia Mianma Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế thị trường hướng vào xuất khẩu Kinh tế chuyển đổi Kinh tế chuyển... tỷ lệ lạm phát ở mức hai con số trở lên có thể là mức báo động và làm ảnh hưởng đến thu nhập Đối với trường hợp tỷ lệ lạm phát từ 3 con số trở lên thì lạm phát trở thành siêu lạm phát và nền kinh tế thực sự ở tình trạng khủng hoảng Và tỷ lệ lạm phát cao thường có sự đóng góp của bất ổn an ninh lương thực và an ninh năng lượng (trong đó an ninh nhiên liệu là dấu ấn quan trọng nhất trong an ninh năng . nghệ khu vực ASEAN, tìm hiểu các tác động chính của chênh lệch phát triển trong khu vực ASEAN đến đảm bảo an ninh kinh tế mà chưa đánh giá một cách toàn diện tác động của an ninh kinh tế tới chênh. nghiên cứu đề tài: Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 - 2005 , với mong muốn đóng góp sức mình cho quá trình phát triển kinh tế của quốc gia cũng. tới an ninh kinh tế của ASEAN cũng khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Tôi chỉ tập trung phân tích tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế của khu vực trong giai đoạn

Ngày đăng: 20/05/2015, 00:02

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w