Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh việc làm và an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 50)

An ninh việc làm và an sinh xã hội được đảm bảo khi chất lượng lao động không ngừng được nâng cao và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế trong thời đại mới, không còn sự khác biệt giữa dân cư thành thị và nông thôn, miền núi - đồng bằng… và nền kinh tế phát triển toàn diện, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu việc làm của dân cư, cơ sở hạ tầng phát triển, đảm bảo cả số lượng và chất lượng.

Hiện nay, ở ASEAN, tình trạng chênh lệch về chất lượng lao động giữa nhóm nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển khá lớn. Đối với nhóm nước phát triển hơn, khả năng kinh tế cho phép cá nhân, gia đình và xã hội tăng đầu tư vào giáo dục cũng như tiếp cận với những cơ hội giáo dục tốt, nhờ đó trình độ giáo dục và trình độ lao động của họ được nâng lên. Lao động có kỹ năng những là lao động được trả lương cao, nên có khả năng đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của đất nước, do đó họ được hưởng những bảo vệ tốt hơn khi ốm đau, bị tai nạn lao động, tàn tật, về hưu và thậm chí bảo vệ cả gia đình họ nữa. Hơn nữa, các nước phát triển hơn còn đưa ra chương trình tín dụng giáo dục.

nguồn tín dụng có thể lấy từ quỹ ASXH (quỹ dự phòng) và cho các cá nhân và gia đình vay với lãi suất thấp khi có nhu cầu nâng cao trình độ giáo dục, người vay chỉ trả sau khi tốt nghiệp 1 năm.

Ở các nước CLMV, trình độ phát triển thấp không thể tạo ra sản phẩm giáo dục chất lượng cao, chất lượng lao động thấp chỉ phù hợp với những ngành cần nhiều lao động và nhận lương thấp. Lương thấp, thu nhập thấp khiến cho họ không thể tham gia hoặc tham gia rất ít vào hệ thống ASXH và do đó khó có thể được bảo vệ khi gặp bất trắc. Hơn nữa các nước này không thể hoặc rất ít khả năng lập ra các mạng lưới ASXH và duy trì nó lâu dài để giúp người nghèo và những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.

Tình trạng chênh lệch phát triển trong ASEAN hiện nay tác động khác nhau đến an ninh việc làm (ANVL) và ASXH.

Thứ nhất, chênh lệch chất lượng lao động tạo sức ép cạnh tranh về tiền lương và cầu việc làm. Chênh lệch về chất lượng lao động đã khiến cho tiền công trả lương cho lao động giữa từng nước và giữa 2 nhóm nước khác nhau rất lớn. Đến lượt chênh lệch về tiền lương lại thúc đẩy nhu cầu di cư lao động từ các nước chậm phát triển sang những nước phát triển, tạo thế cạnh tranh tích cực về cầu việc làm; nhưng mặt khác, vấn đề này cũng tạo ra những áp lực về ASXH cho người lao động nhập cư, không khuyến khích chuyển đổi cơ cấu việc làm ở các nhóm nước kinh tế chậm phát triển trong khối; hơn thế điều này có thể dẫn tới tình trạng méo mó trong phân công lao động giữa các thành viên nếu chính các quốc gia chậm phát triển không nỗ lực đổi mới chất lượng đào tạo để có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực đa dạng hơn trên thị trường việc làm.

Thứ 2, chênh lệch về điều kiện sống và thiếu việc làm làm tăng dòng di cư lao động bất hợp pháp. Ở ASEAN có xu hướng gia tăng mạnh mẽ lao động nhập cư trong nội khối, trong đó có lao động nhập cư bất hợp pháp. Khoảng cách phát triển trong nội khối ASEAN đang gây tổn thương ANVL và ASXH ở tầm quốc gia và khu vực, cho dù thực tế cho thấy nó chưa nguy hại đến mức gây ra khủng hoảng việc làm hay những rối loạn xã hội. Ảnh hưởng trực tiếp của nó là tạo nên những dòng người di cư bất hợp pháp, mà các nhân tố chính dẫn đến tình trạng này là sự kết hợp giữa bất bình đẳng về thu nhập, thu nhập thấp (nhân tố đẩy) dai dẳng và mức chênh lệch lớn về thu nhập từ việc làm ở nước ngoài (nhân tố kéo). Điều đáng nói là những người dân di cư bất hợp pháp này không được hưởng ASXH và không được đảm bảo ANVL, ở nước họ

đến nhập cư. Địa vị bất hợp pháp của người nhập cư ngăn chặn họ tham gia vào thị trường lao động hợp pháp, buộc họ phải làm việc phi pháp để tồn tại. Nhiều người đã tham gia vào thị trường “lao động đen” hoặc bị buộc phải tham gia vào các hoạt động tội phạm như hoạt động mại dâm, chấn lột hay liên quan đến ma tuý. Một vấn đề an ninh khác nổi lên ở nhiều nước là tình trạng phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các dạng khác của sự thù địch và bạo lực đối với người nhập cư. Nhập cư trái phép và việc bài ngoại tách nhóm nhập cư ra khỏi sự phát triển xã hội, nếu quan điểm này kết hợp với quan điểm chống người nhập cư và bạo lực, thì nó gây ra những mối lo ngại nghiêm trọng cho sự an toàn của dân nhập cư và cho an ninh quốc gia và toàn khu vực.

Bảng 2.2: Nhập cư lao động tạm thời trong nội khối ASEAN,

giai đoạn 1970 - 2002 (Đơn vị: nghìn người) Đầu thập kỉ 1970 Đầu thập kỉ 1980 Đầu thập kỉ 1990 1996 - 1997 2001 - 2002 Trong phạm vi ASEAN 300 - 500 500 - 1000 2000 - 2500 3000 - 3500 3000 - 3200

Nguồn: Số liệu thống kê các nước ASEAN, 2003.

Thứ 3, chênh lệch quá lớn về phát triển gây khó khăn cho việc thống nhất thị trường lao động. Hơn tất cả mọi chênh lệch, những lỗ hổng về thể chế luật pháp trong khối ASEAN đang gây quan ngại rất lớn đến quyền lợi cũng như trách nhiệm của người lao động di chuyển trong khối. Trong điều kiện lao động cũng như thị trường lao động khác biệt quá lớn, thể chế luật lệ của ASEAN còn rất lỏng lẻo, việc thống nhất thị trượng lao động khối theo chuẩn mực chung là rất phức tạp. Mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2020 là đạt được sự di chuyển tự do của lao động có tay nghề. Song những khập khiễng về chuẩn mực lao động và quyền cơ bản của người lao động, những lỗ hổng luật lệ

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w