Những thách thức

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 63)

Các nước thành viên ASEAN, bên cạnh việc phải nắm bắt tốt những cơ hội, nhưng đồng thời phải nhận thức rõ và đầy đủ những thách thức trong quá trình thu hẹp khoảng cách phát triển. Những thách thức đó là:

a. Sức cạnh tranh của ASEAN thấp trong tất cả các ngành.

Điều này xảy ra do các thị trường tiêu dùng địa phương bị phân mảng và không tinh vi; nguồn nhân tài để thúc đẩy sáng tạo còn hạn chế; mạng lưới các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ kém phát triển; các chính sách của các chính phủ bảo hộ các doanh nghiệp bản địa; đầu tư và R&D không thích đáng. tất cả những lí do trên khiến cho việc thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, về chất lượng lao động, sức cạnh tranh trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư của các nước ASEAN gặp phải khó khăn.

b. Những nỗ lực hội nhập kinh tế của ASEAN còn nhiều bất cập

Đó là những bất cập về: tiến trình hội nhập diễn ra chậm, các quyết định được thực hiện không triệt để… với những nguyên nhân cơ bản:

- ASEAN có một tầm nhìn khu vực rộng nhưng không có kế hoạch kinh tế, các nước ít tin tưởng lẫn nhau và không tin nhiều vào kết quả hội nhập;

- Việc xây dựng va thực thi chính sách chung chưa có cơ chế rõ ràng trong khi luôn chịu sức ép từ các thành viên và không mang tính tập trung khu vực;

- Sự phối hợp thực hiện những cam kết trong nước yếu kém; - Công cụ giám sát ít được ASEAN sử dụng;

- Nhiều cơ chế giải quyết tranh chấp không dành được lòng tin của các nhà đầu tư; - Thiếu quyết tâm chính trị của các quốc gia thành viên.

Chính do những bất cập trong nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế của ASEAN mà trong nhiều trường hợp kế hoạch thu hẹp khoảng cách phát triển lại phản tác dụng, làm gia tăng khoảng cách phát triển.

c. Các nước thành viên ASEAN thiếu các nguồn lực để thực hiện tốt các sáng kiến về hội nhập và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Trong khi đó, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, các tiến trình kinh tế bên ngoài đang diễn ra rất nhanh và mạnh, kéo theo nguy cơ phát triển li tâm của một số thành viên. nếu các nước thành viên của ASEAN không bổ sung các nguồn lực còn thiếu bên cạnh nâng cao chất lượng các nguồn lực sẵn có thì an ninh kinh tế của các nước thành viên và an ninh của khu vực ASEAN khó mà được đảm bảo. Và như vậy, vô hình chung, chính chúng ta đã làm cho “viễn cảnh về một ASEAN không còn sự chênh lệch về khoảng cách phát triển” chỉ tồn tại trong những giấc mơ tươi đẹp chứ gần như không bao giời trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w