Những định hướng chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển và đảm bảo an ninh kinh tế ở ASEAN.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 64)

đảm bảo an ninh kinh tế ở ASEAN.

Những nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển của các nước ASEAN cùng với những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối với việc thực hiện quá trình đó cho thấy các nước ASEAN cần phải có những định hướng rõ ràng đối với quá trình này.

Các nước ASEAN nên cân nhắc cách tiếp cận cấu trúc với hội nhập khu vực - chủ nghĩa khu vực - nhằm đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt trong việc phát triển con người.

Vì lí do nhạy cảm chính trị và để nâng cao tính khả thi, các nước ASEAN nên lựa chọn hệ thống đảm bảo quyền con người với trọng tâm là tiếp cận các vấn đề xã hội thay vì cách đánh giá về con người theo kiểu truyền thống.

Để đảm bảo hội nhập có hiệu quả, vấn đề quan trọng là các quốc gia thành viên đều phải được chia sẻ quyền lợi. Hợp tác khu vực chắc chắn sẽ thất bại nếu các bên tham gia tìm cách thu vén các lợi ích riêng tư của mình. Bên cạnh đó, trong đàm phán, các nước ASEAN nên tìm cách đạt được việc mở cửa thị trường cho hàng hoá nông sản nhằm tăng lợi ích từ hội nhập, nhất là để xoá đói giảm nghèo. Để tạo dựng một thực thể kinh tế mạnh và hình ảnh tích cực trong cộng đồng quốc tế, ASEAN phải thực thi hiệu quả AFTA và các quá trình hội nhập khác, thúc đẩy AEC và tích cực tham gia các sáng kiến về quá trình hình thành Cộng đồng Đông Á.

Hợp tác khu vực phải bao trùm được các lĩnh vực quan trọng, nhất là những vấn đề di cư nội khối. Đặc biệt các cuộc đàm phán đã loại trừ những

người lao động thiếu kỹ năng vốn đa phần là những người di cư trong nội khối. Một lĩnh vực khác đã không được quan tâm dúng mức là sự hợp tác giữa các nước trong việc giải quyết các xung đột sắc tộc ở các nước trong khu vực.

Ý chí chính trị cao và kỹ năng đàm phán tốt của các bên tham dự là chìa khoá của thành công. Sự tham dự và hỗ trợ của các quan chức cao cấp của Chính phủ là thiết yếu.

Để nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, việc chia sẻ thông tin, nhất là trong việc Chính phủ điều tiết và thực hiện các dịch vụ xã hội là điều tối cần thiết.

Như vậy, hệ thống giải pháp và chương trình trên rất cụ thể nhằm thu hẹp chênh lệch phát triển và tăng cường hội nhập giữa các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 64)