Những hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 67)

- Khung khổ chính sách phát triển nói chung và chính sách an ninh đối, ngoại nói riêng cần dựa trên quan niệm mới về an ninh. Đó là vấn đề an ninh phải được hiểu một cách toàn diện, đa chiều chứ không chỉ là an ninh quân sự hay an ninh quốc phòng. Và đảm bảo an ninh bao hàm cả an ninh bên trong lẫn an ninh bên ngoài, nghĩa là sự phát triển kinh tế, sự ổn định bên trong, tiến bộ xã hội và phát triển con người là những bộ phận cấu thành nền an ninh quốc gia và nền an sinh của người dân, Đồng thời môi trường an ninh quốc tế mới đòi hỏi mỗi quốc gia phải hợp tác và tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia khác thì mới có thể đối phó với hàng loạt các vấn đề an ninh phi truyền thống;

- Quan niệm an ninh mới là căn cứ phân bổ nguồn lực phát triển: Quan niệm mới về an ninh và cách tiếp cận an ninh kinh tế hay an ninh con người chủ chương chuyển các nguồn lực quốc gia cũng như quốc tế trước đây dùng cho quốc phòng và các lĩnh vực chính của an ninh truyền thống sang mục đích phát triển và các vấn đề an ninh mới mang tính phi truyền thống trong thời Lào\kỳ hậu chiến tranh lạnh;

- Khái niệm an ninh con người càng không mang tính thay thế quan niệm về an ninh chủ quyền quốc gia cũng như không làm giảm vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ lãnh thổ và công dân nước mình. Trong môi trường an ninh lấy con người làm trung tâm thì vai trò “bảo vệ” của chính phủ phải được triển khai theo

hướng “tạo điều kiện” cho mỗi người dân và cá nhân trong cộng đồng đảm bảo an sinh và phát triển năng lực căn bản của bản thân;

- Kết hợp linh hoạt hai cách tiếp cận an ninh quốc gia và an ninh con người cho phép điều chỉnh chiến lược và chính sách phát triển kịp thời trong môi trường quốc tế thay đổi nhanh chóng, khó lường;

- Quan hệ quốc tế ngày nay nhìn từ góc độ an ninh phi truyền thống cần chú trọng vào các hướng sau: 1. Các chủ thể kinh tế quốc gia cần hình thành đồng bộ nền kinh tế thị trường hoạt động trong xu thế tự do hoá cả bên trong lẫn bên ngoài; 2. Các quốc gia cần hình thành một hệ thống chính trị dân chủ phù hợp và hoạt động tốt; 3. Các thể chế bên trong cần được cấu trúc phù hợp; 4. Các quốc gia cần thiết lập các quan hệ tốt với các đối tác chiến lược và các quốc gia láng giềng; 5. Định hướng và cam kết thực hiện những biện pháp cải cách hệ thống trước đòi hỏi sự ủng hộ của người dân nhằm đảm bảo ổn định xã hội;

- Bài toán phát triển cần đặt ưu tiên chính sách vào giải quyết những vấn đề nghiêm trọng nhất của tình trạng kém phát triển bên trong một số quốc gia nếu không những vấn đề đó sẽ trở thành mối đe doạ mang tính chất xuyên quốc gia trong quan hệ quốc tế, dẫn đến nhiều nguy cơ đối với an sinh của con người bất kể thuộc quốc gia nào;

- Trong ASEAN tồn tại nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, đồng lòng ở cả cấp khu vực và quốc tế, nếu không các vấn đề này sẽ trở thành nhân tố gây mất ổn định môi trường kinh tế khu vực. Giữa các quốc gia ASEAN còn tồn tại nhiều chênh lệch phát triển đòi hỏi phải có những chương trình “xây dựng năng lực thể chế và kỹ thuật” để nhóm các nước CLMV có thể bắt kịp chương trình hội nhập sâu rộng của khối.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu sự chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở các nước ASEAN cho phép rút ra các kết luận cơ bản sau:

1. An ninh kinh tế là nền tảng cơ bản của an ninh con người, đến lượt mình, an ninh con người lại là trung tâm của khái niệm an ninh phi truyền thống, một khái niệm đa chiều và bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, tinh thần và vật chất của con người. Khái niệm an ninh phi truyền thống có quan hệ hữu cơ với an ninh truyền thống, hỗ trợ và tương tác lẫn nhau chứ không loại trừ nhau.

2. Khái niệm phái triển có nội hàm rất rộng, liên quan đến moi mặt của đời sống xã hôi, song với cách tiếp cận con người vừa là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển thì phát triển là “quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống” cả vật chất và tinh thần và năng lực của con người. Hơn nưa, phát triển còn phải bao hàm cả tính liên tục và bền vững đi liền với quá trình chuyển biến sâu rộng mọi mặt đời sống xã hội: chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội, giáo dục, quản lí, chính trị và các giá trị xã hội tương thích. Phát triển bao hàm nhiều khía cạnh từ kinh tế, chính tr, xã hội, giáo dục, sức khoẻ cộng đồng đến môi trường… đây là những phương tiện để đạt được mục tiêu phát triển thực tế là phát triển con người với tư cách là trung tâm của quá trình phát triển.

3. Chênh lệch phát triển xét cho cùng hàm ý sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống giữa người với người ở những quốc gia khác nhau, giữa các vùng miền trong một quốc gia. Chênh lệch phát triển ở đây mang ý nghĩa so sánh chất lượng cuộc sống giữa các mức độ phát triển nói chung hoặc giữa các yếu tố cấu thành phát triển. Các thước đo chênh lệch phát triển hết sức đa dạng với những chỉ số cơ bản như: thu nhập, thương mại, phát triển con người, sự khác biệt về thể chế và năng lực cạnh tranh,

4. Giữa chênh lệch phát triển và an ninh kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ và qua lại lẫn nhau. Thực tế cho thấy, chênh lệch phát triển ngày càng trở thành yếu tố tác động trực tiếp tới an ninh quốc gia và an ninh con người. Chênh lệch phát triển nói chung và chênh lệch giàu nghèo nói riêng đang ngày càng trở thành yếu tố trực tiếp tác động tới sự ổn định xã hội và an ninh của mỗi quốc gia. Hơn thế nữa, đây còn là nhân tố đe doạ trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người dân, nhóm cộng đồng sống trong một vùng lãnh thổ hay khu vực nào đó.

5. Giữa các nước ASEAN, đặc biệt là giữa các nước ASEAN cũ (ASEAN - 6) với các nước ASEAN mới (ASEAN - 4) có những chênh lệch lớn về các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản (thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, độ mở của nền kinh tế, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư, mức độ phát triển của thị trường tài chính…), về cơ sở hạ tầng, về năng lực thể chế và trình độ phát triển xã hội.

6. Chênh lệch phát triển có những tác động đa chiều tới an ninh kinh tế, cả tích cực lẫn tiêu cực:

Một mặt, chênh lệch phát triển là một thực tế khách quan và có thể là động lực của sự phát triển. Ngoài ra, chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên còn có thể tạo điều kiện để các nước bổ sung cho nhau thông qua các chương trình hợp tác thích hợp (nhằm khai thác lợi thế riêng và bổ sung cho nhau để cùng phát triển).

Mặt khác, thực tế cho thấy, chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN đang có những tác động tiêu cực tới các nước thành viên;

i) Trọng tâm chiến lược phát triển của các nước khác biệt nhau, qua đó ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hợp tác và hội nhập của khu vực trong các lĩnh vực cơ bản như thương mại, đầu tư, tài chính - tiền tệ, môi trường và an sinh xã hội;

ii) Khả năng hưởng lợi và tận dụng các cơ hội cũng như đối phó với những bất lợi và thách thức từ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn của ASEAN rất khác nhau giữa các nước thành viên với những tác động tiêu cực tới quá trình hợp tác và hội nhập;

iii) Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá, sự mất ổn định do kém phát triển của một số nước thành viên sẽ có những tác động lây lan tới những nước thành viên khác, gây xung đột, chia rẽ và đe doạ tới việc bảo đảm an ninh cho toàn khu vực (chẳng hạn như trong các vấn đề như khủng hoảng tài chính, vấn đề di cư, hoạt động khủng bố, li khai, sắc tộc, tôn giáo và các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia…)

iv)Chênh lệch phát triển còn khiến cho một số nước có xu hướng phát triển ly tâm (xu hướng kí kết các FTA song phương) cũng như tạo điều kiện cho các nước bên ngoài để gây tác động, lôi kéo các nước thành viên, phục vụ cho lợi ích, ý đồ của các nước này tại khu vực.

Hệ quả của các tác động trên là ASEAN sẽ bị giảm dần sức cạnh tranh, suy yếu với tư cách là một khối thống nhất và an ninh kinh tế của khu vực sẽ không được đảm bảo.

7. Nhận thức được những tác động tiêu cực của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế, các nước ASEAN đã có những nỗ lực tích cực trong việc thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên. Những nỗ lực này được thực hiện ở cả 3 cấp độ: quốc gia (thông qua nỗ lực cải cách riêng của từng nước, đặc biệt là các nước CLMV), khu vực (thông qua một loạt các chương trình và dự án) và quốc tế (với nhiều hình thức hợp tác và tài trợ các nhau như hợp tác ASEAN - Đông Bắc Á, ASEAN - EU…). Mặc dù các nước có nhiều cơ hội tốt (nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hẹp chênh lệch phát triển; tiềm năng phát triển cao; được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế) để thực hiện thu hẹp khoảng cách phát triển, nhưng thách thức là không nhỏ, xuất phát từ khả năng cạnh tranh kém, nỗ lực hội nhập còn nhiều bất cập và thiếu các nguồn lực để thực hiện các sáng kiến thu hẹp khoảng cách phát triển.

8. Chênh lệch phát triển và phương thức thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển nhằm đảm bảo an ninh cho các nền kinh tế ASEAN cho thấy sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận tích cực và chủ động. Những đặc trưng của sự phát triển và chênh lệch phát triển còn cho thấy tính đa chiều của các mối tương quan giữa kinh tế, chính trị và an ninh cấp vùng. Nhận thức được những tác động tiêu cực của chênh lệch phát triển đối với an ninh kinh tế, các nhà lãnh đạo ASEAN đã có những cách tiếp cận đa tầng để thúc đẩy quá trình liên kết và hội nhập sâu hơn, coi đó như một phản ứng tất yếu trước các yêu cầu khách quan của bài toán an ninh trong thời đại toàn cầu hoá. Tiếp cận từ khía cạnh khoảng cách phát triển, an ninh kinh tế ASEAN chỉ có thể được đảm bảo và tăng cường nếu như cả Hiệp hội và các quốc gia thành viên không chỉ thực hiện tốt các chương trình ở cả 3 cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế mà còn sớm hiện thực hoá được các phương hướng và gợi ý chính sách, gắn tăng trưởng kinh tế cao và bền vững với nâng cao mức sống, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w