Những biện pháp ở cấp độ quốc tế

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 60)

Nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực, các nước ASEAN còn có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hợp tác với bên ngoài: 1. Tăng cường liên kết ASEAN - Đông Bắc Á thông qua các cơ chế hợp tác như ASEAN+3 (10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) từ năm 1997 và chính thức hoá thành hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 từ năm 1999; Mở rộng liên kết thương mại song phương với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thúc đẩy quá trình xây dựng Khu vực Thương mại tự do Đông Á (EAFTA); 2. Tăng cường quan hệ ASEAN - EU thông qua các hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM); 3. Thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương vì hoà bình và phát triển thông qua Diễn đàm An ninh khu vực (ARF) và Hội đồng hợp tác An ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Với các lợi ích quốc gia và động cơ khác nhau, cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển và các tổ chức quốc tế cũng tích cực hỗ trợ các nước ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển và hội nhập kinh tế có hiệu quả. Ôxtraylia đã thông qua chương trình Hợp tác phát triển ASEAN - Ôxtraylia (), nhất trí cấp cho dự án thương mại có tên: “Các phương án lựa chọn cho việc quản lý sự thất thu và những chi phí điều chỉnh khác của việc CLMV tham gia vào AFTA” theo các điều khoản của Chương trình hỗ trợ chính sách kinh tế khu vực. Ngoài ra

Ôxtraylia đã phân bổ kinh phí cho một dự án lao động và việc làm có tên Tăng cường các hệ thống công nhân kỹ năng trong ASEAN.

Trung Quốc cũng sẵn sàng cân nhắc một cách tích cực việc tài trợ cho một số các dự án thuộc IAI, bao gồm Nghiên cứu phát triển cho Dự án cải thiện đường thuỷ nội địa ở CLMV.

Nhật Bản cũng tích cực hỗ trợ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực. Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật do Nhật Bản tài trợ cho các nước CLMV đã được thực hiện như các hội thảo về đào tạo tăng cường năng lực cho các quan chức ngoại giao; cung cấp thiết bị văn phòng cho các ban thư kí quốc gia của ASEAN.

UNDP thông qua Chương trình đối tác ASEAN - UNDP đã đồng ý cấp một phần kinh phí cho hai dự án lao động và việc làm, đó là “Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và theo dõi thị trường lao động” và “Hội thảo ba bên về thực hiện AFTA và tác động của nó tới nguồn lao động nhân lực”.

UNDIO đã dành được nguồn tài trợ từ Chính phủ Nauy để thực hiện một số phần của hai dự án về tiêu chuẩn, đó là: “Các chương trình xây dựng năng lực cho các nước CLMV” và “Thiết lập cơ sở hạ tầng hỗ trợ đo lường, chất lượng và các tiêu chuẩn quốc gia”.

Như vậy, những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, dù ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế đều tập trung vào giải quyết tình trạng chậm phát triển của các thành viên trong nhóm các nền kinh tế con rùa. Bản thân các quốc gia này đã tăng cường cải cách cơ cấu và cải cách cơ chế với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và xoá đói giảm nghèo. Đây là hướng đi đúng đắn, bởi chính do cơ cấu kinh tế lỗi thời, không thích ứng được với cơ chế thị trường làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân chậm được cải thiện. Mặt khác, do trình độ nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trong vấn đề quản lí và nguồn lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao chưa đáp ứng được với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế.

Còn đối với các nền kinh tế con ngựa và các nền kinh tế con voi cũng đã có những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bởi đây là nhân tố nhạy cảm với các biến động trong khu vực. Nền tài chính - ngân hàng có được đảm bảo an ninh thì an ninh kinh tế mới được đảm bảo và trên cơ sở đó an ninh con người mới được đảm bảo một cách bền vững. Không chỉ nỗ lực ở cấp độ quốc gia, các nước ASEAN - 6 cũng đã có

những cố gắng ở cấp độ khu vực, vừa nhằm đảm bảo an ninh kinh tế trong khu vực ASEAN, vừa tránh được “làn sóng khủng khoảng” trong khu vực có thể tác động xấu tới an ninh kinh tế của các quốc gia đó.

Những nỗ lực ở cấp độ quốc tế chủ yếu nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực bằng cách thu hẹp khoảng cách về khoa học công nghệ, trình độ quản lí và cơ sở hạ tầng trong khu vực, nhất là ở các nước CLMV, bởi đây là những thị trường đầy tiềm năng cũng là những bạn hàng đầy hứa hẹn.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w