Những cơ hộ

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 62)

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á 1997 - 1998, các nước trong khu vực đều thừa nhận tầm quan trọng của phát triển bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; và để phát triển bền vững, các nước đều nhận thấy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trên cả ba lĩnh vực trên. Như vậy, tư duy về phát triển của các nước trong khu vực đều được điều chỉnh theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, quan niệm về an ninh của ASEAN đã được điều chỉnh từ an ninh truyền thống sang an ninh phi truyền thống, từ an ninh toàn diện sang an ninh hợp tác. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thu hẹp khảng cách phát triển trong việc đảm bảo an ninh kinh tế giúp cho các nước trong khu vực đề ra được các phương án để giảm thiểu tối đa khoảng cách về chênh lệch phát triển.

Các nước ASEAN có những lợi thế kinh tế bên trong rất quan trọng. Đó là: 1.Quy mô thị trường tiêu dùng lớn; 2.Nguồn lực con người và tự nhiên phong phú, đa dạng; 3.Một số ngành công nghiệp (điện tử công nghệ cao, tiêu dùng cao cấp…) phát triển khá vững chắc. Những lợi thế kể trên cho phép các nước ASEAN nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở đẩy mạnh thu hút FDI và tận dụng lợi thế so sánh khác nhau giữa các nước, đặc biệt là đối với các nước CLMV. Các nước này ngoài việc tối đa lợi thế bên trong, còn tranh thủ sự giúp đỡ của các nước ASEAN - 6, đẩy mạnh quan hệ thương mại với các quốc gia phát triển trên thế giới. Nhờ đa dạng hoá bạn hàng và mặt hàng xuất khẩu, tăng chất lượng sản phẩm mà sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế đã được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, các chuyển động kinh tế và chính trị khu vực đang tạo ra những thuận lợi mới để các thành viên ASEAN phát huy được lợi thế và động thái chiến lược của mình. Các nước ASEAN phải nắm bắt chính xác và tận dụng tối đa các nguồn lực mới để tạo đà đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quan trọng nhất là những nỗ lực nhằm thu hút khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng quốc tế về cả mặt tinh thần lẫn tài chính. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đã tạo cho các nước ASEAN nguồn vốn FDI và nguồn viện trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là ở các nước ASEAN - 4), do vậy mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN sẽ sớm đạt được những kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w