Biện pháp quốc gia

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 57)

Để thu hẹp khoảng cách phát triển, nhiều nước ASEAN, nhất là các nước CLMV đã có những biện pháp đáng ghi nhận trong cải cách cơ cấu kinh tế và cải cách thể chế với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và xoá đói giảm nghèo.

Việt Nam là nước có nhiều nỗ lực đáng chú ý trong việc cải cách cơ cấu kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong vòng hơn 10 năm, Việt Nam đã không ngừng cải cách định hướng thị trường, phát triển kinh tế tư nhân, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng và từng bước cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã chú tâm tới việc xoá đói nghèo và phát triển con người. Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp luật kinh tế và cải cách hành chính, cải thiện tính minh bạch và tăng dân chủ - mở rộng sự tham gia của người dân trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế và dân sự.

Campuchia cũng đã thực hiện nhiều cải cách định hướng thị trường, điều chỉnh và hài hoà khung pháp lí cho tương đồng với các quy định của WTO và các chuẩn mực quốc tế. Campuchia dã có nhiều cố gắng nhiều trong xoá đói giảm nghèo, phát triển con người sau mấy thập kỉ chiến tranh, diệt chủng và duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.

Lào cũng có một số nỗ lực trong cải cách định hướng thị trường và phát triển kinh tế tư nhân. Tuy vậy, tiến độ và mức độ triệt để cải cách trong nước vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc.

Mianma nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi nền kinh tế kế hoạch tập trung đóng cửa. Việc phân bổ nguồn lực trong nước về cơ bản vẫn còn nhiều sai lệch; tình hình dân chủ, nhân quyền chưa được cải thiện như mong muốn đã khiến nước này chưa đạt mức độ phát triển kinh tế - xã hội tương xứng với tiềm năng và bị tụt hậu trong khu vực.

Các nước ASEAN - 6 cũng đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong cải cách kinh tế, nhất là cải cách khu vực tài chính – ngân hàng sau khủng hoảng. Ngoài ra hầu hết các nước này đã có nhiều cố gắng trong thực hiện các cam kết thương mại khu vực và thúc đẩy các quan hệ song phương. Cùng với các cố gắng trên, chiến lược phát triển ICT và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đã đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của các nước thộc nhóm này phục hồi và bắt đầu tăng trưởng tương đối nhanh trong thời gian gần đây.

Như vậy, hầu hết các nước ASEAN đã nỗ lực cải cách kinh tế và tăng cường hội nhập, song ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, do trình độ phát triển và lợi ích thu được từ hội nhập kinh tế là khác nhau nên sự hội tụ về phát triển vấn chưa thực sự thể hiện rõ. Do vậy, những nỗ lực tự thân thu hẹp khoảng cách phát triển là cần thiết song chưa đủ mà còn cần tới sự hỗ trợ của các quốc gia có tiềm lực hơn và các nước ngoài khu vực cũng như các định chế tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của chênh lệch phát triển tới an ninh kinh tế ở khu vực ASEAN giai đoạn 1985 2005 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w