Luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

216 134 0
Luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế, chỉ ra nguyên nhân và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ thực trạng tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam. Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

LỜI CAM ĐOAN              Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên   cứu khoa học của riêng tác giả. Các số  liệu và   trích dẫn đã sử  dụng trong Luận án là hồn tồn   trung thực, chính xác. Các kết quả nghiên cứu của   Luận án đã được tác giả cơng bố trên tạp chí khoa   học,   khơng   trùng   lặp   với   bất   kì   cơng   trình     khác                                           TÁC GIẢ LUẬN ÁN                                                                                                                                             NCS Nguyễn Văn Dũng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU                                                                                                                      5  Chương 1 TỔNG   QUAN   TÌNH   HÌNH   NGHIÊN   CỨU   CĨ   LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 1.1 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi liên quan đến đề tài 10 1.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 16 1.3 Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã được   cơng bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 26 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC   NGỒI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 32 2.1 Những vấn đề chung về đầu tư nước ngồi và an ninh kinh tế  32 2.2 Quan niệm, nội dung tác động của đầu tư nước ngồi đến an  ninh kinh tế ở Việt Nam 57 Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 79 3.1 Khái qt về đầu tư nước ngồi ở Việt Nam thời gian qua 79 3.2 Thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu  tư  nước ngoài  đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 83               3.3 Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết  trong tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt   Nam 105 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG  TÍCH   CỰC,   HẠN   CHẾ   TÁC   ĐỘNG   TIÊU   CỰC   CỦA  ĐẦU   TƯ   NƯỚC   NGOÀI   ĐẾN   AN   NINH   KINH   TẾ   Ở  VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 122 4.1 Quan điểm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu  cực  của đầu tư nước ngồi đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian  tới 122 4.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực  của đầu tư nước ngồi đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian   tới 138 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ  ĐàĐƯỢC CƠNG  BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 165 167 168 180 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt An ninh kinh tế ANKT An ninh lương thực ANLT An ninh năng lượng ANNL An ninh tài chính An ninh quốc gia ANTC ANQG Bí mật nhà nước BMNN Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Đầu tư nước ngoai ĐTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 10 Đầu tư gián tiếp nước ngoài FII 11 Kinh tế ­ xã hội KT ­ XH 12 Ngân sách nhà nước NSNN 13 Quản lý nhà nước QLNN 14 Quốc phòng ­ an ninh QP ­ AN 15 Xã hội chủ nghĩa XHCN MDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ STT Tên hình, biểu đồ Trang Hình 3.1. FDI vào Việt Nam sau 30 năm, số  liệu Tổng  81 cục thống kê tháng 10 năm 2018 Hình 3.2 Tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) 2008 ­  2017, số liệu Tổng Cục thống kê năm 2017 Hình 3.3. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam từ  2009­2017.  Đơn vị: tỷ USD, số liệu Tổng Cục thống kê năm 2017 84 85 Biểu đồ  3.1. Lượng vốn FDI vào lĩnh vực năng lượng  xanh của Việt Nam. Số  liệu Tổng Cục thống kê năm  2016                                                   99 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài luận án Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Ðầu tư  nước ngồi tại Việt  Nam, có hiệu lực thi hành từ  ngày 1­1­1988. Hơn 30 năm qua, thu hút, sử  dung ĐTNN   Việt Nam, một mặt,  ĐTNN đã có những đóng góp quan  trọng đối với phát triển kinh tế ­ xã hội, góp phần tích cực hồn thiện thể  chế kinh tế thị trường, cải thiện mơi trường đầu tư  kinh doanh, phát triển  quan hệ đối ngoại, hợp tác, hội nhập quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia và  nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế Thực tiễn 30 năm  qua cũng cho thấy ÐTNN ln đóng vai trò là một trong những bộ phận cấu  thành quan trọng, động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng cơng  nghiệp hóa, hiện đại hóa Với 184 tỷ USD trong trong tổng số 334 tỷ USD   đầu tư  được giải ngân trong 30 năm, ÐTNN đã bổ  sung nguồn vốn quan   trọng vào tổng vốn đầu tư  tồn xã hội góp phần hình thành một số  ngành  cơng nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như: dầu khí, viễn thơng, điện, điện   tử ; ÐTNN góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ  chất lượng cao như  tài chính ­ ngân hàng, bảo hiểm, kiểm tốn, tư  vấn luật, vận tải biển,   logistics,   giáo   dục   ­   đào   tạo,   y   tế,   du   lịch ;   chuyển   dịch     cấu   nơng  nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nơng sản xuất khẩu, mở rộng thị trường  xuất khẩu, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng bước  đưa Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị  tồn cầu. Mặt  khác, ĐTNN ở Việt Nam cũng đã gây nên những tác động bất lợi nhất định  về KT ­ XH nói chung và ANKT nói riêng. Trước hết, liên kết của khu vực  ÐTNN với khu vực trong nước  hiệu  ứng lan tỏa còn hạn chế,  năng suất  chưa cao có dấu hiệu chèn lấn. Chuyển giao cơng nghệ chưa đạt được kết  quả như kỳ vọng. Tỷ trọng đầu tư của các tập đồn xun quốc gia (TNCs)  còn thấp; đầu tư  từ  Hoa Kỳ, EU vào Việt Nam còn chưa tương xứng với   tiềm năng. Một số  dự  án ÐTNN chưa tuân thủ  nghiêm túc quy định của  pháp luật về  bảo vệ  mơi trường. Vẫn có tình trạng doanh nghiệp có vốn  ÐTNN sử  dụng máy móc, thiết bị  thế  hệ  cũ, khơng phù hợp, gây ơ nhiễm  mơi trường. Ðặc biệt đã có một số  dự  án gây sự  cố  ơ nhiễm mơi trường   nghiêm trọng. Một số  doanh nghiệp ÐTNN vi phạm pháp luật kê khai lỗ  giả, lãi thật, tìm cách chuyển giá thường xun và rất tinh vi để  tìm cách  trốn thuế,  gây thất thu lớn cho ngân sách  nhà nước. Thực tế  đã có nhiều  doanh nghiệp Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở  thành  100% vốn nước ngồi. Việc tranh chấp hợp đồng lao động, lợi ích dẫn đến  đình cơng trong các doanh nghiệp ĐTNN có xu hướng gia tăng gây bất  ổn    mặt xã hội  Trong một số  trường hợp, việc thu hút ÐTNN chưa tính  tốn đầy đủ, tồn diện các yếu tố liên quan đến quốc phòng, an ninh.  Trong xu thế mở của hội nhập, thu hút ĐTNN sự  quan tâm đặc biệt  của các quốc gia đối với lợi ích kinh tế và ANKT quốc gia khiến cho vấn   đề  ANKT ngày càng trở  thành một nhân tố  quan trọng, có tác động  ảnh  hưởng lớn khơng chỉ đối với ANQG mà với cả an ninh khu vực và quốc tế.  Trong khi đó, nhận thức về các mối đe doạ ANKT quốc gia do tác động của  ĐTNN   Việt Nam còn chưa đầy đủ  và chưa theo kịp những diễn biến  nhanh   chóng     tình   hình,   đặc   biệt     vấn   đề   ANTC,   ANLT,   ANNL.  Chúng ta vẫn còn có những lỗ  hổng  trong chiến lược thu hút và sử  dụng  ĐTNN về  quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh quốc gia nói chung và an  ninh kinh tế nói riêng Lý luận và thực tiễn tác động của ĐTNN đối với những nước nhận  đầu tư   nhiều lĩnh vực, nhất là  ANKT đã thu hút sự  quan tâm nghiên  cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và đạt   được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một cơng trình  nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về tác động của ĐTNN đến   ANKT  ở Việt Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, u cầu đặt ra  10 là cần tiếp tục làm sáng tỏ  về  lý luận và thực tiễn vấn đề  trên, từ  đó đề  xuất các quan điểm và các giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác   động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở  Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tác giả  chọn đề tài “Tác động của đầu tư  nước ngồi đến an ninh kinh tế  ở Việt   Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chun ngành kinh tế chính trị của mình.  2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích:  Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của ĐTNN đến ANKT   ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp  phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT  ở Việt Nam thời gian tới * Nhiệm vụ: Tổng quan tinh hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án Xây dựng cơ sở lý luận về tác động của ĐTNN đến ANKT; đưa ra  quan niệm, nội dung tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam Khảo sát, đánh giá thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của ĐTNN  đến ANKT, chỉ ra ngun nhân và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết từ  thực trạng tác động của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam Đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế  tác động tiêu cực của ĐTNN đến ANKT ở Việt Nam trong thời gian tới 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tác động của ĐTNN đến ANKT * Phạm vi nghiên cứu: Về  nội dung:  Luận án tập trung nghiên cứu tác  động của ĐTNN  đến ANKT bao gồm: an ninh tài chính, an ninh lương thực và an ninh năng  lượng.  ... Những vấn đề chung về đầu tư nước ngồi và an ninh kinh tế 32 2.2 Quan niệm, nội dung tác động của đầu tư nước ngồi đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 57 Chương 3 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI  ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM. .. của đầu tư nước ngồi đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian  tới 122 4.2 Giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực  của đầu tư nước ngồi đến an ninh kinh tế ở Việt Nam thời gian... ĐẾN AN NINH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 79 3.1 Khái qt về đầu tư nước ngồi ở Việt Nam thời gian qua 79 3.2 Thực trạng tác động tích cực, tiêu cực của đầu tư nước ngồi  đến an ninh kinh tế ở Việt Nam 83               3.3

Ngày đăng: 07/01/2020, 20:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • * Mục đích:

  • 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài

  • Viviane Bath (March 2012),“Foreign Investment, the National Interest and National Security - Foreign Direct Investment in Australia and China” [114]/ (Đầu tư nước ngoài, lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia - Đầu tư nước ngoài ở Úc và Trung Quốc). Tác giả đưa ra các phương pháp tiếp cận của chính phủ Úc và Trung Quốc trong việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cung cấp một số các so sánh về lợi ích trong các quyết định tiếp nhận đầu tư ở hai quốc gia này. Cả hai quốc gia đều là những nước nhận đầu tư lớn và cũng là các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Cả hai quốc gia đều đưa ra những quyết định trong việc nhận đầu tư dựa trên lợi ích và an ninh quốc gia. Úc đánh giá xem xét việc nhận đầu tư dựa theo lợi ích quốc gia theo từng trường hợp, trong khi Trung quốc có quy định chi tiết, đánh giá cơ cấu đầu tư và quy trình đánh giá đó dựa trên các khái niệm của “An ninh quốc gia” và “ an ninh kinh tế quốc gia”, gần đây đã bổ sung thêm quy định xem xét mua lại các thị phần của nước ngoài theo như yêu cầu an ninh quốc gia. Chuyên đề đã đưa ra các khái niệm về lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia, cũng như xem xét vai trò của chúng trong việc tiếp nhận FDI tại Úc và Trung Quốc.

  • John Dunning (2014), “Why Do Companies Invest Overseas?” [122]/ (Vì sao các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài).

  • Nghiên cứu đã luận giải lý do vì sao lại đầu tư vào các thị trường ngoài nước. Tác giả cho rằng cùng với việc mở rộng các hoạt động của mình ra nước ngoài, còn có các lý do chủ yêu để nhà đầu tư rót vốn ra nước ngoài: tìm kiếm thị trường; chi phí thấp; tìm kiếm sản phẩm chiến lược; nâng cao hiệu quả tìm kiếm lợi nhuận.

  • Trần Xuân Tùng (2005), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” [100]. Công trình này đã phân tích được bản chất, xu thế vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như vai trò của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới, nêu được những thành tựu và hạn chế của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; đồng thời đưa ra giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

  • Khi nói tới An ninh (Security), người ta thường nghĩ đến an ninh chính trị, quân sự, xã hội và việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ trang, thiết chế luật pháp, cưỡng chế thi hành pháp luật và vấn đề an ninh cũng gắn chặt với vấn đề quốc gia. An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa. Tuy nhiên, an ninh không phải là một khái niệm “tĩnh” mà là một khái niệm “động” và trải qua nhiều thay đổi về cách hiểu, cũng như cách tiếp cận. Thông thường, khi người ta gặp phải nguy hiểm hoặc cảm thấy có sự đe dọa thì mới nghĩ đến an ninh. Cho nên, đặc trưng cơ bản nhất trong trạng thái an ninh là sự liên quan lẫn nhau giữa “uy hiếp” và “nguy hiểm”. Trong tiếng Trung Quốc, thói quen thường dùng từ “an ninh” là chỉ trạng thái, nó gồm ba hàm ý: chưa có nguy hiểm, không bị đe dọa, không xảy ra sự cố. Trong tiếng Anh, ý nghĩa của từ “an ninh” so với tiếng Trung Quốc thì rộng hơn nhiều [106, tr. 81] Theo đó, an ninh là tránh được nguy hiểm, khỏi sự lo sợ, mặt khác còn có hàm ý bảo vệ an ninh, biện pháp an ninh và cơ cấu an ninh. So sánh như trên, mặc dù hơi có sự khác biệt, nhưng ý nghĩa cơ bản là giống nhau: an ninh là không tồn tại sự đe dọa và nguy hiểm.

  • Người ta thường cho rằng, an ninh không chỉ đề cập hiện trạng khách quan, mà còn đề cập đến trạng thái tâm lý, tức gọi là “cảm giác an toàn” (a sense of security). Từ góc độ đó mà nói, trạng thái an ninh bao gồm hai mặt, đó là chủ quan và khách quan. Mặt khách quan là chỉ hiện trạng bên ngoài, còn mặt chủ quan chỉ trạng thái tâm lý của con người. Một nhân vật đại biểu của chủ nghĩa hiện thực, Acnon VonPho trong cuốn “Xung đột và Hợp tác” đã chỉ ra rằng, an ninh về phía khách quan là không có sự đe dọa đối với giá trị đã giành được; về phía chủ quan chứng tỏ không lo sợ bị tấn công [106, tr. 85]. Cách hiểu trên có thể được khái quát như sau: gọi là an ninh, chính là về khách quan không có sự uy hiếp, về chủ quan, không có lo sợ.

  • Theo từ điển Tiếng Việt: An ninh là sự yên ổn về mặt chính trị về trật tự xã hội. Như vậy, an ninh theo nghĩa rộng là sự an toàn, ổn định chung về chính trị của một chế độ, một xã hội. Trong công trình “People, States and Fear: an agenda for international security studiees - Nhân dân, Nhà nước và nỗi sợ hãi: một chương trình nghị sự cho an ninh quốc tế”, Boulder (USA), Lyone Rienner, 1992 [106, tr. 87], nhà nghiên cứu Barry Buzan đã khái niệm an ninh bao gồm: an ninh quân sự; an ninh chính trị; an ninh kinh tế (bao hàm an ninh tài chính, an ninh năng lượng và an ninh lương thực); an ninh xã hội; an ninh môi trường; an ninh con người. Ngày nay, trong chính trị quốc tế nói đến an ninh là nói đến mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa “an ninh quốc gia”, “an ninh quốc tế”, “an ninh thế giới”. Ba khái niệm đó thể hiện các cấp độ khác nhau của an ninh. Nói đơn giản, “an ninh quốc gia” là nói đến an ninh của một quốc gia đơn lẻ, “an ninh quốc tế” là nói đến an ninh của một vài quốc gia, “an ninh thế giới” là nói đến an ninh của các nước trên toàn cầu. Ở đây mỗi khái niệm đều có cơ sở lý luận và giả định chính trị riêng, đều đối ứng với giá trị uy hiếp đặc biệt và năng lực đón nhận thách thức. Những năm gần đây, “an ninh chung” và “an ninh hợp tác” đã trở thành những khái niệm thường dùng của nhiều học giả. Tư tưởng mà hai khái niệm đó nhấn mạnh ở chỗ, an ninh của một nước phải lấy an ninh của tất cả các nước liên quan làm điều kiện, tức là an ninh quốc gia trong một mức độ nào đó đều phải dựa vào việc làm và hành vi của các nước khác, tức là an ninh quốc gia vừa được quyết định bằng hành vi bản thân, đồng thời cũng được quyết định bởi các nước khác phản ứng thế nào. Vì vậy, một quốc gia tăng cường sức mạnh của bản thân nếu nó có tác dụng răn đe người khác, khiến nước khác giảm bớt thù địch, như vậy làm cho bản thân càng an ninh hơn; nhưng nếu nó có tác dụng khiêu khích thì sẽ làm tăng thêm thù địch, khiến cho bản thân càng thêm không an ninh. Cũng tương tự như vậy, một quốc gia điều chỉnh sức mạnh của mình để hòa giải sẽ làm cho đối phương bớt đi sự thù địch, thì làm cho mình an ninh hơn; ngược lại, nếu làm đối phương tăng thêm thù địch thì bản thân mình không an ninh. Cho nên trong bối cảnh chính trị quốc tế mới, bất luận dùng chiến lược như thế nào đều có sự mạo hiểm nhất định.

  • Gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, tài chính và đặc biệt nâng tầm quan trọng trong khu vực và thế giới sau khi chứng kiến một số sự bất ổn về kinh tế của một số quốc gia, không chỉ đe dọa an ninh của quốc gia đó mà còn có thể trở thành ngòi nổ dẫn tới khủng hoảng toàn diện, đe dọa sự ổn định khu vực, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, vấn đề ANKT ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.

  • Trên thực tế, từ khi quốc gia ra đời cho đến hiện tại, vấn đề ANKT luôn tồn tại và có ảnh hưởng to lớn đối với chiến lược của quốc gia. Vì vậy, để dân tộc mình giành được phần lớn hơn lợi ích thông thường, người ta phải dùng mọi cách loại bỏ những kẻ cạnh tranh khác hoặc là thông qua độc quyền hoặc là biện pháp hòa bình, những quy định mang tính cưỡng chế, cấm vận, cắt viện trợ hoặc khi các biện pháp đó không có hiệu quả thì dùng phương pháp bạo lực trực tiếp.

  • Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, vấn đề ANKT bị che lấp bởi sự đối kháng quân sự, chính trị giữa hai khối quyền lực lớn đứng đầu là Liên Xô và Mỹ với vũ khí hạn nhân là chính, ANKT không được quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, cho dù thời kỳ chiến tranh lạnh thì ANKT, lợi ích kinh tế ở mức độ tương đối vẫn ràng buộc chiến lược quân sự của hai khối quyền lực Xô - Mỹ như: chiến lược quân sự của hai khối, tiêu tốn khối lượng tài nguyên để chạy đua vũ trang mà ảnh hưởng của nó là vô cùng lớn. Sự tan rã của Liên Xô có liên quan đến việc đã sử dụng tài nguyên vượt quá phạm vi quốc gia cho chạy đua vũ trang dẫn đến kinh tế trì trệ, khủng hoảng kinh tế, rối ren chính trị dẫn đến tan rã. Sau chiến tranh lạnh, vấn đề ANKT nhanh chóng được chính phủ và các nhân vật quan trọng của các nước coi trọng. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, vấn đề ANKT càng trở thành tiêu điểm quan tâm của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc.

  • Như vậy, ANKT đã chiếm vị trí trung tâm chắc chắn trong lĩnh vực an ninh quốc tế hiện nay. Vấn đề ANKT được quan tâm rộng rãi như vậy nhưng lại thiếu một định nghĩa tương đối thống nhất và chuẩn hóa. Đã có nhiều nhà khoa học bàn về thuật ngữ ANKT trên các góc độ khác nhau như:

  • Theo các học giả phương Tây, ANKT bao hàm hai nội dung: một là, giữ vững được độc lập kinh tế quốc gia trong khả năng ra các quyết định liên quan đến phát triển kinh tế vì lợi ích đất nước; hai là, duy trì được mức sống đã có của dân cư và khả năng tiếp tục nâng cao mức sống đó.

  • Nhà kinh tế Anh H.Maull và K. Murdoch cho rằng, ANKT quốc gia là sự đảm bảo không có sự đe dọa (ở mức tối thiểu có thể chấp nhận được) những giá trị cơ bản mà quốc gia đó xem là quan trọng hàng đầu. Đó là các giá trị như các thông số kinh tế đối ngoại nếu bị đe dọa, thay đổi xấu đi có thể làm tổn hại hệ thống chính trị - xã hội [106, tr. 88].

  • Theo giáo sư người Nga V.S.Pankov thì ANKT là trạng thái kinh tế quốc gia mang đặc trưng ổn định và miễn dịch trước tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài làm cản trở hoạt động bình thường của tái sản xuất xã hội, chúng xâm hại mức sống đã đạt được của dân cư, tạo căng thẳng xã hội và đe dọa sự tồn vong của quốc gia [106, tr. 89].

  • Giáo sư người Anh Barry Gordon Buzan cho rằng, ANKT liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, tài chính, thị trường cần thiết bảo đảm cho sự phát triên bền vững của nền kinh tế, phúc lợi của nhân dân và sức mạnh của nhà nước, bảo đảm có thể ngăn ngừa và đối phó hiệu quả với những biến động của môi trường trong nước và quốc tế, góp phần đắc lực giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng; ANKT bao hàm an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an ninh tài chính [106, tr. 90].

  • Học giả người Trung Quốc Vương Dật Châu cho rằng, ở bình diện quốc gia, ANKT là chỉ năng lực của một hệ thống kinh tế quốc gia chống lại sự quấy nhiễu uy hiếp, tấn công xâm nhập của cả bên trong lẫn bên ngoài; là môi trường trong nước và quốc tế mà trong đó, một hệ thống kinh tế quốc gia được phát triển liên tục và an toàn. Trên bình diện quốc tế, ANKT chỉ năng lực và hành vi của các nước vì lợi ích kinh tế và sự phát triển kinh tế nhằm giành được sự bảo đảm an ninh trên vũ đài quốc tế, là hành động chung của các nước được áp dụng vì sự ổn định và phát triển của trật tự kinh tế toàn cầu [106, tr. 91].

  • Học giả Việt Nam Trần Trọng Toàn cho rằng, ANKT là một bộ phận cấu thành của ANQG, là việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững, có khả năng ngăn ngừa các cú sốc bên trong và đối phó có hiệu quả với những biến động bên ngoài, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị - xã hội và tăng cường khả năng quốc phòng.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan