1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN

102 350 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Nghiên cứu thị trường Dệt may Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và đóng vai trò quyết định đến sự thành công của các doanh nghiệp trong mọi hoạt đông sản xuất kinhdoanh, nhằm trả lờ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Quá trình hội nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới đang diễn rangày càng sâu sắc Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường luôn có những biếnđổi mạnh mẽ Điều này đã mở ra muôn vàn cơ hội nhưng cũng đặt ra cho cácdoanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức mới Để có thể đứng vững được trênthương trường, các doanh nghiệp phải có một chiến lược và định hướng mụctiêu đúng đắn để có thể nắm bắt các cơ hội và hạn chế các nguy cơ, nâng caohiệu quả kinh doanh của mình

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, vấn đề nâng cao hiệuquả kinh doanh xuất khẩu là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể khẳngđịnh được vị trí của mình trên thị trường quốc tế

Là một trong những ngành công nghiệp đóng góp một phần không nhỏvào kim ngạch xuất khẩu của nước ta, ngành Dệt may Việt Nam ngày càngkhẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế Tuy nhiên, hiệu quả hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cácdoanh nghiệp ngành Dệt may nói riêng vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu là giacông xuất khẩu với giá trị gia tăng không cao Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩuhàng Dệt may ngày càng có ý nghĩa quyết định tới thành công của các doanhnghiệp Nhận thức được vấn đề đó và qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạtđộng kinh doanh của Công ty Cổ phần X20, được sự giúp đỡ tận tình của cáccán bộ công nhân viên trong Công ty cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của cô

giáo, PGS-TS Phan Tố Uyên, em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20” làm đề tài nghiên cứu

cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Trang 2

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài được chọn nghiên cứu với mục đích tìm ra một số giải pháp thực

tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20.Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của toàn Công ty,giúp công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển, khẳng định được vịthế của mình trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàncầu hiện nay

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàngDệt may tại Công ty Cổ phần X20, không đi sâu nghiên cứu về hoạt độngkinh doanh hàng dệt may phục vụ nhu cầu Quốc phòng cũng như hàng kinh tếnội địa cũng như các mặt hoạt động khác mà Công ty tham gia

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tại được nghiên cứu sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đi từ cụ thể đến khái quát, phântích, đánh giá, tổng kết các vấn đề thực tiễn, từ đó rút ra các kết luận đúngđắn, khách quan và khoa học

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu của em được chia thành ba phần chính như sau:

Chương I Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ở các doanh nghiệp Dệt may

Trang 3

Chương II Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT

KHẨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY 1.1 Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may ở các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

Xã hội loài người càng phát triển thì sự chuyên môn hóa và phân cônglao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc Cùng với đó là quá trình toàn cầuhóa và hội nhập kinh tế thế giới Các nhân tố này đã khiến kinh doanh xuấtnhập khẩu trở thành xu thế tất yếu khách quan đối với các doanh nghiệp, quốcgia trong nền kinh tế thị trường Trong đó, kinh doanh xuất khẩu là hoạt động

có vai trò quan trọng và to lớn đối với các quốc gia khi tham gia thị trươngthế giới

Mỗi quốc gia khi tham gia vào kinh doanh ngoại thương sẽ có cơ hộikhai thác một cách có hiệu quả các lợi thế tuyệt đối cũng như tương đối củamình Đối với một đất nước đang phát triển như nước ta, có lợi thế về nguồnlao động dồi dào và nguồn nguyên liệu khá phong phú thì hoạt động kinhdoanh xuất khẩu hàng Dệt may là một trong những nhân tố góp phần tích cực

để nước ta tham gia hiệu quả hơn vào nền kinh tế thế giới Vậy kinh doanhxuất khẩu hàng Dệt may là gi? Để hiểu rõ về khái niệm này, trước hết chúng

ta cần hiểu rõ khái niệm về kinh doanh xuất khẩu nói chung

“Kinh doanh xuất khẩu là hoạt động của các chủ thể kinh tế đem sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra bán trên thị trường nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm thu lợi nhuận”.

Trang 5

Như vậy, có thể hiểu “Kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may là hoạt

động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc Dệt may thực hiện hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài nhằm thu lợi nhuận”.

1.1.2 Vai trò của kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

1.1.2.1 Đối với quốc gia

Xuất khẩu là hoạt động có vai trò rất quan trọng của các quốc gia khitham gia thị trường thế giới Kinh doanh xuất khẩu sẽ giúp các quốc gia cóthể khai thác được tối đa các nguồn lực và lợi thế của mình, từ đó kích thíchnền kinh tế phát triển hơn Xuất khẩu Dệt may sẽ giúp nước ta khai thác đượclợi thế về nguồn lao động dồi dào, nhân công giá rẻ và nguồn nguyên liệu cósẵn, đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta

Dệt may là một trong số những ngành có đóng góp lớn vào kim ngạchxuất khẩu chung của nước ta Hàng năm, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩunước ta trên dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu: năm 2008 kim ngạch xuấtkhẩu Dệt may đạt 9,34 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩunước ta Từ hoạt động xuất khẩu Dệt may, nước ta thu về một lượng lớn ngoại

tệ phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy kinh tế nước

ta ngày càng phát triển hơn

1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung cũngnhư các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Dệt may nói riêng, kinh doanhxuất khẩu là hoạt động có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp khi tham giavào thị trường quốc tế Trước hết, kinh doanh xuất khẩu giúp doanh nghiệp

mở rộng quy mô, đa dạng hóa thị trường của doanh nghiệp Thị trường quốc

tế là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng Đặc biệt, khi thị trường trong nước

ở vào tình trạng bão hòa thì việc mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài

là tất yếu đối với các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển

Trang 6

Thứ hai, kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may giúp các doanh nghiệptrong lĩnh vực này có thể tăng doanh số bán hàng của mình, góp phần tăng lợinhuận kinh doanh xuất khẩu nói riêng và lợi nhuận kinh doanh chung củadoanh nghiệp.

Thứ ba, kinh doanh xuất khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp Dệt may nước

ta có điều kiện để tiếp thu các kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ sản xuấtcũng như các kinh nghiệm quản lí của nước ngoài

Thứ ba, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may sẽ cóthể thu về một lượng lớn ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu, gópphần tăng khoản vốn tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp vào

sự phát triển của nền kinh tế nước ta

Thứ tư, việc tham gia vào thị trường thế giới buộc các doanh nghiệpDệt may nước ta khi kinh doanh xuất khẩu phải tổ chức tốt hoạt động sảnxuất, quản lí, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường thếgiới, tạo ra một lợi thế cạnh tranh vững chắc về cả giá cả cũng như chất lượngsản phẩm để có thể tồn tại và phát triển

1.1.3 Nội dung hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Dệt may

1.1.3.1 Nghiên cứu thị trường Dệt may

Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên và đóng vai trò quyết định đến

sự thành công của các doanh nghiệp trong mọi hoạt đông sản xuất kinhdoanh, nhằm trả lời câu hỏi: sản xuất những gì, sản xuất như thế nào, bán choai… Mục đích của nghiên cứu thi trường là nghiên cứu, xác định khả năngtiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc có ý định kinhdoanh trên một địa bàn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định Trongsuốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Dệt may cũngcần phải liên tục tiến hành tốt công tác nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng

Trang 7

và phát triển thị trường kinh doanh của mình cũng như nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3.2 Lựa chọn đối tác, lập phương án kinh doanh

Kết quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may sẽ phụthuộc lớn vào đối tác mà chúng ta lựa chọn, vì vậy, các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu nói chung và kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may nói riêngcần phải tìm hiểu kĩ lưỡng và lựa chọn cho mình những đối tác kinh doanhphù hợp, cần làm rõ khả năng tài chính, triết lí kinh doanh cũng như uy tíncủa họ trên thị trường quốc tế Kết thúc khâu này các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu hàng Dệt may phải lập được phương án kinh doanh xuấtkhẩu cho sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh Phương án kinh doanh xuấtkhẩu sản phẩm Dệt may sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Đánh giá khái quát về thị trường và các đối tác kinh doanh mà doanhnghiệp hướng đến

- Lựa chọn mặt hàng sản phẩm cụ thể, mẫu mã, chất liệu, chỉ tiêu chấtlượng…, thời cơ và phương thức xuất khẩu: Gia công hay xuất khẩu trực tiếp

- Mục tiêu cần đạt đến và các biện pháp cụ thể trong từng giai đoạn đểthực hiện mục tiêu đó

- Ước tính hiệu quả kinh doanh xuất khẩu dựa trên việc tính toán sơ bộcác chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, điểm hòa vốn, thời gian thu hồivốn…

Phương án kinh doanh xuất khẩu sẽ là cơ sở quan trọng để các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may đưa ra các quyết định tiếp theo

1.1.3.3 Giao dịch đàm phán tiến tới kí kết hợp đồng xuất khẩu

Sau khi lập được một phương án kinh doanh khả thi, các doanh nghiệpxuất khẩu hàng Dệt may sẽ phải tiến hành giao dịch đàm phán để tiến tới kíkết hợp đồng xuất khẩu Quá trình giao dịch đàm phán là một công việc

Trang 8

không đơn giản, cần tiến tới sự thống nhất giữa cả bên xuất khẩu và bên nhậpkhẩu để có thể tiến tới kí kết một hợp đồng xuất nhập khẩu có lợi nhất cho cảhai bên

Trong hợp đồng xuất khẩu hàng Dệt may cần thỏa thuận các vấn đề cơbản sau: Nội dung công việc xuất khẩu; quy định về bao bì, kí mã hiệu cácsản phẩm dệt may của Công ty; thời gian, địa điểm, phương thức giao, nhậnhàng; các chứng từ cần thiết liên quan; phương thức, thời hạn, đồng tiền thanhtoán cũng như thời gian thanh toán; các trường hợp bất khả kháng; thủ tụcgiải quyết tranh chấp; hiệu lực của hợp đồng…

1.1.3.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi hợp đồng xuất khẩu được kí kết, doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu hàng Dệt may phải tiến hành các công việc để thực hiện hợp đồng theođúng những yêu cấu đã được kí kết với phía đối tác Cũng như các hợp đồngxuất khẩu hàng hóa thông thường khác, một hợp đồng xuất khẩu hàng Dệtmay cũng sẽ được tiến hành theo các bước chủ yếu sau:

- Kiểm tra LC do bên nhập khẩu mở

- Xin giấy phép xuất khẩu

- Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu theo đúng yêu cầu của bên nhập khẩu

- Thuê tàu (nếu được)

- Mua bảo hiểm hàng hóa (nếu được)

- Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

- Kiểm nghiệm hàng hóa

- Giao hàng

- Làm thủ tục thanh toán

- Xử lý, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nếu có

Các bước này được thể hiện rõ hơn qua sơ đồ sau:

Trang 9

Sơ đồ 1.1 Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng Dệt may

Trong các bước trên, có thể nói khẩu chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu làkhâu quan trọng nhất Các hoạt động trong bước này sẽ có ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuấtkhẩu hàng Dệt may nói riêng cần chú ý sao cho đảm bảo được hàng hóa đủ về

số lượng, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, kiểu cách… củaphía đối tác với chi phí nhỏ nhất

1.1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu và các hoạt động nhằm tiếp tục quá trình mua bán

Đây là công việc rất quan trọng và cần thiết Sau mỗi hợp đồng hoặcsau một quá trình kinh doanh nhất định, các doanh nghiệp cần tiến hành đánhgiá kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mà mình đã thực hiện, các kếtquả đã đạt được cũng như các mặt còn hạn chế một cách chính xác và cụ thể,

để từ đó rút kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh tiếp theo để không ngừngnâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mình.Các vấn đề cơ bản cần được làm rõ là:

- Sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được của từng mặt hàng,từng thị trường, từng khách hàng và sự biến động của nó

Kiểm tra

LC

Xin giấy phép XK

Mua bảo hiểm

Chuẩn bị hàng hóa

Giao hàng

Kiểm nghiệm hàng hóa

Làm thủ tục hải quan

Trang 10

- Mức độ chiếm lĩnh thị trường, mức độ hài lòng của khách hàng đốivới những mặt hàng và nhóm hàng quan trọng, sự tăng giảm mỗi nhóm vànguyên nhân gây ra sự tăng giảm này

- Các ý kiến của khách hàng, của phía đối tác và của các cơ quan hữuquan có liên quan

- Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, triển vọng pháttriển của doanh nghiệp trong tương lai

Sau quá trình này các doanh nghiệp sẽ tìm ra các nguyên nhân và cónhững biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Và vớibất kì doanh nghiệp nào cũng vậy, họ luôn mong muốn hoạt động kinh doanhcủa mình ngày càng phát triển, vì vậy, đánh giá và nâng cao hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp có thể tiếp tục quátrình mua bán, không ngừng lớn mạnh và phát triển

1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

1.2.1 Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

1.2.1.1 Khái niệm

Kinh doanh xuất khẩu cũng là một trong những hoạt động kinh doanhcủa Doanh nghiệp, vì vậy, các quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩucũng xuất phát từ quan điểm về hiệu quả kinh doanh nói chung Để hiểu rõ vềhiệu quả kinh doanh xuất khẩu, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu các quan điểm

về hiệu quả kinh doanh nói chung Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểmkhác nhau về hiệu quả kinh doanh Nhưng có lẽ, quan điểm được nhiều nhà

kinh tế và quản trị áp dụng nhất chính là quan điểm coi “Hiệu quả kinh

doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nó được đo bằng tỷ số giữa kết quả đạt được với các chi phí phải bỏ

ra trong quá trình sản xuất kinh doanh”

Trang 11

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phản ánh trình độ sử dụngcác nguồn lực cũng như trình độ tổ chức quản lí của doanh nghiệp thông cácchỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đặc trưng, nó là biểu hiện mối quan hệ tương quangiữa kết quả đạt được với các chi phí phải bỏ ra, hay nó chính là lợi nhuận và

sự đa dạng của hàng hóa về mặt giá trị sử dụng Vì vậy, cũng có thể hiểu:

“Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt đư-

ợc mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra ”

Như vậy, từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu qua một số khái niệm sau:

- “ Hiệu quả kinh daonh xuất khẩu là kết quả thu được từ hoạt động

kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp, trên cơ sở những chi phí nhất định, trong những điều kiện nhất định”

- “ Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là chỉ tiêu so sánh giữa chi phí hoạt

động kinh doanh xuất khẩu bỏ ra và kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu đó”

Và như vậy, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may cũng tương

tự như hiệu quả kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nói chung, là chỉ tiêu sosánh giữa kết quả thu được do kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này với các chiphí phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu đó như: chi phí nguyên vậtliệu (bông, vải sợi, kim, chỉ, và các phụ liệu khác), chi phí nhân công trựctiếp, chi phí về đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, chi phí giao dịch đàm phám, kíkết hợp đồng, chi phí vận tải, chi phí lưu kho…

1.2.1.2 Vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu,

ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt độngkinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà doanh nghiệp đạt

Trang 12

được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờcũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Trong khi đó trong khái niệm vềhiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí đểđánh giá hiệu quả kinh doanh.

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu làphải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quảtối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phítối thiểu Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọnphương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn.Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là vấn đề có tính chất sống còn vớicác doanh nghiệp, là điều kiện không thể thiếu để các doanh nghiệp có thểđứng vững và phát triển hơn, đặc biệt là trên thị trường quốc tế với mức độcạnh tranh ngày càng khốc liệt

Hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ hữu hiệu để các nhàquản trị thực hiện các chức năng của mình Để đạt được mục tiêu tối đa hóalợi nhuận, doanh nghiệp buộc phải sử dụng tối ưu nguồn lực sẵn có Nhưngviệc sử dụng nguồn lực đó bằng cách nào để có hiệu quả nhất là vấn đề khôngphải dễ dàng Chính vì vậy, ta có thể nói rằng việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh không chỉ là công cụ hữu hiện để các nhà quản trị thực hiện các chứcnăng quản trị của mình mà còn là thước đo trình độ của nhà quản trị

Đối với kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may cũng vậy, nếu chỉ nhìnvào kết quả, chúng ta có thể thấy là hoạt động xuất khẩu hàng Dệt may củachúng ta là rất triển vọng, kim ngạch xuất khẩu được đánh giá ở mức cao Tuynhiên, xuất khẩu hàng Dệt may ở các doanh nghiệp nước ta lại chủ yếu dừnglại ở hình thức gia công xuất khẩu, giá trị gia tăng không lớn Và như vậy,hiệu quả thu được thực sự cũng không lớn Tất nhiên, với tiềm lực hiện tạicủa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may của nước ta, gia

Trang 13

công xuất khẩu vẫn là hình thức đóng vai trò quan trọng và cần thiết Với thực

tế đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trong lĩnh vực này cần có cáinhìn tổng quát hơn, đánh giá một các khách quan hơn về hoạt động xuất khẩucủa mình, không chỉ nhìn vào kết quả mà cần đánh giá trên giác độ hiệu quảcủa nó Từ đó các doanh nghiệp sẽ phải có các biện pháp mạnh mẽ để có thểnâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng và hiệu quả kinh doanh nóichung của mình

1.2.1.3 Sự cần thiết của nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

Các nguồn lực sử dụng trong hoạt động kinh doanh không phải là vôtận mà có giới hạn riêng của nó, điều này đặt ra yêu cầu phải khai thác, tậndụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh,các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy nănglực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí, không ngừngnâng cao hiệu quả kinh doanh Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu các doanh nghiệp Dệt may thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản, nhân tố trựctiếp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đối với các doanhnghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị trường thế giới sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưngcũng đặt ra nhiều thách thức lớn mà các doanh nghiệp buộc phỉa vượt qua để

có thể tồn tại và phát triển trên thị trường rộng lớn đó Vì vậy, nâng cao hiệuquả kinh doanh xuất khẩu hàng là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp này cầnphải quán triệt khi tham gia vào thị trường thế giới

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là một nhân tố thúc đẩy sựcạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh Thị trường ngày càng phát triển và

mở rộng thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệthơn Vì vậy, các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thế giới là phạm vi

Trang 14

thị trường đã được mỏ rộng, tuy nhiên cũng theo đó là mức độ cạnh tranhcũng tăng lên, gay gắt và khốc liệt hơn Để đạt được mục tiêu là tồn tại vàphát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thịtrường Và để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường rộng lớn này, cácdoanh nghiệp xuất khẩu phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả kinh doanhxuất khẩu của mình.

Hoạt động xuất khẩu của nước ta hiện nay có thể được đánh giá là thuđược nhiều kết quả khá khả quan , nhiều mặt hàng của chúng ta có kim ngạchxuất khẩu đứng thứ nhất, nhì thế giới như: gạo, hồ tiêu, cà phê,cao su, thủysản…, hàng Dệt may cũng là một trong những ngành có kim ngach xuất khẩukhá lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nước ta Tuy nhiên, mộtthực tế đáng buồn là hiệu quả thu được lại không cao Vì vậy, vấn đề nângcao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may nói riêng cũng như các mặthàng khác nói chung là một vấn đề hết sức cần thiết, đặt ra cho tất cả cácdoanh nghiệp Chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh mới giúp các doanhnghiệp xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam xâm nhập sâu hơn vào thị trườngthế giới và có thể khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế

1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng khác,

để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanhxuất khẩu hàng Dệt may, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

1.2.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối của việc xuất khẩu Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu sẽ phải bỏ ra bao nhiêu đồng nội tệ

Trang 15

H x =

∑CP XK

∑DT Xk

 Hx : Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

 ∑CPXK: Tổng chi phí ( tính bằng nội tệ) để thực hiện hoạtđộng xuất khẩu

 ∑DTXk: Tổng thu nhập (tính bằng ngoại tệ) thu được từviệc bán hàng xuất khẩu

Chi phí xuất khẩu hàng Dệt may ở đây bao gồm toàn bộ các chi phí liênquan đến việc xuất khẩu: Chi phí nguyên vật liệu (bông, vải, sợi, kim, chỉ…),chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, các chi phígiao dịch đàm phán và thực hiện hợp đồng, thuế, chi phí của việc làm thủ tụchải quan, xin giấy phép, chi phí trả lãi vay…

Hx nhỏ hơn tỷ giá hối đoái tại thời điểm tính toán thì có thể nói hoạtđộng xuất khẩu của chúng ta là có khả quan và nên xuất khẩu Mức chênhlệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh xuất khẩu càng cao

Khi tính toán chỉ tiêu này cần phải tính toán một cách đầy đủ và chínhxác các khoản chi phí bỏ ra cho việc xuất khẩu để có thể có được một kết quảchính xác nhất Và để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu thì việctính toán đầy đủ các khoản chi phí và có những biện pháp thích hợp để giảmthiểu các chi phí không cần thiết là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết

Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu

LN XK = DT XK - CF XK

Trong đó:

 LNXK : Lợi nhuận xuất khẩu

 DTXK: Doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu

 CFXK: Các chi phí bỏ của hoạt động xuất khẩu

Trang 16

Đây là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệpDệt may thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu Đây là chỉ tiêu quantrọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Tối đahóa lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp tronghoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động kinhdoanh xuất khẩu của doanh nghiệp đang tiến triển tốt Tuy nhiên, chỉ tiêu nàychưa phản ánh được chính xác hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, vì nó chưaphẩn ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, mức độ tiết kiệm chiphí để tạo ra lượng lợi nhuận đó Để đánh giá được chính xác hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may, chúng ta cần đánh giá qua cácchỉ tiêu tương đối khác nữa

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu

Tỷ suất lợi nhuận của doanh thu xuất khẩu hàng Dệt may:

 Tỷ suất lợi nhuận của chí phí xuất khẩu:

Trang 17

kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may của doanh nghiệp tăng lên Thông quaviệc tính toán chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ có thể cân đối được giữa chi phíphải bỏ ra và số lợi nhuận thu về để có các biện pháp tích cực giảm chi phíkinh doanh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh xuất khẩu (tỷ lệ sinh lãi của vốn kinh doanh xuất khẩu) :

 LNXK: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu

 VKDXK: Vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đem đầu tư vào hoạt động kinhdoanh xuất khẩu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Từ chỉ tiêu này, doanhnghiệp Dệt may có thể đánh giá được mức sinh lợi của mỗi đơn vị vốn đầu tưvào kinh doanh xuất khẩu, từ đó đánh giá được trình độ quản lí và sử dụngvốn của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, đồng thời cũng phản ánh đượctiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp

1.2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận

1.2.2.2.1 Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

Sức sản xuất của vốn kinh doanh xuất khẩu

V VKDXK (%) =

DT XK

x 100%

∑VKD XK

∑VKDXK : Tổng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn được đầu

tư vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may của doanh nghiệp, nócho biết một đơn vị vốn đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may sẽ tạo

Trang 18

ra bao nhiêu đồng doanh thu, hay nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết số vòngquay luân chuyển của vốn kinh doanh xuất khẩu trong một thời kì nhất định.Chỉ tiêu này càng cao tức là số vòng quay của vốn kinh doanh xuất khẩu cànglớn, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may càng cao.

 Số vòng quay vốn lưu động xuất khẩu

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định xuất khẩu

H VCDXK (%) =

LN XK

x 100%

VCD XK

VCDXK: Vốn cố định đầu tư vào hoạt động xuất khẩu

Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư một đồng vốn cố định vào hoạt động kinhdoanh xuất khẩu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càngcao cho thấy việc huy động và sử dụng vốn cố định đầu tư vào hoạt động xuấtkhẩu hàng Dệt may của các doanh nghiệp càng hợp lí và hiệu quả

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động xuất khẩu

H VLDXK (%) =

LN XK

x 100%

VLD XK

Trang 19

Chỉ tiêu này cho biết số đơn vị lợi nhuận được tạo ra từ một đơn vị vốnlưu động đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động xuất khẩu của doanhnghiệp càng lớn, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp càng cao

1.2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng lao động

 Năng suất lao động

W XK =

KQ XK

L BQXK

Trong đó:

 WXK: Năng suất lao động sản xuất hàng xuất khẩu

 KQXK: Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong kì (sản lượng/ doanh thu)

 LXK: Số lao động bình quân sử dụng sản xuất hàng xuất khẩuChỉ tiêu này phản ánh khá thực chất về hiệu quả kinh doanh xuất khẩucủa doanh nghiệp, nó biểu hiện tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sửdụng lao động, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh xuất khẩucủa doanh nghiệp càng cao

 Mức sinh lợi bình quân một lao động

1.2.2.2.3 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận khác

Đó là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp ở các mặt hoạt động khác, có thể là của từng bộ phận, từng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp như: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới

Trang 20

công nghệ trang thiết bị cho kinh doanh xuất khẩu, hiệu quả công tác quản trị

ở tưng bộ phận, hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Dệt may

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, các doanh nghiệp luônluôn phải chịu các tác động từ cả môi trường bên trong cũng như bên ngoàidoanh nghiệp, do đó hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu nói riêng cũng chịu tác động manh mẽ bởi các nhân tố này.Việc phân tích sự tác động của môi trường kinh doanh tới hiệu quả kinhdaonh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có những biện phápđúng đắn để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình, gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung Đối với các doanh nghiệp kinhdaonh xuất khẩu hàng Dệt may sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi một số nhân tốsau đây:

1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.2.3.1.1 Xu thế quốc tế hóa, hội nhập kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ, các rào cản kinh tế dần được xóa bỏ

Hiện nay, quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh

tế thế giới Quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ khiến cácdoanh nghiệp ngày càng chịu tác động mạnh hơn vào các yếu tố của kinh tếquốc tế Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, sự tác động nàycàng rõ ràng hơn Các yếu tố này sẽ tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinhdoanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Dệt may, cả tác động tích cực lẫn tácđộng tiêu cực Đặc biệt, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều ngành, nghề,lĩnh vực kinh doanh của nước ta, trong đó có cá ngành Dệt may, đã có nhiều

cơ hội để phát triển hơn, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường thếgiới

Trang 21

Trước hết, toàn cầu hóa giúp tạo ra một thị trường rộng lớn, thống nhấthơn, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng và phát triển thị trường kinh doanh củamình, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuấtkhẩu Trong thị trường đó, hàng hóa được di chuyển một cách tự do hơn, cácsản phẩm xuất khẩu cũng có các tiêu chuẩn rõ ràng, được áp dụng một thốngnhất, hàng rào thuế quan và các rào cản kinh tế khác dần được giảm bớt vàtiến tới xóa bỏ… Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Dệt may

có thể giảm thiểu chi phí kinh doanh, đặc biệt là các khoản chi phí về thuếquan, chi phí vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau Nhờ đó, hiệuquả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ được nâng cao hơn

Mặt khác, các doanh nghiệp Dệt may nước ta cũng sẽ có cơ hội tốt hơntrong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên từ nước ngoài một cách

dễ dàng Đó là các nguồn tài nguyên về nguồn nguyên vật liệu, vốn, khoa họccông nghệ… Điều này đặc biệt quan trọng đối với một đất nước còn lạc hậu

về khoa học công nghệ, nguyên vật liệu và các ngành công nghiệp phụ trợkhác cho ngành Dệt may còn kém phát triển, chưa có điều kiện sản xuấtnguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và phải nhập khẩu đến trên 70% nguyênliệu Dệt may như nước ta

Bên cạnh các tác động tích cực đối với hiệu quả kinh doanh xuất khẩuhàng Dệt may của các doanh nghiệp, hội nhập kinh tế thế giới cũng có một sốtác động tiêu cực mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt maycần chú ý Tác động rõ rệt nhất phải kể đến đó là mức độ cạnh tranh sẽ ngàycàng tăng lên, gay gắt và khốc liệt hơn Đồng thời, toàn cầu hóa giúp dần xóa

bỏ các rào cản kinh tế, thuế quan nhưng các rào cản về kĩ thuật sẽ thống nhất

và chặt chẽ hơn Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt mayViệt Nam yêu cầu song song với việc giảm thiểu chi phí kinh doanh cầnkhông ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ tiên tiến,

Trang 22

đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc tế, không ngừng cải tiển mẫu mã, chủng loạisản phẩm ngày một đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu và thị hiếucủa người tiêu dùng ở nước xuất khẩu Có như vậy, các doanh nghiệp Dệtmay nước ta mới có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao – điều kiện tiênquyết để các doanh nghiệp này có thể đững vững và phát triển trên thị trườngđầy cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức này

1.2.3.1.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ cũng ngày càngđóng vai trò quan trong sự phát triển của kinh tế thế giới, nhiều phát minhmới được áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã đem lại những hiệuquả to lớn Đối với các ngành sản xuất thì trang thiết bị máy móc, công nghệsản xuất là nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng nhưchất lượng sản phẩm Vì vậy, nhân tố này đóng một vai trò quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may.Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh xuấtkhẩu sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nângcao năng suất lao động, giảm thiểu một số chi phí trong sản xuất kinh doanh,

từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp

1.2.3.1.3 Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến chi phícũng như doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp, vì vậy sẽ có tác động mạnhđến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu Đồng thời, tỷ giá hối đoái cũng khi sosánh với tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệuquả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Dệt may

Khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, tức là một đơn vị VND

sẽ đổi được nhiều hơn số đơn vị ngoại tệ so với trước đó Nói cách khác,người tiêu dùng tại nước nhập khẩu sẽ phải chi một lượng tiền nhiều hơn để

Trang 23

có thể mua hàng nhập khẩu, như vậy vô hình chung đã làm cho hàng Dệt maycủa nước ta trở nên đắt hơn so với hàng hóa của nước nhập khẩu Do đó, việckinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặpkhó khăn hơn, làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

Ngược lại, khi đồng tiền của nước ta giảm giá so với đồng ngoại tệ, vôhình chung việc đồng VND giảm giá sẽ làm cho giá hàng Dệt may của nước

ta giảm một cách tương đối so với hàng hóa của nước nhập khẩu, các doanhnghiệp Dệt may Việt Nam sẽ có một lợi thế về giá trong kinh doanh xuấtkhẩu, doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu, nângcao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

1.2.3.1.4 Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hệ thống tài chính ngân hàngđóng một vai trò quan trọng Đối với các doanh nghiệp Dệt may nước ta, hầuhết đều là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hạn chế, thì hệ thống tàichính ngân hàng càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt

Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng thế giới sẽ giúp cácdoanh nghiệp Dệt may Việt Nam có điều kiện tốt hơn để tiếp cận nguồn vốnvới mức chi phí hợp lý thông qua các hình thức như: tài trợ xuất khẩu, bảolãnh, chiết khấu…, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh,tăng doanh thu, lợi nhuân, từ đó góp phần hạ chi phí kinh doanh, nâng caohiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Đồng thời, sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng cũng khiếnhoạt động thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nướcngoài được diễn ra dễ dàng, an toàn và thông suốt hơn, điều này cũng gópphần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanhnghiệp

1.2.3.1.5 Các yếu tố về luật pháp, chính trị

Trang 24

Bất kì doanh nghiệp nào trong nền kinh tế cũng đều phải hoạt độngtrong một môi trường chính trị, khuôn khổ luật pháp nhất định, đây là việclàm cần thiết để nền kinh tế vận hành có hiệu quả

Đối với trong nước thì các chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đếnhoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Dệt may phải kể đến

đó là: các chính sách hỗ trợ tài chính, các chính sách tín dụng ưu đãi, chínhsách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may, chính sáchthuế, hạn ngạch đối với ngành Dệt may… Các chính sách này sẽ tác động đếnviệc huy động và sử dụng vốn, tác động đến các chi phí trong kinh doanh xuấtkhẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanhxuất khẩu của doanh nghiệp

Yếu tố chính trị luật pháp của nước ngoài, đặc biệt là của các nước phíađối tác cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu qua kinh doanh xuất khẩu của cácdoanh nghiệp Dệt may Việt Nam Các doanh nghiệp này khi quan hệ với cácđối tác cũng phải tuân theo các yêu cầu về luật pháp, các yếu tố thuộc vềthông lệ, tập quán quốc tế mà hai bên thỏa thuận Đối với các nước nhậpkhẩu, chính sách thuế nhập khẩu của họ đối với hàng Dệt may của Việt Nam,các chính sách bảo hộ sản xuất trong nước…sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đếnhoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm rõ các yếu tố luậtpháp, chính trị của nước ta cũng như các nước phía đối tác, các thông lệ, tậpquán quốc tế… để các thể tận dụng và nắm bắt các cơ hội, ưu đãi,lợi thế, nétránh các rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu Có như vậy mới có thể nâng caođược hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mình

1.2.3.1.6 Yếu tố về cạnh tranh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp khi tham giavào nề kinh tế thị trường đều phải đối mặt Những yếu tố cạnh tranh cần tính

Trang 25

đến đó là: số lượng các đối thủ cạnh tranh, các yếu tố về sản phẩm, chấtlượng, giá cả sản phẩm… của các đối thủ cạnh tranh này Yếu tố cạnh tranh

sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận, thị trường, từ đó có ảnhhưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinh doanhxuất khẩu nói riêng của các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Dệt may Việt Nam,ngoài việc phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệptrong nước thì các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may Việt Nam sẽ phải chịu sựcạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Dệt may của các nước khác trên thếgiới với sự lấn chiếm thị phần một cách mạnh mẽ, tiêu biêu như: Trung Quốc,

Ấn Độ, Indonexia, Pakistan, Bangladesh… Khi mức độ cạnh tranh tăng lên,chắc chắn khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng,người tiêu dùng cũng như các đối tác sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn bạnhàng, sản phẩm Nếu doanh nghiệp không có các biện pháp thích hợp để nângcao năng lực cạnh tranh của mình thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu của củadoanh nghiệp sẽ giảm sút, dẫn đến giảm lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến hiệuquả kinh doanh xuất khẩu, thậm chí là sẽ bị thị trường đào thải

1.2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.2.3.2.1 Tiềm lực tài chính

Để thực hiện hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩunói riêng, điều kiện đầu tiên đối với bất kì doanh nghiệp nào đó là vốn Tiềmlực tài chính là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thôngqua số vốn mà doanh nghiệp huy động được cũng như khả năng đầu tư cóhiệu quả nguồn vốn đó trong kinh doanh

Tiềm lực tài chính là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể thực hiệnhoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường và liên tục Một doanhnghiệp có tiềm lực tài chính đủ mạnh sẽ có thể nắm bắt được kịp thời các cơ

Trang 26

hội khi có điều kiện để tận dụng cơ hội đó một cách tốt nhất Vì vậy, tiềm lựctài chính của mỗi doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanhxuất khẩu của doanh nghiệp

1.2.3.2.2 Yếu tố về lao động

Trong kinh doanh, nguồn nhân lực chính là yếu tố hàng đầu, đảm bảo

sự thành công của các doanh nghiệp vì suy cho cùng, tất cả mọi hoạt động củadoanh nghiệp đều chịu sự tác động của yếu tố con người Đối với các doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dệt may, sử dụng nhiều lao động trực tiếp thìnhân tố này càng có vai trò đặc biệt quan trọng tới sự thành công của doanhnghiệp Đặc biệt trong kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần có mộtđội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ năng lực, nghiệp vụ để đảm bảo thựchiện các giao dịch một cách hiệu quả nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng xuất khẩu, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần nâng cao hiệu quakinh doanh xuất khẩu

1.2.3.2.3 Yếu tố về sản phẩm, thị trường

Sản phẩm chính là biểu hiện của lao động trong hoạt động sản xuấtkinh doanh Các đặc điểm về sản phẩm của doanh nghiệp như chất lượng,mẫu mã, chủng loại…, sẽ có ảnh hưởng lớn, góp phần tạo nên năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Sản lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả của các sảnphẩm là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của doanhnghiệp Hàng Dệt may, nhất là hàng may mặc là các mặt hàng có đòi hỏi cao

về chất lượng cũng như kiểu dáng, mẫu mã, sự thoải mái mà sản phẩm đemlại Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượngsản phẩm, tìm các biện pháp giảm chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm

để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần tăngdoanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp Có như vậy mới có thể thu được hiệuquả cao trong kinh doanh xuất khẩu

Trang 27

Thị trường xuất khẩu cũng là các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệuquả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu cùng vớicác yếu tố về chính trị, luật pháp, văn hóa xã hội…trên từng thị trường sẽ làcác yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nào cũng phải tínhđến Các yếu tố này có ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của doanhnghiệp cũng như ảnh hưởng đến quy mô hoạt động kinh doanh xuất khẩu củadoanh nghiệp, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu Các doanh nghiệp cần thực hiện tố công tác nghiên cứu thịtrường, tìm kiếm và phát triển các thị trường, khách hàng mới để mở rộng quy

mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh xuất khẩu

1.2.3.2.4 Yếu tố về trang thiết bị công nghệ sản xuất kinh doanh xuất khẩu

Các trang thiết bị công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng sẽ có tác độnglớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhất là về mặt chất lượng sảnphẩm, năng suất lao động, tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm Vì vậy, vấn đề áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt độngsản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp nângcao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí trong sản xuấtkinh doanh, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinhdoanh

1.2.3.2.5 Trình độ tổ chức quản lí của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lí là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp được tổ chức tốt,quản lí chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp đó có điều kiện để giảm chi phí sảnxuất, chi phí quản lí, tăng năng suất lao động, từ đó giúp hạ giá thành sản

Trang 28

phẩm, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Trình độ tổ chức quản lí cũng là nhân

tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn doanh nghiệp

1.2.3.2.6 Các yếu tố thuộc về tiềm lực vô hình

Các yếu tố thuộc tiềm lực vô hình là các nhân tố giúp tạo ra khả năngcạnh tranh mạnh mẽ cho sản phẩm của doanh nghiệp Đó chính là uy tín,thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó Một doanhnghiệp có các tiềm lực vô hình mạnh sẽ có một vũ khí cạnh tranh sắc bén, giátrị gia tăng của sản phẩm cũng sẽ lớn hơn Tuy nhiên, phần lớn các doanhnghiệp Việt Nam chưa tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trườngquốc tế, vì vậy mà việc xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu

là xuất khẩu dưới hình thức gia công với giá trị gia tăng thấp, do đó hiệu quảkinh doanh cuất khẩu không cao Chính vì vậy, các doanh nghiệp Dệt mayViệt Nam cần chú trọng hơn nữa vào việc tạo dựng và nâng cao thương hiệu

và uy tín của mình trên thị trường quốc tế để có thể đạt được hiệu quả cao hơntrong hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Như vậy, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần chú ý xem xét và phân tích những nhân tố này để có thể tận dụng, phát huy được các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực, chủ động nắm bắt các cơ hôi và né tránh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mình.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN X20 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần X20

Trang 29

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên công ty: Công ty cổ phần X20

Tên đăng kí hợp pháp: X20 JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: GATEXCO 20 - X20.Co

Địa chỉ (trụ sở chính): Số 35 Phố Phan Đình Giót Phương Liệt Thanh Xuân – Hà Nội

-Điện thoại: (84.43)8641617 Fax: (84.43)8641208

Số đăng kí kinh doanh: 0103034095, do Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà

Nội cấp ngày 31 tháng 12 năm 2008

Email: Gatexco20@vnn.vn

Website: www.gatexco20.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia thành các giaiđoạn sau:

* Giai đoạn 1- Thành lập Xưởng may đo hàng kỹ X.20

Ngày 18 tháng 02 năm 1957, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần, Cục Quân nhu

quyết định thành lập “ Xưởng may đo hàng kỹ”, gọi tắt là X.20 Xưởng có

nhiệm vụ may đo quân trang, quân phục phục vụ các cán bộ trung và cao cấptrong quân đội Ngoài ra, xưởng còn có nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất thửnghiệm các kiểu quân trang, quân phục cho Quân đội

Ngày 28 tháng 09 năm 1958, xưởng may đo hàng kỹ được đổi tên thành

“ Cửa hàng may đo quân đội”.

* Giai đoạn 2: Xí nghiệp may 20

Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X.20theo quy chế xí nghiệp quốc phòng, X.20 chính thức được công nhận là một

xí nghiệp Quốc phòng Ngoài nhiệm vụ ban đầu, xí nghiệp bắt đầu thực hiện

tổ chức, nghiên cứu các dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức sản xuất giacông ngoài xí nghiệp

Trang 30

Tháng 4 năm 1968, theo quyết định số 136/QĐ của Tổng cục Hậu cần,

Xí nghiệp may 20 được xếp hạng 5 Công nghiệp nhẹ, kể từ đây, Xí nghiệp 20chính thức trở thành một xí nghiệp Công nghiệp Quốc phòng đã được xếphạng

Sau năm 1975, Xí nghiệp may 20 chuyển sang chế độ hạch toán độc lập.Được sự giúp đỡ của cấp trên, Xí nghiệp đã mạnh dạn đổi mới đầu tư trangthiết bị máy móc, sản xuất hàng xuất khẩu, bắt đầu một giai đoạn mới

* Giai đoạn 3: Công ty may 20

Ngày 12 tháng 2 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra quyết định số &4B/QP,chuyển xí nghiệp may 20 lên thành Công ty may 20 Đây là điểm mốc quantrọng đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của công ty trong suốt 35 năm xâydựng và trưởng thành

Tháng 07 năm 1996, Công ty may 20 thành lập xí nghiệp Dệt kim, cuốinăm 1997 thành lập xí nghiệp Dệt vải

* Giai đoạn 4: Công ty 20

Ngày 07 tháng 03 năm 1998, Bộ Quốc phòng kí quyết định số

319/QĐ-QP đổi tên Công ty may 20 thành Công ty 20 và bổ sung thêm một số nghànhnghề king doanh: sản xuất kinh doanh các mặt hàng dệt, nhuộm, kinh doanhthiết bị vật tư, nguyên phụ liệu hóa chất phục vụ ngành may

Quý IV năm 2001, cồng ty 20 tiếp nhận các xí nghiệp 198, 199 của Công

ty 198 – Bộ Tổng tham mưu và xưởng may Mỹ Đình của công ty 28 – Tổngcục Hậu cần Quý III năm 2003, công ty tiếp nhận thêm các xí nghiệp 20B,20C từ Quân khu IV, và xí nghiệp may Bình Minh từ Quân khu I chuyển về

* Giai đoạn 5: Công ty Cổ phần X.20

Thực hiện các quyết định số 1360/QĐ-BQP ngày 01 tháng 07 năm 2005của Bộ Quốc phòng về việc cổ phần hóa Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậu cần,

Trang 31

và quyết định số 3967/QĐ-BQP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Quốcphòng về phê duyệt phương án và chuyển Công ty 20 thuộc Tổng cục Hậucần thành Công ty Cổ phần, từ 01 tháng 01 năm 2009, Công ty 20 chính thứchoạt động theo mô hình công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phầnX.20

Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần X20 hiệnnay đã trở thành một trong những doanh nghiệp dệt may có quy mô lớn, nănglực mạnh của Bộ Quốc phòng nói riêng cũng như của toàn ngành dệt maynước ta nói chung Với những thành tựu đó, Công ty Cổ phần X20 đã hai lần

được vinh dự nhận danh hiệu cao quý “ Đơn vị anh hùng lao động” do Đảng

và Nhà nước phong tặng vào các năm 1989 và 2001 và nhiều danh hiệu caoquý khác

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, lĩnh vực hoạt động

2.1.2.1 Chức năng của Công ty

Công ty Cổ phần X.20 được thành lập với chức năng chính là sản xuất

và kinh doanh các sản phẩm ngành may, dệt, nhuộm, các loại vật tư thiết bị vànguyên vật liệu hóa chất phục vụ các ngành này Ngoài ra, Công ty còn thựchiện các chức năng đầu tư tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, kinh doanhnguyên nhiên liệu, kinh doanh nhà, cho thuê văn phòng, dịch vụ quảng cáo.Công ty cũng thực hiện chức năng xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, sảnphẩm vật tư thiết bị, kinh doanh các ngành mà pháp luật không cấm

2.1.2.2 Nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động

2.1.2.2.1 Nhiệm vụ của Công ty

Công ty Cổ phần X20, tiền thân là công ty 20, là đơn vị kinh tế - quốcphòng thuộc Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng, Công ty có các nhiệm vụsau:

Trang 32

- Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Công ty là chuyên sản xuất các sảnphẩm Quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt, nhuộm, may theo kế hoạch hàng năm

và dài hạn của Tổng cục Hậu cần – Bộ Quốc phòng

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo các ngành nghề thuộcchức năng của Công ty, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản của Nhà nước và của các cổđông Đảm bảo chăm lo cho đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn công

ty, giữ gìn môi trường sinh thái, trật tự anh ninh trên địa bàn Công ty hoạtđộng

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, các khoản thuế và nhữngkhoản đóng góp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng

- Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ thường xuyên và độtxuất mà Tổng cục Hậu cần giao cho

2.1.2.2.2 Mục tiêu hoạt động

Các mục tiêu hoạt động của Công ty là:

- Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuấtkinh doanh trên lĩnh vực ngành nghề đã được đăng kí kinh doanh

- Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra đượclợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đónggóp các khoản theo đúng quy định vào ngân sách Nhà nước

- Xây dựng Công ty ngày càng ổn định và vững mạnh, khẳng định vaitrò và vị thế của Công ty trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế

2.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động

Công ty Cổ phần X.20 là đơn vị sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, cáclĩnh vực hoạt động chủ yếu là: kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ ngành dệt,nhuộm, may và xuất khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh

Trang 33

- Kinh doanh hàng nhuộm, dệt, may mặc, nguyên phụ liệu, hóa chất,thiết bị phụ tùng phục ngành nhuộm, dệt, may.

- Kinh doanh dịch vụ tư vấn quản lí và kĩ thuật trong ngành dệt, nhuộm,may

- Đào tạo lao động cho nghành dệt, nhuộm, may và cung ứng lao độngcho thị trường ngành dệt, nhuộm, may

- Kinh doanh hệ thống các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà công ty kinh doanh

Ngoài các lĩnh vực hoạt động chủ yếu trên, hiện Công ty đang tích cựcchuẩn bị các nguồn lực để có thể xâm nhập vào các lĩnh vực khác phù hợp vớinguồn lực và thế mạnh của Công ty, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.Các lĩnh vực đó là: Kinh doanh ô tô, xe máy, bất động sản, các mặt hàng nôngsản, lương thực thực phẩm, kinh doanh hệ thống siêu thị, hàng thủ công mỹnghệ, điện tử, điện dân dụng, thiết bị văn phòng… Hướng phấn đấu của Công

ty là đến năm 2011, Công ty sẽ tăng tốc trở thành một công ty đa ngành nghềvới tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt từ 5 đến 8%

2.1.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Công ty Cổ phần X.20 là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có cơ cấu tổchức bộ máy quản lí gọn nhẹ và linh hoạt, mang tính chuyên nghiệp cao Đặcbiệt, ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần,Công ty đã đi ngay vào việc ổn định, sắp xếp lại mô hình tổ chức bộ máy theohướng mới, thực hiện phân cấp quản lí nhằm giảm bớt sự tập trung và phânđịnh quyền hạn rõ ràng, rộng rãi hơn cho các đơn vị thành viên Hiện nay,Công ty Cổ phần X.20 được tổ chức như sau:

- Đại hội đồng cổ đông;

- Hội đồng quản trị;

- Ban kiểm soát;

Trang 34

- Tổng Giám đốc điều hành

- Các phòng ban chức năng

- Các xí nghiệp thành viên và các đơn vị trực thuộc

- Công ty liên kết: Công ty Cổ phần 199

Cơ cấu này được thể hiện qua sơ đồ 2.1

Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan, bộ phận phòng ban trong cơcấu tổ chức được quy định rõ ràng trong Điều lệ của Công ty

* Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức một năm một lần Đại hộiđồng cổ đông thường niên sẽ quyết định những vấn đề mà Luật pháp và Điều

lệ của công ty quy định

* Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan sẽ trực tiếp quản lí và chỉ đạothực hiện hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty Ngoài ra, Hộiđồng quản trị còn có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và cácthành viên quản lí khác

* Tổng giám đốc điều hành Công ty và những cán bộ quản lí khác

Bộ máy quản lí của Công ty gồm một Tổng giám đốc điều hành, một sốPhó Tổng giám đốc điều hành và một Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổnhiệm

Tổng giám đốc điều hành là người tổ chức và điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh thường nhật của Công ty, đề xuất những biện pháp nâng caohoạt động quản lí của Công ty và thực thi các kế hoạch kinh doanh hàng năm

do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua

Các Phó TGĐ điều hành có nhiệm vụ giúp đỡ TGĐ phần công việc đượcgiao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình

Trang 35

* Ban kiểm soát

Ban kiểm soát và các thành viên của ban kiểm soát có các quyền hạn vàtrách nhiệm chủ yếu sau:

- Đề xuất ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán

- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lí và đảmbảo sự tham gia của những chuyên gia bên ngoài Công ty với kinh nghiệm vàtrình độ chuyên môn phù hợp

- Thảo luận những vấn đề khó khăn , tồn tại phát hiện từ kết quả kiểmtoán các kì

- Xem xét những kết quả điều tra nội bộ và các ý kiến phản hồi của banquản lí

*Khối hành chính gián tiếp, các đơn vị trực thuộc

- Phòng Kế hoạch và Tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu, tổng hợp

cho Giám đốc về mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, màtrách nhiệm trực tiếp là mặt về công tác kế hoạch, tổ chức sản xuất, lao động,lương, đơn giá

- Phòng Kỹ thuật chất lượng: Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công

ty về mặt công tác nghiên cứu, quản lý khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất,chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản

lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo công nhân kỹ thuật trong toàn côngty

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần X20

Trang 37

về công tác tài chính, thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tạicông ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên

và pháp luật về thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty

- Phòng xuất nhập khẩu : Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc công ty

về phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ, trực tiếp tổchức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về kinh doanh xuất nhậpkhẩu, dịch vụ của công ty trong từng thời kỳ

- Văn phòng : Là cơ quan giúp việc cho Giám đốc về các chế độ hành

chính, văn thư, bảo mật, thường xuyên đảm bảo trật tự an toàn công ty, tổchức phục vụ ăn ca trong tòan công ty, quản lý và bảo đảm phương tiện làmviệc, phương tiện vận tải chung của công ty

- Các xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc: Mỗi Xí nghiệp có nhiệm vụ

riêng và mỗi Xí nghiệp có quyền chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trongphạm vi được phân cấp Mỗi Xí nghiệp thành viên có một Giám đốc lãnh đạotrực tiếp, giúp Giám đốc là các Phó Giám đốc và các phòng ban trợ giúp Xínghiệp là đơn vị hành chính của Công ty, nơi thu thập các tài liệu ban đầu vềhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, mọi nhiệm vụ tổ chức sản xuấtcủa Công ty cũng như phương tiện kỹ thuật đều được tiến hành qua các Phânxưởng và tổ chức sản xuất của các Xí nghiệp

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần X.20 trong những năm gần đây

2.1.3.1 Tình hình tài chính, sản phẩm, thị trường của Công ty

2.1.3.1.1 Tình hình tài chính

Tình hình tài chính của một Công ty là một trong số các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công

ty đó Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần X20 được thể hiện qua bảng

số liệu dưới đây:

Trang 38

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I.Tổng tài sản 403,989 434,397 457,260 472,6251.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 202,763 218,025 229,500 237.211

2 TSCĐ và đầu tư dài hạn 201,225 216,372 227,760 235.414

II Tổng nguồn vốn 403,989 434,397 457,260 472,6251.Nợ phải trả,gồm 158,039 169,935 178,880 181,455

2 Vốn chủ sở hữu 245,948 264,461 278,380 291,170

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)

Để đánh giá tình hình tài chính của Công ty ta xem xét đến cơ cấu tài sảncủa Công ty và sử dụng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu để phân tích sự thay đổicủa chúng qua các năm, có như vậy mới có thể đánh giá được một cách chínhxác về sự thay đổi của nguồn vốn kinh doanh, và ảnh hưởng của cơ cấu tàichính Công ty đến hiệu quả kinh doanh Để thấy rõ điều này, chúng ta xemxét bảng phân tích dưới đây:

Bảng 2.2 Phân tích cơ cấu tài chính của Công ty Cổ phần X20 từ 2006 đến 2008

Trang 39

457.260229.500227.760

10050,1949,81

472.625237.211235.414

10050.19

10039,1260,88

457.260178.880278.380

10039,1260,88

472.625184.891287.734

10039.1260.88

Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy :

Tỷ trọng giữa TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, TSCĐ và đầu tư dài hạn năm

2005 và 2006 là như nhau, tuy nhiên tổng giá trị tài sản tăng theo từng năm,

từ năm 2005 đến 2008 đã tăng lên 68,636 tỷ đồng (16,99%), trong đó lượngtài sản và các khoản vốn đầu tư cũng tăng tương ứng qua các năm Cơ cấu củatrong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của Công ty không thay đổi qua các năm

là do thị trường Quân đội của Công ty là ổn định qua các năm, mà thị trườngnày lại chiếm tới trên 60% trong thị trường kinh doanh của Công ty

Sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần, cơ cấutài sản của Công ty cũng có sự thay đổi Tính đến ngày 01/01/2009, vốn điều

lệ của Công ty là 172.500.000.000 VND ( Một trăm bảy mươi hai tỷ nămtrăm triệu VND chẵn) Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành17.2500.000 cổ phần, với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 VND

2.1.3.1.2 Sản phẩm của Công ty

Trang 40

dạng Ngoài các sản phẩm phục vụ nhu cầu Quốc phòng còn có các sản phẩmkinh tế nội địa và kinh tế xuất khẩu Các dòng sản phẩm chính của Công ty làsản phẩm may và sản phẩm dệt.

Các mặt hàng tiêu biểu của công ty là trang phục Quân đội, áo jacket, áo

sơ mi, quần âu, áo đua mô tô… Sản phẩm của công ty được tiêu chuẩn hóacao, đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật chất lượng, đạt 5 cúp vàng chất lượng Châu

Á Hiện sản phẩm của Công ty Cổ phần X.20 đã có mặt trên thị trường cảnước và 18 quốc gia trên thế giới

2.1.3.1.3 Thị trường của Công ty

 Thị trường nguyên liệu đầu vào:

Nguồn đầu vào của công ty trước đây là nhà máy dệt 8/3 Đến năm

1997 Công ty thành lập Xí nghiệp dệt Nam Định chuyên sản xuất hàng dệt, từ

đó Xí nghiệp này trở thành nguồn hàng cung cấp nguyên vật liệu, vật tư chocông ty Xí nghiệp dệt là nguồn cung cấp hơn 60% nguyên vật liệu chính chohoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Như vậy, công ty có thể chủđộng được về nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo cho sản xuất kinh doanh

Thị trường đầu ra

Thị trường của Công ty được chia thành ba mảng chính: Thị trường sảnphẩm phục vụ nhu cầu Quốc phòng, thị trường sản phẩm kinh tế nội địa và thịtrường xuất khẩu Trong đó, thị trường Quân đội là thị trường chủ yếu, chiếmtrên dưới 60% tổng doanh thu của Công ty Tính riêng năm 2008, tổng Doanhthu của Công ty đạt được là 514,9 tỷ đồng Trong đó, doanh thu từ thị trườngQuốc phòng là 315,2 tỷ đồng, chiếm 61%, trên thị trường hàng kinh tế là112,5 tỷ đồng, chiếm 22%, thị trường xuất khẩu chiếm 17%, tương ứng với87,2 tỷ đồng Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu các thị trường trong tổngdoanh thu của Công ty năm 2008:

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu thị trường của Công ty năm 2008

Ngày đăng: 19/05/2015, 09:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w