2006 so với 2005 2007 so với 2008 so với
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X
ty Cổ phần X.20
3.2.1. Giải pháp về sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp chính là cái mà khách hàng của họ cần và chịu bỏ tiền ra để mua về. Nói cách khác, việc cung ứng cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng chính là vấn đề đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Sản phẩm của Công ty với các đặc điểm của nó như: chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, giá thành, thương hiệu… sẽ tạo nên giá bán sản phẩm, tức là tạo nên doanh thu của doanh nghiệp khi họ bán được hàng. Phần giá trị gia tăng mà doanh nghiệp thu được từ việc xuất khẩu sản phẩm chính là phần lợi nhuận xuất khẩu của doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm mà doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đó.
Cũng như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng Dệt may cũng cần phải nghiên cứu và đưa ra các quyết định đúng đắn về sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần X20 như đã phân tích ở trên, có các ưu thế về chất lượng và giá thành, nhưng lại bị hạn chế bởi mẫu
mã và thương hiệu. Mà các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty lại là hàng may mặc, đòi hỏi yêu cầu cao về kiểu dáng, chất liệu, mẫu mã. Đây là các những yếu tố mà Công ty cần phải xét đến để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Việc các sản phẩm của Công ty bị hạn chế bởi vấn đề mẫu mã, kiểu dáng, thương hiệu đã làm giảm đi hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Để có thê nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình, về mặt sản phẩm, Công ty cần thực hiện tót các vấn đề sau:
- Trước hết, duy trì và tập trung khai thác thế mạnh về sản phẩm của Công ty để có thể tạo ra khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Đây là điểm mạnh mà không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có được khi tham gia vào thị trường. Vì vậy, Công ty cần tập trung khai thác điểm mạnh này để có thể nâng cao thương hiệu, uy tín cho sản phẩm của Công ty, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm, giữ chân được các khách hàng truyền thống và tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Quá trình sản xuất cần phải được thực hiện dưới sự kiểm tra giám sát chặt chẽ về mặt chất lượng và tiến độ. Có như vậy Công ty mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.
-Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục duy trì và tìm các biện pháp giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, nguyên vật liệu để có được giá bán phù hợp nhưng vẫn đảm bảo duy trì được lao động và thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, đây là vấn đề đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Việc giảm chi phí này cũng sẽ giúp tăng lợi nhuận mà Công ty thu được từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh.
- Tăng cường công tác thiết kế kiểu dáng mẫu mã sản phảm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng và cần thiết, nhất là khi nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng ngày càng có những đòi hỏi cao hơn về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu hợp thời trang và đem lại sự thoải mái khi sử dụng.
- Có chiến lược để xây dựng phát triển thương hiệu cho sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và sức hấp dẫn của sản phẩm Công ty mình. Một sản phẩm tốt, đẹp, có giá trị thương hiệu cao sẽ tạo ra lượng giá trị gia tăng rất lớn, giúp Công ty thu được khoản lợi nhuận lớn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Cũng chính chất lượng, mẫu mã của sản phẩm sẽ là các nhân tố tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có một chiến lược đúng đắn để có thể tạo dựng và phát triển thương hiệu và uy tín của mình trên thị trường thế giới.
- Công tác bảo quản, lưu trữ nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm cần được thực hiện một cách triệt để và đúng đắn để có thể nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ nguyên liệu và thành phẩm bị hư hỏng không đáp ứng được yêu cầu.
3.2.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào
Hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Công ty là do xí nghiệp dệt Nam Định – một đơn vị trực thuộc Công ty cung cấp (chiếm khoảng 60%), nên có thể nói nguồn đầu vào của Công ty là khá ổn định. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của Công ty thì xuất khẩu theo phương thức trực tiếp chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch, xuất khẩu theo phương thức gia công chiếm tới trên dưới 90%. Đồng thời, việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức nguyên vật liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chưa được Công ty chú trọng đúng mức.
Đối với hình thức gia công xuất khẩu tại Công ty, bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu hoặc chỉ định nhà cung cấp cho chúng ta, vì vậy, trong hoạt động xuất khẩu, sự chủ động của Công ty trong việc tạo nguồn nguyên liệu đầu vào là không lớn. Tuy nhiên, nếu Công ty được chủ động hơn trong việc tìm kiếm tạo nguồn nguyên vật liệu thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Công
ty, giúp Công ty có khả năng giảm được chi phí về sản xuất, tăng lợi nhuận và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Công ty cần có các biện pháp phù hợp để có thể mở rộng thị trường nguyên phụ liệu đầu vào để đáp ứng được nhu cầu bạn hàng, từ đó tăng tỷ lệ nguyên liệu đầu vào do Công ty được chủ động tìm kiếm và thu mua. Còn đối với phương thức xuất khẩu trực tiếp, việc tạo được nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, giá cả hợp lí và có chất lượng là vấn đề quan trọng, nếu làm tốt sẽ góp phần rất lớn vào giảm chi phí sản xuât, nâng cao chất lượng sản phẩm, và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có nguyên liệu tốt thì mới có thể cho sản phẩm tôt. Do đó, vấn đề tạo nguồn, thu mua nguyên vật liệu đầu vào là vấn đề quan trọng mà Công ty cần phải chú ý. Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm thu được hiệu quả cao hơn trong việc tạo nguồn nguyên liệu đầu vào:
- Tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp nguyên liệu hiện tại của Công ty, đồng thời có kế hoạch tìm kiếm, lựa chọn các đối tác cung cấp mới có uy tín để có thể đa dạng hơn nguồn đầu vào của mình. Việc tạo được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và đa dạng sẽ giúp Công ty chủ động hơn trong sản xuất và thu được hiệu quả cao hơn.
- Hoạt động tạo nguồn cần phải được thực hiện trên cơ sở có kế hoạch rõ ràng và hợp lí, đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất. Công ty cần tính toán được chính xác về số lượng cũng như chất lượng, thời gian cần cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất để có thể thu được kết quả cao nhất. Để làm được điều này, Công ty cũng cần phải xây dựng được kế hoạch sản xuất hợp lí, định mức về nguyên vật liệu phải được xây dựng rõ ràng và hiệu quả, đồng thời có các tiêu chuẩn cụ thể trong việc lựa chọn nguồn đầu vào.
- Nguồn cung nguyên liệu chủ yếu của Công ty nên là nguồn cung trong nước, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu, chỉ nhập khẩu những nguyên liệu mà nguồn
trong nước không có hoặc không đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Dệt của Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, đây là yếu tố thuận lợi có thể giúp Công ty trong việc nâng cao tỷ lệ nguyên liệu được thu mua trong nước. Việc này không những giúp Công ty có thể giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, chủ động hơn trong sản xuất mà còn có nhiều tác động tích cực đối với toàn ngành Dệt may nước ta.
- Bộ phận thu mua, tạo nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải phối hộp chặt chẽ với phòng Kĩ thuật chất lượng để có thể tạo ra được nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Phòng kĩ thuật chất lượng cũng phải đề ra được các tiêu chuẩn, định mức rõ ràng trong thu mua và sử dụng nguyên liệu để có thể thu được hiệu quả cao nhất.
- Nguyên liệu thu mua được cần phải được bảo quản tốt, để không làm giảm chất lượng sản phẩm, hệ thống kho cần được xây dựng hợp lí để đáp ứng tốt nhất tiến độ sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về công nghệ, trang thiết bị phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Công nghệ và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ phần X20, khi mà số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất mới chỉ chiếm khoảng 16%, thì vấn đề đầu tư trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất và kinh doanh xuất khẩu là việc làm rất cần thiết để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.
Việc đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu phải dựa trên nhu cầu của sản xuất, có kế hoạch đổi mới trang thiết bị máy móc trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, các quyết định này cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia kĩ thuật để có thể thu được hiệu quả cao nhất trong đổi mới công nghệ, tránh tình trạng đầu tư đổi mới nhiều mà lại không đáp
ứng yêu cầu, không phù hợp với trình độ tổ chức sản xuất và năng lực của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Đi đôi với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học vào snar xuất kinh doanh xuất khẩu thì Công ty cẫn cần có các biện pháp quản lí và sử dụng các máy móc thiết bị đó một cách hiệu quả. Cần tính toán đủ số máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng với phía đối tác. Cân đối giữa các hoạt động, phân công lao động hợp lí để tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị.
Đồng thời, cần đào tạo và bổ sung kiến thức kĩ thuật cho cán bộ công nhân viên phù hợp với trình độ hiện đại của máy móc thiết bị, để họ có thể sử dụng một cách hiệu nhất các trang thiết bị đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói chung. Dây chuyền công nghệ, thiết bị sản xuất cũng cần phải được bố trí một cách hợp lí sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
3.2.4. Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin ngày càng trở thành yếu tố đặc biệt quan trọng giúp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh một cách đơn giản và hiệu quả hơn. Đối với nước ta, cơ sở hạ tầng công nghệ đảm bảo cho thương mại điện phát triển đã có những bước phát triển nhất định thì việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp một cách rõ rệt. Đây là công cụ đắc lực giúp Công ty có thể tiếp cận với khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, các bên tham gia hoạt động kinh doanh là ở hai nước khác nhau, vì vậy, giao dịch mua bán trực tiếp sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều chi phí, vấn đề áp dụng các tiến bộ khoa học kic thuật, đặc biệt là
thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là vấn đề tất yếu giúp giảm các chi phí giao dịch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử và các thành tựu khoa học kĩ thuật vào kinh doanh xuất khẩu là hướng đi tất yếu đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển hoạt động kionh doanh xuất khẩu.
Hiện Công ty Cổ phần X20 đã có trang web riêng, tuy nhiên, vẫn chưa tận dụng hết ưu điểm của thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình. Trang web của Công ty còn khá sơ sài, lại chua có giao diện tiếng Anh, mức độ tru cập thường xuyên không cao. Đây là một trong những hạn chế lớn khi các đối tác nước ngoài muốn tìm hiểu thông tin về Công ty cũng như liên hệ đặt hàng, giao dịch. Điều này đã phần nào làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng của Công ty.
Phần lớn các giao dịch của Công ty đều là giao dịch trực tiếp với chi phí rất lớn, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công ty cần nghiên cứu và ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu để tận dụng các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Công ty cần sớm nâng cấp trang web của mình, thường xuyên cập nhật thông tin, nhất là các thông tin về sản phẩm mới. Việc xây dựng giao diện tiếng Anh cho website của Công ty cũng là việc cần làm ngay để có thể tăng cường khả năng tiếp xúc với khách hàng nước ngoài, góp phần phát triển thị trường xuất khẩu.
Hệ thống mạng trong nội bộ Công ty cũng cần được xây dựng phù hợp. Hiện nay, mạng nội bộ của Công ty chỉ dừng lại ở phạm vi các phòng ban, các đơn vị thành viên của Công ty vẫn chủ yếu liên lạc trực tiếp và qua điện thoại, fax, vì vậy, nhiều công việc được giải quyết chưa thực sự hiệu quả, còn rườm rà, mất nhiều thời gian, công sức.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu cần phối hợp với các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử trong việc xây dựng catalog
điện tử cập đẹp mắt, cập nhật đầy đủ các thông tin về sản phẩm. Đồng thời, phong cũng cần kịp thời gửi các email, fax giới thiệu về Công ty, sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng, nhằm tăng sự biết đến và tăng cơ hội giao dịch, mở rộng thị trường. Đối với các khách hàng hiện tại, Công ty cũng cần liên tục cập nhật các thông tin mới cho phía đối tác một cách kịp thời, tăng cường mối quan hệ đối với công ty.
Công ty cũng cần giới thiệu về mình và sản phẩm của Công ty trên các sàn giao dịch quốc tế về hàng may mặc và tiêu dùng trên thế giới như: www.alibaba.com; www.ecplaza.com; www.Asiannet.com; www.ec21.com; www.vietnamtextile.org.vn; www.marketplace.net .... Đồng thời, có thể tăng cường liên hệ quảng cáo trên internet để tăng sự biết đến.
Hiện nay, thương mại điện tử nước ta đã có những bước phát triển nhất định, đã có một số trang web có uy tín chuyên giới thiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới. Cổng giao dịch hàng Dệt may Việt Nam www.vietnamtextile.org.vn cũng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may Việt Nam có thể giao dịch và trao đổi các thông tin cho các khách hàng quốc tế, với chi phí thấp. Công ty nên tận dụng sàn giao dịch này để quảng bá thương hiệu và uy tín của mình đồng thời mở rộng phát triển thị trường xuất