Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong những năm tớ

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 74)

2006 so với 2005 2007 so với 2008 so với

3.1.2. Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong những năm tớ

Dựa trên chiến lược phát triển ngành Dệt may trong những năm tới, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Dệt may sẽ có định hướng để đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sao cho phù hợp với quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ngành. Các giải pháp được chính phủ đề ra cũng có thể có nhiều giải pháp tạo ra các thuận lợi, ưu đãi cho các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu kĩ chiến lược phát triển ngành Dệt may nước ta trong những năm tới để có chiến lược và hướng đi đúng đắn, nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng. Sau đây là một số điểm cần chú ý trong chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam tới năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

Trước hết là quan điểm cần phát triển ngành Dệt may Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tăng cường công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng nhằm phát triển ngành Dệt may theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao.

Cần có các biện pháp hiệu quả để có thê khắc phục các điểm yếu hiện tại của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam như: thương hiệu yếu, mẫu mã

chủng loại còn đơn giản, ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển gây khó khăn cho các doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Dệt may nói chung.

Mục tiêu cho phát triển ngành là đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Cần có các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu, bên cạnh đó là phát triển đến mức tối đa thị trường nội địa. Đầu tư tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu ngành may, giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức sỏ hữu, huy động mọi nguồn lực có thể để đầu tư phát triển ngành, tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, chú trọng công tác đào tạo cán bộ quản lí, kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao nhằm tạo ra lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của ngành.

3.1.2.2. Định hướng phát triển

Trong các năm tới, ngành Dệt may sẽ tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, tăng dần tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Chú trọng công tác thiết kế mẫu, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm, từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu. Các doanh nghiệp may cần đầu tư xây dựng các trung tâm mẫu mốt thời trang, thực hiện việc nghiên cứu và chế mẫu.

Thúc đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng được các yêu cầu về hàng rào kĩ thuật tại các nước nhập khẩu trên thế giới. Nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng chương trình phát triển các ngành nguyên phụ liệu phục vụ ngành, chương trình phát triển cây bông nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng bông, góp phần thúc đẩy Dệt may phát triển bền vững, hiệu quả cao.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển ngành Dệt may nước ta đến năm 2015 là đưa ngành Dệt may trở thành một trong những ngành mũi nhọn về xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới. Các mục tiêu cụ thể về xuất khẩu Dệt may được đề ra như sau:

- Tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2010 đạt từ 16 đến 18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn từ 2011 đến 2020, tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt từ 12 đến 14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%.

- Các chỉ tiêu doanh thu toàn ngành, kim ngạch xuất khẩu trong các năm tới, số lượng lao động sử dụng, tỷ lệ nội địa hóa như sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong các năm tới

Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu

2009 2010 2015 2020

Doanh thu Tỷ USD 13,5 14,8 22,5 31

Kim ngạch XK Tỷ USD 11,5 12 18 25

Số lao động sử dụng Người 2450 2500 2750 3000

Tỷ lệ nôi địa hóa % 30 32 50 60

( Nguồn: QĐ 36/2008/QD-TTg )* (*: Quyết đinh của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam tới năm 2015 và định hướng tới năm 2020 )

Để thực hiện các chỉ tiêu trên, chính phủ đã đề ra một số giải pháp quan trọng sau:

- Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước dầu tư phát triển ngành Dệt may, phục vụ nhu cầu trong nươc và xuất khẩu. Xây dựng các dự án đầu tư, ưu tiên các dự án sản xuất vải dệt thoi. Khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.

- Triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành Dệt may: mở các lớp đào tạo cán bộ quả lí, kinh doanh, công nhân kĩ thuật cao chuyên ngành Dệt may. Mở các khóa đào tạo về thiết kế, tạo mẫu, bán hàng, kiến thức về tiêu chuẩn nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…

- Hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Dệt may đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai tiến bộ khoa học kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quản lí chất lượng và việc khắc phục các rào cản về kĩ thuật.

- Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, đồng thời tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lân thương mại.

- Nắm bắt, tập trung mọi cơ hội, khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu. Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước hiện đại, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, tăng cường công tác xây dựng quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Dệt may trên thị trường thế giới

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức, đơn vị đào tạo, nghiên cứu ngành Dệt may để tăng cường cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực cho toàn ngành. Nhà nước cũng cho các doanh nghiệp Dệt may được

vay vốn tín dụng Nhà nước, vốn ODA với lãi suất ưu đãi để thực hiện các dự án bảo vệ, xử lí môi trường.

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w