Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20 trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 68)

2006 so với 2005 2007 so với 2008 so với

2.3.3.Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20 trong những năm vừa qua

trong những năm vừa qua

Từ việc phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20 ở trên, chúng ta có thể rút ra một số ý kiến đánh giá sau:

2.3.3.1. Các mặt đã đạt được

Trong những năm vừa qua, có thể hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần X20 có hiệu quả khá tốt. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty hầu hết đều có những chuyển biến tích cực. Một số mặt phải kể đến đó là:

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong các năm vừa qua đều đạt mức lợi nhuận dương, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận qua các năm cũng tăng lên đáng kể. Duy trì lợi nhuận dương, đảm bảo kinh doanh có lãi và sự tăng trưởng lợi nhuận cao qua các năm sẽ góp phần lớn vào việc tăng trưởng lợi nhuận của toàn Công ty. Đồng thời, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty cũng đã có đóng góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận của toàn Công ty, tỷ trọng đóng góp vào tổng lợi nhuận toàn Công ty cũng tăng lên qua các năm, năm 2008 đạt tỷ trọng gần 20%. Lợi nhuận của Công ty sẽ được sử dụng để trích lập các quỹ và tiếp tục đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tổng hợp của Công ty: Lợi nhuận xuất khẩu; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, chi phí, vốn kinh doanh; tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhìn chung đạt mức khá cao. Việc sử dụng và quản lí

vốn của Công ty cũng có hiệu quả khá tốt. Những yếu tố này cho thấy hiệu quả chung của hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty.

Với sự tăng trưởng và hiệu quả như vậy, hoạt động xuất khẩu của Công ty đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chung của ngành Dệt may nước ta. Điều này sẽ kéo theo nhiều tác động tích cực đến sự tăng trưởng nền kinh tế chung của nước ta.

2.3.3.2. Các mặt còn hạn chế

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty nhìn chung có những xhuyeenr biến tích cực, tuy nhiên mức độ ổn định không được cao. Năm 2006, nhiều chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty bị giảm so với năm trước.

Các chỉ tiêu tổng hợp, đặc biệt là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may. Tỷ suất ngoại tệ theo chi phí xuất khẩu hàng năm cũng có sự tăng lên, nhưng mức độ gia tăng còn ít, các chỉ tiêu này vẫn chưa thực sự cao, cho thấy việc quán triệt phương châm tiết kiệm và giảm tối đa đến mức có thể các chi phí kinh doanh xuất khẩu của Công ty vẫn chưa được thực hiện tốt.

Năm 2008, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn có tăng và tăng cũng khá nhiều so với năm trước, nhưng tốc độ tăng chưa tương xứng với sự đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Điều này cho thấy sự đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong năm vừa qua vẫn chưa hiệu quả thực sự, Công ty vẫn chưa tận dụng được triệt để sự gia tăng đầu tư đó, và sự quản lí.

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tổng hợp cũng như bộ phận của Công ty năm 2008 có tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả như doanh thu, lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu và sự đầu tư của Công ty vào lĩnh vực kinh doanh này.

2.3.3.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế:

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hình thức xuất khẩu chủ yếu của Công ty là gia công xuất khẩu với giá trị gia tăng không cao vì vậy mà khoản lợi nhuận mà Công ty thu được không lớn. Điều này sẽ làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty. Hơn nữa, hầu hết các hợp đồng gia công xuất khẩu của Công ty đều ở hình thức bên đặt gia công cấp nguyên vật liệu cũng như các mẫu mã, thiết kế…, giá gia công thấp hơn nhiều so với khi Công ty tự chế mẫu ( tỷ lệ hợp xuất khẩu mà do Công ty tự chế mẫu chỉ chiếm chưa đầy 2%). Cũng vì nguyên nhân là việc chế mẫu của Công ty vẫn chưa được tập trung chú ý, chủng loại, mẫu mã các sản phẩm của Công ty còn đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu của phía đối tác và của người tiêu dùng nước nhập khẩu. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của Công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.

Hoạt động Marketing của Công ty vẫn chưa được chú ý đúng mức. Thương hiệu của Công ty trên thị trường xuất khẩu vẫn chưa được biết đến nhiều, và chưa có giá trị cạnh tranh với các thương hiệu của các thương hiệu các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Dệt may khác của nước ta cũng như của thế giới. Công ty vẫn chưa có một phòng chuyên trách phụ trách về mảng hoạt động này, mà vẫn do các nhân viên phong kinh doanh – xuất nhập khẩu đảm nhận. Tỷ lệ vốn kinh doanh xuất khẩu sử dụng vào công tác Marketing còn ở mức thấp và không ổn định( tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho hoạt động Marketing chiếm chưa đến 5% trong tổng vốn đầu tư kinh doanh xuất khẩu)

Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu cũng chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Điều này là một trong số những nguyên nhân chính làm cho số lượng và quy mô thị trường xuất khẩu của Công ty không lớn. Chủ yếu khách hàng của Công ty là các đối tác lâu năm, số lượng khách hàng mới còn ít, và chưa kí được hợp đồng xuất khẩu ổn định với các bên đối tác.

Việc sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty mang tính thời vụ cao, hầu hết các đơn hàng đều tập trung vào dịp cuối năm, vào các dịp không phiat thời vụ thì vẫn xảy ra tình trạng sản xuất với công suất máy thấp, công nhân rỗi việc, làm giảm hiệu quả trong sản xuất. Đồng thời, hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty không tập trung mà chiếm các tỷ lệ khác nhau tronmg các xí nghiệp: Khoảng 70% lao động của xí nghiệp 3 và xí nghiệp 20C, trên dưới 30 % lao động của xí nghiệp may Bình Minh và xí nghiệp 20B. Hơn nữa, bộ phận kinh doanh trong nước và kinh doanh xuất khẩu không có sự tách biệt rõ ràng, đều do phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu phụ trách. Vì vậy sự chuyên môn hóa không cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Điều này cũng đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lí trong việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, vừ phải đảm bảo đúng tiến độ, vừa đảm bảo hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh hàng Quốc phòng và kinh tế nội địa.

Vốn kinh doanh dành cho xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty, nguồn vốn chi cho nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đáp ứng được các yêu cầu đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh xuất khẩu.

Trang thiết bị công nghệ sử dụng trong kinh doanh xuất khẩu tuy không có thiết bị lạc hậu, nhưng số thiết bị hiện đại vẫn chỉ chiếm tỷ trọng không lớn (16%). Hơn nữa, số thiết bị hiện đại chủ yếu là các máy dán chống thấm, máy ép mex, máy thùa và đính cúc, chỉ có một số ít máy may là mới được đầu tư

mới, mà máy may là một trong những trang thiết bị đặc biệt quan trọng trong quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Công ty.

Một nguyên nhân khác là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất của Công ty vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, tỷ lệ hàng hỏng, lỗi và phế phẩm vẫn chưa giảm. Điều này không những làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của Công ty.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, việc hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần X20 còn chưa thực sự cao và ổn định còn do một số nguyên nhân khách quan khác như: sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá hối đoái trong các năm vừa qua, tình hình suy giảm kinh tế thế giới… Ngoài ra, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ xuất khẩu của nước ta vẫn chưa phát huy được hiệu quả mong muốn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 68)