2006 so với 2005 2007 so với 2008 so với
3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lí Nhà nước
3.3.1. Tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và hải quan
Hoạt động xuất nhập khẩu có diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc lớn vào việc giải quyết các thủ tục hành chính và hải quan của các cơ quan quản lí Nhà nước về xuất nhập khẩu. Vì vậy, để tạo điều kiện thông thoáng và giải quyết nhanh cac thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh ngoại thương, Nhà nước cần có các chính sách thích hợp trong cải cách thủ tục hành chính, thủ tục hải quan.
Những cải cách cần làm là Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế quản lí xuất nhập khẩu bằng cách đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin)…, và các thủ tục thông quan khác giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, giải phóng nhanh hàng xuất khẩu, giảm chi phí lưu kho, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
3.3.2. Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn cung nguyên phụ liệu ngành Dệt may trong nước
Theo thống kê thì hiện nay, các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam vẫn phải nhập tới gần 90% nguyên liệu bông, trên 95% nguyên liệu hóa chất nhuộng và vật tư thiết bị ngành Dệt, gần 80% nguyên liệu chính. Tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm Dệt may Việt Nam hiện vẫn chỉ ở mức chưa đến 30%.
Điều này đã khiến cho giá nguyên vật liệu đầu vòa của các doanh nghiệp tăng mạnh, và phải phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Mà chi phí về nguyên vật liệu là khoản chi phí lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nếu giảm được khoản chi phí này sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cảu các doanh nghiệp Dệt may nước ta. Đối với một nước có điều kiện khí hậu thuận lợi như nước ta thì việc phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nghành Dệt may là điều có thể thực hiện được và không phâir quá khó khăn.
Nhà nước cần có quy hoạch cụ thể trong phát triển các vùng nguyên liệu trồng bông, có các chính sách hỗ trợ nông dân trồng bông để góp phần tăng nhanh diện tích và sản lượng bông phục vụ nhu cầu phát triển ngành Dệt, may. Đồng thời, Nhà nước cần có các biện pháp đầu tư, hỗ trợ giải quyết các vấn đề khoa học kĩ thuật như kĩ thuật lai tạo giống, cho ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, kĩ thuật chăm sóc, xác định đúng mùa vụ… Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án tổ chức sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân trồng bông, xây dựng các cơ sở chế biến bông ngay tại các vùng nguyên liệu với công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu về công suất cũng như chất lượng bông chế biến.
Mặt khác, Nhà nước cần có các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển các nhà máy tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa chất, nguyên phụ liệu phục vụ ngành Dệt, nhuôm, may, thay thế một phần nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Với các biện pháp trên, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tạo chủ động trong cung ứng nguyên vật liệu sản xuất, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình
3.3.3. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách ưu đãi về vốn cho các doanh nghiệp Dệt may
Trong điều kiện chịu nhiều ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới hiện nay, cùng với lạm gia tăng đã khiến cho việc thu hút vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhiều thời điểm lãi suất tín dụng ngân hàng lên tới 18%, làm tăng chi phí về huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp, tăng chi phí đầu vào, làm giảm hiệu quả kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp.
Thiếu vốn, các doanh nghiệp sẽ khó có thể có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, không có điều kiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung. Dệt may là ngành có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cũng như GDP cua cả nước, vì vậy mà việc Nhà nước tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh gnhieepj Dệt may trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là vấn đề cần thiết. Nhà nước cần có chính sách giúp các doanh nghiệp Dệt may vay vốn với lãi suất ưu đãi và mức tín dụng linh hoạt để tạo điều kiện giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung cũng như hiệu quả kinh doanh xuất khẩu nói riêng của các doanh nghiệp.
3.3.4. Đối với tập đoàn Dệt may Việt Nam, cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các doanh nghiệp về những diễn biến của thị trường
Có thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời mới có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, đảm bảo cho sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vì vậy, đây là vấn đề quan trọng giúp các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam có điều kiện nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình
Tập đoàn Dệt may Việt Nam cần cung cấp cho các doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin diễn biến của thị trường, các chương trình, kế hoạch quốc gia ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, cũng như các thông tin về chính sách ưu đãi, đãi ngộ, các hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia…để các doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt và tận dụng các yếu tố thuận lợi và hạn chế các nhân tố gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Có như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may nước ta mới có điều kiện tốt nhất để nâng cao được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, đóng góp vào sự phát triển của toàn ngành cũng như của toàn xã hội.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước khó khăn và thử thách lớn trong việc làm thế nào để tồn tại và phát triển được trước các đối thủ cạnh tranh. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thì sự cạnh tranh ngày càng lớn hơn. Những khó khăn và thách thức này chỉ có thể giải quyết được
khi doanh nghiệp chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh daonh xuất khẩu nói riêng của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần X20 là Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Dệt may, tham gia kinh doanh xuất khẩu từ năm 1995, và hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đã đem lại nhiều đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty vẫn còn một số mặt hạn chế cần được cải thiện để hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty ngày càng được nâng cao hơn. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của Công ty, trong thời gian vừa qua Công ty đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty đang ngày càng có những biến chuyển tích cực.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ tận tình cảu tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty và sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn PGS – TS Phan Tố Uyên, em đã tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu và vận dụng các kiến thức đã học vào để phân tích, đánh giá về thực trạng công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty, em đã hoàn thành bài báo cáo này. Bài báo cáo đã nêu ra những thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây nói chung và tình hình thực hiện công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty nói riêng. Những tồn tại, thành tích đạt được trên cơ sở những thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Với đề tài: " Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20”, hi vọng báo cáo
sẽ có những đóng góp nhất định góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại cũng như hiệu quả kinh doanh nói chung tại Công ty.
Tuy nhiên với thời gian và kiến thức, thực tiễn có hạn cho nên trong bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo... để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm cô giáo, PGS – TS Phan Tố Uyên cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công Cổ phần X20 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.