Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 58)

2006 so với 2005 2007 so với 2008 so với

2.3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Như phần trình bày ở trên, có thể nói, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần X20 trong những năm vừa qua là khá tốt, đặc biệt là năm 2008, Công

ty đã thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Nhưng kết quả kinh doanh xuất khẩu chưa thể phản ánh đầy đủ về chất lượng hoạt động này của Công ty. Vì vậy, trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20 trong những năm vừa qua. Trước hết là một số chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu.

2.3.1.1.Các chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu tổng hợp

Các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tổng hợp chủ yếu tại Công ty Cổ phần X20

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008 1. Doanh thu XK Tỷ.đ 37,924 38,602 43,817 44,218 78,179 2. Chi phí XK Tỷ.đ 35,384 35,956 40,833 41,203 71,496 3. Lợi nhuận XK Tỷ.đ 2,540 2,646 2,984 3,055 5,583 4. Vốn KDXK Tỷ đồng 55,694 56,572 64.395 65,086 102,305 5. PDTXK % 6,7 6,85 6,81 6,909 7.14 6. PCPXK % 7,18 7,36 7,31 7,415 7,81 7. PVKDXK % 4,644 4,677 4,634 4,694 5,555

( Nguồn: Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu) Từ bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy:

* Về chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu:

Chỉ tiêu lợi nhuận xuất khẩu và các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, chi phí của Công ty Cổ phần X20 qua các năm tăng lên khá rõ rệt.

Sự thay đổi của doanh thu, chi phí và lợi nhuận xuất khẩu của Công ty qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ: 2.5. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X20

Như đã phân tích trong phần kết quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty thì lợi nhuận xuất khẩu của Công ty trong các năm từ 2004 đến 2007 vẫn tăng lên nhưng với tốc độ không lớn, lần lượt là 4,17%, 12,37% và 2,38%, vì trong các năm này, nhìn chung hoạt động xuất khẩu của Công ty không có nhiều biến chuyển đáng kể, các khách hàng của Công ty vẫn chủ yếu là các khách hàng truyền thống, kim ngạch xuất khẩu qua các năm tăng lên không nhiều, thậm chí, năm 2005 so với 2004 còn có phần giảm nhẹ.

Riêng năm 2008 thì tốc độ này tăng lên với mức tăng rất lớn: 82.75%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 vừa qua, Công ty kí được nhiều hợp đồng xuất khẩu mới (10 hợp đồng lớn và trên 80 phụ lục hợp đồng), tìm thêm được 2 khách hàng mới là Yunis và Trendsetter, sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng lên đáng kể. Ngoài ra, trong năm 2008 vừa qua, đơn giá gia công xuất khẩu của Công ty cũng tăng lên khá lớn, từ 20 đến

30%, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo phương thức trực tiếp tăng từ 10,01% lên 12,32%. Điều này đã đóng góp lớn vào mức tăng rất lớn của lợi nhuận xuất khẩu của Công ty năm 2008.

* Về các chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí của Công ty cũng đạt mức khá cao so với mặt bàng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may Việt Nam: tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu hàng năm đều đạt trên 6,7% (năm 2008: đạt 7.14%); tỷ suất lợi nhuận theo chi phí đạt trên 7%, năm 2008 đạt gần 8%. So với năm 2004 thì tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu tăng 2,24%, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí tăng 2,45%, đó là những chuyển biến tích cực.

Nhưng đến năm 2006, thì hai chỉ tiêu này lại giảm xuống, lần lượt là 0,58% và 0,68%. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là vì trong năm này, hoạt động xuất khẩu cảu Công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức trực tiếp giảm từ 9,72% xuống 7,54% nên tuy doanh thu và lợi nhuận của Công ty dều tăng so với năm trước nhưng do giá trị gia tăng thu được từ hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty không lớn nên lợi nhuận thu về cũng không được lớn, mức tăng của lợi nhuận không cao bằng mức tăng của doanh thu. Việc tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu năm này giảm với tốc độ cao hơn tốc độ giảm của tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu theo doanh thu cho thấy việc quản lí chi phi kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong năm này là chưa tốt.

Đến năm 2007, hai chỉ tiêu này đã có sự biến chuyển tích cực, cả hai chỉ tiêu đều tăng lên với mức tăng tương ứng là 1,45% và 1,44%. Như vậy, trong năm 2007, việc quản lí các chi phí kinh doanh xuất khẩu của Công ty đã hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong năm 2008, tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này lần lượt là 3,34% và 5,32%. Điều cho thấy việc sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty là khá hiệu quả, đã góp phần vào

giảm chi phí kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Đồng thời, do trong năm 2008, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo phương thức trực tiếp cũng được tăng lên đáng kể từ 10,01% lên 12,34% đã góp phần vào nâng cao hơn hai chỉ tiêu này.

Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh xuất khẩu của Công ty Năm 2005: so với năm 2004 tăng 0,71%, đến năm 2007 lại bị giảm so với năm 2005 là 0,91%; năm 2007, có sự tăng trở lại, với tốc độ tăng đạt 1,29%. Năm 2008, chỉ tiêu này cũng tăng lên với tốc độ lớn: 18,34%. Như vậy, có thể nói hiệu quả sủ dụng vốn kinh doanh xuất khẩu của Công ty là không được ổn định, tăng giảm không đều qua các năm. Nhưng so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt may, thì chỉ tiêu này là không lớn, Công ty cần chú ý hơn trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn kinh doanh xuất khẩu sao cho hiệu quả hơn.

Sự thay đổi của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu theo doanh thu, chi phí và theo vốn kinh doanh xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ 2.5 trong phần sau.

2.3.1.2. Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của một doanh nghiệp thì việc xem xét và phân tích chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của doanh nghiệp đó là rất cần thiết, ảnh hưởng lớn đến việc có nên tiếp tục hoạt động kinh doanh xuất khẩu hay không. Chỉ tiêu này được so sánh với tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ thế giới vào thời điểm mà doanh nghiệp đang tính toán kết quả hoạt động kinh doanh. Chúng ta xem xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.13: Phân tích chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của Công ty

1.∑CPXK Tr.VND 35.384 35.956 40.833 41.203 71.496 2.∑DTXK Tr.USD 2,405 2,414 2,715 2,722 4,780 3. Hx VND/USD 14.713 14.890 15.039 15.139 14.956 4.Tỷ giá bình quân VND/USD 15.768 15.986 16.138 16.247 16.354 Chênh lệch VND/USD 1.055 1.096 1.099 1.108 1.398

(Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu) Từ bảng phân tích trên có thể thấy rằng việc Công ty tham gia thị trường xuất khẩu là đúng đắn, Công ty có thể tận dụng được các lợi thế của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu một cách có hiệu quả, tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu các năm luôn ở mức thấp hơn so với tỷ giá hối đoái bình quân trên thị trường ngoại hối. So với năm 2004, tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của Công ty tăng 1,2%. Năm 2006 so với 2005 tăng 0,95%; năm 2007 so với năm 2006 là 0,67%; năm 2008 tăng 0,66% so với năm trước. Mức chênh lệch giữa tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu của Công ty so với tỷ giá trung bình hàng năm cũng khá khả thi: luôn ở mức trên 1000 Vnd và tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt mức chênh lệch gần 1400đ. Tốc độ tăng của mức chênh lệch này cũng khá lớn: so với năm 2004 thì đến năm 2008, mức chênh lệch này tăng tới 32,51%. Mà mức chênh lệch này càng lớn thì cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty là càng cao. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để Công ty có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động xuất khẩu của mình.

Qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp trên của Công ty, có thể thấy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đạt hiệu quả khá thuận lợi, Công ty cần tích cực hơn nữa để củng cố và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của mình.

Một phần của tài liệu thạc sĩ quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ phần X.20 trường dh KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 58)