1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam

82 2,2K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 341,5 KB

Nội dung

Trong thời đại ngày nay, bất kì quốc gia có nền kinh tế phát triển nào cũng có 2 kênh huy động vốn quan trọng: kênh huy động vốn gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc tín dụng và kênh huy động vốn trực tiếp thông qua TTCK theo nguyên tắc đầu tư

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CPH: Cổ phần hoá. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước. NHTM: Ngân hàng thương mại. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. TTCK: Thị trường chứng khoán. TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán. DN: Doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Nghị định 01: Nghị định 01/2010/NĐ-CP MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 5 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Mục đích nghiên cứu . 6 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu . 7 4. Phương pháp nghiên cứu . 7 5. Bố cục đề tài 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ . 9 1.1 Khái niệm chứng khoán, khái niệm chào bán chứng khoán chào bán chứng khoán riêng lẻ . 9 • Khái niệm chứng khoán phân loại chứng khoán 9 1.1.1.1. Khái niệm chứng khoán . 9 1.1.1.2. Đặc điểm chứng khoán . 11 1.1.1.3. Phân loại chứng khoán . 13 1.1.2. Khái niệm chào bán chứng khoán phương thức chào bán chứng khoán 14 1.1.2.1. Khái niệm chào bán chứng khoán . 14 1.1.2.2. Phương thức chào bán chứng khoán . 15 1.1.3. Khái niệm đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 18 1.1.3.1. Khái niệm chào bán chứng khoán riêng lẻ . 18 1.1.3.2. Đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ . 18 1.1.3.3. Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay 20 1.2. Các quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khốn riêng lẻ . 21 1.2.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khốn riêng lẻ 21 1.2.2. Những quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu riêng lẻ 23 1.2.3. Những quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu riêng lẻ 31 1.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khốn riêng lẻ . 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHỐN RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM GIẢI PHÁP GĨP PHẦN HỒN THIỆN 37 2.1. Thực trạng về hoạt động chào bán chứng khốn riêng lẻ của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay . 37 2.1.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ 37 2.1.2. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ 52 2.1.2.1. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp . 52 2.1.2.2. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của các tổ chức tín dụng . 59 2.1.2.3. Chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty nhà nhà nước . 61 2.2. Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ . 63 2.2.1. Giải pháp góp phần hoàn thiện về pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ 63 2.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 63 2.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 66 2.2.2. Một số biện pháp khác 67 2.2.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền kiến thức về TTCK 68 2.2.2.2. Xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán chào bán riêng lẻ 68 KẾT LUẬN . 70 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại ngày nay, bất kì quốc gia có nền kinh tế phát triển nào cũng có 2 kênh huy động vốn quan trọng: kênh huy động vốn gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc tín dụng kênh huy động vốn trực tiếp thông qua TTCK theo nguyên tắc đầu tư. Hiện nay chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia. TTCK phản ánh rõ nét nhất các qui luật của nền kinh tế thị trường. Người ta ví TTCK như chiếc nhiệt kế đo “nhiệt độ” của nền kinh tế. Sự tăng trưởng của nền kinh tế được đánh giá qua chỉ số giá chứng khoán của TTCK. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường ở các quốc gia phát triển đã khẳng định TTCK ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình vận hành nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như trong hệ thống kinh tế toàn cầu[37, tr.1]. Đối với Việt Nam, để hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính, tạo các tiền đề kinh tế quan trọng, đưa đất nước ta đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp như Đại hội Đảng VIII đã đề ra thì việc xây dựng, phát triển hoàn thiện thị trường tài chính trong đó có TTCK là hết sức cần thiết. Ra đời chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000, TTCK Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc, nhằm khẳng định vai trò là công cụ hiệu quả để huy động phân bổ nguồn vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Việc huy động vốn qua TTCK được thực hiện thông qua hoạt động chào bán chứng khoán dưới 2 hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng chào bán chứng khoán riêng lẻ. Chào bán chứng khoán là một trong những hoạt động đầu tiên quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động diễn ra trên TTCK. Bởi nó không chỉ góp phần huy động vốn, tăng vốn cho DN mà còn tạo ra hàng hóa cho TTCK, quyết định sự tồn tại của TTCK. Riêng đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ với các quy định về điều kiện thủ tục chào bán dễ dàng, đối tượng chào bán rộng đang là phương thức huy động vốn hữu hiệu của các DN, đặc biệt là DN vừa nhỏ. Ở nước ta, với nền kinh tế có hơn 2/3 DN vừa nhỏ, chưa đáp ứng được điều kiện để niêm yết trên sàn giao dịch, thì đây là cách huy động vốn hiệu quả nhất. Đồng thời, việc tiến hành chào bán chứng khoán riêng lẻ sẽ góp phần giúp các DN đổi mới hình thức quản lý, quản trị DN, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu hoạt động chào bán này không được quản lý tốt bằng pháp luật sẻ có tác động xấu, gây khủng hoảng cho TTCK, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi pháp luật chứng khoán đang trong quá trình hoàn thiện. Hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ vẫn chưa thực sự được quan tâm giám sát đúng mức. Điều này đã gây ra nhiều bất ổn cho TTCK trong thời gian qua cả về mặt lý luận thực tiễn như: các vụ việc xâm phạm quyền lợi của các cổ đông hiện hữu khi chào bán chứng khoán riêng lẻ hay các văn bản pháp luật ban hành không rõ ràng khiến cho các DN cũng như cơ quan áp dụng pháp luật lúng túng trong quá trình thực hiện. Điều này đã làm chậm tiến độ huy động vốn của các DN, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế chung của cả nước. Hay sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật… Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của DN diễn ra đúng pháp luật, TTCK vận hành an toàn. Vấn đề nghiên cứu pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc làm cần thiết. Từ nhận thức đó, tôi chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ thực trạng tại Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm: - Phần tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ trên cơ sở các quy định của pháp luật chứng khoán các văn bản pháp luật khác có liên quan. - Phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong những năm qua về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. - Đề xuất một số phương hướng, giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ được quy định trong Luật chứng khoán 2006; Luật chứng khoán 2010; Luật doanh nghiệp 1999, 2005; Luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung 2004, 2010; Luật ngân hàng nhà nước 1997 sửa đổi, bổ sung 2004, 2010 các văn bản hướng dẫn thi hành. - Tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ trong quá trình xuất hiện, tồn tại phát triển của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu - Về lý luận: Đề tài này nghiên cứu quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ được quy định tại Luật chứng khoán 2006 ; Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung 2010; Luật doanh nghiệp 1999, 2005; Luật các tổ chức tín dụng 1997 sửa đổi bổ sung 2004, 2010; Luật ngân hàng nhà nước 1997 sửa đổi, bổ sung 2004, 2010 các văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định 01, Nghị định 187/2004/NĐ-CP… - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Trên cơ sở đó, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ để đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đã được đặt ra tác giả nghiên cứu đề tài trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về chào bán chứng khoán riêng lẻ. - Phương pháp thống kê để thấy được số lượng các đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ trong nền kinh tế. - Phương pháp so sánh giữa các quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ theo Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010 các văn bản trước đây các văn bản có liên quan khác. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần lời mở đầu, bảng chữ viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của đề tài gồm 2 chương: Chương 1. Tổng quan về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻViệt Nam giải pháp góp phần hoàn thiện. [...]...CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ 1.1 Khái niệm chứng khoán, khái niệm chào bán chứng khoán chào bán chứng khoán riêng lẻ • Khái niệm chứng khoán phân loại chứng khoán 1.1.1.1 Khái niệm chứng khoán Vào khoảng giữa thế kỷ 15 tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán... điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ Luật chứng khoán sửa đổi, bổ sung thì ở nước ta chưa hình thành nên một khái niệm nhất quán nào về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 01 khoản 12a Điều 6 Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì có thể hiểu: Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho... 1/1/2007, Luật chứng khoán đã góp phần rất lớn vào sự phát triển của TTCK Mặc dù, Luật chứng khoán 2006 không điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ Nhưng đây là cơ sở để xác định điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ, trên cơ sở điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng - Luật chứng khoán ra đời nhưng lại bỏ sót không điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, đây... khoán riêng lẻ với mức chi phí thấp hơn 1.1.3.3 Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay Đối với TTCK, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ cung cấp hàng hoá cho TTCK, tạo cơ sở cho các hoạt động trao đổi mua bán trên thị trường kiểm chứng ban đầu về chất lượng chứng khoán sẽ được cung ứng Đối với tổ chức phát hành, hoạt động chào bán chứng. .. bán chứng khoán 1.1.2 Khái niệm chào bán chứng khoán phương thức chào bán chứng khoán 1.1.2.1 Khái niệm chào bán chứng khoán Chào bán chứng khoán là việc đưa thêm chủng loại chứng khoán mới vào thị trường, bao gồm tất cả các hoạt động như xin phép, mời chào, phát hành, phân phối chứng khoán với mục đích cuối cùng là đưa chứng khoán ra thị trường, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán Hoạt động này... khoán riêng lẻ - Nhằm khắc phục những thiếu sót của Luật chứng khoán 2006 tháo gở những vướng mắc do Nghị định 01 Ngày 24/11/2010 Quốc hội đã ban hành Luật số 60/2010/QH để sửa đổi bổ sung Luật chứng khoán 2006 Luật chứng khoán sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về điều kiện thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ vào Luật chứng khoán 2006 tại điều 10a Đây là lần đầu tiên hoạt động chào bán chứng khoán. .. hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ - Nhằm cụ thể hóa chỉ thị của thủ tướng chính phủ về hoạt chào bán chứng khoán riêng lẻ quy định tại Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg, ngày 26/11/2008 Bộ tài chính ủy ban chứng khoán đã ban hành công văn 14285/BTC-UBCK hướng dẫn Chỉ thỉ thị số 20/2008/CT-TTg Công văn đưa ra khái niệm cháo bán chứng khoán riêng lẻ, hồ sơ báo cáo kế hoạch chào bán chứng khoán riêng. .. hành Pháp luật các nước quy định khác nhau về số lượng nhà đầu tư tối thiểu được chào bán trong mỗi đợt chào bán riêng lẻ Tại Mỹ Nhật Bản nếu phát hành cho dưới 200 nhà đầu tư được coi là chào bán riêng lẻ; tại Hàn Quốc, Thái Lan, Indonexia nếu chào bán cho thấp hơn 50 nhà đầu tư là chào bán riêng lẻ [14, tr.62] Thứ hai, ở các nước theo hệ thống Civil law, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. .. chào bán chứng khoán riêng lẻ được quy định vào trong luật Theo đó, nội hàm hoạt động chào bán chứng khoán bao gồm chào bán chứng khoán ra công chúng chào bán chứng khoán riêng lẻ - Theo quy định của Luật doanh nghiệp, các công ty cổ phần, công ty TNHH khi chuyển đổi thành công ty cổ phần được phép tiến hành chào bán chứng khoán riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ, tăng thành viên Hoạt động này có thể được... công ty cổ phần hoạt động quản lý nhà nước trên thị trường sơ cấp 1.2 Các quy định của pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ 1.2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ - Ra đời chính thức đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 nhưng cho đến năm 2006 lần đầu tiên nhà nước ban hành luật để điều chỉnh cho hoạt động này Chính thức có . quan về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán. với hoạt động chào bán chứng khốn riêng lẻ. ............ 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHÀO BÁN CHỨNG KHỐN RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ tài chính (2004), “Thông tư 126/2004/TT-BTC” ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 126/2004/TT-BTC
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2004
3. Bộ tài chính (2006), “Thông tư 95/2006/TT-BTC” ngày 12/10/2006 của Bộ Tài chính sữa đổi, bổ sung Thông tư 126/2004/TT-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 95/2006/TT-BTC”
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2006
4. Bộ kế hoạch – Bộ tài chính(2003), “Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC” ngày 29/12/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định Nghị định 38/20003/NĐ-CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 08/2003/TTLT-BKH-BTC
Tác giả: Bộ kế hoạch – Bộ tài chính
Năm: 2003
6. Chính phủ (2004), “ Nghị định 187/2004/ NĐ-CP” ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 187/2004/ NĐ-CP”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2004
7. Chính phủ (2006), “Nghị định 52/2006/NĐ-CP” ngày 19/5/2006 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 52/2006/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
8. Chính phủ (2003), “Nghị định 38/2003/NĐ-CP” ngày 15/4/2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 38/2003/NĐ-CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
9. Chính phủ (2010), “Nghị định 01/2010/NĐ – CP” ngày 4/1/2010 của Chính phủ điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 01/2010/NĐ – CP”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
10. Chính phủ (2010), “Nghị định 102/2010/NĐ – CP” ngày 1/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 102/2010/NĐ – CP”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
11. Chính phủ (2003), “Nghị định 144/2003/NĐ – CP” ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 144/2003/NĐ – CP
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2003
12. Chính phủ (2009), “Nghị định 59/2009/NĐ – CP” ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghị định 59/2009/NĐ – CP”
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
20. Ngân hàng nhà nước (2010), “Thông tư 06/2010/TT-NHNN” ngày 26/2/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sữa đổi giấy phép, điều lệ của NHTMCP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 06/2010/TT-NHNN”
Tác giả: Ngân hàng nhà nước
Năm: 2010
30. Thủ tướng Chính phủ (2008), “Chỉ thị 20/2008/CT – TTg” ngày 23/8/2008 của thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 20/2008/CT – TTg”
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2008
43. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2008), “Công văn 14285/BTC – UBCK” ngày 26/11/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của chỉ thị số 20/2008/CT – TTg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 14285/BTC – UBCK
Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Năm: 2008
44. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2010), “Công văn 350/UBCK- QLPH” hướng dẫn thực hiện Nghị định 01/2010/NĐ – CP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công văn 350/UBCK-QLPH
Tác giả: Ủy ban chứng khoán nhà nước
Năm: 2010
22. Nguyễn Ngọc Bích & Ngô Duy Minh (2010), Một nghị định vô hiệu hóa một định chế ngày 16/4/2010, http://www.thesaigontimes.vn Link
34. Th/s Nguyễn Thanh Tú, Pháp luật về phát hành chứng khoán của Mỹ – Trường Đại học Luật Hà Nội, ngày 10/2/2006, http://www.luatvadoanhnhan.com (Trang 4) Link
1. Bộ tài chính (2010), Báo cáo của Bộ tài chính về tình hình thi hành Luật chứng khoán và hoạt động thị trường chứng khoán – Nguồn thongtinphapluatdansu.wordpress.com Khác
5. Chào bán chứng khoán riêng lẻ ai được quyền mua – Thành Nam, ngày 6/8/2010, Nguồn http://klvn.vn Khác
13. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian ngắn, công việc nhiều, Mai Thu, ngày 30/6/2010, Nguồn www.vnbusiness.vn (Trang 1,2) Khác
14. Đại học kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w