Những quy định của pháp luật về chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam (Trang 27 - 34)

* Quy định về chủ thể thực hiện hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ:

Là những tổ chức thực hiện hoạt động chào bán cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán.

Theo quy định của Nghị định 01 thì chủ thể chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: công ty cổ phần; các DN chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trước đó, theo công văn 14285/BTC-UBCK về thực hiện một số điều của chỉ thị 20/2008/CT-TTg thì chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ bao gồm: công ty đại chúng; công ty cổ phần chứng khoán; ngân hàng thương mại cổ phần; công ty tài chính cổ phần; công ty cổ phần bảo hiểm; công ty không phải là công ty cổ phần. Như vậy, về mặt phân loại có khác nhau, tuy nhiên về cơ bản chủ thể phát hành cổ phiếu riêng lẻ là như nhau. Theo đó, chủ thể chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: Công ty cổ phần đại chúng, công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng, công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần (ngoại trừ các DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần), Công ty TNHH chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Công ty cổ phần đại chúng có thể chào bán cổ phiếu ra công chúng hoặc chào bán cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn từ công chúng. Công ty cổ phần có đặc trưng là vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau nên khả năng huy động vốn linh hoạt hơn.

Công ty cổ phần chưa phải là công ty đại chúng vì chưa đủ điều kiện để được chào bán cổ phiếu ra công chúng. Vì vậy, chào bán chứng khoán

riêng lẻ là phương pháp hiệu quả nhất để huy động vốn và sớm trở thành công ty đại chúng.

Công ty nhà nước CPH có thể chào bán cổ phần theo cả hai phương thức chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần ra công chúng.

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài và công ty TNHH có thể thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

* Quy định về điều kiện, thủ tục chào bán cổ phiếu riêng lẻ:

Pháp luật ở mỗi quốc gia đều đưa ra các điều kiện khác nhau cho DN khi tiến hành chào bán chứng khoán riêng lẻ. Tuy nhiên, về nét chung thì các quốc gia đều đưa ra một số tiêu chí tương đối giống nhau khi xác định điều kiện cho hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, đó là:

Thứ nhất, những chủ thể được phép chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo quy định của pháp luật. Bao gồm công ty cổ phần hoặc các loại hình DN khác khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Thứ hai, chủ thể phát hành đã đi vào hoạt động ổn định và có tình hình tài chính lành mạnh. Phần lớn pháp luật các nước không quy định chủ thể phát hành phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu trong điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006 DN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán được chào bán cổ phiếu ra công chúng, không quy định mức vốn điều lệ tối đa tạo thuận lợi cho công ty tăng vốn bằng cách chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Thứ ba, có phương án sử dụng vốn hiệu quả được cơ quan có thẩm quyền thông qua, cam kết sử dụng đúng mục đích số vốn huy động được.

Thứ tư, phạm vi chào bán chỉ hướng tới số lượng nhà đầu tư nhất định, không chào bán rộng rãi ra công chúng. Điều kiện này tạo ranh giới phân biệt chào bán cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Trên thực tế, pháp luật về chứng khoán của các quốc gia có những quy định khác nhau về điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ. Pháp luật về chứng khoán của Mỹ quy định điều kiện như sau: nếu nhà đầu tư không phải là những người thành thạo thì số lượng không vượt quá 35 người và phải cử đại diện mua; đối với nhà đầu tư có tổ chức số lượng mua không hạn chế nếu họ mua chứng khoán để nắm giữ lâu dài chứ không phải để bán lại; được quảng cáo bằng phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo rộng rãi trừ trường hợp hội nghị hẹp với nhà đầu tư tiềm năng. Luật chứng khoán Thái Lan chỉ quy định nếu phát hành cho dưới 35 người và tổng số tiền không quá 20 triệu Bath thì không phải xin phép nhưng phải đăng ký và nộp lệ phí cho Uỷ ban chứng khoán. [42, tr.28]

Ở Việt Nam qua mỗi thời kỳ pháp luật lại có các quy định khác nhau về điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ, theo đó:

Theo quy định tại Điều 2 mục II công văn 14285/BTC-UBCK thì khi các DN tiến hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ phải đảm bảo các điều kiện như:

Thứ nhất, phải báo cáo về kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ gửi Uỷ ban chứng khoán nhà nước đối với công ty đại chúng, sau 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ mà Uỷ ban chứng khoán nhà nước không có ý kiến phản đối thì tổ chức phát hành thực hiện công bố thông tin và tiến hành chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo phương án đã báo cáo. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành có nghĩa vụ gửi Báo cáo kết quả phát hành tới Uỷ ban chứng khoán nhà nước và công bố thông tin theo quy định. Về nội bộ DN các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành và Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo Uỷ ban chứng khoán nhà nước và công bố ra công chúng các quan hệ (nếu có) với tổ chức và cá nhân được chào bán và phân phối cổ phiếu trong các đợt phát hành riêng lẻ.

Thứ hai, phải đáp ứng các điều kiện về tài liệu báo cáo kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ gửi cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 8, khoản 2 và 3 Điều 24 Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 đối với công ty cổ phần chứng khoán.

Thứ ba, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần được thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn về việc quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo các nội dung của Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg, và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần; đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính cổ phần là công ty đại chúng theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán: việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ được thực hiện sau khi được sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước Việt Nam và báo cáo với Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Thứ tư, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các công ty cổ phần bảo hiểm được thực hiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật doanh nghiệp và các quy định của Bộ tài chính đối với các công ty cổ phần bảo hiểm; đối với các công ty cổ phần bảo hiểm là công ty đại chúng theo quy định tại Điều 25 Luật chứng khoán: việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ được thực hiện sau khi được sự chấp thuận của Bộ tài chính và báo cáo với Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Thứ năm, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được thực hiện sau khi đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư nơi cấp đăng ký kinh doanh đối với các công ty không phải là công ty đại chúng.

Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ thường đơn giản hơn so với thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng. Doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ chỉ cần thực hiện thủ tục tối thiểu như thông báo, xin phép chào bán, cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin cần thiết về đợt chào bán và tình hình kinh doanh của công ty, không phải đăng ký với Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

Theo như quy định này, điều kiện và thủ tục chào bán chứng khoán của các chủ thể khác nhau sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản khác nhau. Thêm vào đó, cơ quan quản lý và giám sát cũng khác nhau, quy định về điều kiện và thủ tục chào bán quá sơ sài và không rõ ràng dễ gây nên sự tùy tiện trong quá trình áp dụng. Điều này đã gây ra sự chồng chéo trong quá trình quản lý của nhà nước, tạo ra “lổ hổng” cho DN lách luật. Đặc biệt nó tạo ra những sân chơi không công bằng giữa các loại hình DN.

Trước tình hình đó, ngày 4/1/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 01 điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Theo đó, để được tiến hành chào bán chứng khoán riêng lẻ các DN phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục quy định tại Điều 8 như: phải thuộc đối tượng được quyền chào bán tại Điều 2 gồm:

Thứ nhất, công ty cổ phần và các DN chuyển đổi thành công ty cổ phần (ngoại trừ DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần);

Thứ hai, có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành công ty cổ phần); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần).

Thứ ba, phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp. Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này.

Thứ ba, có hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Thứ tư, trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan.

Thứ tư, các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

Thứ năm, đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, trong trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Như vậy, với quy định mới lần đầu tiên hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ được điều chỉnh bởi một Nghị định. Nghị định 01 được ban hành đánh dấu một mốc quan trọng cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Nghị định 01 ra đời đã thắt

chặt các điều kiện và thủ tục chào bán chứng khoán. Tạo ra cơ chế giám sát quản lý của cơ quan nhà nước lớn và rõ ràng hơn. Điều này đã khắc phục phần nào những khuyết điểm được quy định trong công văn 14285/2008/BTC-UBCK. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì Nghị định 01 còn mắc phải những nhược điểm như: các quy định không rỏ ràng, mang tính chung chung, trong khi đó lại thiếu các văn bản hướng dẫn. Đặc biệt, Chính phủ lại không ban hành được cơ chế để thực hiện các quy định trên. Điều này đã vô hiệu hóa hoạt động phát hành chứng khoán riêng lẻ của các công ty cổ phần chưa đại chúng trong thời gian qua.

Trước tình hình đó, ngày 24/11/2010 Quốc hội đã thông qua Luật số 60/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán 2006. Theo đó, điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ được điều chỉnh lại, tại Điều 10a Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010 như sau: Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ được tách ra làm 2 theo 2 loại chủ thể khác nhau:

Thứ nhất, đối với các tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng thì được thực hiện theo các điều kiện chào bán quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 6 Điều 87 Luật doanh nghiệp 2005 thì điều kiện, thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ được Chính phủ hướng dẫn. Trong khi theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp thì hồ sơ, trình tự, thủ tục và điều kiện chào bán cổ phần thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về chứng khoán. Và mới đây, theo công văn 350/UBCK-QLPH ngày 27/01/2011 gửi Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn cho Nghị định 01 thì từ ngày 1/7/2011, CTCP chưa phải là công ty đại chúng khi phát hành cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn thì thực hiện theo hướng dẫn của Sở kế hoạch và đầu tư. Như vậy, cho đến nay các quy định

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w