Xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán chào bán riêng lẻ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam (Trang 75 - 78)

phổ cập hệ thống văn bản pháp luật đến giới đầu tư và DN cũng như hệ thống cơ quan áp dụng pháp luật sẽ góp phần sớm đưa Luật vào cuộc sống.

2.2.2.2. Xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán chào bán riêng lẻ riêng lẻ

Hiện nay, các chứng khoán được giao dịch bên ngoài thị trường tập trung khá nhiều. Các chứng khoán này thường chưa đủ điều kiện niêm yết trên các TTGDCK. Hầu hết các chứng khoán được giao dịch tự do, nhà đầu tư và tổ chức chào bán hoặc người trung gian trao đổi, mua bán với nhau không ở một địa điểm cụ thể nào. Vì vậy, có thể tổ chức một thị trường cho các chứng khoán được giao dịch ngoài thị trường tập trung. Đó là thị trường phi tập trung hay thị trường OTC (over the counter market). Tham gia thị trường này có thể là các công ty chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp… giao dịch chủ yếu thông qua mạng lưới điện thoại, máy tính điện tử.

Thị trường phi tập trung có vai trò rất quan trọng nếu được mở rộng sẽ góp phần làm phong phú nguồn hàng cho thị trường thứ cấp, hỗ trợ thị trường tập trung phát triển. Điều hành thị trường phi tập trung có thể do hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thực hiện.

Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại chứng khoán quan trọng với những đặc thù khác nhau, người nắm giữ hai chứng khoán này cũng có những quyền và lợi ích không giống nhau. Trong tương lai, chúng ta có thể xây dựng thị trường giao dịch cho các loại chứng khoán này như thị trường cổ

phiếu, thị trường trái phiếu chuyên biệt, nâng cao tính chuyên môn hoá cho thị trường.

KẾT LUẬN

Cùng với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Với những quy định về điều kiện, thủ tục chào bán đơn giản đã tạo nên những lợi thế nhất định của chào bán chứng khoán riêng lẻ so với chào bán chứng khoán ra công chúng. Hiện nay, chào bán chứng khoán riêng lẻ được các DN sử dụng

một cách thường xuyên và hiệu quả, là nguồn huy động vốn quan trọng, đặc biệt là đối với các DN vừa và nhỏ.

Tuy nhiên, đây cũng là một hoạt động khá phức tạp, tác động đến nhiều chủ thể và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới, trong đó có pháp luật Việt Nam đã có sự quan tâm lớn, điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Hoạt động chào bán chứng khoán được điều chỉnh một cách khá toàn diện. Sự ra đời của Luật chứng khoán 2006, 2010; Luật doanh nghiệp 2005; Luật tín dụng 1997, 2004, 2010; Luật ngân hàng 1997, 2004, 2010; Luật doanh nghiệp nhà nước 2003; Nghị định 01; Chỉ thị 20/2008/CT-TTg… khung pháp lý cho hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đã hình thành và bước đầu đã phát huy hiệu quả. Các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đã làm rõ các điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán. Góp phần làm hạn chế tình trạng gian lận, rủi ro trong quá trình chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các quy định về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ còn một số hạn chế. Rõ nhận biết nhất là các quy định thiếu rõ rang, không đầy đủ và không phù hợp trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở đó, để đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ ổn định trong tương lai thì việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ là hết sức cần thiết. Cần phải hoàn thiện hệ thống luật và văn bản dưới luật điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Khắc phục tình trạng mâu thuẫn về điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ ở Luật doanh nghiệp và Nghị định 52/2006/NĐ-CP. Hoàn thiện cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Ban hành

văn bản hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tiếp nhận và xử lý hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Ban hành tiêu chí xác định đối tác chiến lược và cơ chế xác định giá chào bán… Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp về mặt thực tế như đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền kiến thức về TTCK, xây dựng thị trường giao dịch cho chứng khoán riêng lẻ. Những thay đổi trên sẽ đảm bảo cho chào bán chứng khoán riêng lẻ có điều kiện phát triển và góp phần hoàn thiện pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ, đáp ứng điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w