MỤC LỤC
Điều 2(a)(1) Luật chứng khoán 1933 cũng như Điều 3(a)(10) Luật giao dịch chứng khoán 1934 liệt kê các loại chứng khoán, bao gồm: chứng nhận (note), cổ phiếu, cổ phiếu quỹ (treasury stock), hợp đồng giao dịch chứng khoán tương lai (security future), trái phiếu, tín phiếu, chứng nhận nợ, chứng chỉ xác nhận lợi ích hay việc tham gia vào thỏa thuận chia lợi nhuận, chứng chỉ tín thác cầm cố (collateral-trust certificate), chứng nhận tiền tổ chức hoặc đăng ký (preorganization certificate or subscription), cổ phần có thể chuyển nhượng, hợp đồng đầu tư, chứng chỉ tín thác bỏ phiếu (voting -trust certificate), chứng chỉ ký thác chứng khoán, lợi ích chưa chia một phần đối với dầu, ga hoặc các quyền về khoáng sản khác, các quyền chọn hay đặc quyền về chứng khoán. Một cách khái quát, chứng khoán là bất kỳ lợi ích, hay công cụ thường được hiểu thông dụng là “chứng. Ở Việt Nam, theo khoản 1 Điều 6 Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung 2010 thì: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:. a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;. b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;. c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;. d) Các loại chứng khoán khác do bộ tài chính quy định.”. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 01 và khoản 12a Điều 6 Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì có thể hiểu: Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hay phương tiện internet.
Ngoài ra, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi các loại hình DN khác như DN có vốn đầu tư nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và hoạt động quản lý nhà nước trên thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của ngân hàng ngoài việc tuân thủ các điều kiện của Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp ra thì còn phải tuân thủ các điều kiện, trình tự và thủ tục của Luật ngân hàng đưa ra.
Thứ tư, việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của các công ty cổ phần bảo hiểm được thực hiện theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật doanh nghiệp và các quy định của Bộ tài chính đối với các công ty cổ phần bảo hiểm; đối với các công ty cổ phần bảo hiểm là công ty đại chúng theo quy định tại Điều 25 Luật chứng khoán: việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ được thực hiện sau khi được sự chấp thuận của Bộ tài chính và báo cáo với Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Thứ hai, có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành công ty cổ phần); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước.
Khi tiến hành lựa chọn phương thức chào bán chứng khoán riêng lẻ doanh nghiệp cần lưu ý những quy định của pháp luật về điều kiện, cách thức phát hành; mục đích phát hành; khả năng kiểm soát nhà đầu tư của tổ chức phát hành; điều kiện về khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật và những đặc thù của DN; trình độ, uy tín của tổ chức nhận đại lý, bảo lãnh phát hành. Theo quy định của Nghị định 52/2006/NĐ – CP thì điều kiện để DN được phát hành trái phiếu đó là DN thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, bao gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày DN chính thức đi vào hoạt động; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.
Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có TTCK phát triển, với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi ra đời TTCK Việt Nam, đó là Ủy ban chứng khoán nhà nước, thành lập theo Nghị định 75/1996/NĐ – CP. Đó là các hoạt động ban hành văn bản pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ; tổ chức và hướng dẫn về điều kiện, thủ tục, phương thức chào bán chứng khoán; thanh tra, giám sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động chào bán, xử lý các hành vi vi phạm.
Cụ thể, khoản 5 Điều 87 Luật doanh nghiệp quy định: “Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của luật này”, Như vậy, Luật doanh nghiệp chỉ quy định 2 trường hợp bị hạn chế thời gian chuyển nhượng cổ phần là cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, còn lại tất cả các cổ đông đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Đối tác chiến lược được mua cổ phiếu PVA gồm: công ty TNHH Vietnam Invsetment partners, là đối tác góp 48% vốn cùng PVA thực hiện và khai thác dự án Khu công nghiệp Hoàng Mai, mua 5 triệu cổ phần; công ty VIP LLC (Anh quốc) mua 1 triệu cổ phần; công ty cổ phần chứng khoán dầu khí (hiện sở hữu 250 cổ phần PVA) mua 1,8 triệu cổ phần; công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản PDIC mua 2,2 triệu cổ phần.
Nếu như hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ là kênh huy động chỉ được áp dụng cho các công ty cổ phần thì hoạt động chào bán trái phiếu lại là kênh huy động vốn cho tất cả các DN như: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc trong trường hợp phát hành trái phiếu bổ sung vốn tự có của các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu của DN được Chính phủ bảo lãnh. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 141/2003/NĐ-CP, lãi suất phát hành đối với trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của thị trường tài chính tại thời điểm phát hành; trường hợp đấu thầu lãi suất thì lãi suất hình thành theo kết quả đấu thầu.
Đặc biệt cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trong việc xác định các tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục chào bán, quy định về hồ sơ, công bố thông tin trước và sau khi chào bán… bảo đảm cho hoạt động này diễn ra công bằng, đúng pháp luật. Trước hết cần tập trung giám sát việc thực hiện công bố thông tin, hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường, giám sát hoạt động giao dịch của nhà đầu tư đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và phòng tránh rủi ro trong chào bán chứng khoán riêng lẻ.