1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

116 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 779 KB

Nội dung

* Lý do chọn đề tài: Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên. Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng với tiềm năng. Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung.

Trang 2

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Lại Phi Hùng

Hà Nội, năm 2012 LỜI CẢM ƠN

Trang 3

sạn, trường Đại học Kinh tế quốc dân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp

đỡ của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như cơ quan nơi tôi đang công tác cùng nhiều cơ quan chuyên ngành liên quan, các anh chị đồng nghiệp.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh

tế quốc dân cùng quý thầy cô Khoa Du lịch và Khách sạn, các thầy cô đã tham gia giảng dạy tận tình cho tôi suốt thời gian tôi học tập tại trường.

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lại Phi Hùng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, chỉ bảo và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Phòng Văn hoá và Thông tin quận Hà Đông, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân

xã Bát Tràng, cán bộ văn hoá của một số xã có đón khách du lịch làng nghề

và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.

Mặc dù tôi đã hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự cố gắng và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả luận văn

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Nguyệt

Trang 5

Danh mục bảng biểu, hình vẽ

Tóm t t k t qu nghiên c u lu n v nắt kết quả nghiên cứu luận văn ết quả nghiên cứu luận văn ả nghiên cứu luận văn ứu luận văn ận văn ăn

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề 6

1.2.1 Khái niệm, điều kiện hình thành và phát triển du lịch làng nghề 6

1.2.2 Các đặc trưng, tính chất của du lịch làng nghề 15

1.2.3 Vai trò của DLLN đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng 18

1.3 Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch làng nghề 21

1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước 21

1.3.2 Khái niệm quản lý Nhà nước về du lịch 22

1.3.3 Vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển kinh doanh DLLN 23

1.4 Phương pháp nghiên cứu 26

Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI 28

2.1 Tổng quan tình hình phát triển du lịch làng nghề của Hà Nội 29

2.1.1 Tổng quan chung tình hình phát triển du lịch của Hà Nội 30

2.1.2 Đánh giá chung tài nguyên phát triển du lịch làng nghề Hà Nội 37

2.1.3 Khái quát chung tình hình phát triển du lịch làng nghề Hà Nội 40

2.2 Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước ttrong phát triển kinh doanh DLLN Hà Nội 47

2.2.1 Hiện trạng công tác quản lý Nhà nước về phát triển kinh DLLN Hà Nội 47

2.2.2 Đánh giá thực trạng của việc QLNN phát triển làng nghề du lịch ở Hà Nội 56

2.3 Một số vấn đề đặt ra trong QLNN đối với việc phát triển kinh doanh DLLN của Hà Nội 57

2.3.1 Một số vấn đề trong phát triển DLLN Hà Nội 57

2.3.2 Một số vấn đề trong QLNN đối với phát triển DLLN 61

Chương 3 - ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ HÀ NỘI 3.1 Một số định hướng quản lý Nhà nước về phát triển du lịch làng nghề Hà Nội 64

3.1.1 Định hướng các bộ ngành 64

Trang 6

nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống 71

3.2.1 Định hướng không gian du lịch 71

3.2.2 Định hướng thị trường khách du lịch 73

3.2.3 Định hướng phát triển kinh doanh 74

3.2.4 Định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực 77

3.3 Đề xuất mô hình quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề và một số giải pháp về quản lý Nhà nước đối với việc phát triển du lịch làng nghề Hà Nội 78

3.3.1 Mô hình quản lý Nhà nước trong phát triển du lịch làng nghề 78

3.3.2 Giải pháp chiến lược phát triển DLLN của Thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 81

3.3.3 Giải pháp tăng cường công tác đào tạo cán bộ 85

3.3.4 Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước 85

3.3.5 Giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương 88

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 96

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 7

[9] : Xem tài liệu tham khảo số 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 2.1 : Diễn biến lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2000 – 2011 Bảng 2.2 : Thống kê lượng khách du lịch quốc tế theo thị trường năm 2009 - 2011 Bảng 2.3 : Số lượng cơ sở lưu trú du lịch đến hết năm 2011

Bảng 2.4 : Số lượt khách tại một số làng nghề tiêu biểu qua các năm

Hình 3.1 : Mô hình quản lý Nhà nước ở Trung ương đối với du lịch làng nghề Hình 3.2 : Mô hình quản lý Nhà nước ở địa phương đối với du lịch làng nghề Hình 3.3 : Mô hình phối hợp quản lý giữa các sở ngành

Trang 9

1 Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

* Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn đượcnhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Ở Việt Nam

cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch Các

làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung vàđối với nền kinh tế nông thôn nói riêng

Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đadạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn làmột trong những địa điểm thu hút khách du lịch Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thànhnơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, vănhóa Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác dulịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả đáng

kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên

Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt độngđều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động củalàng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; ngườidân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếpkhách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v Chính

vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứngvới tiềm năng

Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lýNhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề Nhậnthấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ

đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển

du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn

góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước vớiphát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu

Trang 10

quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng

và đất nước nói chung

* Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v tại các làng nghề dulịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạngphát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra nhữngđịnh hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN

Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trởthành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới

2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận văn:

Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thốngnhững cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận vềquản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề

* Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối

liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đốitượng sử dụng sản phẩm DLLN Vì vậy DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của ba chủthể trên Có thể định nghĩa du lịch làng nghề như sau:

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như

là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụcho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan dulịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địaphương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn

hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề [15]

Theo tác giả Hoàng Văn Châu trong cuốn “Làng nghề du lịch Việt Nam” cácđiều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch có: Thứ nhất là các giá trịvăn hoá làng nghề; Thứ hai là các giá trị lịch sử; Thứ ba là mức độ tham gia củacộng đồng cao

Trang 11

Dựa trên những điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch, cáctiêu chí để xây dựng làng nghề du lịch kết hợp với vận dụng kiến thức đã học về dulịch, tác giả đã hệ thống lại điều kiện để hình thành và phát triển kinh doanh du lịchlàng nghề bao gồm: Vị trí địa lí; Dân cư và lao động; Sự biến động thị trường khách

du lịch; Kết cấu hạ tầng; Nguồn vốn; Nguồn nguyên vật liệu; Công nghệ và kỹ thuậtsản xuất; Cơ chế chính sách

Sản phẩm DLLN có tính văn hóa, xã hội rất cao và được xây dựng dựa trênnhững đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống Ngoài những đặc điểm chungcủa sản phẩm du lịch là tính không lưu kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn

ra cùng thời điểm, v.v…, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng

về thị trường và vị trí trong ngành du lịch: Sản phẩm DLLN chủ yếu được xây dựngdựa vào nguồn tài nguyên du lịch phi vật thể của làng nghề; DLLN chỉ là điểm thamquan trong ngày; Mức độ tham gia của cộng đồng cao; Tính thời vụ thấp; Cơ cấukhách đơn giản

Du lịch làng nghề có vai trò cả đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung

và hoạt động du lịch nói riêng Với kinh tế xã hội, phát triển du lịch làng nghề giúpphân phối lại nguồn thu nhập, kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo tồnnền văn hoá truyền thống, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã

và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương Đối với hoạt động

du lịch, du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nướcvới thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thêm vào đó hàng thủ công truyềnthống là một phần quan trọng của du lịch

* Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề:

- Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà nước đến dulịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luậtvới mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự tronghoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn Đối tượng

Trang 12

của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và

- Đối với phát triển du lịch làng nghề thì quản lý Nhà nước có những vai tròsau:

+ Vai trò định hướng: Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để địnhhướng hoạt động du lịch làng nghề, thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc banhành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DLLN, tạo ra môitrường pháp lý cho hoạt động DLLN

+ Vai trò tổ chức và phối hợp: Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệthống tổ chức quản lý về DLLN, sử dụng sức mạnh của bộ máy này để hoạch định

và tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý Nhà nước, tổ chức và quản

lý các công tác trong phát triển DLLN như: đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồnnhân lực, bảo vệ môi trường, v.v

+ Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường: Nhà nướcphải có vai trò điều tiết mạnh, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện phápkhác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, DLLN nói riêng, xử

lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ

Trang 13

+ Vai trò giám sát: Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanhDLLN cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cũng như giám sát chế độ quản

lý của các cơ quan Nhà nước

Những cơ sở lý luận về khái niệm làng nghề, du lịch làng nghề, những điềukiện để phát triển một làng nghề du lịch sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giáhiện trạng phát triển, cũng như tình trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làngnghề ở Hà Nội

* Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu

thập, phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích hệ thống; phương phápthực địa Các phương pháp này rất có ý nghĩa trong việc đem lại tính thực tế, cụ thểcho luận văn

3 Những kết quả nghiên cứu của luận văn:

Con số 1350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, với 272 làng nghề đãđược công nhận đến nay cho thấy tiềm năng phát triển du lịch gắn với các làng nghề

là vô cùng lớn, việc khái quát “hình ảnh” các làng nghề trong hoạt động kinh tếcũng như trong hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc đưa ra nhữnggiải pháp mang tính đồng bộ cho phát triển du lịch làng nghề ở địa phương này

- Tình hình du lịch Hà Nội: Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểmcủa cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịchcủa cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kể lượng kháchcủa cả nước cũng như đóng góp lượng lớn ngoại tệ từ thu nhập du lịch Nằm ở vị tríđịa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịchlớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khácao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nộiđịa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 8,06 triệu lượt khách tăng 2,13 lần so với năm

2000 trong đó 1,25 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách dulịch trong đó khách quốc tế đạt 1,7 triệu lượt; năm 2011 là 1,887 triệu lượt khách dulịch quốc tế

Trang 14

Hà Nội là trung tâm thu hút khách du lịch quốc tế lớn nhất của cả nước.Khách quốc tế đến Hà Nội từ hơn 160 vùng, lãnh thổ, trong đó khách từ các thịtrường có khả năng chi trả cao như Tây Âu, Đông Bắc Á, Úc, Bắc Mỹ Có 10 thịtrường chiếm 75 - 80% tổng số khách vào Hà Nội Các thị trường khách quốc tếđứng đầu về lượng khách đến Hà Nội năm 2011 có Trung Quốc, Đức, Nhật, Pháp,

Úc, Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan và Singapore

Để đạt được những kết quả trên, Hà Nội đã phần nào đáp ứng được các điềukiện để phát triển du lịch như:

Về cơ sở lưu trú, hiện thành phố có 1.752 cơ sở lưu trú phục vụ du lịch với

hơn 25.966 buồng trong đó có 231 cơ sở đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn và cáchạng sao theo qui định, với 11.994 buồng chiếm 46,19% tổng số buồng

Về nguồn nhân lực du lịch: Theo số liệu thống kê, năm 2000 toàn thành phố

có 12.100 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2005 con số này là 28.370; năm

2008 có 42.900 lao động và thống kê đến tháng 12/2010: tổng số lao động trực tiếptrong ngành du lịch có 51.118 người Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động tronggiai đoạn 2000-2010 là 15,5%

Du lịch Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ăn uống, ẩm thực, các cơ sởdịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan Tuy nhiên, hệ thống nhàhàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, vị trí phântán, tự phát, qui mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như bãi đỗ xe, khônggian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường tại một số cơ sở dịch vụ chưa đượckiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách Bên cạnh đó, tính chuyên nghiệptrong dịch vụ chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ

- Tình hình du lịch làng nghề Hà Nội:

Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, hiện nay Thành phố có 1.350 làngnghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghềtruyền thống Hết năm 2009, đã có 272 làng nghề được Uỷ ban nhân dân cấp bằngcông nhận danh hiệu làng nghề (255 làng do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây trướcđây công nhận và 01 làng thuộc huyện Mê Linh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 15

công nhận), trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận Khu vực cáclàng nghề của Hà Tây cũ là nơi có mức độ tập trung các làng nghề cao, điều này sẽtạo thuận lợi cho việc quy hoạch, kết nối giữa các làng nghề để lập tour DLLN.

Yếu tố truyền thống của các làng nghề cùng với những lợi thế về cảnh quanthiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc của Hà Nội tạo tiềm năng cho việc khaithác, phát triển làng nghề gắn với du lịch Phát triển DLLN đem lại lợi ích cho xãhội về nhiều mặt Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển các làngnghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống; bởi vậy mà liên tục trong những nămgần đây Nhà nước luôn chú trọng đưa ra các chính sách thúc đẩy và phát triển cáclàng nghề truyền thống Sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khaithác du lịch, làng nghề Hà Nội đã đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫnchưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế

+ Về khách du lịch: khách du lịch đến làng nghề với động cơ du lịch chiếm46,60%, kết hợp du lịch với mua sắm 34,95%, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoahọc 11,65% và khách có động cơ khác chiếm 6,8% Theo kết quả điều tra khách dulịch đến làng nghề, khách du lịch là nữ chiếm 36,89%, nam giới là 63,11%; đốitượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giớinghiên cứu thấp nhất 5,83% Hiện nay, tỷ lệ khách đến DLLN Hà Nội qua các hãng

lữ hành chiếm 38,83% tổng số khách và số khách tự tổ chức là 61,17%

Khách du lịch đến làng nghề thường có nhu cầu chi tiêu trung bình Có sựchênh lệch lớn trong mức chi giữa các đối tượng khách khác nhau, bình quân mỗikhách quốc tế đến làng nghề chi khoảng 21USD/1 ngày và khách du lịch nội địa là180.000 VNĐ/1ngày

+ Tình hình kinh doanh DLLN:

Theo số liệu điều tra thực tế tại các làng nghề du lịch Hà Nội, số đơn vị vừatiến hành sản xuất đồ thủ công truyền thống vừa có gian hàng bán đồ thủ công mỹnghệ có tỷ lệ trung bình là 38,46% tổng số đơn vị sản xuất trong làng Còn lại61,54% đơn vị chỉ tham gia sản xuất và lưu thông sản phẩm thủ công truyền thốngmột cách thuần túy Thông qua kết quả kinh doanh du lịch của một số làng nghề

Trang 16

tiêu biểu tổng hợp được như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, khảmtrai Chuyên Mỹ, nón làng Chuông, chúng ta thấy được sự chênh lệch rõ ràng về sốlượt khách du lịch giữa hai làng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan quản

lý Nhà nước là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc với các làng nón Chuông, khảm traiChuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái

* Những kết luận, nhận xét, đánh giá và bình luận rút ra qua nghiên cứu:

Từ những phân tích thực trạng trong phát triển du lịch làng nghề Hà Nội vàquản lý Nhà nước đối với hoạt động này hiện nay, tác giả đưa ra một số vấn đềtrong phát triển DLLN, QLNN đối với phát triển hoạt động làng nghề du lịch ở HàNội:

- Những kết quả đạt được từ hoạt động DLLN:

Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đadạng Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề tưởng như đãmai một được khôi phục lại, phát triển được các hoạt động văn hóa dân gian, xâydựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện hơn cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo

vệ môi trường du lịch sinh thái, đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duytrì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề

Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo củasản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm; bướcđầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động dulịch như hệ thống cửa hàng mua sắm, hệ thống đường sá trong làng Một số làngnghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chàobán các sản phẩm, thu hút khách du lịch thông qua một số trang web của một số tổchức, cá nhân

- Những vấn đề bất cập cần giải quyết:

Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát nênthiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp Hà Nội là địa phương có nhiều làngnghề nhất trong cả nước nhưng hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng

Trang 17

hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét cảnhquan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch.

Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lậpchương trình cho các tuyến, chương trình du lịch làng nghề còn chưa được quan tâmthỏa đáng Chính vì vậy, các làng nghề Hà Nội chưa có những sản phẩm mang đặctrưng du lịch, mà nhìn chung sản phẩm phục vụ du lịch không khác gì so với hàngbán ngoài thị trường, từ đó tính hấp dẫn của làng nghề đối với du khách giảm đi

Việc quảng bá về các làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Hà Nội chưathực sự là một điểm nhấn về văn hóa lịch sử, chưa tạo được ấn tượng mạnh thu hút

sự quan tâm của khách du lịch quốc tế Trên thực tế phát triển các làng nghề du lịchtại nước ta thời gian qua cho thấy các làng nghề chưa nhận thức rõ ràng sâu sắcnhững động cơ, kinh nghiệm, sở thích của khách du lịch đối với du lịch làng nghềtruyền thống

Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chỉ có một số làng nghề được quan tâm, hỗtrợ đầu tư của Nhà nước về hệ thống giao thông đường làng, điện nước còn hầu hếtcác làng nghề cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, chưa đủ đáp ứng yêu cầu kinh doanh dulịch

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc đối với các làng nghề Hầu hếtcác làng nghề sản xuất đồ gốm, dệt nhuộm, đúc đồng hiện nay đều trong tình trạng

ô nhiễm ở mức báo động

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế Công tác đào tạo nguồnnhân lực ở đây còn đề cập đến cả công tác phát triển đội ngũ nghệ nhân, công nhânlành nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương đều chưa được quan tâm và chú ýđúng mức

- Một số vấn đề trong QLNN về phát triển DLLN:

+ Kết quả bước đầu đạt được:

Về cơ chế chính sách: Chính phủ đang có định hướng gìn giữ, bảo tồn vàkhai thác các làng nghề truyền thống lâu đời đồng thời xây dựng và phát triển cáclàng nghề mới, ngoài ra Chính phủ cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát

Trang 18

triển “mỗi làng - mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mứcsống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.

Cơ quan QLNN ở địa phương đã thực hiện được việc quy hoạch phát triểnlàng nghề tại một số làng nghề như: quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống BátTràng của thành phố Hà Nội năm 2001

+ Những hạn chế cần khắc phục:

Tình trạng quản lý “chồng chéo” đối với làng nghề, mỗi cơ quan quản lý mộtmảng riêng, không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến mục tiêu chung bị triệttiêu

Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thứcđược đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự pháttriển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìngiữ những nghề truyền thống quý báu của dân tộc Các làng nghề truyền thống hiệnnay đang đứng trước hai con đường: Một là bảo lưu các làng nghề truyền thống, hai

là phải thay đổi để tồn tại trong nền kinh tế thị trường Để tiếp tục tồn tại, các làngnghề phải chọn con đường tiếp tục đổi mới để phát triển

Hơn nữa cũng chưa có cơ quan nào, đơn vị nào được giao nhiệm vụ tập hợp,phân tích và phổ biến các thông tin về du lịch làng nghề, số liệu về du lịch làngnghề và dự báo về sự phát triển trong tương lai của loại hình du lịch mới mẻ này

Hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ nhữngnghệ nhân nổi tiếng, có đóng góp quan trọng đối với việc gìn giữ và lưu truyền nghềtruyền thống của mỗi làng nghề, của dân tộc, chưa có một hệ thống các chính sáchriêng, văn bản pháp luật liên quan đến du lịch làng nghề nhằm khuyến khích khôiphục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Chưa có chế độ đãi ngộ đúngmức đối với các nghệ nhân Hiện nay, những người khi được phong danh hiệu

“nghệ nhân” vẫn chưa được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào Họ chưa được tạođiều kiện để mở các lớp đào tạo truyền nghề cho thế hệ trẻ

Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa làng nghề với Hiệp hội làngnghề, giữa Hiệp hội làng nghề và Tổng cục du lịch, giữa các công ty du lịch với các

Trang 19

làng nghề để các công ty du lịch đưa khách đến các làng nghề Các công ty du lịchchưa gắn bó chặt chẽ với các làng nghề du lịch trong việc xác định sản phẩm du lịchđặc trưng của làng nghề du lịch, phương thức khai thác du lịch, nghiên cứu, xây dựngcác chương trình du lịch đa dạng, hấp dẫn mới lạ, phù hợp với từng đối tượng khách

du lịch

Từ những nghiên cứu, điều tra để tìm ra đâu là vấn đề đặt ra cho phát triển dulịch làng nghề ở Hà Nội, thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước đối với làng nghề dulịch ra sao, để từ đó đề xuất các định hướng, mô hình và giải pháp khắc phục nhằmđạt được mục đích là phát triển du lịch làng nghề tương xứng với tiềm năng của nó

* Những điểm đóng góp mới và hạn chế của luận văn:

Đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát triểnđối với du lịch làng nghề truyền thống của Hà Tây trước đây, hay với du lịch làngnghề Hà Nội ngày nay, tuy nhiên đây là những giải pháp cho du lịch làng nghề nóichung

Ở luận văn này, tác giả đã cố gắng thông qua sự kế thừa các công trìnhnghiên cứu trước và những tìm tòi, suy ngẫm của riêng mình để đưa ra những giảipháp sát với thực trạng vấn đề nghiên cứu mà cụ thể ở đây là ngoài việc đưa ra cácgiải pháp chung thì luận văn có một điểm mới là đề xuất được mô hình quản lý Nhànước nhằm phối hợp giữa các ngành khác nhau để phát triển loại hình du lịch rấtđặc trưng của vùng đất “trăm nghề” này

Tuy nhiên với vốn kiến thức có hạn, những định hướng, mô hình và giảipháp mà tác giả đề xuất sẽ không tránh khỏi những sai sót Các định hướng, môhình và giải pháp đã đề xuất còn mang tính chủ quan, song những đề xuất đó đượcdựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập và từthực trạng phát triển và thực trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề ở HàNội Các giải pháp có thể chưa mang tính khả thi cao nhưng hy vọng nó sẽ là nhữnggợi mở bước đầu cho các cơ quan quản lý trong thời gian tới

Trang 20

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Du lịch và Khách sạn

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Lại Phi Hùng

Hà Nội, năm 2012

MỞ ĐẦU

Trang 21

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn đượcnhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Ở Việt Nam

cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch Các

làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung vàđối với nền kinh tế nông thôn nói riêng

Hà Nội - thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đadạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn làmột trong những địa điểm thu hút khách du lịch Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thànhnơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, vănhóa Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác dulịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả đáng

kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên

Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản đó là: các hoạtđộng đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt độngcủa làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu;người dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đóntiếp khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch,v.v Chính vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thậttương xứng với tiềm năng

Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý Nhànước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề Nhận thấyđược sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ đó tôi

chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch

làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn góp

phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với pháttriển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quảnguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng vàđất nước nói chung

Trang 22

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v tại các làng nghề dulịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạngphát triển và tình hình quản lý nhà nước (QLNN) đối với du lịch làng nghề (DLLN)

Hà Nội từ đó đưa ra những định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải phápQLNN nhằm phát triển DLLN Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướnggóp phần đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những nămtới

3 Đối tượng nghiên cứu

- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Nội

- Quản lý Nhà nước đối với làng nghề trong phát triển hoạt động du lịch ở

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Các kết quả nghiên cứu của đề tài về thực trạng hoạt động DLLN, hiệntrạng công tác QLNN đối với làng nghề trong phát triển du lịch và một số mô hình,giải pháp quản lý đề xuất sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quản lý Nhànước trong phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

- Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của địa phương nhằm hướngtới những giải pháp mang tính khả thi sẽ có những ý nghĩa đáng kể cho định hướngphát triển làng nghề gắn với du lịch

- Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức có liên quanđến du lịch, làng nghề, quản lý Nhà nước cũng như các phương pháp nghiên cứukhoa học

6 Kết cấu của luận văn

Trang 23

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước về phát triển du lịch làng nghề ở HàNội

Chương 3: Đề xuất một số định hướng và giải pháp về việc quản lý Nhànước trong phát triển du lịch làng nghề Hà Nội

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trang 24

Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với nhữngkhía cạnh và các mục đích khác nhau

Khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội: có nhiều công trình nghiên cứu về làng

nghệ nhân và các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam Trong cuốn Bảo tồn

và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá của

Dương Bá Phượng, xuất bản năm 2001, tác giả đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đếnthực trạng của làng nghề: từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hìnhthành làng nghề, tập trung vào một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm,giải pháp và phương hướng nhằm phát triển các làng nghề trong thời kỳ công

nghiệp hoá – hiện đại hoá Cùng với hướng này còn có cuốn Phát triển làng nghề

truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá xuất bản năm 2003

của tác giả Mai Thế Hởn,…

Và nhiều công trình khác của nhiều tác giả như: Phát triển làng nghề truyền

thống ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trần

Minh Yến, xuất bản năm 2003

Về đề tài nghiên cứu: Đề tài khoa học về việc Hoàn thiện các giải pháp kinh tế

tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng, năm 2004 của Học viện tài chính; Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm

2010 của Bộ Thương mại năm 2003 Đặc biệt phải kể đến là đề tài Nghiên cứu về quy hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng công nghiệp hoá nông thôn ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối

Trang 25

hợp cùng với tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2002, đã điều tra nghiêncứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công nước ta về tình hình phân

bố, điều kiện kinh tế - xã hội của làng nghề, nghiên cứu đánh giá 12 mặt hàng thủ côngcủa làng nghề Việt Nam về nguyên liệu, thị trường, công nghệ, lao động…của tác giảTrần Minh Yến, năm 2003

Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm,thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề

Khía cạnh du lịch: Ở khía cạnh này, cũng có những đề tài nghiên cứu về du lịch

Việt Nam nói chung, du lịch làng nghề ở Hà Tây cũ và Hà Nội nói riêng Phát triển

du lịch làng nghề Hà Tây trước đây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quantrong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểm đến”với tiềm năng vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên cũngnhư tài nguyên du lịch nhân văn Có thể kể đến hàng loạt các công trình nghiên cứu,

hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: hội thảo Phát triển du lịch làng nghề

truyền thống Hà Tây (12/2003) do Sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của

Tổng cục du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Tây, hội thảo

Phát triển du lịch làng nghề tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3

(12/2005); hội thảo Phát triển du lịch làng nghề (2007), đề tài Nghiên cứu đánh giá

khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội chủ trì phối hợp với

Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cùng với Trung tâm công nghệ thông

tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển

du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây do Sở Du lịch Hà Tây chủ trì (12/2005),

công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết có chất lượng chuyên môn cao

của tiến sĩ Phạm Quốc Sử (2007) Phát triển du lịch làng nghề nghiên cứu trường

hợp tỉnh Hà Tây được cho ra đời bởi nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

Từ năm 2008, Hà Tây sát nhập vào Hà Nội vấn đề phát triển du lịch làngnghề cũng được nhiều cơ quan đơn vị quan tâm, có thể kể đến các hội thảo liên

quan đến vấn đề này như: hội thảo Làng nghề Hà Nội – Tiềm năng phát triển và du

Trang 26

lịch do Sở Công thương Hà Nội tổ chức năm 2010 với sự giúp đỡ của Tổng cục Du

lịch và tháng 10/2012 vừa qua Hiệp hội làng nghề Việt Nam phối hợp với Trungtâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức hội thảo

mang tên Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam

Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch làng nghề HàNội, vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề” nhưng với những tìm tòi, hướng

đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một hướng thoát cho sự phát triểncủa du lịch làng nghề Hà Nội bằng việc các cơ quan QLNN vào cuộc chứ khôngđơn thuần là việc một mình người dân làng nghề Hà Nội tự “bươn chải” như hiệnnay Tác giả đã có ý tưởng và dành nhiều công sức tìm kiếm tài liệu cũng như đithực tế khảo sát tại một số làng nghề tiêu biểu của Hà Nội trong phát triển du lịch vàlàng nghề ở một số địa phương khác để từ đó không những tìm ra thế mạnh riêng cócủa Hà Nội trong việc phát triển du lịch làng nghề và lợi thế cạnh tranh với các làngnghề ở địa phương khác mà còn biết được những điểm yếu, những thách thức Xâydựng được mô hình và giải pháp quản lý đối với làng nghề trong việc phát triển dulịch hiện nay chính là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn

Trang 27

trường nước ngoài Những làng nghề này ít nhiều đã nổi danh từ lâu, có quá khứhàng trăm năm Tên làng cũng có khi đã đi vào lịch sử, ca dao tục ngữ…trở thành disản văn hoá dân gian.

Như vậy, có thể thấy làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn,

được tạo nên bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lí nhất

định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống với nguồn thu chủ yếu từ nghềthủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hoá

Theo tác giả Đặng Kim Chi “Làng nghề là làng nông thôn Việt Nam có

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao động vàthu nhập so với nghề nông” [6]

Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một

làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Theo Báo cáo môi trường làng nghề

Việt Nam năm 2008 [4] của Bộ Tài nguyên môi trường, tiêu chí công nhận làng

nghề gồm có 3 nội dung sau:

- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngànhnghề nông thôn

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm

đề nghị công nhận

- Chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước

Như vậy, các tiêu chí công nhận làng nghề gồm:

- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% sovới tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanhthu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng

- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên,trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so vớitổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động

- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và

do người trong làng tham gia

* Khái niệm du lịch làng nghề.

Trang 28

Du lịch làng nghề là một hình thức của loại hình du lịch văn hóa Để hiểuđược khái niệm DLLN, trước tiên tác giả xin được đề cập về khái niệm du lịch vănhoá theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005 Tại khoản 20, điều 4, chương 1, luật Dulịch có ghi rõ “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộcvới sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyềnthống” [35] Từ đó chúng ta có thể hiểu được sản phẩm DLLN được hình thành dựatrên mối liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch

- đối tượng sử dụng sản phẩm DLLN Vì vậy, DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của bachủ thể trên

- Đứng trên phương diện người cung ứng: Là một quá trình xây dựng sảnphẩm du lịch từ những yếu tố thuộc về làng nghề có khả năng đáp ứng được nhucầu tiêu dùng, các yếu tố bao gồm: yếu tố văn hóa (vật thể - phi vật thể), yếu tốnghề (sản phẩm, quá trình chế biến vật liệu, công cụ sản xuất…), yếu tố môi trường,nhân lực … kết hợp với năng lực tổ chức để hình thành sản phẩm DLLN bán vàthực hiện cho khách du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận Đối tượng cung ứng sảnphẩm du lịch không trục tiếp tham gia sử dụng sản phẩm DLLN mà là người “sảnxuất”, tổ chức tiêu thụ thông qua năng lực tổ chức và các nguồn lực làng nghề vớimục đích đạt được tối đa các mục tiêu kinh tế

- Người sử dụng các sản phẩm DLLN: Đó là khách du lịch trực tiếp tiêu thụcác giá trị văn hóa - tự nhiên - kinh tế - dịch vụ tại các làng nghề với mục đích phụchồi sức khỏe và nâng cao tại chỗ nhận thức về các đối tượng làng nghề Đối tượngnày đóng vai trò là “cầu” du lịch, tham gia hoạt động du lịch để thỏa mãn các nhucầu, động cơ cá nhân và mang lại lợi ích kinh tế cho điểm tham quan - du lịch mà

họ đến

- Làng nghề: Đóng vai trò là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, là nơi tiếnhành thực hiện sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch thông quaviệc cung cấp các sản phẩm hữu hình và vô hình nhằm mục đích mang lại lợi íchkinh tế cho làng nghề, bảo tồn nền văn hóa địa phương và đáp ứng các mục tiêu xãhội khác của làng nghề

Trang 29

Như vậy, chúng ta có thể giới thiệu về cách hiểu DLLN như sau:

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể

và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như

là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụcho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan dulịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địaphương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn

hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề [16]

1.2.1.2 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch làng nghề.

* Những điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch đó là:

Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề: Điều này thể hiện thông qua

tính truyền thống của công nghệ và kỹ nghệ sản xuất, đó là kết quả củamột quá trình kết tinh, truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác Đặc thùsản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất hiệnđại, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa củangười thợ chế tác đồ thủ công, sản phẩm sản xuất đơn lẻ từng chiếc do

đó nó mang đậm dấu ấn tình cảm và cá tính của người thợ Trong xuhướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống, giá trị văn hóa truyền thống cósức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch, bởi vậy du lịch làng nghề làmột cách tiếp cận với các giá trị văn hóa truyền thống, tìm hiểu nhân sinhquan, thế giới quan và quan niệm của người Việt Nam

Thứ hai là các giá trị lịch sử: Làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản

phẩm thường gắn với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nên lưugiữ cả những yếu tố tín ngưỡng, phong tục tập quán của các làng nghề.Bởi vậy các làng nghề thường gắn kết với các lễ hội truyền thống, gắnvới cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam như bếnnước, dòng sông, đình làng

Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng cao: Động cơ của khách du

lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là được tận mắt quan sát quá trình

Trang 30

sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công, ngoài ra họ còn muốn tham giavào đời sống sinh hoạt thường nhật của làng quê Quá trình này đòi hỏimức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hướng dẫn sản xuất,cho thuê cơ sở lưu trú, mời khách các món ăn truyền thống đến thuyếtminh cho khách về phong tục tập quán truyền thống của làng mình Bởivậy, DLLN đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa khách du lịch với ngườidân địa phương và với đơn vị kinh doanh du lịch [5]

* Trong cuốn “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền

thống Hà Tây” đã nêu các tiêu chí để xây dựng làng nghề du lịch gồm có:

- Làng nghề có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với độingũ nghệ nhân

- Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuấtcho khách du lịch tham quan

- Có các cửa hàng, gian hàng trưng bày và bày bán các sản phẩm của làngnghề tạo ra để khách du lịch xem và mua bán

- Làng nghề có công trình văn hóa, lịch sử (cây đa, bến nước, sân đình )

- Công ty du lịch hoặc là đại diện của làng nghề du lịch có nhân viên thuyếtminh, hướng dẫn khách du lịch trong quá trình tham quan sản phẩm, di tích lịch sửvăn hóa của làng nghề

- Làng nghề có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách trong quá trình lưu lạitham quan sản phẩm của làng (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà hàng ăn uống, lưutrú )

- Cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới giao thông thuận lợi, có bảng chỉdẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan

- Tạo ra môi trường trong sạch, sản xuất sản phẩm không làm ô nhiễm môitrường

- Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhập của làng nghề

* Do vậy, điều kiện hình thành và phát triển du lịch làng nghề bao gồm:

- Vị trí địa lí:

Trang 31

Đây là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảmbảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất cứ làng nghề du lịch nào ở nước ta.

Thực tế cho thấy, hầu hết các làng nghề đều nằm ở vị trí thuận lợi về giaothông đường thủy, đường bộ hoặc gần nguồn nguyên liệu Tại các lưu vực sôngHồng, sông Chu, sông Cầu, sông Thương…đã quần tụ nhiều làng nghề du lịch, tạothành các trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng Nằm tại các đầu mốigiao thông này cho phép các làng nghề chẳng những có thể dễ dàng chuyên chở vậtliệu, trao đổi và bán sản phẩm với cả trong và ngoài vùng, mà đây còn là yếu tố tạothuận lợi cho làng nghề trong việc đón du khách đến tham quan

- Dân cư và lao động:

Là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế nóichung và làng nghề du lịch nói riêng Dân số và quy mô dân số có ảnh hưởng lớnđến sự hình thành và phát triển các làng nghề du lịch Tại những vùng nông thôn cómật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp ít, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệpnhưng khá thấp, tình trạng dư thừa lao động trong thời kì nông nhàn diễn ra thườngxuyên, đã tạo điều kiện để hình thành các nghề phi nông nghiệp Dần dần, từ cáclàng nghề phi nông nghiệp kiêm buôn bán, quá trình chuyên môn hoá sản xuất, tích

tụ vốn, kinh nghiệm sản xuất đã dẫn đến các làng nghề chuyên nghề, các làng thủcông nghiệp kiêm buôn bán, làng nghề du lịch Đây cũng chính là nguyên nhân giảithích tại sao Đồng bằng Bắc Bộ tập trung rất nhiều các làng nghề, làng nghề du lịch,làng nghề thủ công truyền thống

Nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở sản xuất kinhdoanh cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các làng nghề du lịch.Những nghệ nhân với đôi bàn tay khéo léo, đôi bàn tay vàng đã tạo nên những sảnphẩm quý giá, tinh xảo và độc đáo Đó cũng là những sản phẩm văn hoá sống mãivới thời gian, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và các làng nghề du lịch, đó chính

là bí quyết của làng nghề mình Điều này không chỉ là dạy nghề mà còn là truyềnnghề, bởi thế hệ nối tiếp chính là con, cháu, họ hàng của các nghệ nhân Mỗi làngnghề thường có ba thế hệ thợ thủ công cùng tham gia sản xuất, kinh doanh, duy trì

Trang 32

và phát triển ngành nghề này ngày càng thịnh vượng hơn Chính tính đa dạng vàkhác biệt của các yếu tố kỹ thuật của các nghệ nhân đã tạo nên tính đa dạng, phongphú của các sản phẩm làng nghề du lịch, đáp ứng nhu cầu của của khách du lịch đếntham quan.

Hiện nay, ở nhiều làng nghề du lịch vẫn còn rất nhiều nghệ nhân tâm huyếtvới nghề, muốn gìn giữ và phát triển nghề Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồidào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng thích ứng với điều kiện mới của nền kinh tếthị trường đã trở thành nhân tố quan trọng quyết định đến sự kế tục và phát huy cáclàng nghề du lịch Tuy nhiên, một hạn chế rất lớn là chất lượng nguồn lao độngchưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá thấp, nhất là đối với các chủdoanh nghiệp, là một lực cản lớn trong việc thúc đẩy các làng nghề, đặc biệt là cáclàng nghề du lịch truyền thống

- Sự biến động về thị trường khách du lịch:

Sự tồn tại và phát triển của làng nghề du lịch phụ thuộc rất lớn vào thị trườngkhách du lịch và sự biến động của nó Những làng nghề du lịch có khả năng thíchứng với sự thay đổi của nhu cầu thị trường khách du lịch thường có tốc độ phát triểnnhanh Đó là những làng nghề du lịch mà sản phẩm của nó, có đủ sức cạnh tranhtrên thị trường đáp ứng được sự tò mò, muốn tham quan tìm hiểu của khách du lịch

và luôn đổi mới cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Điều nàyđược chứng minh qua sự phát triển mạnh của một số làng nghề du lịch điển hìnhcủa Việt Nam như gốm sứ mỹ nghệ, chạm khắc gỗ, chế biến lương thực thực phẩm.Ngược lại, một số làng nghề du lịch không phát triển được, ngày càng bị mai một,thậm chí có nguy cơ mất đi vì nhiều lí do: Chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắtkhe của thị trường khách, thị trường du lịch ít sử dụng đến những sản phẩm đó (giấy

dó, tranh dân gian… ) Những làng nghề du lịch nhanh nhạy trong việc biến nhữngsản phẩm của mình trở nên phù hợp hơn với thị hiếu của khách du lịch nhưng vẫnkhông làm mất đi nét truyền thống như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, lụa VạnPhúc hiện nay đã mang lại bộ mặt mới cho nền kinh tế của làng nghề du lịch Nhưvậy, thị trường có tác động mạnh tới phương hướng phát triển, cách tổ chức sản

Trang 33

xuất, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy sản xuất của làng nghề du lịch pháttriển Mặt khác, thị trường biến động cũng sẽ làm sản xuất không ổn định.

- Kết cấu hạ tầng:

Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, bưuchính viễn thông, nhà tiếp đón khách du lịch, nhà trưng bày sản phẩm để kháchtham quan, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, các cơ sở lưu trú du lịch, của hàng ăn uống Thực tế đã chứng minh, các làng nghề du lịch chỉ phát triển mạnh khi có kết cấu hạtầng đảm bảo và đồng bộ Đây là yếu tố có tác dụng tạo điều kiện, tiền đề cho sự rađời của các cơ sở sản xuất, tạo điều cho sự khai thác và phát huy tiềm năng sẵn cócủa làng nghề vào quá trình khai thác kinh doanh du lịch Sự phát triển của yếu tốnày sẽ đảm bảo sự vận chuyển và cung ứng nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, mởrộng giao lưu hàng hoá, văn hóa, quảng bá sản phẩm của làng nghề tới khách hàng,đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất, đồng thời làm giảm thiểutác động tiêu cực đến môi trường Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông

sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt các thông tin thị trường, đưa ra cách xử lí phùhợp và nhanh chóng nhất Tuy nhiên, cho đến nay sự phát triển của các làng nghề

du lịch vẫn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng bởi sự yếu kém và không đồng bộcủa hệ thống kết cấu hạ tầng

- Nguồn nguyên vật liệu:

Trang 34

Yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất của các làng nghề du lịch.Trước đây, gần nguồn nguyên liệu được coi là điều kiện tạo nên sự phát triển củacác làng nghề Tuy nhiên, hiện nay yếu tố này không còn quá quan trọng nhờ sự hỗtrợ tích cực của phương tiện giao thông và phương tiện kĩ thuật Tuy nhiên, vấn đềkhối lượng, chất lượng, chủng loại và khoảng cách của các nguồn nguyên liệu, vậtliệu này vẫn có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và giá thành của sản phẩm.Những làng nghề du lịch sử dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên như làng gốm (sửdụng đất thạch cao), làng chạm khắc gỗ (dùng gỗ)… thì ngày càng gặp khó khăn donguồn nguyên liệu cạn dần, không đủ đáp ứng cho sự phát triển của làng nghề.

- Công nghệ và kĩ thuật sản xuất:

Về kĩ thuật, hầu hết các làng nghề đều sử dụng kĩ thuật truyền thống lâu đời

do ông cha để lại Mỗi làng đều có kĩ thuật riêng, kĩ thật ấy bao gồm nhiều côngđoạn từ khâu khai thác, chế biến nguyên vật liệu đến khâu cuối cùng là hoàn chỉnhcác sản phẩm để đưa ra thị trường Trong đó bao gồm cả thủ pháp nghệ thuật Tuycác làng nghề du lịch đều có công đoạn như nhau nhưng lại có những bí quyết riêng

về kĩ thuật, tạo nên nét đặc trưng của từng nghề, từng làng Riêng thủ pháp nghệthuật thì đa dạng hơn do phụ thuộc vào sự sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi nghệnhân Điều đó giải thích tại sao làng nghề này không thay thế được làng nghề kia,nghệ nhân này không thay thế được bởi nghệ nhân khác mặc dù họ làm cùng mộtnghề và cùng sản xuất sản phẩm như nhau

- Cơ chế chính sách:

Trong quá trình hình thành và phát triển, các làng nghề du lịch nhất thiết phảidựa vào hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước Những chủ trương, chínhsách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại hay suy vongcủa các làng nghề du lịch Điều này được minh chứng trong lịch sử nước ta, từ thờiLý- Trần, khi hàng hoá thủ công và nông nghiệp dồi dào, nhà vua đã cho phép mởcảng Vân Đồn, Vạn Ninh để trao đổi và buôn bán hàng hoá Nhà nước phong kiếncũng rất khuyến khích nông dân làm và sử dụng các sản phẩm trong nước Các nghệ

Trang 35

nhân, thợ tài giỏi được tôn vinh, hậu đãi Qua nhiều thăng trầm trong lịch sử, đếnbây giờ các làng nghề được chấn hưng và phát triển

Những năm gần đây, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế haychính sách miễn thị thực cho khách du lịch từ một số nước đến Việt Nam đã tạođiều kiện để các làng nghề du lịch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thịtrường khách du lịch

1.2.2 Các đặc trưng, tính chất của du lịch làng nghề

* Tiêu chí phân biệt làng nghề du lịch với các làng nghề thông thường:

Dưới đây là một vài tiêu chí để nhận biết làng nghề du lịch so với làng nghềthông thường:

- Có hoạt động du lịch tương đối phát triển với:

+ Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho du lịch đạt chất lượng

và số lượng tương xứng với hoạt động du lịch Đường vào làng nghề, đến các điểm

di tích lịch sử văn hóa đã được xây dựng và đạt tiêu chuẩn; đường nội bộ, hệ thốngcác công trình như bệnh viện - trạm y tế, bưu điện, bến xe …phù hợp với số lượngkhách du lịch đến tham gia làng nghề và hoạt động của nhân dân trong làng Một sốcông trình liên quan đến hoạt động của nhân dân trong làng Một số công trình liênquan trực tiếp đến hoạt động du lịch được khuyến khích phát triển: nhà trưng bày vàgiới thiệu về làng nghề trong đó có các hiện vật về văn hóa - lịch sử làng nghề, công

cụ sản xuất truyền thống (canh cửi, máy dệt thô sơ, nong - né để nuôi tằm, bàn quaygốm…), các sản phẩm độc đáo của làng nghề… Những công trình này có năng lực

hỗ trợ rất mạnh cho hoạt động hướng dẫn du lịch tại các điểm làng nghề

+ Số lượng khách tham quan du lịch khá đông đảo: so sánh với số lượngkhách đến làng nghề với mục đích tìm kiếm cơ hội kinh doanh, số lượng khách cóđộng cơ du lịch thuần túy thường cao hơn

+ Lượng sản phẩm thủ công - mỹ nghệ được bán trực tiếp tại làng nghề làtương đối lớn và được khách du lịch mua làm đồ lưu niệm là chính Tại những cửahàng có bán đồ lưu niệm hàng hóa xuất xứ từ làng nghề và rất được ưa chuộng vớikhách tham quan, du lịch đến điểm đó

Trang 36

+ Xuất hiện các nhân tố xã hội liên quan đến du lịch: Có mặt các công ty lữhành, cường độ xuất hiện khách du lịch cao, các hình thức cơ sở lưu trú cho thuêđối với khách du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, homestay…), các dịch vụ ăn uống vàdịch vụ hỗ trợ khác Những hoạt động này có thể xảy ra thường xuyên hoặc hiếmhoi Đây là những tiêu chí cơ bản để xác định làng nghề có khả năng thu hút và pháttriển hoạt động du lịch hay không.

+ Một bộ phận lao động địa phương tham gia thị trường lao động du lịch dịch vụ như: thuyết minh viên, nhân viên của điểm bán đồ lưu niệm, nhân viênkhách sạn - nhà hàng, công ty lữ hành… Một số hộ có tiềm năng kinh tế đã tự thànhlập doanh nghiệp tổ chức hoạt động du lịch kết hợp với công việc đảm nhận khâutrung gian tiêu thụ sản phẩm thủ công cho làng nghề

Các hoạt động văn hóa của làng nghề không chỉ diễn ra với mục đích đápứng nhu cầu về tín ngưỡng tâm linh, giải trí thuần túy của dân làng mà được thựchiện cùng với mục đích kinh tế, mang lại lợi nhuận cao cho làng nghề, đặc biệt đốivới các lễ hội dân gian đầu năm, lễ tế rước, giỗ tổ nghề, các hình thức biểu diễn dângian (hát Dô, hát chèo Tàu, múa rối nước) không chỉ được tổ chức một cách hiếmhoi mỗi năm một hoặc hai lần theo tập quán và quy ước cũ mà có thể được thựchiện thường xuyên để bán vé và thu hút khách du lịch đến tham quan, chi tiêu tạilàng nghề

+ Đã hình thành các tuyến, chương trình du lịch và cường độ thực hiện tươngđối cao, được tổ chức không chỉ trong phạm vi của địa phương mà còn là một trongnhững điểm đến có sức hút cao đối với thị trường các địa phương lân cận khác.Hoạt động du lịch không chỉ bó hẹp trong không gian của làng và phát triển mộtcách bị động mà còn được mở rộng khai thác sang các điểm du lịch khác

+ Thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của làng nghề là tương đối cao sovới thu nhập từ hoạt động sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ đơn giản và sản xuất nôngnghiệp Tại các làng nghề có mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành nghề du lịch - thủcông - nông nghiệp

* Đặc trưng – tính chất của du lịch làng nghề:

Trang 37

Sản phẩm DLLN có tính văn hóa, xã hội rất cao và được xây dựng dựa trênnhững đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống Ngoài những đặc điểm chungcủa sản phẩm du lịch là tính không lưu kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn

ra cùng thời điểm …, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng vềthị trường và vị trí trong ngành du lịch đó là:

- Sản phẩm DLLN chủ yếu được xây dựng dựa vào nguồn tài nguyên du lịch

phi vật thể của làng nghề: đó là bề dày lịch sử, giá trị thẩm mỹ - kỹ thuật sản xuất

sản phẩm của làng nghề thủ công truyền thống Đối với DLLN, yếu tố tự nhiên và

sự có mặt của tài nguyên du lịch tự nhiên đóng vai trò thứ yếu chỉ hỗ trợ cho yếu tốvăn hóa Từ đặc trưng trên, đối tượng tham gia du lịch đến với làng nghề cũng cóđộng cơ rất riêng là động cơ nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa

- DLLN chỉ là điểm tham quan trong ngày: do hệ thống cơ sở lưu trú, ăn

uống, vận chuyển ít xuất hiện Nếu có xuất hiện thì hình thức thông dụng nhất làcho khách lưu trú và ăn uống ngay tại nhà chủ hộ sản xuất (homestay)

- Mức độ tham gia của cộng đồng cao: Động cơ của khách du lịch khi lựa

chọn đến các làng nghề là được tận mắt quan sát quá trình sản xuất và mua sắm sảnphẩm thủ công; ngoài ra họ muốn được tham gia vào sinh hoạt, lối sống bìnhthường của người dân trong làng và tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống củalàng quê Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn; từ khâuhướng dẫn sản xuất, cho thuê cơ sở lưu trú tại nhà, mời khách các món ăn truyềnthống và thuyết minh cho khách hiểu về phong tục của làng

Yếu tố hình thành chất lượng sản phẩm DLLN ngoài việc dựa vào khả năng

tổ chức của các đơn vị du lịch chuyên nghiệp còn phần lớn phụ thuộc vào thái độcởi mở của dân làng và sự tham gia của người dân địa phương đối với du kháchcũng như trong hoạt động du lịch Nhìn chung, đây là hình thức du lịch mang tính

xã hội cao; tạo nên mối tương tác chặt chẽ giữa người dân địa phương, khách dulịch, các đơn vị kinh doanh du lịch

- Tính thời vụ thấp: Du lịch văn hóa luôn có tính mùa vụ thấp do chịu ít sự

tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, sự xuống cấp môi trường… Vì vậy,

Trang 38

DLLN là loại hình du lịch có thể được khai thác bất kỳ thời điểm nào trong năm.Tuy nhiên nếu đóng vai trò là một điểm trong chương trình du lịch khai thác nhiềuđiểm khác nhau, làng nghề vẫn phải chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch do sựthay đổi về dòng khách từ các điểm du lịch có tính thời vụ cao khác.

1.2.3 Vai trò của DLLN đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói

chung và hoạt động du lịch nói riêng.

1.2.3.1 Vai trò của làng nghề du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Nên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về loại hình DLLN Nó là một trongnhững loại hình tài nguyên quan trọng của nước ta hiện nay, những lợi ích lớn củaphát triển làng nghề du lịch về kinh tế, giải quyết hàng triệu lao động ở các địaphương, ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh ít nhiều có nguồn thu nhập chính đáng, hạnchế rất lớn về mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội, làng nghề du lịch góp phần quan trọng

về mặt giữ gìn bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc

- Phân phối lại nguồn thu nhập: Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng

chảy tiền tệ lớn từ các khu vực đô thị có mức thu nhập cao đến những vùng nôngthôn có mức thu nhập thấp hơn Vì vậy DLLN vô hình chung đã tạo ra mức cânbằng mới đối với sự chênh lệch về thu nhập cũng như khả năng chi trả giữa nôngthôn với thành thị, giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và các vùngcòn khó khăn Quá trình di chuyển tiền tệ thông qua tiêu dùng du lịch đến nhữngvùng kém phát triển phần nào rút ngắn khoảng cách và cải thiện tình trạng chênhlệch về mức sống giữa các vùng có điều kiện phát triển khác nhau của đất nước

- Kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch:

Du lịch là hoạt động liên ngành - liên vùng, đòi hỏi có sự hỗ trợ rất lớn từ các ngànhkhác Phát triển du lịch dẫn đến phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật tại các vùng cónguồn lực tài nguyên nhưng còn gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế Sự rađời các sân bay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như: bến cảng, cầu phà;các công trình công cộng như sở y tế, bưu điện, hệ thống cấp nước tạo ra động lựclớn kích thích các nguồn lực đầu tư khác, nâng cao mức sống của người dân địa

Trang 39

phương và tạo nên đòn bẩy kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, thu hút đầu

tư từ bên ngoài vào các làng nghề

- Bảo tồn nền văn hóa truyền thống: Thông qua hoạt động du lịch đã góp

phần giáo dục cho người dân tại các làng nghề nhận thức được giá trị các nguồn lực

họ đang làm chủ Sự trân trọng và chiêm ngưỡng của khách du lịch, sự quan tâmbảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa của chính quyền và hơn hết là lợi ích

mà ngành du lịch đem lại tác động rất mạnh đến ý thức của nhân dân đối với nghềthủ công truyền thống, đối với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còngiữ gìn từ lâu đời theo suốt tiến trình lịch sử, có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian

và sự biến đối của nền kinh tế thị trường

- Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã và đang bị mai

một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: Quy luật thị trường luôn vận động, đào thải tạo sự cạnh tranh gay gắt và tạo

ra sản phẩm có chất lượng cao mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Tuy nhiên một

hệ quả khác của nó tác động tới làng nghề là làm mất đi những nghề thủ côngtruyền thống có giá trị cao về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ và lịch sử nhưng chưa hoặckhông thể tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm Hoạt động du lịch mang đến cáclàng nghề này đối tượng khách tiêu dùng đặc biệt là khách du lịch, họ không chỉ cầnđến giá trị sử dụng mà còn rất quan tâm đến giá trị tinh thần được truyền tải trongcác sản phẩm Hơn nữa hoạt động du lịch còn mang tính xã hội và lan truyền Vìvậy DLLN đã tạo nên nhân tố lớn đối với việc khuyếch trương, quảng bá và mởrộng thị trường các sản phẩm của làng nghề; góp phần đưa hình ảnh các sản phẩmlàng nghề đến với thị trường khách du lịch và khách hàng thương mại thuần túy,đến các quốc gia khác và địa phương khác trên cả nước

- Giải quyết việc làm cho người dân địa phương: DLLN thu hút một bộ phận

dân cư tại địa phương làng nghề tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán các sảnphẩm du lịch Khi gắn kết làng truyền thống với hoạt động dịch vụ ăn uống và bán

đồ lưu niệm, hướng dẫn tại điểm… và theo quy luật sự xuất hiện các dịch vụ này

Trang 40

tạo điều kiện cho lao động địa phương tìm được những công việc có nguồn thu nhậpcao ngay tại địa phương mà không phải “ly hương” [16]

1.2.3.2.Vai trò của làng nghề du lịch đối với sự phát triển du lịch.

Với những giá trị không thể phủ nhận, làng nghề Việt Nam nói chung vàlàng nghề Hà Nội nói riêng, đặc biệt là những làng nghề truyền thống là nguồn tàinguyên rất quan trọng để phát triển ngành du lịch DLLN góp phần tạo nên sự độcđáo, đa dạng về sản phẩm của ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nộinói riêng Cụ thể:

- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nước với thế mạnh nguồn tài

nguyên du lịch văn hóa: Xây dựng hệ thống sản phẩm DLLN góp phần tăng cường

khả năng lựa chọn của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch của Việt Nam nóichung và sản phẩm du lịch văn hóa của Hà Nội nói riêng; đồng thời tăng cường khảnăng xây dựng các sản phẩm du lịch có tính khác biệt lớn giữa các điểm đến trongtour, tăng mức độ hấp dẫn và ấn tượng đối với du khách, đặc biệt là khách du lịchquốc tế

- Thêm vào đó hàng thủ công truyền thống là một phần quan trọng của du lịch, là một trong ít mặt hàng phản ánh văn hóa bản địa đặc sắc trong thế giới toàn

cầu hóa Hàng thủ công truyền thống có thể được coi như biểu tượng văn hóa vànghệ thuật của một quốc gia, là nhân tố quan trọng để hấp dẫn khách du lịch Mỗimặt hàng thủ công có thể phản ánh các đặc điểm về lịch sử, xã hội và văn hóa củamột nước, một vùng hoặc địa phương nơi nó được sản xuất ra và có thể đóng vai tròquan trọng trong việc giới thiệu nghệ thuật bản địa

Qua đánh giá, phân tích khái quát nêu trên, có thể khẳng định rằng di sản vănhóa là làng nghề truyền thống đã góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đấtnước và đặc biệt trong thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển; có thể nói đây thực sự

là “lực hút” hấp dẫn (thậm chí là hấp dẫn nhất) cho ngành du lịch, đóng vai tròquyết định làm cho sản phẩm du lịch của Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng

và có bản sắc riêng

1.3 Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch làng nghề.

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trần Xuân Ảnh (2007), “Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (132) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch”, "Tạp chí Quản lý Nhà nước
Tác giả: Trần Xuân Ảnh
Năm: 2007
3. Lê Thanh Bình, (2007), “Có thể xây dựng các làng nghề du lịch”, Du lịch Việt Nam, (56) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Có thể xây dựng các làng nghề du lịch”, "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Lê Thanh Bình
Năm: 2007
5. Hoàng Văn Châu (2007), Làng nghề du lịch Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề du lịch Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
6. Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và môi trường
Tác giả: Đặng Kim Chi
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
7. Đặng Kim Chi (2007), “Xử lý nước thải tại làng nghề”, Du lịch Việt Nam, (3), tr 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải tại làng nghề”, "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Đặng Kim Chi
Năm: 2007
8. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV
Tác giả: Đảng bộ thành phố Hà Nội
Năm: 2010
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
10. Vũ Văn Đông (2010), “Mỗi làng một sản phẩm “one tambon one product” là giải pháp để phát triển du lịch bền vững – kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam”, Phát triển và hội nhập, (3), tr 34 – 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi làng một sản phẩm “one tambon one product” là giải pháp để phát triển du lịch bền vững – kinh nghiệm từ các nước và Việt Nam”, "Phát triển và hội nhập
Tác giả: Vũ Văn Đông
Năm: 2010
11. Pierre Gourou, Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 412, 415 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ
Nhà XB: NXB Trẻ
12. Lê Hải (2006), “Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững”, Du lịch Việt Nam, (3), tr 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững”, "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Lê Hải
Năm: 2006
13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Phát triển du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2001
4. Bộ Tài nguyên môi trường (2008), Báo cáo môi trường làng nghề Việt Nam năm 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w