1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

tiểu luận cao học Vai trò của quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay

33 1,2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 173,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội nói chung, văn hóa nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Nó đan xen giữa văn hóa tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất lưu thông và tiêu dùng xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là kênh thông tin quan trọng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển văn hóa và kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân... Do đó, tăng cường quản lý nhà nước về xuất bản là vấn đề quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 11 năm 1946 Quốc hội họp khóa thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản: Công dân Nước ta có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản.... Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những bổ sung, sửa đổi các chủ trương, đường lối quản lý nhà nước đối với xuất bản nhằm phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với xuất bản ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, thách thức gay gắt, một số nhà xuất bản chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống văn hóa Nước ta, bị dư luận phê phán; một bộ phận khác hoạt động kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng về trông chờ, bao cấp. Nạn in lậu, in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị trường xuất bản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản phẩm Nhà nước không được quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: Công tác quản lý báo chí, truyền hình, internet, xuất bản vẫn còn nhiều lơi lỏng, kém hiệu lực. Chính vì vậy, việc hiểu đúng vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản là một đòi hỏi khách quan, vừa có ý nghĩa cấp thiết vừa mang ý nghĩa lâu dài. Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: Vai trò của quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội nói chung,văn hóa nói riêng Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phứctạp Nó đan xen giữa văn hóa - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tưduy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất - lưu thông vàtiêu dùng xuất bản phẩm Hoạt động xuất bản là kênh thông tin quan trọng đểtuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chínhtrị, phát triển văn hóa và kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của nhândân Do đó, tăng cường quản lý nhà nước về xuất bản là vấn đề quan trọng luônđược Đảng và Nhà nước ta quan tâm

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 11 năm 1946 Quốc hộihọp khóa thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ chonhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản: "Công dân Nước ta có quyền tự dongôn luận, tự do xuất bản " Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những bổsung, sửa đổi các chủ trương, đường lối quản lý nhà nước đối với xuất bản nhằmphát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối với xuất bản ở nước tahiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạtđộng xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, tháchthức gay gắt, một số nhà xuất bản chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹchức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nộidung không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống văn hóa Nước ta, bị dưluận phê phán; một bộ phận khác hoạt động kém hiệu quả, kém năng động, cònnặng về trông chờ, bao cấp Nạn in lậu, in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịpthời, thị trường xuất bản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hànhxuất bản phẩm Nhà nước không được quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy

cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa Nghị quyết Hội nghị lần thứ

Trang 2

IX - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: "Công tác quản lý báochí, truyền hình, internet, xuất bản vẫn còn nhiều lơi lỏng, kém hiệu lực".

Chính vì vậy, việc hiểu đúng vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất bản là một đòi hỏi khách quan, vừa có ý nghĩa cấp thiết vừa mang ý

nghĩa lâu dài Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài: "Vai trò của quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay".

2 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lí luận của việc quản lí

nhà nước đối với hoạt động xuất bản, đánh giá thực trạng của hoạt động này trongnhững năm vừa qua ở nước ta Trên cơ sở đó, đưa ra những phương hướng và giảipháp nhằm nâng cao vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ởnước ta hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, bài tiểu luận đặt

ra những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm của quản lý nhà nước đốivới hoạt động xuất bản Phân tích vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối vớihoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay

+ Đánh giá những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế cơ bản củaquản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta trong những năm vừa qua

và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó

+ Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ thểnhư: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xuất bản; kiện toàn và đổi mới phương thứcquản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản; nâng cao trình độ năng lực của cánbộ;…

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất bản gồm 3 lĩnh vực: Xuất bản, in,

phát hành Mỗi lĩnh vực có một vị trí, đặc trưng riêng, song không thể tách rờinhau Bởi thế bài tiểu luận phải nghiên cứu việc quản lý nhà nước đối với hoạt

Trang 3

động xuất bản trên cả ba lĩnh vực, nhưng lấy việc nghiên cứu quản lý nhà nước đốivới hoạt động xuất bản trong lĩnh vực xuất bản, trong đó xuất bản sách là trọngtâm.

Bài tiểu luận giới hạn nghiên cứu vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạtđộng xuất bản kể từ năm 2000 trở lại đây

3 Phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lí luận

và thực tiễn; phân tích và tổng hợp lịch sử cụ thể; cùng một số phương pháp khoahọc quản lí khác

4 Kết cấu của bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu và tham khảo, bài tiểu luận gồm

có 3 chương, 8 tiết

Trang 4

NỘI DUNG

Chương I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC XUẤT

BẢN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lí nhà nước về xuất bản ở nước

ta hiện nay

1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của hoạt động xuất bản

Xuất bản là một từ Hán Việt Về từ loại là động từ, có nghĩa là phổ biến rộngbằng cách in và phát hành những sách, báo, tranh ảnh và các văn bản khác Trongngôn ngữ châu Âu, xuất bản theo tiếng Anh là Publish, tiếng Pháp là Publier, bắtnguồn từ tiếng La tinh là Publicare, có nghĩa công bố cho mọi người đều biết

Theo Từ điển Thuật ngữ Xuất bản - In - Phát hành sách - Thư viện - Bảnquyền (Cục Xuất bản - NXB Từ điển Bách khoa - 2002):

"Xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sảnxuất, phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều người

Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội Nó không tạo ra các tác phẩmnhưng sử dụng các tác phẩm văn hóa để truyền bá, phổ biến Nó là khâu nối tiếp,nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến với quần chúng quảngđại trong xã hội

Xuất bản là một tổ hợp hoạt đọng văn hóa tinh thần, là một hoạt động sảnxuất, lưu thông Đáp ứng các nhu cầu văn hóa, tư tưởng xã hội là mục đích củahoạt động xuất bản Việc tổ chức sản xuất lưu thông các xuất bản phẩn là phươngthức, phương tiện hoạt động của sự nghiệp xuất bàn

Xuất bản là một quá trình hoạt động nối tiếp, đồng bộ, hoàn chỉnh Nó gồm bakhâu biên tập, in, phát hành các loại xuất bản phẩm trong xã hội"

Trang 5

Theo định nghĩa của khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

“Xuất bản là một bộ phận của đời sống văn hóa, nó là quá trình hoạt động nối tiếp,đồng bộ,hoàn chỉnh gồm ba khâu: biên tập - in - phát hành các loại sách, báo vàcác loại văn hóa phẩm khác"

PGS.TS Trần Văn Hải - Trưởng khoa Xuất bản: Học viện Báo chí và Tuyêntruyền chỉ rõ: "Xuất bản là một thành tựu của nền văn minh nhân loại, khi đã ra đời

nó trở thành một công cụ mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhânloại Xuất bản là hoạt động truyền bá, một quá trình hoạt động đồng bộ, hoànchỉnh, khép kín gồm ba khâu: biên tập, nhân bản và phát hành Xuất bản là một tổhợp hoạt động, vừa là hoạt động văn hóa, tư tưởng; vừa là hoạt động kinh tế, kinhdoanh hàng hóa xuất bản phẩm Xuất bản là một công cụ thống trị của giai cấpthống trị, là công cụ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội "

Như vậy, khái niệm xuất bản với tư cách là khái niệm của khoa học xuất bản

là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động, vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần,vừa là hoạt động sáng tạo vật chất

Xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế

Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc cảmhoá con người, cải tạo con người, để cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đíchcủa con người Nó là một hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ.Song khi các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nókhông thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó sẽ chuyểnhoá thành lực lượng chất

Xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình sản xuất đặc thù.Xuất bản là một loại ngành nghề, và nó trở thành một ngành kinh tế kỹ thuậtđạt lợi nhuận cao ở các nước phát triển Hoạt động của nó là dạng hoạt động sảnxuất vật chất đặc biệt Tính đặc biệt do đòi hỏi của sản phẩm sách quy định Toàn

Trang 6

bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao động tư duy, laođộng trí óc.

Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy một số thuộctính sau:

Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi màcòn được nhân lên Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như uống nướckhi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận được còn tích lũy lâu dài trong nhậnthức Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời Người đọc sách còn truyền chongười khác qua việc kể lại nội dung Một cuốn sách đâu chỉ một người đọc, màđược truyền tay nhau để đọc Đặc biệt khi ở trong thư viện thì vòng luân chuyểncủa sách lại càng cao Trong khi một ấm trà chỉ có một số ít người uống, và khiuống xong là hết

1.2 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của quản lí nhà nước

Trong tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và pháttriển đều phải nhờ vào sự hỗ trợ của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạm virộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và chịu một sự quản lí nào đó

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lí, có người cho rằng quản

lí là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự nỗ lực củangười khác Có người cho quản lí là một hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợpnhững nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Người khác lại cho quản

lí là sự điều hành, điều khiển, chỉ huy;… Tuy nhiên, quan niệm do các nhà điềukhiển học đưa ra là quan niệm được nhiều giới công nhận: Quản lí là sự tác động

có định hướng bất kì lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nóphát triển phù hợp với những quy luật nhất định

Quản lí xã hội là một loại hình của quản lí nói chung Theo quan niệm nàythì: Quản lí xã hội là sự tác động có định hướng (chỉ huy, điều hành, hướng dẫn…)lên các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận

Trang 7

động và phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích và theo ý chí của ngườiquản lí.

Chúng ta có thể hiểu quản lí nhà nước: “là sự tác động, tổ chức và điềuchỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt độngcủa con người; duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật đểthực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội và bào vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”

Quản lí nhà nước có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rông: Quản lí nhà nước là hoạt động của toàn thể bộ máy nhà

nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại Như vậy, hoạt động của tất

cả các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cáccấp) đều là hoạt động quản lí nhà nước

Theo nghĩa hẹp: Quản lí nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chình

bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của conngười do các cơ quan hành chính Nhà nước (còn gọi là cơ quan quản lí Nhà nước)thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằmthực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhà nước

Với quan niệm trên, quản lí nhà nước lá một dạng quản lí đặc biệt thể hiện ởcác đặc trưng sau:

Thứ nhất, quản lí nhà nước mang tính chất quyền lực nhà nước Quản lí nhà

nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nướcmang tính mệnh lệnh đơn phương đòi hỏi phải được chấp thuận nghiêm chỉnh, mọingười bình đẳng, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái với cácquyết định quản lí

Thứ hai, quản lí nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh là chủ yếu Tổ

chức là một khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ giữa con người, giữa các tập

Trang 8

thể để thực hiện một quá trình quản lí xã hội Tổ chức được hình thành do nhu cầuquản lí, nó phải hoạt động và hoạt động có hiệu quả Trong quản lí nhà nước,chức năng tổ chức là quan trọng, vì không có tổ chức thì không quản lí được.Nhà nước phải tổ chức hợp lí để mỗi người đều có một vị trí tích cực và đónggóp đối với xã hội.

Thứ ba, quản lí nhá nước mang tính khoa học kế hoạch Hoạt động quản lí

nhà nước là hoạt động mang tính chủ quan của con người, nhưng dựa trên nhữngyêu cầu khách quan Vì vậy, quản lí nhà nước phải mang tính khoa học, chủ động,sáng tạo trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sứcmạnh tổng hợp để tổ chức lại nền sản xuất xã hội và cuộc sống con người trên địabàn mình theo sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, đúng nguyên tắc tậptrung dân chủ Trong quản lí nhà nước được quyền năng động, sáng tạo để tổ chứcthực hiện pháp luật, nhưng không trái với đường lối, chính sách của Đảng và phápluật của nhà nước, quản lí nhà nước cũng cần phải có mục tiêu chiến lược, cóchương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu Vì vậy, đòi hỏi các cơ quan quản línhà nước phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn và hang năm Có chỉ tiêu định hướngchủ yếu, có biện pháp cân đối để thực hiện chỉ tiêu, để hoàn thành có hiệu quả cácchương trình mục tiêu chiến lược của nhà nước

Thứ tư, hoạt động quản lí nhà nước mang tính liên tục và ổn định Sự tác

động của quản lí nhà nước phải thực hiện liên tục, thường xuyên, các quyết địnhquản lí nhà nước phải tương đối ổn định, tránh sự thay đổi quá nhanh chóng vàphải được giữ gìn Đây là một đặc điểm quan trọng thể hiện tính trách nhiệm củanhà nước đối với xã hội, với nhân dân Nhà nước là người thay mặt cho nhân dân,

là công cụ mạnh mẽ của nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị Do đó,mọi quyết định quản lí phải phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhândân Chỉ như vậy và khi được như vậy thì các quyết định quản lí nhà nước mới cóhiệu lực và hiệu quả, mới trở thành hiện thực cuộc sống

Trang 9

1.3 Đặc điểm cơ bản của quản lí nhà nước về xuất bản ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, quản lí nhà nước về xuất bản là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học để công bố dưới hình thức xuất bản.

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ xuất bản rất đa dạng, phong phú

và phức tạp Nhu cầu về tự do, sáng tạo ra các giá trị khoa học, văn học, nghệ thuật

là nhu cầu tự nhiên Các sản phẩm sáng tạo có giá trị chỉ được thực hiện khi tư duytrong tình trạng hưng phấn cao Mọi sự gò bó, khống chế là ngăn chặn hoạt độngsáng tạo Nhưng sự an toàn của tự do ngôn luận, của tự do tư duy sáng tạo, củabình đẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm phải được bảo đảm bằng phápluật Đòi hỏi này bắt nguồn từ quyền con người, với tư cách là chủ thể sáng tạo vàchủ thể hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần Nhà nước khẳng định các giá trị xãhội của quyền con người, nên đã ghi nhận và thể chế hóa các quyền con người,quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp lí cho các quyền đó được thực hiện Dođược ghi nhận một cách chính thức các giá trị về quyền tự do ngôn luận, tự donghiên cứu, sáng tác, bình đẳng trong công bố và phổ biến tác phẩm, pháp luật trởthành phương tiện để các tác giả bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình

Nhà nước quản lí hoạt động của tư duy sáng tạo trong xuất bản bằng phápluật, là khuyến khích tài năng sáng tạo và đề cao các tác phẩm có giá trị về khoahọc, về nghệ thuật Chính từ cơ chế thị trường được pháp luật thừa nhận, là nơiđánh giá công minh các tác phẩm Ở đó, công chúng với tư cách là người tiêu dung

sẽ là thước đo về năng lực sáng tạo của tác giả qua tác phẩm

Thứ hai, quản lí nhà nước về xuất bản là bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, nhân văn; tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học – công nghệ của nhân loại.

Trang 10

Văn minh của loài người được nhân loại đánh giá ở các nền văn hóa có bảnsắc, ở các cuộc cách mạng đã diễn ra trong lịch sử Mỗi dân tộc có cội nguồn, cótruyền thống riêng, được phản chiếu lên tấm gương văn hóa Nó là gia sản quákhứ, tạo nên dòng chảy cho hiện tại và tương lai dân tộc Đảng và Nhà nước ta coivăn hóa là nền tảng tinh thần, là động lực và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Vì vậy,việc bảo tồn, kề thừa phát triển những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc là quốcsách, được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, và 1992.

Nhà nước khuyến khích bồi dưỡng tài năng nghiên cứu, sáng tạo ra các giátrị tinh thần mới, làm giàu vốn văn hóa dân tộc Đồng thời trao vào tay họ cácquyền cao cả mang tính nhân văn sâu sắc trong hoạt động văn hóa nói chung, xuấtbản nói riêng Và cũng vì vậy, quản lí nhà nước về xuất bản đã đưa ra các chế tàinghiêm khắc đối với những hành vi truyền bá xuất bản phẩm có nội dung trái vớithuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, nhằm bảo

vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Nhu cầu giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa từ các nền văn hóa của nhân loại

là nhu cầu của bản than nên văn hóa dân tộc Mặt khác, trong thời đại bùng nổthông tin hiện nay, với sự phát triển nhảy vọt của Internet, của khoa học và côngnghệ, thì việc nhận thức và ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học là đòi hỏi bứcthiết Mỗi dân tộc phải biết làm giàu bởi trí thức của nhân loại Điều đó chỉ đượcthực hiện khi nhà nước trao cho các chủ thể được xác định các quyền và nghĩa vụtrong các quan hệ quốc tế về xuất bản

Thứ ba, quản lí nhà nước về xuất bản là quản lí thuộc lĩnh vực văn hóa tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với thuộc tính là hoạt động văn hóa – tư tưởng, hoạt động sản xuất kinhdoanh, xuất bản chịu sự tác động đồng thời của hệ thống các quy luật phát triểnvăn hóa và hệ thống các quy luật kinh tế Do tính chất phức tạp như vậy nên yêucầu quản lí nhà nước về xuất bản được đặt ra bức thiết hơn Quản lí nhà nước về

Trang 11

xuất bản phải mở đường cho sự sáng tạo, đồng thời ngăn chặn những độc hại, tiêucực do xuất bản gây ra đối với văn hóa, tư tưởng; phải định hướng cho xuất bảnphát triển theo đúng quy luật kinh tế, ngăn ngừa những tác hại từ mặt trái của cơchế thị trường Nếu chúng ta coi xuất bản như các tổ chức kinh tế đơn thuần sẽ dẫnđến tình trạng hoạt động xuất bản bị thương mại hóa, chỉ chạy theo lợi nhuận kinhdoanh; ngược lại, nếu chúng ta chỉ đề cao vai trò của xuất bản ở phương diện vănhóa, tư tưởng sẽ dẫn đến khả năng bất chấp quy luật kinh tế Như vậy, hoạt độngxuất bản sẽ phá sản trong điều kiện kinh tế thị trường.

Có thể nói, quản lí nhà nước về xuất bản là quản lí hoạt động kinh tế trongvăn hóa tư tưởng, đồng thời quản lí hoạt động văn hòa, tư tưởng trong cơ chế thịtrường Đó là hai mặt của một vấn đề phải được quản lí một cách hài hòa, đảm bảocho xuất bản hoạt động đúng quy luật

1.4 Vai trò của quản lí nhà nước về xuất bản ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, quản lí nhà nước về xuất bản nhằm triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất bản.

Quản lí nhà nước bằng pháp luật luôn luôn là phương tiện triển khai thựchiện chủ trương, đường lối của Đảng trong quản lí nhà nước đối với bất kì lĩnh vựcnào Quản lí nhà nước bằng pháp luật về xuất bản triển khai thực hiện chủ trương,đường lối của Đảng trong quản lí nhà nước về xuất bản

Tương ứng với những thời kì phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội củađất nước, Đảng ta có những chủ trương, đường lối trong quản lí nhà nước đối vớihoạt động xuát bản Sauk hi những chủ trương đường lối ra đời, các văn bản phápluật của Nhà nước sẽ thể chế hóa và ghi nhận các chủ trương, đường lối đó vàotrong các chế định, các quy phạm pháp luật Khi các chủ trương, đường lối củaĐảng đã thể chế hóa vào pháp luật, một mặt, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

tổ chức thực hiện chúng trong thực tế bằng các hoạt động chuyên môn Mặt khác,các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ các quy định của pháp luật đó thong

Trang 12

qua các hoạt động thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi viphạm pháp luật trong hoạt động xuất bản Như vậy, các chủ trương, đường lối củaĐảng trước hết được cụ thể hóa, ghi nhận vào pháp luật rồi được thực hiện trongthực tế, đồng thời được bảo về bằng các hoạt động xử lí hành vi vi phạm pháp luật,những quy định pháp luật đã cụ thể hóa, những chủ trương, đường lối đó Khi chủtrương, đường lối của Đảng thay đổi, thì hoạt động quản lí nhà nước bằng phápluật lại thay đổi từ khâu sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy phạm pháp luật có liênquan, sau đó các hoạt động quản lí nhà nước khác mới tiếp tục thay đổi theo.

Thứ hai, quản lí nhà nước về xuất bản giúp tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho các chủ thể trong hoạt động xuất bản.

Với đặc trưng của lao động sáng tạo nói chung, đặc biệt là lao động sáng tạo

ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thì nhu cầu về tự do sáng tạo, bìnhđẳng trong việc công bố và phổ biến tác phẩm là một đòi hỏi khách quan Tuynhiên, tự do và bình đẳng trong sáng tạo phải vì lợi ích xã hội, vì lợi ích cộngđồng, không thể có tự do vượt quá giới hạn cho phép Giới hạn cho phép này đượcnhà nước thể hiện thông qua pháp luật Pháp luật quy định những gì được phép làmđối với các cơ quan nhà nước nhằm ngăn các hành vi lạm dụng, xâm hại đến quyền

tự do, bình đẳng Đồng thời, pháp luật đề ra các nghĩa vụ tương ứng cho các chủthể của hoạt động sáng tạo và quản lí

Thứ ba, quản lí nhà nước về xuất bản bảo vệ lợi ích của những người sáng tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học

Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa tinh thần được xã hội xếp vàoloại lao động đặc biệt Các quốc gia trên thế giới đều coi các sản phẩm của trí tuệ

là tài sản Vì vậy, các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu Berne là công ước quốc tếđầu tiên về quyền tác giả, dưới sự điều hành của tổ chức quyền sở hữu trí tuệ thếgiới (WIPO) ra đời từ năm 1886 (là tổ chức của Liên hợp quốc từ năm 1974) đểbảo vệ quyền tác giả thuộc gần 100 nước thành viên

Trang 13

Ở Việt Nam, các quy định về quyền của người sáng tạo, người quản lí và cácnghĩa vụ tương ứng phát sinh từ các quyền đó, cùng với các quy định về cơ chếđảm bảo thực hiện, là cơ sở pháp lí cho việc bảo hộ quyền sở hữu tác phẩm Cáctác giả được Nhà nước tạo phương tiện để đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng củamình Các tranh chấp về quyền tác giả, các hành vi xâm hại lợi ích vật chất và tinhthần của tác giả được xét xử tại Tòa án dân sự Như vậy, thong qua việc bảo hộquyền tác giả, Nhà nước tiếp tục khuyến khích năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ,trí thức để có nhiều sản phẩm văn hóa tinh thần có giá trị phục vụ xã hội.

Thứ tư, quản lí nhà nước về xuất bản chống thương mại hóa xuất bản, bảo

vệ lợi ích người tiêu dung xuất bản phẩm.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất bản đã khởi sắc và cómột diện mạo mới, phục vụ tốt đời sống tinh thần của nhân dân với những xuất bảnphẩm phong phú về nội dung và hình thức Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thịtrường đã thúc ép các chủ thể xuất bản chỉ chú ý tới các xuất bản phẩm có khảnăng thanh toán, đẩy hoạt động xuất bản tìm kiếm các khả năng thanh toán có lợinhuận cao, không lường đến hậu quả chính trị, xã hội có thể xảy ra Quản lí nhànước về xuất bản là phải hạn chế đến mức tối đa các hoạt động xuất bản chạy theolợi nhuận kinh tế đơn thuần, đặc biệt phải ngăn chặn xu hướng thương mại hóahoạt động xuất bản

Thứ năm, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội trong quá trình phát triển đất nước.

Hoạt động xuất bản là lĩnh vực rất nhạy cảm về mặt chính trị, xã hội, làphương tiện lợi hại trong cuộc đấu tranh giai cấp Trong nền kinh tế thị trường hiệnnay, việc đảm bảo nội dung xuất bản phẩm lành mạnh, phù hợp với pháp luật, phùhợp với truyền thống văn hóa Việt Nam là rất cần thiết

Các sản phẩm văn hóa, xuất bản nói riêng thuộc hang hóa công cộng, đượcmọi tầng lớp nhân dân tiêu dung, nó tác động trực tiếp đến ý thức, tình cảm, suy

Trang 14

nghĩ của từng người dân Vì vậy, bằng những xuất bản phẩm của mình, hoạt độngxuất bản chuyển tải tới công chúng các ý tưởng cao cả của giai cấp, về việc xâydựng một xã hội tương lai với bộ máy chính quyền vững mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh và thịnh vượng Thông tin và giải đáp kịp thời các vân đề củaquốc gia và quốc tế Như vậy, hoạt động xuất bản đã góp phần ổn định chính trị vàtrật tự xã hội trong quá trình phát triển đất nước.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động xuất bản, Nhà nước ta đã đề

ra những chính sách cụ thể, như: Chính sách đặt hàng; trợ cước vận chuyển; muabản thảo những tác phẩm có giá trị… Tất cả những chính sách đó nhằm đảm bảocho mọi tầng lớp nhân dân hiểu được mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam phồn thịnh, hòa bình, ổn định

Thứ sáu, quản lí nhà nước về xuất bản góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác

và hội nhập quốc tế.

Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập và hợp tác quốc tế với phương châm:Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam đã thiết lập quan hệ vớinhiều nước, vùng lãnh thổ và tổ chức trên thế giới Để quá trình hợp tác, hội nhậpquốc tế diễn ra thuận lợi, đạt mục đích một cách tốt nhất, hai bên đều phải tìm hiểutruyền thống văn hóa, mọi lĩnh vực đời sống xã hội của nhau và cách tìm hiểu đạthiệu quả cao và phổ biến là trao đổi các xuất bản phẩm cho nhau Quản lí nhà nước

về xuất bản có vai trò giải quyết các vấn đề này thong qua việc xác định rõ các tổchức quốc tế, cá nhân nước ngoài được xuất bản các tài liệu, tác phẩm tại ViệtNam; quy định rõ các thủ tục về xuất nhập khẩu xuất bản phẩm Nhằm giới thiệuvăn hóa Việt Nam với thế giới, góp phần tuyên truyền đường lối đối ngoại củaĐảng và Nhà nước ta, Nhà nước ta khuyến khích các nhà xuất bản, các cơ sở pháthành xuất bản phẩm xuất khẩu xuất bản phẩm ra nước ngoài Việc xuất khẩu cácxuất bản phẩm hợp pháp ra nước ngoài không phải xin phép các cơ quan quản lí

Trang 15

nhà nước về hoạt động xuất bản Đây là một điểm mới cơ bản nhằm đưa hoạt độngxuất bản phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế.

2 Nội dung quản lí nhà nước về xuất bản ở nước ta hiện nay

Thứ nhất, đưa ra các cơ chế, chính sách và ban hành các quy phạm pháp luật về xuất bản.

Đây là một nội dung cơ bản của quản lí nhà nước đối với hoạt động xuất

bản vì các văn bản pháp luật xuất bản là cơ sở đầu tiên và quan trọng để quản línhà nước đối với hoạt động xuất bản có hiệu quả

Hoạt động ban hành pháp luật xuất bản là hoạt động phức hợp gồm nhiềugiai đoạn kế tiếp nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng, quyền hạn khác nhautiến hành, từ sáng kiến xây dựng pháp luật đến việc công bố văn bản pháp luật.Trong tất cả các giai đoạn của hoạt động xây dựng pháp luật xuất bản đều đòi hỏicác cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bảncủa quá trình xây dựng pháp luật xuất bản Đó là, nguyên tắc chính trị - xã hội,như: nguyên tắc không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc kháchquan, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa… hay các nguyên tắc mang tính kĩthuật trong soạn thảo, như: tính xác định của cách thức diễn đạt, bảo đảm rõ ràng

và dễ hiểu của ngôn ngữ; điều chỉnh đầy đủ các quan hệ xã hội trong lĩnh vựctương ứng; tính cụ thể;…

Như vậy, hoạt động ban hành pháp luật xuất bản phải thể chế hóa được cácchủ trương, đường lối của Đảng, phải phù hợp với thực tiễn, phản ánh được xu thếvận động của các quy luật khách quan, bảo đảm tính đồng bộ trong nội tại trong hệthống quy định của pháp luật xuất bản, tính thống nhất với cả hệ thống pháp luậtcủa Nhà nước; bảo đảm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các quan hệ cơ bản trong hoạtđộng xuất bản; hệ thống các quy định phải cụ thể; ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, chínhxác, đồng thời hệ quy định cũng phải bảo đảm tính tương đối ổn định; các văn bản

Trang 16

pháp quy phải kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội mới phát sinh trong lĩnhvực xuất bản…

Trong hoạt động ban hành các văn bản pháp luật xuất bản của các cơ quanNhà nước có thẩm quyền, trước hết, phải nói đến các hoạt động ban hành các Luật,các Nghị quyết về tổ chức và hoạt động xuất bản của Quốc hội và Ủy ban thường

vụ Quốc hội, như: Luật xuất bản 1993; Luật xuất bản 2004 Tiếp theo là việc banhành các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; các Quyết định, Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ nhằm cụ thể hóa các quy định trong các luật về tổ chức và hoạtđộng xuất bản Sau đó các Bộ, các cơ quan ngang Bộ ban hành các Thông tư, Bộtrưởng ban hành các Quyết định, Chỉ thị để điều chỉnh các quan hệ cụ thể tronglĩnh vực xuất bản Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hànhcác Nghị quyết, Viện trưởng Việt kiểm sát nhân dân ban hành các quyết định đểgiải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực xuất bản

Thứ hai, các cơ quan Nhà nước tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật xuất bản Các cơ quan này bao gồm:

+ Hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định và thực hiện quyền giám sáttối cao đối với mọi hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước

+ Hoạt động của Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Bộ Văn hóa thông tin; Sở Vănhóa thông tin trong: quản lí, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệpxuất bản; quản lí việc thực hiện kế hoạch xuất bản; lưu chiểu, kiểm tra lưu chiểu;

Ngày đăng: 01/09/2016, 16:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luận văn thạc sĩ: “Tăng cường quản lí nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay”, Trần Thu Hà, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lí nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
2. Lý luận nghiệp vụ xuất bản, PGS.TS. Trần Văn Hải, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật Khác
3. Giáo trình Khoa học quản lí, Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa khoa học quản lí, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Khác
4. Công ước Berne về quyền tác giả, Cục bảo hộ bản quyền tác giả, 1994 Khác
5. Báo cáo tổng kết hoạt động xuất bản năm 2010, triển khai nhiệm vụ xuất bản năm 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w