Tôn giáo là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh liên quan đến một bộ phận không nhỏ dân cư trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thế lực thù địch coi đây là một trong những mũi nhọn xung kích trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chế độ XHCN ở nước ta. Cho nên, tôn giáo là một trong những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, đang có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của một bộ phận nhân dân và xã hội.
Trang 181.1 Chính sách tôn giáo, thực chất thực hiện chính sách tôn
1.2 Vai trò hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong
thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
432.1 Thực trạng vai trò hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng
Nai trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
2.2 Một số giải pháp cơ bản phát huy vai trò hệ thống chính
trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chính sách tôngiáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay 71
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh liên quan đến một bộ phậnkhông nhỏ dân cư trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Các thế lực thù địch coiđây là một trong những mũi nhọn xung kích trong chiến lược “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ chế độ XHCN ở nước ta Cho nên, tôn giáo là một trong
Trang 3những vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, đang có ảnh hưởng nhất định đến cuộcsống của một bộ phận nhân dân và xã hội.
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, đạoTin Lành, đạo Cao Đài, đạo Hồi, đạo Hòa Hảo Tín đồ các tôn giáo chiếm tới63,34% dân số toàn tỉnh, cá biệt có một số xã, phường, thị trấn tôn giáo toàntòng Mấy năm gần đây, các tôn giáo ở địa bàn tỉnh hoạt động có phần sôi nổihơn, tình trạng phát triển tín đồ không bình thường ở Công giáo, Tin Lành; hiệntượng đòi lại đất đai cùng những cơ sở vật chất nơi thờ tự, cùng với các hoạtđộng lễ hội, từ thiện xã hội đang gia tăng… ảnh hưởng nhất định đến mọi mặtcủa đời sống xã hội; các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo chống phá cáchmạng đã làm cho vấn đề tôn giáo càng thêm phức tạp
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn cóquan điểm, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo đúng đắn: thực hiện quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của đồng bào tín đồ các tôn giáo, thực hiện đoàn kết lương - giáo,phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
Trong công cuộc đổi mới đất nước, trước những yêu cầu và nhiệm vụmới của sự nghiệp cách mạng, đòi hỏi phát huy hơn nữa sức mạnh của cảcộng đồng quốc gia dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong
đó có đoàn kết lương - giáo và đoàn kết giữa các tôn giáo
Đảng ta xác định cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận độngquần chúng; làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT dưới sựlãnh đạo của Đảng HTCTCS là cấp thấp nhất, cấp gần dân nhất trong HTCTnước ta, có một vị trí vai trò quan trọng trong tổ chức thực thi quan điểm,chính sách chung, trong đó có CSTG
Nhận rõ vai trò và tầm quan trọng đó, thời gian qua HTCTCS tỉnhĐồng Nai đã triển khai và thực hiện khá tốt CSTG của Đảng và Nhà nước,góp phần giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn, tạo bước
Trang 4phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dâncũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo.
Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn, HTCTCS chưa phát huy tốt vai tròcủa mình trong thực hiện CSTG Công tác tôn giáo còn bộc lộ những yếu kémnhất định, những mâu thuẫn, những bất đồng trong nhân dân, trong đồng bào tín
đồ các tôn giáo vẫn có lúc bộc lộ rõ Thậm chí có những địa phương còn để sảy
ra những điểm nóng vì lý do tôn giáo, gây ra những hậu quả xấu, tạo ra những kẽ
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
HTCT nói chung, HTCTCS nói riêng và vai trò của nó là vấn đề đãđược Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đảng ta đã
đề cập vấn đề này trong các văn kiện Đại hội Đảng Văn kiện Hội nghị lần thứnăm Ban Chấp hành trung ương khóa IX, (2002), lần đầu tiên Đảng ta đã ramột nghị quyết chuyên đề về HTCTCS Các nhà khoa học đã đề cập tớinhững vấn đề này ở các góc độ khác nhau như: Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu
khoa học tổ chức Nhà nước, Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi mới, do tiến sỹ Chu Văn Thành (chủ biên), Nxb CTQG, Hà Nội 2004; Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu hướng
và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông dân miền núi vùng dân tộc thiểu số, của Nxb CTQG, Hà Nội 2002.
Chính sách tôn giáo cũng luôn được Đảng, Nhà nước ta xác định rõ và
ngày càng hoàn thiện, thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đảng Trongthời kỳ đổi mới, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1990)
đã ra nghị quyết chuyên đề: Nghị quyết về tăng cường công tác tôn giáo trong
Trang 5tình hình mới, Số 24 - NQ/TW, ngày 16/10/1990 Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI (1990), đã cụ thể hoá bằng Chỉ thị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 66 CT/TW ngày 26/10/1990 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Số 37 -
CTTW, Hà Nội 1998; Các quan điểm cơ bản đó được pháp luật hóa trong “Pháplệnh Tín ngưỡng, tôn giáo”, năm 2004
Trong quân đội, Đảng ủy Quân sự Trung ương (1999), đã ra Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quân đội thực hiện công tác tôn giáo trong tình hình mới, số 36/ĐUQSTW, ngày 23/2/1999 Học viện Chính trị quân sự đã nghiên cứu đề tài: Khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đề tài khoa học cấp học viện, Hà Nội 2003.
Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý xã hội cũng đã quan tâm đến lĩnh vựcnày: “Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng nhằm củng cố tăng cường khốiđại đoàn kết toàn dân” của Nguyễn Văn Ngọc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số
9 năm 2001; “Nghiên cứu tôn giáo trong bối cảnh thực hiện chính sách đại đoànkết toàn dân và công tác tôn giáo ở thời kỳ mới” của Trịnh Xuân Giới, Tạp chíNghiên cứu Tôn giáo, số 4 năm 2004; “Những âm mưu lợi dụng tôn giáo và vấn
đề dân tộc chống lại sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay” của Lê Bỉnh, Tạpchí Cộng sản, số 10, tháng 5 năm 2004
Những công trình khoa học trên đã phân tích khá sâu sắc về đặc điểm, cấutrúc, vai trò của từng thành tố trong HTCTCS; xu hướng vận động, giải pháp xâydựng HTCTCS; đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau tới việc thực hiện CSTGcủa Đảng và Nhà nước ta, xây dựng khối đoàn kết lương - giáo trong khối đạiđoàn kết toàn dân, khơi dậy và phát huy vai trò của đồng bào tín đồ các tôn giáo,nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Nhưng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàndiện và có hệ thống về phát huy vai trò của HTCTCS trong việc thực hiện CSTG
Trang 6của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Đồng Nai hiện nay Vì vậy, đề tài luận văn khôngtrùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Vai trò và phát huy vai trò HTCTCS tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiệnCSTG của Đảng, Nhà nước hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu khảo sát thực trạng vai trò HTCTCS trong thực hiện CSTGcủa Đảng và Nhà nước ở một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
từ khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng ta (năm 1986) đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về HTCT; vai trò của
Trang 7HTCTCS; về tôn giáo; vai trò của HTCTCS đối với việc thực hiện CSTG củaĐảng, Nhà nước.
* Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn thực hiện CSTG của HTCTCS tỉnh Đồng Nai từ 1986 đến nayqua nghiên cứu, điều tra của tác giả và qua kế thừa các tư liệu, kết quả khảo sát,điều tra của các tác giả khác liên quan đến vấn đề này
* Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp
hệ thống, phân tích, tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, khảosát thực tiễn, và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò củaHTCTCS tỉnh Đồng Nai trong thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước nhằm pháthuy vai trò đó trong giai đoạn hiện nay
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu, giảng dạy ở các trường trong và ngoài quân đội; làm tài liệu thamkhảo cho đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay
7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Chương 1
Trang 8CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO VÀ VAI TRÒ CỦA CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 Chính sách tôn giáo và thực chất thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
1.1.1 Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
CSTG của Đảng, Nhà nước ta là một hệ thống các chủ trương, sáchlược, kế hoạch và biện pháp cụ thể của Đảng và Nhà nước nhằm chỉ đạo toàn
bộ HTCT, cũng như mỗi công dân trong giải quyết, xử lý vấn đề tín ngưỡng,tôn giáo phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN một cách khoa học, đạt hiệu quả cao
CSTG của Đảng, Nhà nước ta là kết quả của sự vận dụng đúng đắn, sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo vàcông tác tôn giáo, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở nước ta
Nội dung cơ bản của CSTG được thể hiện trong các văn kiện củaĐảng, được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp, pháp luật, mà gần đây
nhất là trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, ban hành năm 2004, với các nội dung cơ bản sau:
Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do
không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa
vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng ta, chi phối các chủ trương,chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo Hiến phápnước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, Điều 10 năm 1959 và Điều 68năm 1980 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
Trang 9theo một tôn giáo nào, không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật
và chính sách của Nhà nước [17, tr.10, 39]
Điều 1 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo quy định rõ hơn: “Công dân cóquyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Nhànước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Không ai đượcxâm phạm quyền tự do ấy Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, công dân
có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau” [26, tr 59]
Nội dung cơ bản của tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện trên những vấn
đề chủ yếu đó là:
- công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào
Đây là nội dung cơ bản nhất của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
đó mọi người đều có quyền lựa chọn theo một tôn giáo cụ thể nào đó, quyềnthay đổi tôn giáo và quyền không theo hoặc từ bỏ tôn giáo mà mình theo Côngdân có quyền tự do hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như thờ cúng tổ tiên, tưởngniệm và tôn vinh những người có công với đất nước với dân tộc, với cộng đồng,thờ cúng thần thánh, những biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tínngưỡng dân gian khác
Mọi công dân theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳngtrước pháp luật, được hưởng đầy đủ các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa
vụ đối với Tổ quốc Các tổ chức, các cơ sở tôn giáo, các tín đồ, chức sắc các tôngiáo có quyền sinh hoạt tôn giáo theo giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo màmình theo Công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng khôngcản trở việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc; hoạt động tínngưỡng, tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật Không được lợidụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dântheo đạo,
Trang 10Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằmngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;cũng không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng Đây là mộtquyền cơ bản của con người, cần phải được tôn trọng và bảo vệ không chỉtrong Hiến pháp, mà cả trong thực tiễn cuộc sống Vì vậy, trong khi thực hiệnnhất quán chính sách “tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng” phải kiênquyết đấu tranh chống mọi sự lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo phá hoại cáchmạng Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáophải tôn trọng lẫn nhau, không ai được quyền xâm phạm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo.
Tín đồ và các chức sắc tôn giáo không tuyên truyền lôi kéo, công kíchchống đối lẫn nhau Mọi người đều phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo củangười khác; nghiêm cấm mọi biểu hiện lôi kéo, áp đặt, vi phạm quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo của nhân dân “Trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, người cótín ngưỡng, tín đồ có trách nhiệm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vàquyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác” [17, tr 15 - 16]
- Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo Pháp luật
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân phải được Nhà nướcbảo đảm bằng pháp luật Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; lợi dụngquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối làm mất ổn định xã hội, phá hoạikhối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng, chống đối chế độ là viphạm pháp luật phải bị pháp luật xử lý
Điều 70 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992,quy định: “Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của cáctôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [17, tr 159]
Trang 11Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX nêu rõ: “Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bìnhđẳng trước pháp luật nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý dotôn giáo” [14, tr 48].
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật là một chính sách cơ bản củaĐảng, Nhà nước ta về tôn giáo và đối với vấn đề về tôn giáo trong một đất nướcđang trong quá trình xây dựng CNXH, có nhiều tôn giáo và nhiều người có tínngưỡng, tôn giáo
Hai là, đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo trong khối đại đoàn
kết toàn dân.
Đây là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta Đảng, Nhà nước tađặc biệt quan tâm, không ngừng vun đắp, củng cố, tăng cường sự đoàn kếtgiữa đồng bào theo các tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, giữa đồngbào theo các tôn giáo khác nhau Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trungương khóa IX Đảng ta chỉ ra: Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sáchđại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào khôngtheo tôn giáo, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau Trong giai đoạnhiện nay khối đại đoàn kết ấy là động lực chủ yếu của sự nghiệp đổi mới đấtnước, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đoàn kết phải trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng đã từng nêu rõ: “Trong khi thực dân Pháp và can thiệp Mỹ tìmmọi cách chia rẽ lương giáo, hòng cướp nước ta, thì việc đoàn kết toàn dân,đoàn kết lương giáo để cứu nước, cứu dân là vô cùng cần thiết” [23, tr 559].Hiện nay trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, đoàn kết lương - giáo phải lấy mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh” làm điểm tương đồng
Trang 12Đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như đồng bào không có tínngưỡng, tôn giáo đều phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng những ý kiến khác nhaukhông trái với lợi ích của dân tộc; xóa bỏ những mặc cảm, tự ti, định kiến hoặcphân biệt đối xử; xây dựng tinh thần cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, có trách nhiệmchung sức, chung lòng đoàn kết gắn bó với nhau, ra sức củng cố, xây dựng vàtăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân phải đi đôi với việc đấutranh chống những hành động chia rẽ, làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc Đây
là vấn đề có tính nguyên tắc trong quan điểm CSTG của Đảng và Nhà nước
ta Cần phân biệt rõ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của nhân dânvới thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá CNXH… Mọi biểuhiện nóng vội, chủ quan hoặc giản đơn trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng,tôn giáo đều có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ, làm rạn nứt khối đoàn kết thốngnhất dân tộc, suy yếu sức mạnh quốc gia
Vì vậy, phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho chức sắc, tín đồ cáctôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần nâng caocảnh giác cách mạng, tạo ra khả năng miễn dịch cho đồng bào đồng thời tíchcực đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của chúng
Ba là, mọi tín đồ được tự do tham gia các hình thức sinh hoạt theo lễ
nghi tôn giáo nhưng phải làm tròn nghĩa vụ công dân
Mọi tín đồ và chức sắc tôn giáo thực hiện tốt những yêu cầu về giáo lý,giáo luật, lễ nghi và những quy định của các tổ chức tôn giáo mà mình theo đãđược Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động Người tham gia hoạt động tínngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng những quy định của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo,của lễ hội và hương ước, quy ước của cộng đồng Nhưng tự do tín ngưỡng, tôngiáo cũng không có nghĩa là hoạt động của tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ phápluật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng
Trang 13tôn giáo để phá hoại cách mạng “Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo
có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, (sống tốt đời, đẹpđạo)” [3, tr 12]
Với tư cách là một công dân, đồng bào tín đồ, chức sắc các tôn giáo phảithực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước “Tốt đờiđẹp đạo” phải là phương châm cơ bản, chi phối các hoạt động của tất cả tổ chức,chức sắc và tín đồ các tôn giáo Chừng nào tín đồ các tôn giáo còn đứng ngoàicuộc, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với đất nước, còn coi sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc là nhiệm vụ riêng của chính quyền, của những người không tínngưỡng, tôn giáo, thì chừng đó người có tín ngưỡng, tôn giáo còn chưa làm trònbổn phận của một công dân đối với đất nước
Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ
rõ nhiệm vụ của công tác tôn giáo là phải: đẩy mạnh phong trào thi đua yêunước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chứcsắc, nhà tu hành; động viên đồng bào thực hiện tốt yêu cầu của một tín đồ đốivới tôn giáo và đồng thời phải làm tròn bổn phận của một công dân đối vớiđất nước; làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và CNXHhăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bốn là, những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân phù hợp với nguyện
vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tín đồ được bảo đảm; những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy.
Đó là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta Xét về mặt lịch sử,các đức tin tôn giáo xuất hiện đều có mục tiêu hướng tới những mong muốntốt đẹp về con người có thể sống hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựngcuộc sống hạnh phúc Trong giáo lý, giáo luật của các tôn giáo đều có nhữngnội dung giới răn hướng thiện, trị ác có những giá trị nhân văn vì cuộc sống
Trang 14của cá nhân, của cộng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: Học thuyếtcủa Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo của chúaGiêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm làphương pháp biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sáchcủa nó phù hợp với điều kiện nước ta Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiênchẳng phải có những ưu điểm chung đó sao Họ đều muốn mưu cầu hạnhphúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay họ còn sống trênđời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin chắc rằng nhất định họ sẽ chung sốngvới nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết
Thực tế trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng cho thấy đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo đượcNhà nước công nhận đã hoạt động theo pháp luật, xây dựng được đườnghướng hành đạo gắn bó với dân tộc, “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”; “đạopháp, dân tộc và CNXH”, tập hợp được đông đảo tín đồ, chức sắc các tôngiáo trong khối đại đoàn kết toàn dân
Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách giữ gìn và phát huynhững giá trị tích cực về đạo đức, văn hóa của tôn giáo; khuyến khích nhữnghoạt động xã hội - từ thiện của tín đồ, chức sắc và các tổ chức tôn giáo như cáchoạt động: xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ cứu hộ thiên tai,khám, chữa bệnh miễn phí, mở các lớp học tình thương là đúng đắn, hợp lòngdân, đem lại sự đồng thuận trong xã hội
Năm là, chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại chính sách đại
đoàn kết dân tộc, làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
Đi đôi với tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng
và Nhà nước ta khẳng định: Nghiêm cấm những hoạt động “lợi dụng quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất
Trang 15nước, kích động bạo lực, hoặc tuyên truyền trái với pháp luật, chủ trươngchính sách của Nhà nước, chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối trật tựcông cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, danh dự, tài sản củangười khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động
mê tín dị đoan” [26, tr 9,10]
Thực tế vẫn còn một số tín đồ, chức sắc các tôn giáo, do nhẹ dạ cả tin,mất cảnh giác nên bị các thế lực thù địch lợi dụng hòng gây chia rẽ, làm mấtđoàn kết; ở một số nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số người
đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối,kích động tín đồ, chức sắc nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất
ổn định chính trị Tình hình đó không những ảnh hưởng tiêu cực đến sựnghiệp cách mạng, đến sinh hoạt tôn giáo lành mạnh của nhân dân
Vì vậy, đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo chia rẽ khối đoàn kết toàn dân,chống phá cách mạng là một nhiệm vụ thường xuyên không thể coi thường của
cả HTCT và của đồng bào tín đồ các tôn giáo
1.1.2 Thực chất thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước là quá trình hiện thực hoá chínhsách đó vào trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; trong đó HTCT có vai tròlãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện Như vậy, thực hiện CSTG củaĐảng và Nhà nước là toàn bộ hoạt động của HTCT lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứcnhân dân quán triệt và thực thi quan điểm, chính sách tôn giáo nhằm thực hiệnquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo góp phần tăng cường đoàn kết đồng bào cáctôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thứ nhất, thực chất thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta được thể
hiện thông qua vai trò chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nhân dân thực hiện
Trang 16CSTG đó là toàn bộ HTCT “Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT do
Đảng lãnh đạo” [3, tr 123]
Tổ chức Đảng các cấp: thường xuyên có những chủ trương, chính sách
đúng đắn về tôn giáo và công tác tôn giáo, đồng thời phải xác định rõ nhữnggiải pháp khả thi để giải quyết phù hợp những nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôngiáo của một bộ phận quần chúng nhân dân, lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chứcthực hiện những chủ trương chính sách đó đạt hiệu quả
Có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các quan điểm, chủ trương, biệnpháp cụ thể, thích hợp và đồng thời tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, liêntục trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất là những cơ quan, những cán
bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo và đồng bào tín đồ, chức sắc các tôn giáo
về những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta Làm cho mọi người cónhận thức đầy đủ, đúng đắn về CSTG của Đảng, Nhà nước
Chính quyền các cấp: cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách
của Đảng thành hệ thống pháp luật nhằm tổ chức thực hiện đạt hiệu quảnhững quan điểm, chủ trương, chính sách đó, và đồng thời quản lý tốt mọihoạt động của tôn giáo trên địa bàn theo pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi chotín đồ, chức sắc các tôn giáo hoạt động; kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụngtín ngưỡng, tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, làm phương hại đếnđộc lập dân tộc, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân, chống lại Nhànước, gây tổn hại đến đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa của dân tộc,ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trực tiếp tuyên truyền vận
động quần chúng nhân dân, cũng như đồng bào tín đồ, chức sắc các tôn giáothực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết lương - giáo, và đoàn kếtgiữa các tôn giáo Động viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy
Trang 17những mặt tương đồng, những truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo, cùng toàndân phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh
Thứ hai, thực chất thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là
nhằm đạt tới mục tiêu: tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thựchiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Đoàn kết là truyền thống quý báu, là động lực chủ yếu sự phát triển củadân tộc ta Đồng bào có tôn giáo trước hết là người Việt Nam, ở họ có tìnhyêu quê hương, yêu đất nước, lòng tự hào và ý thức dân tộc sâu sắc Đó là nềntảng để tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Vì thế, tăngcường đoàn kết và phát huy vai trò của đồng bào các tôn giáo trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc là mục tiêu xuyên suốt của việc thực hiện chính sách tôngiáo ở nước ta hện nay
Thứ ba, Thực chất thiện hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta
tuân thủ những quan điểm cơ bản là: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân quan tâm giảiquyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, kịp thời đấu tranhchống lại sự lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang
và sẽ tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta Nhu cầu đó phảiđược bảo đảm Nhưng các thế lực thù địch lại luôn tìm cách lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo để chống phá cách mạng, vì vậy đi đôi với việc tôn trọng quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranhchống lại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch
Trang 18Thứ tư, thực chất thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là
phải thực hiện tốt nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo.
Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, công tác đối với conngười, thực chất đây là công tác vận động quần chúng cách mạng của Đảng,công tác đối với đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo, là sự thể hiện mối quan hệgiữa Đảng với một bộ phận quần chúng trong tiến trình cách mạng XHCN Mọihoạt động quản lý nhà nước đối với tôn giáo và công tác đấu tranh chống lợidụng tôn giáo chỉ thành công nếu thực hiện tốt công tác vận động quần chúng
Công tác tôn giáo nhằm bảo đảm vận động đồng bào theo đạo thực hiệntốt nghĩa vụ và quyền lợi công dân, sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần tăngcường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi cácnhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng Chỉ có làm tốt công tác vận động quầnchúng mới tập hợp và khai thác được tiềm năng, thế mạnh trong đồng bào cáctôn giáo để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợidụng tôn giáo của các thế lực thù địch
Thứ năm, thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là thực hiện
tốt 6 nhiệm vụ cơ bản mà Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng(khóa IX) đã đề ra:
Một, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào tín đồ các tôn giáo.
Đây là nhiệm vụ cơ bản nhất, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nướcđối với nhân dân, trong đó có đồng bào theo tôn giáo Lợi ích chính đáng củađồng bào các tôn giáo được bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần không ngừngđược cải thiện và nâng cao là điều kiện căn bản để thực hiện tốt tôn giáo và đấutranh chống địch lợi dụng tôn giáo
Trang 19Thực tế sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng, tạo cơ sở để cải thiện và nâng cao một bước đờisống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân Tuy nhiên, ở nhiều địaphương nhất là ở những vùng sâu, vùng xa đời sống của một bộ phận nhândân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có đồng bào là tín đồ các tôn giáo.
Vì vậy, cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để giúp cho đồng bào nângcao đời sống vừa làm tốt việc đời, vừa chăm lo việc đạo là nội dung quantrọng của công tác tôn giáo hiện nay
Hai, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được hoạt động
bình thường theo đúng chính sách và luật pháp của Nhà nước.
Nhiệm vụ này thể hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng,tôn giáo Trên cơ sở coi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần củamột bộ phận nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật, để đồng bào vừa tự do chăm lo phần hồn theo lễ nghi tôngiáo, vừa làm tròn nghĩa vụ của công dân Đây là trách nhiệm của chính quyềncác địa phương nơi có đồng bào tín ngưỡng, tôn giáo sinh sống
Tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo, đảm bảo cho tôn giáo đượchoạt bình thường theo đúng pháp luật, chính là Nhà nước bảo vệ quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, đồng thời thực hiện tốt sự bảo trợ của mình đối với các hoạtđộng tôn giáo đúng pháp luật, ngăn chặn các hành động lợi dụng tôn giáo, viphạm pháp luật chống phá cách mạng của các thế lực thù địch
Ba, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 20Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận trong khối đại đoàn kết toàn dântộc, hầu hết là những người lao động, cần cù, chất phác có lòng yêu nước và ýthức tự hào, tự tôn dân tộc Phát huy tinh thần yêu nước của họ, động viên họsống “tốt đời, đẹp đạo”, gắn bó với dân tộc là một nhiệm vụ cơ bản trong thựchiện CSTG Nhiệm vụ này đòi hỏi quá trình thực hiện CSTG phải có chủtrương, giải pháp để tập hợp, khai thác tiềm năng sáng tạo của đồng bào tôngiáo thực hiện thắng lợi các phong trào hành động cách mạng ở địa phương,góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng XHCN
Bốn, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch.
Đấu tranh chống lợi dụng tôn giáo là một hoạt động đặc biệt, chỉ thắng lợikhi quần chúng nhận thức rõ được bản chất, âm mưu, thủ đoạn của địch, tự giácủng hộ và cùng tham gia với các cơ quan Nhà nước để đấu tranh Bởi vậy, cầnphải phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào, làm cho đồng bào nhận thức rõmọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để phá hoạiđoàn kết dân tộc, chống đối chế độ
Năm, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về CSTG, đấu tranh làm thất bại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch đối với CSTG ở nước ta.
Các tôn giáo ngoại nhập như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo
có quan hệ khá chặt chẽ với các tổ chức cùng tôn giáo ở bên ngoài Bởi vậy,công tác tôn giáo có nhiệm vụ hướng dẫn hoạt động đối ngoại của các tôngiáo phù hợp với chủ trương, CSTG không làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây
Trang 21dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, không làm tổn hại đến quan hệ quốc
tế của Đảng, Nhà nước ta
Cùng với việc bảo đảm cho quan hệ đối ngoại tôn giáo thực hiện đúngpháp luật, tôn chỉ, đường hướng của các tôn giáo, cần đẩy mạnh thông tin, tuyêntruyền, đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, vu khống của kẻ địch vềvấn đề tôn giáo và CSTG ở nước ta
Sáu, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, CSTG trước mắt và lâu dài.
Thực tiễn luôn biến đổi, việc quán triệt và thực hiện quan điểm, chínhsách về tín ngưỡng, tôn giáo đạt hiệu quả ngày càng cao, nhưng không thể tránhkhỏi thiếu sót, khuyết điểm Do vậy, kịp thời sơ, tổng kết rút kinh nghiệm đểphát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, giảipháp là một yêu cầu khách quan trong thực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước
Sáu nhiệm vụ đó quan hệ chặt chẽ với nhau, thực hiện tốt sáu nhiệm vụ làtrách nhiệm của cả HTCT, của mọi cấp, mọi ngành, trong mọi lĩnh vực, của mọicán bộ, đảng viên và của toàn dân Trong đó, tổ chức và đội ngũ cán bộ chuyêntrách làm công tác tôn giáo có vai trò trực tiếp đề xuất, tham mưu để toàn bộHTCT tổ chức nhân dân thực hiện
1.2 Vai trò hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
1.2.1 Khái niệm, chức năng của hệ thống chính tri cơ sở
Thứ nhất, Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
Để có khái niệm HTCTCS một cách hoàn chỉnh cần nghiên cứu khái
niệm HTCT: HTCT là một bộ phận của cấu trúc thượng tầng xã hội, bao gồm
Trang 22các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị
HTCT là tổ chức và thiết chế tồn tại dưới hình thức vật chất, có bộmáy, có tính hợp pháp Tuy nhiên có những tổ chức không được hiến định,pháp định nhưng được xã hội thừa nhận, và không đối lập với chế độ Nhànước - pháp luật hiện hành vẫn được coi là thành tố của HTCT HTCT cómục đích, chức năng thực hiện hoặc trực tiếp tham gia thực hiện quyền lựcchính trị, nghĩa là thường xuyên hoặc tham gia lãnh đạo, điều hành đất nước
Với cách hiểu đó, có thể thấy thành phần của HTCT không chỉ baogồm các bộ phận cơ bản là nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chứcchính trị xã hội, mà có cả các tổ chức khác tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể củatừng quốc gia [12, tr 9-10]
Từ quan niệm HTCT chung, với phương pháp hạn định khái niệm có thể
quan niệm: HTCTCS là một bộ phận của cấu trúc thượng tầng xã hội ở cơ sở, bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp, có quan hệ về mục đích, chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị ở cơ sở
Hiện nay bộ máy hành chính nước ta có 4 cấp Trong đó, cấp xã (phường,thị trấn) là cấp cơ sở, gồm các tổ chức thiết chế chính trị như tổ chức Đảng,chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, được tổ chức và hoạtđộng theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau Mỗi bộ phậnhợp thành trong HTCTCS có vị trí, vai trò, chức năng khác nhau, song đều vậnhành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ
Thứ hai, Chức năng của hệ thống chính trị cơ sở
Chức năng của HTCTCS được thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của cácthành tố cấu thành HTCTCS đó là:
Trang 23* Tổ chức cơ sở đảng
Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, làhạt nhân chính trị ở cơ sở Đảng bộ xã bao gồm nhiều chi bộ; thông thường mỗithôn, xóm, ấp có một chi bộ Tổ chức cơ sở Đảng có các chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước ở cơ sở, trong đó có CSTG
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tưtưởng, và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chấtlượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật vàtăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rènluyện, quản lý cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đứccách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác, làm công tácphát triển đảng viên
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sựnghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vữngmạnh; chấp hành nghiêm pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần vàbảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng,thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, phápluật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng, đảngviên chấp hành Điều lệ Đảng
* Chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn)
Chính quyền cơ sở bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn
Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đạidiện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
Trang 24phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhànước cấp trên Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trungương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương.
Hội đồng nhân dân xã có hai chức năng cơ bản là quyết định và giám sát trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở Trong thực hiện CSTG, hội
đồng nhân dân quyết định các chủ trương, biện pháp chủ yếu thực hiện CSTGtheo quy định của pháp luật
Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quanhành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, phápluật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của hội đồngnhân dân cùng cấp Ủy ban nhân dân có chức năng nhiệm vụ là thực hiện quản
lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện những nghị quyết vàquyết định của hội đồng nhân dân cùng cấp
Trong thực hiện CSTG, Uỷ ban nhân dân dưới sự lãnh đạo của tổchức cơ sở Đảng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, biện phápchủ yếu do hội đồng nhân dân đề ra nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật; quản lý mọi hoạt độngcủa tôn giáo theo pháp luật
Về cơ bản tổ chức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ chính quyền phường,thị trấn cơ bản như chính quyền cấp xã, chỉ khác một số nhiệm vụ cụ thể nhưNghị quyết Trung ương 5 khóa IX quy định
* Các tổ chức chính trị - xã hội:
Các tổ chức chính trị - xã hội trong HTCTCS bao gồm: Uỷ ban Mặt trận
Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh ở
cơ sở, có chức năng chủ yếu là:
Trang 25Tập hợp, củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự nhất trí vềchính trị, tinh thần của nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân phát huyquyền làm chủ thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiếnpháp, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn; giám sát mọi hoạt động của cơ quanNhà nước ở cơ sở, các đại biểu dân cử, và cán bộ công chức; tập hợp những ýkiến và kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước cấp trên;tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân ở địa phương; chăm lo bảo
vệ quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của nhân dân
Trong thực hiện CSTG, chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể nhân dân là: tập hợp đồng bào các tôn giáo và đồng bàokhông có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị củanhân dân về các vấn đề liện quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền; tham gia tuyên truyền vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ,các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện CSTG, tham gia xây dựng và giámsát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo [26]
1.2.2 Đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở ở Đồng Nai
Thứ nhất, vài nét về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai thuộc địa bàn miền Đông Nam bộ có diện tích là 5.864,77km2, chiếm 1,76% tổng diện tích cả nước và 26% diện tích tự nhiên của miềnĐông Nam bộ Dân số toàn Tỉnh hơn 2,3 triệu người, mật độ trung bình là 353người / km2 Địa bàn tỉnh có 38 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinhchiếm 94% Đây là vùng đất chuyển tiếp giữa cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên
và vùng đồng bằng Nam bộ, phía đông tiếp giáp với Tỉnh Bình Thuận; ĐôngNam tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh; Đông Bắc giáp Tỉnh Lâm Đồng;Tây Bắc giáp Tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
Trang 26Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,Đồng Nai hợp thành một tứ giác kinh tế trọng điểm ở phía nam của đất nước,hàng năm thu hút một nguồn ngoại tệ khá lớn từ bên ngoài đầu tư vào, vàcùng với nó là một lực lượng lao động dồi dào từ khắp mọi miền đất nước tậptrung về làm ăn sinh sống.
Đồng Nai là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng, có cảđường không, đường thủy, đường biển, đường bộ, đường sắt giao lưu thuận lợivới tất cả các khu vực trong nước và quốc tế
Biên Hòa - Đồng Nai là vùng đất có bề dầy truyền thống lịch sử, vănhóa và truyền thống cách mạng Nhân dân các dân tộc, các tôn giáo ở BiênHòa - Đồng Nai luôn phát huy tinh thần đấu tranh kiên cường, mưu trí, sángtạo, tự lực, tự cường, lập nên những chiến công vang dội Trong cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước với chiến thắng sân bay Biên Hòa, Bình Giã, tổngkho Long Bình, Rừng Sác… Đặc biệt trong giải phóng Xuân Lộc, thị xã LongKhánh, nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai đã góp phần quan trọng cùng bộ độichủ lực đập tan tuyến phòng thủ của Mỹ, Ngụy ở hướng Tây Bắc Sài Gòn, tạođiều kiện cho chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng, giải phóng hoàntoàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc
Hiện nay Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện với 171 đơn vị hànhchính cơ sở gồm: 29 phường, 6 thị trấn và 136 xã
Thứ hai, một số đặc diểm cơ bản về HTCTCS tỉnh Đồng Nai
Một, là cấp thấp nhất, bộ máy đơn giản nhất, chi phí của Nhà nước tính
trên mỗi cán bộ cũng thấp nhất trong HTCT ở nước ta hiện nay.
Xét theo khía cạnh thứ bậc có tính pháp lý, cấp xã, phường, thị trấn là cấpthấp nhất trong HTCT ở nước ta hiện nay với cơ cấu tổ chức bao gồm:
Hội đồng nhân dân tối đa có 25 người, ủy ban nhân dân chỉ có 5 người (kể
cả chủ tịch và phó chủ tịch) Số người được hưởng sinh hoạt phí theo quy định
Trang 27kể cả tổ chức đảng, các đoàn thể không quá 25 người Do quan niệm công việc ởcấp cơ sở đơn giản, ít phức tạp, cán bộ không cần chuyên môn cao nên chi phícủa Nhà nước cho bộ máy và hoạt động tính trên mỗi cán bộ ở mức thấp nhất.HTCTCS tỉnh Đồng Nai cũng không nằm ngoài đặc điểm chung đó.
Hai, là cấp gần dân nhất, cán bộ chủ chốt phụ thuộc rất lớn vào sự tín
nhiệm của nhân dân trong các kỳ bầu cử, có nhiều cán bộ không chuyên nghiệp
và ít được đào tạo, trình độ văn hoá, lý luận và chuyên môn thấp
Cấp xã, phường, thị trấn là cấp gần dân nhất và thể hiện rõ nhất tính nhândân do Nhà nước cho phép nhân dân trong xã, phường, thị trấn tự lựa chọnnhững người xứng đáng để lãnh đạo chính quyền thông qua bầu cử Nếu trúng
cử thì trở thành cán bộ cơ sở, không được tái cử, thì trở lại làm công dân bìnhthường Nhà nước không bảo đảm công việc cho người thất cử Vì vậy, cấp
xã, phường, thị trấn là mắt khâu trung gian, là bước chuyển tiếp giữa chế độ
tự quản làng xã sang chế độ Nhà nước đầy đủ
Vì tính không chuyên nghiệp đó nên đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo.Cho đến nay rất ít địa phương tổ chức được lớp đào tạo cơ bản cho đội ngũ cán
bộ cơ sở, kể cả đội ngũ cán bộ chuyên môn
Do không được coi là cán bộ chuyên nghiệp, tính bấp bênh cao nên khôngthu hút được những người có học vấn cao ở lại hoặc trở về làm cán bộ cấp xã.Trong khi đó chính quyền cấp trên rất khó bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt
ở cơ sở được Thực tế, nhiều người đã trở thành cán bộ xã vì trước đó đã ở lạiquê hương với những lý do: gia cảnh khó khăn; sức khỏe kém; thanh niên khôngthi đỗ đại học, cao đẳng; thương binh, bộ đội xuất ngũ; cán bộ về hưu, về mấtsức Trong đó đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là bộ đội xuất ngũ, người về hưu.Thực tế đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn vẫn còn có những người chưa biếtchữ, trình độ văn hóa cấp I, cấp II chiếm tỷ lệ khá cao đặc biệt những vùng sâu,vùng xa Theo phụ lục 2 cho thấy: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn
Trang 28nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thấp, Bí thư đang uỷ, tiểuhọc 0,62%, trung học cơ sở 19,75%, trung học phổ thông 79,63% Phó bí thư,thường trực đảng uỷ, tiểu học 0,64%, trung học cơ sở 20,26%, trung học phôthông 79,74% Chủ tịch hội đồng nhân dân, tiểu học có 0,65%, trung học cơ sở
có 20,26%, trung học phổ thông có 79,08% Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Bíthư đảng uỷ trung cấp có 16,05%, đại học có 7,41%, không có chuyên mônnghiệp vụ 76,54% Phó bí thư, thường trực đảng uỷ, sơ cấp 1,31%, trung cấp9,15%, đại học chỉ có 5,48%, không có chuyên môn nghiệp vụ 84,97% Chủ tịchhội đồng nhân dân; sơ cấp 0,65%, trung cấp 17,65%, đại học có 5,23%, không
có chuyên môn nghiệp vụ 76,47% Như vậy, trình độ chung của đội ngũ cán bộ
cơ sở tỉnh Đồng Nai là thấp, xét về chất lượng, số lượng, cơ cấu tổ chức có nhiềumặt chưa ngang tầm với nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới,chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Độingũ cán bộ cơ sở còn thiếu ổn định, chưa được qui hoạch đào tạo bồi dưỡng đểthực hiện được nhiệm vụ đề ra, Bên cạnh đó bộ phận cán bộ thoái hoá biến chấtkhông giảm mà có chiều hướng ngày càng gia tăng Trong đội ngũ cán bộchuyên trách cấp xã ở Đồng Nai hiện nay có 7,41% Bí thư và 8,5% Phó Bí thưĐảng ủy, 8,5% Chủ tịch và 28,1% Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, 7,95% Chủtịch và 16,67% Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chưa qua đào tạo các lớp lý luậnchính trị; 44,44% Bí thư và 35,29% Phó bí thư, 41,83% Chủ tịch và 52,56% Phóchủ tịch Hội đồng nhân dân, 23,18% Chủ tịch và 32,05% Phó chủ tịch Ủy bannhân dân chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước
Ba, cũng như HTCTCS chung trong cả nước hiệu quả hoạt động của
HTCTCS tỉnh Đồng Nai phụ thuộc rất lớn vào cá nhân người lãnh đạo.
Đây là đặc điểm xét trên khía cạnh hiệu quả hoạt động của HTCTCS.Khác với các cấp trên, ở cấp xã, mức độ phụ thuộc của HTCTCS vào cá nhânngười lãnh đạo rất nhiều Bởi lẽ quần chúng ở nông thôn, trong phạm vi làng
Trang 29xã trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế Các đoàn viên, hội viên của cácđoàn thể vì nhiều lý do, thường không chủ động đề xuất ý kiến với tổ chức màphải chờ đợi sự chỉ đạo, gợi mở, tác động của lãnh đạo Từ đó, người lãnh đạotrở thành linh hồn, đầu tầu, đầu nghĩ, miệng nói, tay làm, chân đi, tai lắngnghe Nếu người lãnh đạo nào làm được điều đó thì phong trào khá, ngược lạithì phong trào trì trệ Không ở cấp nào khẳng định đúng hơn kết luận của Chủtịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là gốc của công việc, còn gốc tốt hay xấu phụthuộc vào cán bộ giỏi hay kém Điều đó còn đúng với người cán bộ chủ chốtcấp cơ sở chung trong cả nước, trong đó có cán bộ cơ sở tỉnh Đồng Nai
Bốn, hiệu quả hoạt động của HTCTCS tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng và
chi phối bởi quan hệ dòng họ, lối ứng xử truyền thống.
Ở phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng thường có tìnhtrạng “chi bộ họ ta”, thành viên cấp ủy được phân bổ theo dòng họ, theo cánh,theo làng Quan hệ anh em, họ hàng, chú, bác trong đảng ủy, giữa các cán
bộ xã không phải hiếm Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ trong nội bộ
tổ chức Có khi vì quan hệ thân tộc mà nể nang, né tránh đấu tranh hoặcngược lại đấu tranh phe cánh kịch liệt, vượt qua mức cần thiết dẫn đến làm têliệt cả tổ chức đảng và chính quyền
Những đặc điểm trên quy định hiệu quả thực hiện vai trò của HTCTCS trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc thực hiện CSTG Vì thế,việc thực hiện CSTG ở Đồng Nai, không thể không tính đến sự tác động, chiphối của những đặc điểm trên
1.2.3 Vai trò hệ thống chính trị cơ sở của Tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay
Thứ nhất, vài nét về tình hình và hoạt động của tôn giáo trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai hiện nay.
Trang 30Đây là nhân tố, đối tượng trực tiếp, chủ yếu cần tác động trong quá trìnhthực hiện CSTG của HTCTCS tỉnh Đồng Nai hiện nay Cho nên, là nhân tốtrực tiếp chi phối đến việc thực hiện vai trò của HTCTCS tỉnh Đồng Nai trongthực hiện CSTG của Đảng, Nhà nước ta hiện nay Đồng Nai là tỉnh có nhiềutôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài và đạoHòa Hảo Hiện nay toàn tỉnh có 1.286.232 tín đồ các tôn giáo lớn, chiếm tỷ lệ63,34% dân số của toàn Tỉnh, phần lớn số tín đồ theo Phật giáo, Công giaó,Tin Lành (phụ lục 5) Đồng Nai có 38 dân tộc ít người, chiếm 8% dân số toànTỉnh, trong đó có 17 dân tộc có số người theo các đạo chiếm đến 23% dân sốtoàn Tỉnh Nhìn chung, tổ chức, hoạt động của các tôn giáo khá chặt chẽ, cóảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, vănhóa, quốc phòng và an ninh trên địa bàn tỉnh.
Phật giáo được truyền vào vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai từ thế kỷ thứXVII, theo hai hướng: thứ nhất (Phật giáo Bắc tông) theo các di dân từ ThuậnQuảng vào, thứ 2 theo đường biển từ Trung Quốc sang Ngay từ thời xa xưa,Phật giáo ở Đồng Nai đã giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần củanhững cư dân đến khai khẩn sinh sống
Tính đến tháng 10 năm 2003 ở Đồng Nai, số lượng tín đồ Phật giáo là431.280 người, chiếm 19,05% dân số toàn tỉnh, có 128 chức sắc: trong đó có
31 Hòa thượng, Thượng tọa; 15 Ni sư, Ni trưởng; 72 Đại đức Ban Trị sự Phậtgiáo tỉnh có 25 thành viên; có: 25 chùa, 7 thiền viện, 83 tu viện, tịnh xá, 55tịnh thất, 33 Niệm phật đường Trong đó có 3 chùa: Bửu long, Long thiền,Đại giác ở thành phố Biên hoà được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử Quốcgia Tín đồ Phập giáo tập trung chủ yếu ở các huyện Long thành, Long khánh,Xuân lộc và thành phố Biên hoà
Hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh về cơ bản là đúng đường hướng
“Đạo pháp - Dân tộc - CNXH” Đại đa số tăng ni, phật tử có truyền thống yêu
Trang 31nước, có ý thức dân tộc, gắn bó với dân tộc, tích cực, tự giác thực hiện các hoạtđộng xã hội, từ thiện, tích cực tham gia đóng góp sức người sức của cho côngcuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Tuy nhiên, hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh hiện đang có nhữngdiễn biến khá phức tạp Đặc biệt là vấn đề “gia đình phật tử” Ngay sau khi Nhànước có chủ trương mới và Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thông bạch về hoạtđộng của “gia đình phật tử”, số đại diện “gia đình phật tử” ở Long Khánh, LongThành, Vĩnh Cửu đòi khôi phục lại “gia đình phật tử” (cũ), thách thức Đảng,Nhà nước và chính quyền cơ sở về vấn đề này Hiện nay, hoạt động “gia đìnhPhật tử” khá phức tạp: (Long Khánh có 17 gia đình, Vĩnh Cửu có 6 gia đình);mỗi gia đình có từ 50 đến 60 tín đồ, duy trì sinh hoạt vào ngày chủ nhật hàngtuần Đáng chú ý nhất là việc lợi dụng “gia đình Phật tử” để tập hợp lực lượng,chủ yếu là thanh niên, thiếu niên, hoạt động theo đường hướng của Giáo hộiPhật giáo Việt Nam thống nhất (cũ), gây mâu thuẫn trong nội bộ giáo dân, chia
rẽ giáo hội Hoạt động của nhóm Thích Huyền Quang và Phật giáo hải ngoạiTâm Thư ở Đồng Nai tập trung vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp Phật giáo, viphạm nhân quyền… Đồng thời những hoạt động như: xây dựng, sửa chữa, cơinới chùa chiền, am cốc; tăng cường quan hệ với cá nhân, tổ chức ở nước ngoài
để vận động quyên góp vật chất và tiền bạc Trong các hoạt động của một số cơ
sở Phật giáo có sự đan xen hoạt động mê tín dị đoan, bói toán, tướng số làm ảnhhưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh của nhân dân, đến an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn Chùa Phước sơn thuộc xã Phước Tân huyện Longthành trong mấy năm gần đây đã tự ý xây dựng, chưng cất 129 am cốc, tă2ng ni,phật tử ở các địa phương khác hàng tuần tụ tập về đây hoạt động tu hành kháphức tạp
Công giáo được truyền bá vào Đồng Nai từ nửa sau thế kỷ thứ XVII, thếlực của Chúa Nguyễn ở Đồng Nai, Sài Gòn tăng lên mạnh mẽ, đã khuyến khích
Trang 32làn sóng di cư cdủa người Việt vào định cư ở vùng đất mới Điểm dừng chânđầu tiên của họ là Mô Xoài (hay còn gọi là Mỗi Xuy – tức Bà Rịa) Tại đâynhững cư dân Công giáo trốn chạy việc cấm đạo đã lập ra họ đạo ở Xích Lamgần vùng đất đỏ Bà Rịa Từ Mô Xoài, Bà Rịa các cư dân tự do đi dọc theo sôngĐồng Nai tiến vào các vùng: Nhơn Trạch, Lọng Thành, An Hoà, Bến Gỗ, BầuLâm, Cù Lao Phố, Cù Lao Ngô, Cù Lao Kinh, Cù Lao Tân Triều… cùng theo
đó, các tín đồ đạo Công giáo cũng phát triển theo Tuy nhiên, số lượng tín đồtăng lên chủ yếu là do giáo dân từ miền Bắc di cư vào năm 1954, đa số từ cáctỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa và giáo dân ở cáctỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ; ngoài ra còn có một bộ phận giáo dân Việtkiều từ Campuchia trở về sau năm 1954, đã làm cho số lượng tín đồ Công giáotrên địa bàn Tỉnh tăng lên rất nhanh Các tín đồ Công giáo ở Đồng Nai thườngsống tập trung huyện Thống Nhất có 175.698 tín đồ, chiếm 62,3% dân số toànhuyện và 24,48% dân số toàn tỉnh; phường Tam Hoà thành phố Biên Hoà có99,7% tín đồ, xã Gia Tân 3 có 98,8% tín đồ Công giáo
Hiện nay Công giáo có số lượng tín đồ đông nhất trong đồng bào theo cáctôn giáo ở Đồng Nai với 824.576 giáo dân, chiếm 33,65% dân số toàn Tỉnh,chiếm 12,3% tín đồ Công giáo trong cả nước, 33% số tín đồ Tổng giáo phậnThành phố Hồ Chí Minh, đáng chú ý là giáo phận Xuân Lộc ở Đồng Nai là giáophận lớn nhất trong 25 giáo phận Công giáo ở Việt Nam
Tổ chức Công giáo ở tỉnh Đồng Nai gồm: 1 giáo phận, đứng đầu là TòaGiám mục Xuân Lộc (Long Khánh); dưới giáo phận là 12 giáo hạt và dưới đó
là các giáo xứ, họ đạo, xóm và khu đạo Có 2 giám mục, 222 linh mục 1.511
tu sĩ, có 63 Ban Hành giáo với 652 thành viên Đây là tổ chức chuyên làmcông tác sự vụ trong các giáo xứ Dưới họ đạo còn tổ chức thành 52 BanHành giáo với 212 thành viên Dòng tu, thường tổ chức thành 3 cấp; bề trêndòng tu, tỉnh dòng tu và các cơ sở tu viện Hiện nay, toàn tỉnh có 46 dòng tu
Trang 33với 1520 tu sĩ, trong đó có: 32 dòng tu nữ với 1.413 nữ tu sĩ, 14 dòng tu namvới 107 nam tu sĩ.
Giáo phận Tỉnh hiện có 244 cơ sở, trong đó có 169 nhà thờ giáo xứ, 50 nhàthờ giáo họ và 25 nhà thờ giáo nguyện; số này chủ yếu được xây dựng trướcnăm 1975, nay đã được chính quyền cho phép trùng tu, sửa chữa hoặc xây dựnglại Tổ chức và hoạt động của Công Giáo ở Đồng Nai rất chặt chẽ, tuân thủ sựchỉ đạo trực tiếp từ Va-ti-căn, và Giáo hội Công giáo Việt Nam
Đa số đồng bào Công giáo ở tỉnh Đồng Nai đều là những tín đồ ngoanđạo, “kính chúa, yêu nước”, thực hiện tốt mọi chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Nhiều chức sắc, tín đồ tích cực tham gia vàocác đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan chính quyền cơ sở, xây dựng khốiđại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương - giáo và đoàn kết tôn giáo, tích cựchưởng ứng các phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phong tràoKHHGĐ, thực hiện nghĩa vụ quân sự Toàn tỉnh hiện có 182 đảng viên xuấtthân từ Công giáo, đa số tham gia Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.Điển hình như huyện Thống Nhất, tổng số cán bộ viên chức là 829 người,trong đó có 89 người theo Công giáo (chiếm 10,7%); lực lượng công an xã,thị trấn có 45 người (chiếm 35%)
Ủy ban Đoàn kết Công giáo Tỉnh không ngừng được củng cố và ngày càng
có vai trò quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Phong trào
“kính Chúa yêu nước”, “tốt đời đẹp đạo” ngày càng được nhiều giáo dân thamgia, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân
Quan hệ quốc tế của Công giáo cũng rất sôi nổi Tính đến năm 2001, đã có:
3 lượt giám mục, 80 lượt linh mục, tu sỹ đi ra nước ngoài quan hệ với các tổchức tôn giáo ở 14 nước… Số lượng các đoàn khách, các tổ chức tôn giáo nướcngoài vào thăm, đặt quan hệ với các cơ sở Công giáo cũng tăng lên
Trang 34Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của Công giáo trên địa bàn Tỉnhcòn có những biểu hiện tiêu cực Vẫn còn một bộ phận tín đồ có mặc cảm, tự ty,chưa thực hiện tốt CSTG, cá biệt vẫn có các vụ việc chống lại chính quyền, chia
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc
Đạo Tin Lành vào Đồng Nai khoảng năm 1912, do Mục sư của Hội Liênhiệp Phúc âm truyền giáo Mỹ (CMA), ở Quận I Thành phố Sài Gòn đến BiênHòa rao giảng Đến năm 1924, chính quyền cũ chấp nhận cho thành lập chi hội
và Hội thánh Biên Hoà, đã xây dựng 1 nhà thờ đầu tiên ở khu vực Cây Chàm,phường Quang Vinh thành phố Biên Hoà, năm 1937 phát triển chi hội nhà thờhuyện Long Thành, năm 1954 phát triển đến huyện Định Quán Từ năm 1954đến năm 1975 đạo Tin Lành tiếp tục mở rộng địa bàn, phát triển tín hữu, xâydựng tổ chức, đào tạo chức sắc Đạo Tin Lành ở Đồng Nai có một số hệ pháinhư: Cơ đốc Phục lâm, Bắt tít, Ngũ tuần, Gie hô va… Hiện nay, toàn Tỉnh có47.000 tín hữu, 10 mục sư, 9 nhà truyền đạo, 12 nhà thờ hoạt động trên các địabàn: thành phố Biên Hòa, các huyện: Long Thành, Thống Nhất, Long Khánh,Định Quán, Xuân Lộc
Từ sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng đến cuối những năm 1980 sốgiáo sĩ, mục sư truyền đạo là tuyên uý của quân đội nguỵ bỏ chạy ra nước ngoài,chỉ còn lại tổng liên hội và lực; lượng truyền giáo nên chưa được Nhà nước thừanhận tư cách pháp nhân Song đạo Tin Lành vẫn tiếp tục hoạt động và có nhiềucải cách, thích nghi với hoàn cảnh xã hội mới Từ khi Đảng, Nhà nước chủtrương đổi mới toàn diện, đặc biệt từ năm 1990, các giáo phái Tin Lành từngbước khôi phục lại cơ sở hội thánh Tin Lành cũ, tiếp tục truyền đạo và phát triểnđạo, nhất là từ năm 1994 đến năm 2001 Năm 1994 có 3 hệ phái: Tổng liên hội,
Cơ đốc Phục lâm và Ngũ tuần, với gần 10.000 tín đồ, 17 nhà thờ, nhà nguyện, 8điểm nhóm sinh hoạt, 17 mục sư, truyền đạo Năm 1997 riêng Tổng liên hội cógần 13.000 tín đò, 17 nhà thờ, 22 điểm nhóm, 5 mục sư, 11 nhà truyền đạo Đến
Trang 35năm 1999, toàn tỉnh đã phát triển lên 10 hệ phái Tin Lành ở 9/9 huyện, thànhphồ với gần 14.000 tín đồ, trong đó có 5082 tín đồ thuộc các dân tộc thiểu số và
20 chi hội có 3 chi hội không hợp pháp Các nhà truyền đạo đã liên kết với nhau
mở rộng phạm vi truyền đại cà phát triển tín đồ vào các vùng sâu, vùng xa, vùngđồng bào dân tộc thiểu số nhất là trên các địa bàn như: Xuân Lộc, Tân Phú, ĐịnhQuán, Long Thành, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch Đồng thời các mục sư tích cực củng
cố xây dựng các chi hội, ban chấp hành cơ sở, đặc biệt ở một số khu công nghiệp
có các doanh nghiệp người nước là tín đồ của đạo Tin Lành như: Đài Loan, HànQuốc… để sinh hoạt tôn giáo tạo ra nhiều vấn đề phức tạp cho địa phương.Phương thức hoạt động chủ yếu của đạo Tin Lành là thông qua hoạtđộng từ thiện, giúp vốn làm ăn, giải quyết việc làm kèm theo chính sách tuyêntruyền vận động đồng bào vào đạo một cách bền bỉ, khôn khéo, có phần phùhợp với tâm lý đồng bào các dân tộc thiểu số, những người buôn bán nhỏ…Đồng thời, các chức sắc trong đạo Tin Lành luôn đẩy mạnh hoạt động mócnối, quan hệ với người nước ngoài Những vấn đề trên cho thấy xu hướnghoạt động của đạo Tin Lành trên địa bàn Tỉnh khá phức tạp… Hoạt động củacác chi hội ngày càng sôi nổi và có tổ chức như: củng cố ban chấp sự, duy trìsinh hoạt tôn giáo của giáo hội, xây dựng tổ chức Ca đoàn, Ban trung niên,Ban thanh niên, Ban thiếu niên nhi đồng
Đại đa số tín đồ đạo Tin Lành là những người có hoàn cảnh kinh tế khókhăn; một số nhập đạo do tính hiếu kỳ Do vậy, có thể nói đức tin tôn giáo củatín đồ là không sâu đậm Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên từ năm 2001đến năm 2002 các giáo phái của đạo Tin Lành không những đã phát triển vàocác vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vào những đối tượng có trình độvăn hoá thấp, mà còn thâm nhập vào các trung tâm thị trấn, thị tứ, các huyện
lỵ và thành phố Biên Hòa
Trang 36Đạo Cao Đài ở Đồng Nai với 17.081 tín đồ, 61 chức sắc trong đó có 2 giáo
xứ, 1 giáo hữu, 58 lễ sanh, thuộc 3 hệ phái (Tây Ninh, Ban Chánh đạo thành,Tiên thiên truyền giáo); với 24 thánh thất, 7 đền thờ Phật Mẫu Tín đồ đạo CaoĐài tập trung chủ yếu ở các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Thống Nhất,Định Quán và thành phố Biên Hòa, phần đông thờ phụng tại gia Các hoạt độngtôn giáo diễn ra bình thường, đa số tín đồ, chức sắc đạo Cao Đài chấp hành tốtchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, có một số vấn đề mớiphức tạp đã nảy sinh như: hiện tượng khiếu kiện, hiện tượng đòi lại các cơ sở thờ
tự của các tôn giáo mà Nhà nước đang quản lý, một số đối tượng cực đoan ra sứclôi kéo, kích động các chức sắc đòi khôi phục lại hệ thống hành chánh đạo cũ
Đạo Hòa Hảo ra đời ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhưng do sự di
cư tự do và quan hệ dòng họ đã du nhập vào tỉnh Đồng Nai, nên số lượng tín đồcủa đạo này rất ít, chỉ có 105 tín đồ, 3 chức sắc, 1 cơ sở thờ tự ở thành phố BiênHòa Các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, chức sắc, tín đồ chấp hành tốtchủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng khôngđáng kể trong đời sống xã hội của tỉnh Đồng Nai
Đạo Hồi ở Đồng Nai có khoảng 2.000 tín đồ, 2 thánh đường tại xã Bình
Sơn (Long Thành) và Xuân Hưng (Xuân Lộc), 1 nhà truyền đạo, 4 chức việc.Các tín đồ Đạo Hồi trên địa bàn Tỉnh luôn yên tâm làm ăn sinh sống, không viphạm đến chính sách pháp luật của Nhà nước, không làm ảnh hưởng đến an ninhchính trị và trật tự an toàn xã hội nơi địa bàn
Tuy nhiên, đây là một tôn giáo ít nhiều có tư tưởng bảo thủ, chịu ảnh hưởngnhất định của phong trào Hồi giáo cực đoan trên thế giới… gần đây có một sốphái đoàn Hồi giáo từ Ma-lai-xia đến Đồng Nai nhằm tiếp cận, tìm hiểu và pháttriển đạo đã làm cho tình hình tôn giáo trên địa bàn thêm phần phức tạp
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có đủ 6 tôn giáo lớn ở Việt Nam.Trong đó nổi lên và có ảnh hưởng đáng kể (cả tích cực và tiêu cực) đến đời
Trang 37sống chính trị - xã hội địa bàn là Phật giáo, Công giáo và Tin Lành Đây lànhững tôn giáo có số lượng tín đồ khá lớn, tổ chức khá chặt chẽ, cơ sở thờ tựrộng khắp Nhìn chung đa số đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh lànhân dân lao động, cơ bản chấp hành đúng đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động sản xuất, xâydựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” Các hoạt động từ thiện, văn hóa, thể thao,giáo dục, y tế được đại đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo quan tâm thựchiện; phong trào xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ, xây dựngnhà tình thương, tình nghĩa cho các đối tượng chính sách; công tác xã hội hóagiáo dục… được đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn giáo ủng hộ.
Tuy nhiên, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn cũng đang có nhữngdiễn biến phức tạp, một bộ phận giáo dân còn mặc cảm, chưa thật sự hòađồng, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, một số chức sắc còn có thái
độ hoài nghi vào CSTG, còn ngấm ngầm hoặc công khai chống đối HTCTCS.Tình hình tôn giáo đó đòi hỏi phải thực hiện tốt hơn nữa CSTG của Đảng
và Nhà nước, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo, đấutranh chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lựcthù địch Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, các cấp các nghành màtrước hết là của HTCTCS Đồng Nai Bởi vậy HTCTCS tỉnh Đồng Nai có vaitrò quan trọng trong thực hiện CSTG
Thứ hai, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Đồng Nai trong việc thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta:
Theo từ điển Tiếng Việt, vai trò là chức năng tác dụng của cái gì hoặccủa ai, trong sự vận động, phát triển của nhóm, của tập thể nói chung Bất kỳ
sự vật, hiện tượng nào tồn tại trên thực tế đều đóng một vai trò nhất địnhtrong mối quan hệ đối với một khách thể, một đối tượng nào đó Nhờ vậy mà
sự vật bộc lộ những thuộc tính xác lập sự tồn tại của mình Theo cách hiểu
Trang 38trên, thì HTCTCS Đồng Nai và mỗi tổ chức, mỗi lực lượng đều có vai trònhất định trong thực hiện CSTG trên địa bàn.
Chức năng, nhiệm vụ của HTCTCS quy định vai trò của HTCTCS trongthực hiện chính sách kinh tế - xã hội nói chung, CSTG nói riêng Hay nói cáchkhác, vai trò của HTCTCS được thể hiện qua việc thực hiện các chức năngnhiệm vụ của nó HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giữvai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nóichung, CSTG nói riêng Bởi vì, HTCTCS là cầu nối trực tiếp giữa toàn bộHTCTCS với nhân dân, hằng ngày tiếp xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt
và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổ chức và vận động nhân dânthực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường đoàn kếttoàn dân Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cấp xã là gần gũidân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việcđều xong xuôi” [23, tr 371] HTCTCS vừa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lýmọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở, vừa làm công tác vận động quần chúng thựchiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước; bảo đảm cho mọi đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng, chính quyền cấp trên được thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn, sángtạo ở địa phương; đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động;thực hành chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Nghị quyết 24 NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) đã chỉ rõ: làm tốt côngtác tôn giáo là trách nhiệm của cả HTCT, phối hợp chặt chẽ với nhau dưới sựlãnh đạo của Đảng Chính quyền phải thực hiện chức năng quản lý tôn giáo bằngpháp luật; các đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm đi sâu vận độngquần chúng tín đồ và chức sắc, cử người tham gia dưới các hình thức thích hợpvào các tổ chức và sinh hoạt của giáo hội để hướng dẫn và lãnh đạo tín đồ
Trang 39Vai trò của HTCSCS Tỉnh Đồng Nai trong thực hiện CSTG thể hiện ởnhững nội dung chủ yếu sau:
Một là, HTCTCS tỉnh Đồng Nai là lực lượng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục CSTG của Đảng, Nhà nước đến quần chúng nhân dân lao động cũng như đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền, giáo dục có vị trí, vai trò quan trọng trong việcnâng cao nhận thức, trách nhiệm, nâng cao giác ngộ chính trị, tư tưởng cho quầnchúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân có nhận thức và hành động đúngđắn theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước.Công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho nhân dân có nhận thức đúng về vị trí,vai trò của tôn giáo đối với sự nghiệp cách mạng; thấy được những đóng góp tolớn của đồng bào tín đồ các tôn giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũngnhư trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay; thấy được bản chất,
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn lợi dụng tôn giáo chống phácông cuộc đổi mới của đất nước ta; thấy được sự tồn tại lâu dài của tôn giáo dướichế độ xã hội mới; thấy được quân điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước ta trong giải quyết vấn đề tôn giáo; thấy rõ sự tồn tại lâu dài của tôn giáo,
từ đó xây dựng thái độ, trách nhiệm chấp hành và thực hiện tốt CSTG của Đảng,Nhà nước ta Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa IX) chỉ rõ: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáodục, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng vàNhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chứcviệc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo Giáo dục truyền thống yêu nước, ýthức bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, làm cho đồng bào tín đồcác tôn giáo luôn gắn bó với dân tộc, với quê hương, đất nước và chủ nghĩa
xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr.52]
Trang 40Nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục của HTCTCS tỉnh ĐồngNai là tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcnói chung, CSTG nói riêng đến mọi quần chúng nhân dân lao động cũng nhưđồng bào tín đồ các tôn giáo ở địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, tráchnhiệm cho nhân dân, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả CSTG của Đảng,Nhà nước ta.
Cùng với công tác tuyên truyền, giáo dục CSTG, khơi dậy và phát huyđược truyền thống yêu quê hương, đất nước, yêu giống nòi, ý thức độc lập tựchủ, tự lực tự cường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN trong nhân dân cũng như trong đồng bào tín đồ các tôn giáo ở địaphương
Công tác tuyên truyền, giáo dục CSTG của HTCTCS tỉnh Đồng Nai là;nhằm nâng cao nhận thức cho toàn dân về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,không phân biệt đối xử giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bàokhông theo một tôn giáo nào; trực tiếp phổ biến, hướng dẫn cho đồng bào tín đồcác tôn giáo trên địa bàn vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ tôn giáo, vừa làmtròn nghĩa vụ của một công dân sinh sống trên địa bàn, hăng hái tham gia laođộng sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào; thực hiệnnghiêm túc Hiến pháp, luật pháp, các quy định của Nhà nước, của chính quyềncác cấp trong lĩnh vực tôn giáo; làm cho quần chúng nhân dân lao động cũngnhư đồng bào tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thấy rõ sự cần thiết phải thực hiệntốt CSTG của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay Giúp nhân dân phânbiệt rõ giữa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan, giữa hoạt độngtôn giáo đúng pháp luật với những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đểchống phá cách mạng Trên cơ sở đó nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhândân kiên quyết loại trừ mê tín dị đoan, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại