1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở binh chủng đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay

93 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Huy Vai Trò Nhân Tố Chủ Quan Của Sĩ Quan Cấp Phân Đội Ở Binh Chủng Đặc Công Trong Thực Hiện Nhiệm Vụ Bảo Vệ Chủ Quyền Biển, Đảo Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Quốc Gia
Chuyên ngành Quân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 575 KB

Nội dung

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển, đảo không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn mà còn là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng biển nước ta rất rộng, có diện tích trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông, với đường bờ biển dài trên 3.260km và trên 3.000 đảo lớn, nhỏ. Do đó, để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư, đặc công nước.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO 111.1 Thực chất phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan

cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo 111.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát huy vai trò nhân tố chủ

quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc côngtrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo 33Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI

TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO HIỆN NAY 452.1 Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan

cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay 452.2 Giải pháp cơ bản phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ

quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay 62

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.Biển, đảo không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn mà còn là địa bànchiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vùngbiển nước ta rất rộng, có diện tích trên 1 triệu km2, chiếm gần 30% diện tíchBiển Đông, với đường bờ biển dài trên 3.260km và trên 3.000 đảo lớn, nhỏ

Do đó, để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần phát huysức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thốngchính trị, trong đó nòng cốt là lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển,kiểm ngư, đặc công nước

Binh chủng Đặc công là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của QĐND ViệtNam, với truyền thống 16 chữ vàng: “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời,mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn”, với nhiệm vụ đa dạng, phức tạp, trong

đó có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấubảo vệ chủ quyền biển, đảo rất khắc nghiệt, vất vả, đòi hỏi người sĩ quan vàphân đội có ý chí cao, chịu đựng được khó khăn, gian khổ, trình độ kỹ chiếnthuật tinh nhuệ, v.v., mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Do đó, đểhoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà Đảng, Nhà nước vànhân dân giao phó, cần phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ sĩ quancấp phân đội, những người trực tiếp quản lý, huấn luyện bộ đội ở đơn vị Hiện nay, tình hình Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp TrungQuốc thường xuyên có những hành động gây hấn trên biển, trực tiếp đe dọachủ quyền biển, đảo nước ta Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo còngay go, phức tạp, lâu dài, trong khi ưu thế quân sự, kỹ thuật thuộc về cácnước gây chiến, nước ta phải lấy vũ khí, trang bị kém hiện đại chống lại kẻthù có vũ khí công nghệ cao, vẫn phải lấy sức mạnh tổng hợp để đánh thắng

kẻ thù có sức mạnh về kinh tế, vũ khí, trang bị hiện đại Do đó, vấn đề đặt ra

Trang 3

là phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan của con người Việt Nam nóichung, sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công nói riêng, làm cơ sở đểchỉ huy, huấn luyện bộ đội đặc công nước có bản lĩnh chính trị vững vàng,

có ý chí quyết tâm cao, trình độ kỹ chiến thuật tinh nhuệ, hoàn thành nhiệm

vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống

Thời gian qua, các chủ thể ở Binh chủng Đặc công đã tích cực, có nhiềubiện pháp phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, gópphần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tuy nhiên,việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thời gian quavẫn còn một số hạn chế, bất cập cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện Ởnhững thời điểm khác nhau, vẫn còn tình trạng các chủ thể chưa quan tâmđúng mức đến việc phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phânđội Công tác đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan cấp phân đội có mặt chưa đáp ứngđược yêu cầu Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho huấn luyện còn hạn chế

Cơ chế, chính sách đối với sĩ quan cấp phân đội chưa tương xứng với đặc thùhoạt động Mặt khác, một số sĩ quan vẫn chưa thật chủ động tận dụng nhữngđiều kiện, khả năng, phát huy nội lực vào thực hiện nhiệm vụ, chưa đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay

Do đó, nghiên cứu vấn đề: “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay” là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Lý luận phát huy nhân tố chủ quan cũng như vận dụng lý luận đó vàonhững lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, hoạt động quân sự là vấn đề đãđược nhiều tác giả đề cập tới Tuy nhiên, tùy từng hướng tiếp cận mà vấn đềphát huy nhân tố chủ quan của các chủ thể được tập trung khai thác, lý giải vàvận dụng ở những góc độ khác nhau

Trang 4

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nhân tố con người và vấn đề phát huy nhân tố con người

Phạm Minh Hạc (Chủ nhiệm), “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội” [14] Tác giả khẳng định mục tiêu và động lực

chính của sự phát triển là vì con người, do con người; con người ở “vị trítrung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội”, của mọi quá trình phát triển kinh

tế, xã hội; mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, docon người; phát triển kinh tế - xã hội không thể bên ngoài phát triển conngười, phát triển nguồn nhân lực

Lê Hữu Tầng (Chủ nhiệm)“Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội” [36] Tác giả đã

khái quát hệ thống những động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồmcác động lực cơ bản là công bằng xã hội, dân chủ, tạo dựng môi trường tâm lý

xã hội, niềm tin, khoa học, văn hóa Đồng thời tác giả đã chỉ rõ để sử dụngđúng đắn tính tích cực của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội cần tôntrọng và hành động theo quy luật khách quan, chủ động định hướng hoạt độngcủa con người trên cơ sở nhận thức các nhu cầu và kích thích tính tích cực củangười lao động một cách hợp lý trên cơ sở kết hợp đúng đắn các loại lợi ích

Tác giả Nguyễn Văn Tài trong luận án Tiến sĩ “Tích cực hóa nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [35] đã phân tích, luận giải, nghiên cứu vấn đề tích cực hóa nhân tố con

người của đội ngũ sĩ quan trong xây dựng quân đội một cách cơ bản, toàn diện,

có hệ thống; làm rõ thực chất của quá trình đó, nội dung, phương thức, phươngtiện để phát huy và sử dụng có hiệu quả tính tự giác, sáng tạo của đội ngũ sĩquan, tạo nên động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng QĐND Việt Namtheo phương hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

Qua những công trình trên các tác giả đã luận giải sâu sắc về nhân tố conngười và vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội, trongxây dựng quân đội Đây chính là các công trình có giá trị, giúp tác giả tiếp cậnđúng đắn nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công

Trang 5

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan trong quân đội

Tác giả Nguyễn Phi Cẩn trong đề tài “Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta hiện nay” [6] đã chỉ rõ sức

mạnh chiến đấu của Quân đội ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đónhân tố chủ quan của mỗi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội là nhân tố có ý nghĩatrực tiếp quyết định Tác giả đã làm rõ khái niệm nhân tố chủ quan là tổng hoànhững phẩm chất và năng lực của mỗi quân nhân được huy động vào thực hiệnnhiệm vụ cụ thể Qua đó tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng caovai trò nhân tố chủ quan trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta

Tác giả Đặng Quốc Cẩm trong đề tài “Phát huy nhân tố chủ quan trong

tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh hiện nay” [5] đã đề cập nhiều

vấn đề khá sâu sắc xung quanh nhân tố chủ quan và chất lượng tự học của họcviên đào tạo sĩ quan công binh, trong đó nhấn mạnh sự nỗ lực, sáng tạo, tựchủ của chính bản thân người học Theo đó, phát huy nhân tố chủ quan trong

tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh là nhằm mục đích nâng cao tínhtích cực chủ động của người học viên, nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức,rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo của chính họ

Tác giả Đinh Xuân Khuê trong luận văn thạc sĩ “Phát huy vai trò nhân

tố chủ quan của đội ngũ giáo viên trong giáo dục và đào tạo ở Trường sĩ quan Lục quân 2 hiện nay” [18] đã khẳng định nhân tố chủ quan của đội ngũ

giáo viên có vai trò to lớn trong quá trình giáo dục, đào tạo góp phần xâydựng nhà trường theo hướng chính quy, tiên tiến, mẫu mực Đồng thời nhấnmạnh mục đích của quá trình này là “nhằm nâng cao trình độ tri thức, phẩmchất, năng lực và khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáoviên, nâng cao chất lượng truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, xâydựng phẩm chất nhân cách cho người học viên” [tr 30]

Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Kiều“Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hậu

Trang 6

cần quân đội hiện nay” [19] xác định trong điều kiện nước ta đang đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa càng đòi hỏi cao vai trò nhân tố chủ quan của cán bộ hậu cần,nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động hậu cần đáp ứng nhiệm vụxây dựng và chiến đấu của Quân đội ta trong giai đoạn mới

Tác giả Phạm Việt Hùng trong luận văn thạc sĩ “Phát huy nhân tố chủ quan của cán bộ quản lý học viên trong nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở Trường sĩ quan Lục quân 1 hiện nay” [17] đã xác định: “phát huy nhân tố

chủ quan của cán bộ quản lý học viên trong nâng cao chất lượng giáo dục - đàotạo ở Trường sĩ quan Lục quân 1 là quá trình làm biến đổi, phát triển các yếu tốtri thức, tình cảm, ý chí, thái độ, động cơ và năng lực lãnh đạo, tổ chức, quản

lý, chỉ huy của cán bộ quản lý học viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụnhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của nhà trường” [tr 22].Đồng thời khẳng định đây là quá trình tích cực hóa các yếu tố cấu thành nhân

tố chủ quan, là quá trình hoàn thiện bản thân người cán bộ quản lý học viên.Nhóm các công trình trên đã làm rõ nhân tố chủ quan và vai trò nhân tốchủ quan ở một số đơn vị trong quân đội Những công trình trên có giá trị,liên quan đến đề tài, giúp tác giả khái quát, làm rõ vai trò nhân tố chủ quancủa sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công

* Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Tiếp cận quá trình bảo vệ chủ quyền biển, đảo theo chiều dài lịch sử dưới sự

lãnh đạo của Đảng, tác giả Nguyễn Đức Phương trong đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001” [33] đã làm rõ chủ quyền biển, đảo nước ta trên cơ sở các chứng cứ lịch sử

và luật pháp quốc tế, đồng thời luận giải sâu sắc những vấn đề lý luận, thực tiễncủa quá trình Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổquốc từ sau Đổi mới đến năm 2001 Tác giả nhấn mạnh vấn đề Đảng lãnh đạo

Trang 7

phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ sựủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

Tác giả Nguyễn Văn Tôn trong luận văn thạc sĩ “Phát huy vai trò nhân

tố con người Bộ đội Hải quân trong bảo vệ Quần đảo Trường Sa hiện nay”

đã chỉ rõ phát huy vai trò nhân tố con người Bộ đội Hải quân trong bảo vệQuần đảo Trường Sa là “phát hiện ra những yếu tố, những khâu then chốt đểhướng dẫn bộ đội Hải quân Trường Sa vào những hành động tích cực, tự giác,sáng tạo trong thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ quần đảo Trường Sa và biển đảo

Tổ quốc hiện nay” [tr 44]

Các bài báo của Bùi Thanh Sơn, “Phát huy bài học thành công trong cách mạng tháng Tám bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” [34]; Phạm Huy Tập, “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc” [37]; Hà Sơn Thái, “Vai trò của thanh niên Quân đội trong bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay” [39]; Nguyễn Trung Thành, “Quán triệt quan điểm của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về ngoại giao nhân dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay” [42]; Hoàng Quốc Trình, “Từ sự kiện Vịnh Bắc Bộ - Suy nghĩ

về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ chủ quyền biển, đảo hôm nay” [45] đã khám phá và làm rõ nhiều vấn đề về bảo vệ chủ quyền biển, đảo,

đã đề cập và luận giải vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nhiều góc độ tiếpcận với độ sâu, độ rộng khác nhau, bước đầu đề xuất những giải pháp để bảo

vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống

về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công Do đóvấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binhchủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện naycần được nghiên cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn Các công trình khoahọc có liên quan là cơ sở để tác giả tiếp thu, phát triển trong luận văn của mình

Trang 8

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ thực chất và một số vấn đề có tính quy luật của việc phát huyvai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc côngtrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

- Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấpphân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo và những nguyên nhân của thực trạng đó

- Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quancấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Thực chất và những vấn đề có tính quy luật của việc phát huy vai trò

nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thựchiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

* Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề được giới hạn nghiên cứu ở sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công (sĩ quan từ cấp Mũi, cấp Đội, Liên đội và tương đương, giáo viên ởnhà trường, trợ lý các cơ quan hiện đang công tác ở Binh chủng Đặc công),đặc biệt tập trung vào sĩ quan cấp phân đội ở Lữ Đoàn 5 Đặc công nước, sốliệu nghiên cứu, khảo sát từ năm 2010 đến nay

Trang 9

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người, nhân tố chủ quan; đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các nghị quyết của Quân ủy Trungương về nhân tố con người, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển,đảo và xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng quân đội trong tình hình mới

* Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tiễn hoạt động công tác, huấn luyện,thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công; cácbáo cáo tổng kết; các số liệu điều tra xã hội học của tác giả

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu củacác khoa học liên ngành và khoa học chuyên ngành: phương pháp điều tra xãhội học; thống kê và so sánh; lịch sử và lôgíc; phân tích, tổng hợp; tổng kếtthực tiễn; phương pháp chuyên gia, v.v

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở lý luận, thựctiễn và giải pháp cơ bản phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấpphân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo hiện nay

Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và vậndụng vào công tác đảng, công tác chính trị, huấn luyện chiến đấu ở các đơn vị

cơ sở của Binh chủng Đặc công

7 Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI

Ở BINH CHỦNG ĐẶC CÔNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO 1.1 Thực chất phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

1.1.1 Vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Quan niệm về nhân tố chủ quan

Lịch sử loài người là lịch sử chinh phục, cải tạo tự nhiên, xã hội và bảnthân mình Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người đã tác động vào thếgiới khách quan, cải tạo thế giới khách quan nhằm phục vụ lợi ích của mình.Khẳng định điều này, trong tác phẩm “Bút ký triết học”, V.I Lênin viết: “Thếgiới không thỏa mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giớibằng hành động của mình” [21, tr 229] Vì vậy, con người vừa là sản phẩmcủa hoàn cảnh, vừa là chủ thể của hoạt động cải tạo hoàn cảnh

Con người với tư cách là chủ thể có thể là cả loài người, một nhóm người,một giai cấp, dân tộc, một tổ chức chính trị - xã hội hay một cá nhân thực hiệnviệc nhận thức hoặc cải tạo khách thể nhất định Con người chủ thể là conngười hoạt động, chính thông qua hoạt động mà con người thể hiện mình với tưcách là chủ thể Đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể lànăng lực hoạt động Năng lực đó của chủ thể được thể hiện bằng phương pháp,cách thức tác động vào khách thể nhằm đạt được mục đích đề ra Khách thểkhông phải là toàn bộ hiện thực khách quan, mà chỉ là những hiện thực kháchquan nào con người hướng vào tác động và cải biến nó

Khái niệm khách thể, chủ thể có quan hệ chặt chẽ với khái niệm kháchquan, chủ quan Song, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất

Trang 11

nhưng không đồng nhất Nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể, song trong quátrình hoạt động cụ thể của chủ thể nhất định nhằm nhận thức và cải tạo thếgiới, không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng huy động tất cả những thuộctính, phẩm chất của mình, mà có thể chỉ dùng một phần, một bộ phận các yếu

tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác với khách thể Nhân tố chủquan là khái niệm chỉ những yếu tố thuộc về chủ thể, được chủ thể huy độngvào nhận thức hoặc biến đổi khách thể cụ thể Đặc trưng cơ bản của “nhân tốchủ quan” chính là tính tích cực, sáng tạo của chủ thể hoạt động

Như vậy, nhân tố chủ quan được thể hiện thông qua tính chủ động, tíchcực, tự giác, sáng tạo của chủ thể trong hoạt động nhận thức và cải tạo kháchthể xác định Cấu trúc nhân tố chủ quan bao gồm các phẩm chất và năng lựccủa chủ thể, được chủ thể huy động vào nhận thức hoặc biến đổi khách thể.Các phẩm chất trong nhân tố chủ quan bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí, niềmtin Năng lực trong nhân tố chủ quan của chủ thể biểu hiện qua năng lực hoạtđộng Năng lực hoạt động là rất quan trọng, bởi vì bản thân tri thức, tình cảm,

ý chí, niềm tin nếu thiếu hoạt động của con người thì không thể làm thay đổiđược hiện thực, không thể trở thành nhân tố chủ quan

Tri thức là sự hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan, là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giớihiện thực, khám phá, khái quát những thuộc tính, những đặc trưng, quy luậtcủa thế giới và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ, chữ viết hoặc các hệthống ký hiệu khác Tri thức là tiền đề hình thành ý thức Nội dung và phươngthức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức Ý thức mà không bao hàm tri thức,không dựa vào tri thức thì ý thức đó là một sự trừu tượng trống rỗng, khônggiúp ích gì cho con người trong hoạt động thực tiễn Tri thức có nhiều lĩnhvực khác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độkhác nhau như: tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận; tri thức tiền khoa học

và tri thức khoa học, v.v Tri thức là công cụ và điều kiện để con người thểhiện vai trò tích cực của mình trong nhận thức và cải tạo hiện thực

Trang 12

Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh thế giới khách quan.

Tình cảm phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người vớithế giới khách quan Tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích conngười học tập nâng cao trình độ tri thức, đồng thời chiếm vị trí quan trọngtrong số những động lực và nhân tố điều chỉnh hành vi và hoạt động của conngười Tình cảm nảy sinh, biểu hiện, thúc đẩy con người hoạt động, giúp conngười vượt qua những khó khăn, trở ngại để đạt được mục đích hoạt động

Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những

hành động có mục đích, chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy độngmọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trởngại đạt mục đích đề ra Ý chí tạo nên sự định hướng, thôi thúc bên trong,giúp con người chuyển hoá hiểu biết thành quyết tâm hành động; thiếu ý chí,

hoạt động thực tiễn của con người sẽ không thể đạt kết quả cao

Niềm tin là sự hoà quyện giữa tri thức, tình cảm, ý chí của con người,

trong quá trình hướng tới một đối tượng, một quá trình hay một vấn đề nào

đó Niềm tin còn là sự biểu lộ khuynh hướng thúc đẩy chủ thể hành động phùhợp với những định hướng, những giá trị đã được xác định

Năng lực hoạt động là sự thể hiện của mục đích nhận thức, trong đó con

người thông qua nhận thức của mình, tiến hành cải tạo, biến đổi thế giới theonhu cầu, mục đích đã đề ra Ý thức của con người sẽ chỉ là “ý thức thuần tuý”nếu không sử dụng để cải tạo, biến đổi thực tiễn Chính vì vậy, C.Mác viết: “tưtưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thìcần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [24, tr 181] Thông quahoạt động thực tiễn, con người buộc thế giới khách quan bộc lộ bản chất, quyluật của nó Con người cải tạo thực tiễn nhưng không phải đi ngược lại quy luậtkhách quan mà là nhận thức và hành động theo những quy luật khách quan

Sự hoà quyện của hệ thống phẩm chất bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí,niềm tin và năng lực hoạt động đã tạo ra những tiềm năng to lớn của chủ thể,

Trang 13

thôi thúc con người vươn lên trong mọi hoàn cảnh Sự huy động, kết hợp cácphẩm chất với động lực đó vào trong mỗi hoạt động xác định của chủ thể, sẽtạo ra những năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo mới phù hợp với yêucầu hoạt động của chủ thể

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu nhân tố chủ quan là toàn bộ những phẩm chất và năng lực của chủ thể được huy động vào quá trình nhận thức

và hoạt động thực tiễn, nhằm cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu, lợi ích và mục đích của chủ thể.

Những quan điểm cơ bản của triết học Mác - Lênin về nhân tố chủ quan

là cơ sở lý luận, phương pháp luận khoa học giúp chúng ta tiếp cận đúng đắnnhân tố chủ quan của các chủ thể trong đời sống hiện thực

Nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công

Binh chủng Đặc công là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ củaQĐND Việt Nam, là lực lượng được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt,

có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánhcác mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch vàhậu phương của địch Đặc công bao gồm ba lực lượng chính đó là đặc công

bộ, đặc công nước và đặc công biệt động

Trải qua gần 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Binh chủngĐặc công phát triển thành 7 đầu mối lớn, đóng quân dọc theo chiều dài đấtnước, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ khác nhau Hiện nay, Binh chủngĐặc công là trung tâm đào tạo cán bộ đặc công và chỉ đạo kỹ, chiến thuật đặccông cho lực lượng Đặc công toàn quân; huấn luyện sẵn sàng chiến đấu vớicác mục tiêu biển, đảo; huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với cácmục tiêu trong thành phố, thị xã; là lực lượng cơ động nhanh của Bộ với cáctrang bị đặc biệt phục vụ nhiệm vụ chống khủng bố, chống “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ; làm công tác vận động quần chúng trên địa bàn đóngquân, v.v Trong đó, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu, nhất là trong tình hình hiện nay, trên biển Đông và khu vựcchủ quyền biển, đảo của nước ta có nhiều diễn biến phức tạp

Trang 14

Lịch sử xây dựng và chiến đấu của quân đội ta đã chứng minh vai trò tolớn của Bộ đội Đặc công vào chiến thắng của quân đội ta trong chiến tranhbảo vệ Tổ quốc cũng như trong thời bình, xây dựng đất nước Binh chủngĐặc công đã làm tròn chức năng của một binh chủng chiến đấu đặc biệt tinhnhuệ của QĐND Việt Nam.

Sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công là một đối tượng đặc thù,vừa mang những điểm chung của sĩ quan cấp phân đội trong QĐND ViệtNam, vừa mang những đặc điểm của sĩ quan ở một binh chủng đặc biệt Họ làlớp người trẻ nên rất nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong côngtác, đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học quân sự, được phong hàm sĩ quan, cótrình độ nhận thức và sức khỏe tốt; được đào tạo theo chuyên ngành đặc công

bộ, đặc công nước và đặc công biệt động với trình độ tri thức tốt, trình độ kỹ,chiến thuật tinh nhuệ; họ có khả năng sử dụng nhiều loại vũ khí, phương tiệnchiến đấu, giỏi võ thuật, có sự quyết đoán và lòng quả cảm; có khả năng huyđộng đến mức tối đa mọi tiềm năng của con người: thần kinh, cơ bắp, thể lực,trí tuệ, phẩm chất, năng lực, v.v., vào thực hiện nhiệm vụ; họ đã trải qua huấnluyện, rèn luyện vô cùng gian khổ trên nhiều địa hình và mọi điều kiện thờitiết, tôi rèn nên phẩm chất kiên cường, chịu đựng khó khăn, gian khổ và vươnlên thích nghi, chiến thắng hoàn cảnh; ở họ kinh nghiệm thực tiễn quân sự,thực tiễn nghề nghiệp chiến đấu còn ít và thiếu

Đây là những người trực tiếp quản lý con người, vũ khí trang bị ở các đơn

vị đặc công; trực tiếp giáo dục, huấn luyện bộ đội sẵn sàng chiến đấu, công tác

và thực hiện mọi nhiệm vụ liên quan đến chủ quyền biển, đảo; là những ngườitrực tiếp giáo dục, rèn luyện, có ảnh hưởng không nhỏ trong việc xây dựngnhân cách cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền Hoạt động của họ nhằm góp phầngiúp cho cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiếnđấu và chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo Như vậy, sĩ quan cấp phân đội làmột bộ phận quan trọng của đội ngũ sĩ quan, trực tiếp xây dựng Binh chủng về

Trang 15

mọi mặt, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao của Binh chủngĐặc công nói chung, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông cần có sự phát triển toàn diện cả về trình độ tri thức, tình cảm, ý chí,niềm tin và năng lực tổ chức thực tiễn, có khả năng cảm hóa con người, cótính kế hoạch, có sức khỏe tốt để bám sát mọi hoạt động của đơn vị Điều đóđòi hỏi sĩ quan cấp phân đội phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu nâng caophẩm chất, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thực tiễn đã chứng minh rằng, đội ngũ sĩ quan cấp phân đội ở Binhchủng Đặc công đã, đang có vị trí quan trọng đối với quá trình xây dựng vàchiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Binh chủng Đặc công nói riêng,quân đội ta nói chung

Từ quan niệm về nhân tố chủ quan của con người trong hoạt động và đặcđiểm của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công, có thể quan niệm:

Nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là tổng hòa những yếu tố phẩm chất và năng lực của sĩ quan đặc công cấp phân đội được huy động vào quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Trong nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, phẩm chất của họ baogồm trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin Năng lực của họ là năng lực tổchức thực tiễn Các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phânđội ở Binh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là mộtthể thống nhất biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, tuy nhiên vai trò của cácyếu tố không ngang bằng nhau mà mỗi yếu tố có vị trí, vai trò riêng

Tri thức của sĩ quan cấp phân đội bao gồm tri thức về khoa học tự nhiên,

tri thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự, tri thức về khoa học quân sự, trithức nghệ thuật quân sự, tri thức thực tiễn quân sự Các loại hình tri thức trên

có vị trí, vai trò riêng trong nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, trong

Trang 16

đó tri thức khoa học xã hội và nhân văn quân sự và tri thức quân sự có ý nghĩaquyết định nhất Bởi vì, nó là nhân tố quan trọng hàng đầu định hướng chínhtrị, động cơ, thái độ, trách nhiệm và quy định trình độ, khả năng, phươngpháp, tác phong công tác của sĩ quan cấp phân đội trong nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo V.I Lênin viết: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộngsản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàngtrí thức mà nhân loại đã tạo ra” [22, tr 362].

Tình cảm của sĩ quan cấp phân đội biểu hiện ở sự tin yêu chế độ XHCN,

lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Nhà nước, tìnhyêu đối với Tổ quốc, nhân dân, với quân đội và đơn vị, v.v Tình cảm là mộtđộng lực quan trọng giúp sĩ quan cấp phân đội có định hướng đúng, tích cực nỗlực nâng cao trình độ mọi mặt, điều chỉnh thái độ, hành vi của họ cho phù hợp

với yêu cầu chung của quân đội và xã hội Sĩ quan cấp phân đội có tình cảm sâu

sắc sẽ có động cơ, thái độ đúng đắn, mục đích trong sáng, rõ ràng, có niềm hứngthú, nhiệt tình, say mê công tác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong huấn luyện,rèn luyện, quản lý bộ đội, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảođược giao Ngược lại, nếu động cơ, thái độ không đúng đắn, mục đích khôngtrong sáng, rõ ràng, sĩ quan cấp phân đội sẽ thiếu gắn bó với nghề nghiệp, khôngvượt qua được những khó khăn, vất vả đặc thù trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo V.I Lênin viết: “Không có sự xúc cảm của con người thìxưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” [20, tr 131]

Ý chí của sĩ quan cấp phân đội là nhân tố tạo nên sự cố gắng, nỗ lực

khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao của sĩ quancấp phân đội Ý chí của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công là sự kếthợp nhuần nhuyễn giữa nhận thức khoa học với niềm tin cộng sản của ngườiquân nhân cách mạng Đây là động lực quan trọng giúp sĩ quan cấp phân độiluôn có ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong huấn luyện vàcông tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Trang 17

Niềm tin của sĩ quan cấp phân đội là sự hoà quyện giữa tri thức, tình

cảm, ý chí của họ Đó là niềm tin khoa học, hình thành trên cơ sở tri thứckhoa học và sự giác ngộ cao độ về mục tiêu, lý tưởng cách mạng Niềm tinthúc đẩy sĩ quan cấp phân đội hành động phù hợp với những định hướng,những giá trị chuẩn mực của quân đội và toàn xã hội Có niềm tin, sĩ quan cấpphân đội mới tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân vàđơn vị, có sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ được giao

Năng lực tổ chức thực tiễn là khả năng của sĩ quan cấp phân đội trong

lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, huấn luyện đơn vị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấubảo vệ chủ quyền biển, đảo Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Năng lực củangười không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có mà một phần lớn do công tác,

do tập luyện mà có…” [27, tr 320] Năng lực tổ chức thực tiễn biểu hiện hiệu

suất và chất lượng hoạt động của sĩ quan cấp phân đội, do đó năng lực tổ chứcthực tiễn là biểu hiện trực tiếp nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân độitrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Năng lực tổ chức thực tiễn của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông được biểu hiện ở khả năng liên kết các cá nhân trong đơn vị, liên kếtgiữa con người với vũ khí, trang bị, phương tiện, tạo thành sức mạnh để thựchiện nhiệm vụ; ở khả năng vận dụng kiến thức vào quản lý và điều hành mọicông việc ở đơn vị; trong trình độ xây dựng kế hoạch, khả năng tư duy nhạybén, linh hoạt, sáng tạo trong công tác; trong nghệ thuật tổ chức quản lý, chỉhuy đơn vị và sử dụng con người; trong kỹ năng nắm bắt và giải quyết cácvấn đề tâm lý của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền; ở trình độ huấn luyện và tổchức huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị có bản lĩnh chính trị vữngvàng, tinh nhuệ về kỹ, chiến thuật, luôn chấp hành nghiêm kỷ luật,v.v

Năng lực tổ chức thực tiễn của sĩ quan cấp phân đội còn biểu hiện ở sựnhanh nhạy trong nắm bắt và xử trí các tình huống nảy sinh trong thực tiễnhoạt động quân sự; khả năng kết hợp giữa huấn luyện các tri thức quân sự vớigiáo dục đạo đức, nhân cách cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị

Trang 18

Như vậy, nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sự thống nhất biện chứnggiữa tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin, năng lực tổ chức thực tiễn, tạo nên nhữngphẩm chất, năng lực bên trong của họ Hệ thống các yếu tố tạo thành nhân tố chủquan của sĩ quan cấp phân đội luôn được biểu hiện ra bên ngoài thông qua kếtquả lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, huấn luyện đơn vị bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Quá trình hình thành, phát triển nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội

ở Binh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thườngxuyên chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan Các yếu tố khách quan đóthường xuyên biến đổi, phát triển theo theo sự phát triển của điều kiện kinh tế -

xã hội và yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Sựbiến đổi của các yếu tố khách quan làm cho nhân tố chủ quan của sĩ quan cấpphân đội không ngừng biến đổi, phát triển Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo được giao, mỗi sĩ quan cấp phân đội phải không ngừngvươn lên, phát huy tối đa “nội lực”, không thụ động máy móc, ỷ lại mà phảitích cực, chủ động, sáng tạo, vượt khó trong công tác, phát huy cao độ nhân tốchủ quan của bản thân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Từ sự phân tích đặc điểm của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông và kết cấu nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội cho thấy nhân tốchủ quan của sĩ quan cấp phân đội có vai trò to lớn trong thực hiện nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển, đảo của đơn vị

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của sĩ quan cấp phân đội ở Binhchủng Đặc công trên những nội dung chủ yếu sau: huấn luyện và tăng cườngcán bộ, chiến sĩ đặc công nước cho toàn quân; làm tham mưu cho Bộ Quốcphòng về xây dựng lực lượng và tác chiến đặc công nước; là lực lượng sẵnsàng chiến đấu, chiến đấu trên hướng biển đảo, nhằm vào các mục tiêu quantrọng như kho tàng, bến cảng, sân bay, tàu thủy, cầu giao thông, biển đảo,v.v của đối phương và nhiệm vụ tác chiến A2, A3, chống khủng bố trên

Trang 19

biển; lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và huấn luyện bộ đội đặc công nước sẵn sàngchiến đấu và chiến đấu theo các hình thức chiến thuật; tham gia tích cực trongphòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xử lý các sự cố xảy ra trên sông, trênbiển; tổ chức cho bộ đội đặc công nước lao động sản xuất, học tập và côngtác; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế biển.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhân tố chủ quan dođiều kiện khách quan quy định cả về nội dung và phương hướng tổ chức hoạtđộng thực tiễn, song nhân tố chủ quan không bị động trước hoàn cảnh kháchquan mà có thể phát hiện, nắm bắt những khả năng khách quan, tạo ra nhữngtiền đề biến khả năng khách quan thành hiện thực, đồng thời, nhân tố chủquan còn vận động, phát triển, tự hoàn thiện những phẩm chất, nâng cao nhậnthức, khả năng vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn của mình cho phù hợpvới những quy luật vốn có của thế giới khách quan V.I Lênin viết: “ý thứccon người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thếgiới khách quan” [21, tr 228] Do đó, nhân tố chủ quan có vai trò to lớn trongcác hoạt động của chủ thể

Vai trò theo Đại Từ điển Tiếng Việt: là “chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của tổ chức, tập thể nói chung” [47,

tr 1788] Nói đến vai trò nhân tố chủ quan là nói đến mặt tích cực, chủ động, sángtạo của chủ thể trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn công tác của họ.Vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo được biểu hiện:

Một là, nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội góp phần huy động trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn của

bộ đội vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binhchủng Đặc công, cần có sự tác động tổng hợp, đồng bộ của nhiều yếu tố, cảnhững điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Trong đó, đội ngũ sĩ quancấp phân đội có vai trò quan trọng, là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy,

Trang 20

quản lý, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo Được đào tạo cơ bản, ngoài trình độ tri thức, sĩ quan cấpphân đội còn có nhiều kinh nghiệm và vốn sống thực tiễn Họ hội tụ đủ nhữngđiều kiện để giáo dục nâng cao trình độ tri thức, xây dựng bản lĩnh chính trị,bồi dưỡng tình cảm, phẩm chất đạo đức, huấn luyện kỹ, chiến thuật đặc côngnước cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị

Thông qua giáo dục chính trị và các hoạt động ở đơn vị, sĩ quan cấpphân đội trang bị cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, về nhiệm vụ quốc phòng, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quầnđảo Trường Sa và Hoàng Sa, các tri thức chuyên ngành đặc công, qua đó nângcao trình độ tri thức mọi mặt của bộ đội

Cùng với trình độ tri thức, sĩ quan cấp phân đội còn bồi đắp tình cảm của

bộ đội, xây dựng cho họ lòng yêu nước, yêu chủ quyền biển, đảo, lòng trungthành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, tình cảm yêu mến, gắn bóvới quân đội và đơn vị Tình cảm đúng đắn là động lực quan trọng để cán bộ,chiến sĩ tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, điều chỉnh hành vi vàhoạt động họ cho đúng với những chuẩn mực của xã hội và quân đội

Điều kiện huấn luyện đặc công khó khăn, vất vả, nhiệm vụ nặng nề, đòihỏi bộ đội phải có ý chí rất cao mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Quátrình sĩ quan cấp phân đội quản lý, giáo dục, huấn luyện, rèn luyện bộ độicũng đồng thời là quá trình tôi rèn, hun đúc ý chí của họ Ý chí kiên định củacán bộ, chiến sĩ là yếu tố bảo đảm cho họ luôn toàn tâm, toàn ý trong thựchiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, luôn nỗ lực, cố gắng, vượt quamọi khó khăn, vất vả để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công còn

có vai trò nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của bộ đội trong bảo vệ chủquyền biển, đảo Kế hoạch, chương trình, mục tiêu phương châm huấn luyện

là điều tối quan trọng tác động tới kết quả huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo

Trang 21

vệ chủ quyền biển, đảo, tuy nhiên tầm quan trọng đó có được thể hiện, đượcbộc lộ hết ý nghĩa của nó hay không phải thông qua hoạt động chủ quan của sĩquan cấp phân đội Trên cơ sở kế hoạch huấn luyện, công tác đã được phêduyệt, sĩ quan cấp phân đội soạn thảo giáo án huấn luyện, chuẩn bị vật chất,học cụ, thục luyện giáo án, tìm kiếm cách thức, biện pháp để huấn luyện,trang bị tri thức và rèn luyện kỹ, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ sao cho cóhiệu quả cao nhất, phù hợp với đặc điểm đối tượng và tình hình nhiệm vụ cụthể của đơn vị Huấn luyện tác chiến ở trên bờ đã khó khăn vất vả, huấn luyệncác kỹ thuật dưới nước lại càng khó khăn vất vả hơn, với nhiều kỹ thuật phứctạp như bơi ếch dai sức, bơi ngửa ngầm, thả ống, dong kéo vũ khí trang bị, kỹthuật đánh tàu, đánh nhà giàn, v.v., đòi hỏi cả người huấn luyện và người đượchuấn luyện phải hết sức kiên trì, tỉ mỉ Nếu không có vai trò chủ động, sáng tạo,vượt khó của sĩ quan cấp phân đội thì không thể đạt được mục đích, yêu cầu đề

ra Vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội còn được biểu hiện ở việckiểm tra đánh giá kết quả lĩnh hội, rèn luyện tri thức, kỹ, chiến thuật và trình độsẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, qua đó thấy được kết quảcác mặt của đơn vị, đề xuất và tổ chức thực hiện các giải pháp phát huy điểmmạnh, khắc phục điểm yếu, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công hết sứckhó khăn, vất vả, vì vậy cần có sự năng động, sáng tạo nhân tố chủ quan của

sĩ quan cấp phân đội Vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội đượcthể hiện ở mọi khâu, mọi bước trong quá trình nâng cao, huy động trình độnhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn của bộđội vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Hai là, nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công là động lực tinh thần thúc đẩy họ luôn chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Binh chủng Đặc công được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 1967, nhưng

từ những năm kháng chiến chống Pháp, cách đánh “công đồn đặc biệt” ở

Trang 22

chiến trường Nam bộ, cách đánh và tổ chức đặc công đã phát triển nhanhchóng, hình thành 3 lực lượng: Đặc công bộ, Đặc công nước, Đặc công biệtđộng Hình thành và phát triển trong thực tiễn chiến đấu, cách đánh đặc công

là sản phẩm của chiến tranh nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

Đó là cách đánh tiêu biểu cho lối đánh lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn,một cách đánh hay của chiến tranh nhân dân Việt Nam Trong tác chiến, bộđội đặc công triệt để sử dụng yếu tố bất ngờ, tiến sát mục tiêu, bất ngờ tậpkích nhanh, chính xác, đạt hiệu suất chiến đấu cao Bộ đội đặc công có thể tácchiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân, binh chủng khác

Binh chủng Đặc công được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao nhiều nhiệm

vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chiến đấutrên hướng biển đảo, nhà giàn DK1, nhằm vào các mục tiêu quan trọng nhưkho tàng, bến cảng, sân bay, tàu thủy, cầu giao thông, biển đảo, v.v., của đốiphương và nhiệm vụ tác chiến A2, A3, chống khủng bố trên biển, v.v Mụctiêu, nhiệm vụ được giao trong giai đoạn mới hết sức nặng nề, trong khi đóđiều kiện công tác của sĩ quan cấp phân đội còn nhiều khó khăn, vất vả Thaotrường bãi tập, cơ sở vật chất phục vụ huấn huyện còn thô sơ, thiếu thốn Điềukiện thiên nhiên tại tỉnh Ninh Thuận - nơi Lữ đoàn Đặc công nước đóng quân -nắng nóng gay gắt quanh năm; mặc dù sĩ quan cấp phân đội luôn được trênquan tâm bổ sung, nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng;Điều kiện huấn luyện cả trên bộ và ngoài biển, cả ban ngày và ban đêm, cả trênmặt biển và lặn sâu dưới đáy, cả vùng biển gần bờ và ngoài đảo xa, sóng to giólớn bất thường với nhiều sinh vật biển có thể gây tổn thương, hy sinh như sứalửa, cầu gai, cá mập, v.v.; vật chất bảo đảm an toàn còn thiếu thốn, lạc hậu;điều kiện hậu phương gia đình của sĩ quan còn nhiều khó khăn, v.v Tất cảnhững điều đó vừa là sự đòi hỏi, vừa là sự chứng minh cho vai trò to lớn củanhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đòi hỏi sĩ quan cấp phân đội phảihọc tập không ngừng, rèn luyện phấn đấu vươn lên với ý chí quyết tâm cao,

Trang 23

luôn chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ, có tinh thần khắc phục khókhăn, có lòng say mê nghề nghiệp, lòng nhiệt tình trách nhiệm và động cơ,thái độ đúng đắn Thiếu một trong những yếu tố trên là biểu hiện của nhân tốchủ quan phát triển chưa xứng tầm, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sẽ dẫnđến việc sĩ quan cấp phân đội thoái chí, lùi bước trước những khó khăn nảysinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Điều đócho thấy nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội là động lực tinh thần thúcđẩy họ luôn chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo

Ba là, nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội là động lực tinh thần góp phần gắn kết, thống nhất ý chí và hành động của mọi cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, chiến sĩtrong đơn vị là cội nguồn sức mạnh để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ Sĩquan cấp phân đội là hạt nhân đoàn kết của đơn vị, bằng những phẩm chất vànăng lực của mình để giáo dục, thu hút, tập hợp bộ đội thuộc quyền thành mộtkhối thống nhất, phát huy sức mạnh của tập thể vào thực hiện nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo được giao

Đặc thù hoạt động huấn luyện bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đặc biệt là huấnluyện môi trường nước rất khó khăn, vất vả, nhiều tình huống bất ngờ nảy sinhnhư: dòng chảy, gặp sứa, đứt dây, đứt phao, chiến sĩ say sóng, ngất, v.v., đòi hỏi

sĩ quan cấp phân đội phải xử lý nhanh chóng, kịp thời Đặc thù đó đã quy địnhhoạt động của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công phải luôn bám sátmọi hoạt động của bộ đội, với cường độ hoạt động cao không kém hạ sĩ quan,binh sĩ Huấn luyện bơi ếch dai sức từ 10 - 12km thì sĩ quan cấp phân đội cùngbơi với đơn vị toàn bộ cự ly, v.v Luôn sâu sát, đồng cam cộng khổ với bộ độinên giữa sĩ quan cấp phân đội và chiến đấu viên, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền

có sự gắn bó sâu sắc, luôn đoàn kết, nhất trí trong mọi hoạt động nói chung,trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo nói riêng

Trang 24

Người sĩ quan cấp phân đội có sự phát triển cao về nhân tố chủ quan cả

về trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin, năng lực tổ chức thực tiễn sẽ

có uy tín trước tập thể, tạo nên sức thu hút mọi thành viên trong đơn vị vàothực hiện kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra Sự tin tưởng vào những phẩm chất,năng lực của sĩ quan cấp phân đội là cơ sở để bộ đội giác ngộ về nhiệm vụ,luôn tự giác, tích cực, cố gắng, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao trong mọi tình huống

Mối đoàn kết, nhất trí trong đơn vị càng được củng cố thông qua việc sĩquan cấp phân đội duy trì chấp hành kỷ luật của bộ đội Chủ tịch Hồ ChíMinh viết: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng vànhờ kỷ luật nghiêm” [28, tr 483] Trên cơ sở pháp luật của Nhà nước, kỷ luật,điều lệnh, điều lệ của quân đội và các quy định của đơn vị, sĩ quan cấp phânđội giáo dục, duy trì kỷ luật trong đơn vị, kết hợp giữa giáo dục, thuyết phụcvới xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, bảo đảm cả đơn vị là một khốithống nhất cả về ý chí và hành động Thực tế ở Binh chủng Đặc công chỉ rõ,một đơn vị có kỷ luật kém thì kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo và các nhiệm vụ khác không cao

Cần lưu ý rằng vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binhchủng Đặc công có thể biểu hiện thành những tác động tích cực hoặc tiêu cực.Nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội khi được huy động đúng chỗ, đúnglúc, đúng cách sẽ có tác dụng tích cực tới nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Ngược lại, khi nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội được huy động khôngđúng chỗ, không đầy đủ, không đúng thời điểm, phương pháp huy động khôngđúng thì không phát huy được vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, hoặcphát huy nhưng hiệu quả không cao, thậm chí đưa đến những tác động tiêu cực.Như vậy, nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là tổng hợp nhữngphẩm chất, năng lực của họ được huy động vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo Thực chất vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội làchức năng, tác dụng của những phẩm chất, năng lực của họ được thể hiện

Trang 25

trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện đơn vị, nhằm hoànthành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

1.1.2 Quan niệm về phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công là những người trực tiếplãnh đạo, quản lý, chỉ huy, huấn luyện đơn vị sẵn sàng chiến đấu và chiến đấubảo vệ chủ quyền biển, đảo Họ có những tiềm năng to lớn về phẩm chất,năng lực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tuy nhiên, để nâng cao và huyđộng những tiềm năng đó vào nhiệm vụ thì cần sự quan tâm, tạo điều kiện củacác chủ thể liên quan Do vậy, mọi kế hoạch, mục tiêu nâng cao chất lượngbảo vệ chủ quyền biển, đảo của Binh chủng Đặc công đều cần tập trung choviệc bồi dưỡng, đào tạo xây dựng sĩ quan cấp phân đội, coi đây là nguồn lựcnội sinh quyết định việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Hiện nay có nhiều quan niệm về phát huy như: phát huy là quá trình tácđộng làm biến đổi, phát triển những phẩm chất, năng lực của mỗi người; pháthuy phẩm chất và năng lực người là quá trình khơi dậy và khai thác nhữngkhả năng ở mỗi người để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn

của họ Theo Đại từ điển Tiếng Việt thì phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt nhân thêm tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nảy nở nhiều hơn” [47, tr 1321] Theo

đó, phát huy chính là quá trình khơi dậy, bồi đắp và phát triển các yếu tố tíchcực, tiến bộ và hữu ích trong sự vật, hiện tượng vào một mục đích nhất định.Quá trình phát huy cần có sự tác động một cách tích cực, khoa học và hợp lýcủa các chủ thể, với những nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp

Từ góc độ tiếp cận như trên, có thể quan niệm: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là quá trình khơi dậy, bồi đắp, phát triển

và huy động trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và năng lực tổ chức thực tiễn của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở đơn vị.

Trang 26

Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là quá trình biện chứngphức tạp không ngừng giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh và thường xuyên biếnđổi của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Mâu thuẫn chủyếu trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là mâu thuẫn giữayêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng cao với khả năng, nănglực có hạn của sĩ quan cấp phân đội Để giải quyết mâu thuẫn đó, không chỉ đòihỏi sự phấn đấu nỗ lực của sĩ quan cấp phân đội, mà còn phụ thuộc rất lớn vào

sự nhận thức, hành động của các lực lượng trong ở Binh chủng Đặc công Vìvậy, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội phụ thuộc rấtlớn vào vai trò chủ quan của các chủ thể ở Binh chủng Đặc công

Chủ thể phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở

Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo làcấp ủy, người chỉ huy các cấp, các tổ chức, lực lượng trong Binh chủng.Nhưng trong đó, với tư cách là chủ thể trực tiếp phát huy vai trò nhân tố chủquan của mình, sĩ quan cấp phân đội có vai trò tích cực, năng động, độc lập vàsáng tạo trong tiếp nhận, xử lý những tác động của quá trình phát huy, trựctiếp tạo nên chất lượng, hiệu quả của quá trình đó; biến quá trình phát huythành quá trình tự phát huy

Đảng ủy, chỉ huy Bộ Tư lệnh Đặc công là cơ quan chủ quản cao nhất, lànhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả phát huy vai trò nhân

tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội Với tư cách là chủ thể, sự tác động củaĐảng ủy, chỉ huy Bộ Tư lệnh Đặc công đến việc phát huy vai trò nhân tố chủquan của sĩ quan cấp phân đội thông qua hệ thống quan điểm, chủ trương, cơchế, chính sách và tổ chức thực hiện; thông qua việc xác lập vị trí, vai trò, ýnghĩa của nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và vị trí, vai trò của sĩ quan cấpphân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Binh chủng;thông qua việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt sĩ quan cấp phân đội;

Trang 27

thông qua bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động huấn luyện, sẵn sàngchiến đấu; đồng thời thông qua quan tâm đời sống vật chất, tinh thần, hậuphương quân đội cho sĩ quan cấp phân đội Những vấn đề đó có tác động to lớnđến mức độ thuận lợi trong công tác và tâm tư, tình cảm, tinh thần, thái độ của

sĩ quan cấp phân đội, khơi dậy và khai thác những tiềm năng bên trong họ, thúcđẩy và chuyển hóa những tiềm năng đó thành hành động cụ thể

Các cơ quan chức năng là người tham mưu giúp cho Đảng ủy, chỉ huy

Bộ Tư lệnh thực hiện sự lãnh đạo, đông thời là lực lượng chỉ đạo, hướng dẫnhoạt động cho các đơn vị trong Binh chủng Dựa trên nghị quyết lãnh đạo, chỉlệnh huấn luyện của Thường vụ Đảng ủy Binh chủng về nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo, các cơ quan cụ thể hóa thành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạohoạt động, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị Sựhướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; sự kiểm tra sâu sát, đánh giá chính xác kết quảhoạt động của các cơ quan, đơn vị và từng cá nhân là động lực quan trọng đểmỗi đơn vị, cá nhân phấn đấu vươn lên, hoàn thành nhiệm vụ

Cấp ủy, chỉ huy các cấp đóng vai trò chủ yếu, có sức tác động mạnh nhất

và trực tiếp nhất đối với phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấpphân đội Đây là lực lượng nắm vững về khả năng, tính cách của sĩ quan cấpphân đội, trực tiếp quản lý, chỉ huy, rèn luyện, điều hành, kiểm tra, đánh giá

họ Sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát; việc đánh giá đúng đắn, chính xác của cấp ủy,chỉ huy các cấp về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi sĩ quan cấp phân đội

sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy sĩ quan cấp phân đội tích cực, tự giác, khắcphục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo Đồng thời, cấp ủy, chỉ huy các cấp cũng là người trực tiếp bồidưỡng, huấn luyện bổ sung sĩ quan cấp phân đội, nhằm nâng cao phẩm chất,trình độ tri thức, năng lực của họ

Trong đơn vị còn có các tổ chức, lực lượng như Đoàn thanh niên, Hộiđồng quân nhân, chiến đấu viên, hạ sĩ quan, binh sĩ, với vai trò, chức năng,hoạt động của nó có tác động tích cực đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ

Trang 28

của sĩ quan Các tổ chức này góp phần quan trọng tạo ra những môi trường,điều kiện, trực tiếp thuận lợi thúc đẩy sĩ quan cấp phân đội tích cực tu dưỡng,rèn luyện, phát triển, hoàn thiện phẩm chất, đạo đức, tác phong của mình.Trên cơ sở sự tác động của các chủ thể, vấn đề có ý nghĩa quyết định đếnphát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội chính là bản thân

họ Sĩ quan cấp phân đội là chủ thể trực tiếp nhất của quá trình phát huy nhân

tố chủ quan của chính bản thân họ trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,đảo, đồng thời là khách thể chịu sự tác động của các yếu tố bên ngoài Với ýnghĩa đó, việc phát huy nhân tố chủ quan của họ là một quá trình tự thân, tựchuyển hóa Trên cơ sở sự tác động của các tổ chức, các lực lượng trong Binhchủng, sĩ quan cấp phân đội biến những yêu cầu về phẩm chất, năng lực thành

sự tự giác tiếp nhận, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của bản thân

Phát huy vai trò nhân tố chủ quan sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một quá trình pháttriển biện chứng, ngày càng hoàn thiện hơn các yếu tố cấu thành nhân tố chủquan của sĩ quan cấp phân đội như: tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin vànăng lực tổ chức thực tiễn

Mục đích phát huy là nâng cao trình độ tri thức, phẩm chất, năng lực,

khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội, huy độngvào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Binh chủng

Nội dung phát huy bao gồm nâng cao trình độ tri thức cho sĩ quan cấp

phân đội một cách toàn diện cả tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hộinhân văn, tri thức quân sự, đặc biệt là trình độ kỹ, chiến thuật đặc công nước,những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch Quá trình tác động phảithành hệ thống ngay từ nguồn đào tạo sĩ quan tại Trường sĩ quan Đặc công,thông qua thường xuyên kiểm tra, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ trong quátrình họ công tác tại đơn vị, v.v Đồng thời đưa sĩ quan cấp phân đội đi đàotạo ở các học viện, nhà trường trong quân đội Từ đó tìm cách tác động kíchthích để họ huy động tối ưu những tri thức có được vào trong quá trình huấn

Trang 29

luyện, quản lý, chỉ huy đơn vị, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.

Khơi dậy tình cảm, ý chí, niềm tin khoa học của sĩ quan cấp phân đội;xây dựng và phát huy lòng yêu nước, yêu CNXH, yêu chủ quyền biển, đảocủa Tổ quốc; nâng cao lòng tự hào về truyền thống dân tộc, truyền thống quânđội, xây dựng tình yêu nghề nghiệp quân sự Nhằm nâng cao tình cảm, ý chí,niềm tin, xây dựng động cơ, thái độ, trách nhiệm của họ đối với Đảng, với chế

độ XHCN, với quân đội và đơn vị, từ đó họ tự giác, phấn khởi trong công tác,coi việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ là mục đích tự thân

Nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cho sĩ quan cấp phân đội, trong đóđặc biệt chú ý nâng cao tri thức toàn diện, trình độ, kinh nghiệm lãnh đạo,quản lý, chỉ huy, huấn luyện bộ đội Tăng cường các hình thức huấn luyện sátthực tế chiến đấu, tạo điều kiện để sĩ quan cấp phân đội hoàn thiện trình độ

kỹ, chiến thuật đạt đến mức tinh nhuệ, tự tin vận dụng linh hoạt các phươngpháp huấn luyện, quản lý, xử lý các tình huống nảy sinh, góp phần hoàn thànhnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Phương thức phát huy: thông qua học tập, đào tạo là phương thức cơ

bản, ban đầu trang bị tri thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học xãhội và nhân văn, tri thức quân sự và thực tiễn quân sự, đặc biệt là trang bịtrình độ kỹ, chiến thuật đặc công cho sĩ quan cấp phân đội Thường được tiếnhành qua hoạt động đào tạo sĩ quan ở Trường sĩ quan Đặc công Thông qua

đó, sĩ quan cấp phân đội có tri thức toàn diện, có tình cảm, thái độ, động cơđúng đắn, có ý chí, niềm tin và năng lực tổ chức thực tiễn

Thông qua bồi dưỡng, tự bồi dưỡng sĩ quan cấp phân đội là phương thức

có vị trí, vai trò quan trọng bởi vì tri thức con người thu lượm được chủ yếuthông qua con đường tự học Mặt khác, những tri thức sĩ quan cấp phân độiđược trang bị thông qua đào tạo ở trường lớp nếu không thường xuyên được ônluyện, bổ sung sẽ mất dần đi Ở đơn vị, việc bồi dưỡng sĩ quan cấp phân đội cóthể được bồi dưỡng thường xuyên hoặc định kỳ, thông qua tập huấn hàng năm,hoặc bồi dưỡng thường xuyên theo đặc điểm tình hình nhiệm vụ của đơn vị

Trang 30

Thông qua hoạt động huấn luyện là phương thức gắn chặt với thực tiễnsẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở đơn vị Bằng hoạt động huấnluyện, sĩ quan cấp phân đội huy động tri thức, tình cảm, động cơ, thái độ, ýchí, niềm tin, năng lực tổ chức thực tiễn, v.v., vào huấn luyện cho đơn vị cótrình độ kỹ, chiến thuật tinh nhuệ, nhuần nhuyễn các hình thức chiến thuật;đồng thời cũng thông qua quá trình đó mà những phẩm chất, năng lực của sĩquan cấp phân đội cũng ngày càng được củng cố, bổ sung, phát triển.

Thông qua các hình thức thi, kiểm tra, hội thao Hằng năm, đơn vị đều tổchức thi, kiểm tra, hội thao để đánh giá cán bộ cả về chính trị, quân sự, hậu cần,

kỹ thuật Trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ, cấp ủy, chỉ huy đơn vị và các cơquan tham mưu có phương hướng, biện pháp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình

độ cho sĩ quan cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,đảo

Giải quyết và thực hiện chế độ, chính sách cho sĩ quan cấp phân đội Nhiệm

vụ của đặc thù đòi hỏi chế độ, chính sách cũng phải đặc thù, phù hợp với đốitượng Cấp trên đã quan tâm giải quyết và thực hiện nhiều chế độ, chính sách đốivới sĩ quan cấp phân đội nhưng vẫn chưa tương xứng với đặc thù hoạt động của

họ Do đó cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm các chế độ, tiêuchuẩn và quyền lợi được hưởng cho sĩ quan cấp phân đội Quan tâm đời sốngvật chất, tinh thần, tạo điều kiện để sĩ quan cấp phân đội yên tâm công tác

Tiêu chí cơ bản đánh giá việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Xác định chính xác các tiêu chí cơ bản đánh giá việc phát huy vai trò nhân

tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển, đảo có ý nghĩa to lớn trong việc xác định các biện pháptác động có hiệu quả Luận văn đưa ra các tiêu chí làm cơ sở đánh giá kết quả

Trang 31

phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặccông trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo như sau:

Một là, cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năng thực hiện tốt sự lãnh đạo,

chỉ đạo, hướng dẫn việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấpphân đội ở Binh chủng Đặc công Bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo của sĩ quan cấp phân đội luôn có nội dung, biện pháplãnh đạo, chỉ huy đúng đắn, thường xuyên được đôn đốc, kiểm tra, khắcphục kịp thời các khuyết điểm, được chăm lo tạo điều kiện về mọi mặt

Hai là, sĩ quan cấp phân đội tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong

phát triển, hoàn thiện, sử dụng các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan Biểuhiện ở trình độ tri thức của họ ngày càng được nâng cao, luôn nhận thức đúngđắn về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo; có tình cảmsâu sắc, yêu chế độ XHCN, yêu Tổ quốc, nhân dân, quân đội và đơn vị, yêuchủ quyền biển, đảo Việt Nam; có ý chí cao, luôn cố gắng, nỗ lực khắc phụckhó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo đượcgiao; có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hànhcủa Nhà nước, tin tưởng vào vào khả năng chiến đấu và chiến thắng củađơn vị và quân đội; năng lực tổ chức thực tiễn ngày càng được nâng cao

Ba là, môi trường đơn vị thuận lợi, chế độ, chính sách cho sĩ quan cấp

phân đội được quan tâm giải quyết và thực hiện đúng đắn, kịp thời Phát huyđược trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong đơn vị vào phát huyvai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiện nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển, đảo

Như vậy, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ởBinh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo là quá trìnhtác động biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đó làquá trình ngày càng hoàn thiện hơn các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan của

sĩ quan cấp phân đội như trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và nănglực tổ chức thực tiễn Với ý nghĩa đó, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ

Trang 32

quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo là quá trình phát huy tính tích cực sáng tạo của họ vào việc thựchiện nhiệm vụ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công hiện nay.

1.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Quá trình phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ởBinh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thể hiện

ra những đặc điểm, những mối quan hệ tất yếu chi phối và ảnh hưởng trựctiếp đến việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân độitrong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Từ góc độ đó cho thấy việcphát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo phụ thuộcvào những vấn đề có tính quy luật sau

1.2.1 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của cấp ủy, chỉ huy các cấp

Hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ởBinh chủng Đặc công phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó cấp ủy, chỉ huycác cấp là nhân tố có ý nghĩa trực tiếp quyết định

Bằng hoạt động lãnh đạo, quản lý, cấp ủy, chỉ huy các cấp xác định mụctiêu, phương hướng, yêu cầu, nội dung, biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển, đảo, đặt ra những tiêu chí, yêu cầu cụ thể đối với sĩquan cấp phân đội trong nhiệm vụ của Binh chủng và đơn vị Đồng thời, cấp

ủy, chỉ huy các cấp bảo đảm sự thống nhất về nhận thức, phát huy tráchnhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, bảo đảm cơ sở vật chất và các điềukiện khác góp phần phát huy nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trongthực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Trang 33

Do đó, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trong thựchiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công phụ thuộc rấtlớn vào năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của cấp ủy, chỉ huy các cấp.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, chỉ huy Binh chủng là nhân tố quantrọng có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩquan cấp phân đội Mọi chủ trương, biện pháp, mọi cơ chế, chính sách đúngđắn của Đảng ủy, chỉ huy Binh chủng có tác động rất lớn đến kết quả hoànthành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền,trong đó có sĩ quan cấp phân đội - những người trực tiếp huấn luyện, quản lý

bộ đội Năng lực lãnh đạo, quản lý của Đảng ủy, chỉ huy Binh chủng đượcbiểu hiện thông qua chỉ thị, nghị quyết với những chủ trương, biện pháp sát,đúng và tổ chức thực hiện chặt chẽ, có hiệu quả

Căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của trên, căn cứ vào đặc điểmtình hình biển, đảo, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, Đảng uỷ Binh chủng Đặccông xây dựng nghị quyết lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo phù hợp với từngnhiệm vụ, từng giai đoạn hoạt động và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình Nghịquyết lãnh đạo của Đảng ủy Binh chủng chỉ rõ trách nhiệm của các chủ thểnhằm phát huy nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, đồng thời vạch raphương hướng, yêu cầu, nhiệm vụ của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Trên cơ sở Nghị quyết, kế hoạch đã đề ra, Đảng ủy, chỉ huy Binh chủng

có những giải pháp cụ thể cả ngắn hạn và dài hạn trong xây dựng, quyhoạch, sử dụng đội ngũ sĩ quan cấp phân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo Các cơ quan tham mưu với cấp trên, chỉ đạo, hướngdẫn cấp dưới, tạo điều kiện phát huy vai trò sĩ quan cấp phân đội, tổ chứchuấn luyện, tập huấn bổ sung về kỹ, chiến thuật đặc công nước Quan tâmxây dựng khu gia đình văn hoá, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giađình sĩ quan, v.v Thông qua đó đã góp phần trực tiếp nâng cao phẩm chất,

Trang 34

năng lực của sĩ quan cấp phân đội, tạo động lực bên trong thúc đẩy họ antâm, phấn khởi, tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện mọi mặt đáp ứng yêucầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các Lữ đoàn trực tiếp quản lý, rèn luyện, kiểmtra, đánh giá chất lượng chỉ huy, huấn luyện, quản lý đơn vị của sĩ quan cấpphân đội Năng lực lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chỉ huy các cấp có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc phát huy vai trò của sĩ quan cấp phân đội trong nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo Quán triệt chỉ thị, nghị quyết của trên, cấp ủy, chỉ huycác cấp có nghị quyết lãnh đạo theo yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị mình Đồngthời, căn cứ vào chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo, người chỉ huy các cấp cụ thể hoábằng các kế hoạch, chỉ thị, chương trình hành động cụ thể, triển khai tổ chứcthực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao Trong hoạt động của mình, cấp ủy, chỉhuy các cấp ở các Lữ đoàn vừa là người quản lý, tổ chức hoạt động, vừa là ngườikiểm tra, động viên sĩ quan cấp phân đội thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra

Cấp ủy, chỉ huy các cấp ở các Lữ đoàn đóng vai trò quan trọng trong việctạo ra môi trường thuận lợi để sĩ quan cấp phân đội phát huy nhân tố chủ quantrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Sĩ quan cấp phân độichỉ có thể phát triển toàn diện nhân tố chủ quan của họ, cả về tri thức, tìnhcảm, động cơ, thái độ, ý chí, năng lực lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong mộtmôi trường đoàn kết thống nhất, có bầu không khí dân chủ, trách nhiệm,tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau Trong đó, việc mở rộng dân chủ, nêu cao tinhthần tự phê bình và phê bình là rất quan trọng để giải phóng năng lực của sĩquan cấp phân đội và tạo điều kiện cho họ trao đổi học hỏi và rút kinh nghiệmlẫn nhau Chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua một cách thường xuyên giữacác đơn vị và giữa các cá nhân, tạo phong trào thi đua lành mạnh giữa sĩ quancấp phân đội, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đặc biệt, sự hợp lý trong xây dựng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, sử dụng cán

bộ của cấp ủy, chỉ huy các cấp có tác động mạnh mẽ đến sĩ quan cấp phân

Trang 35

đội Sĩ quan cấp phân đội sẽ tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong côngviệc nếu được cấp ủy, chỉ huy các cấp đánh giá đúng năng lực, sở trường,giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở trường của họ.

Như vậy, năng lực, lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của cấp uỷ đảng, chỉ huycác cấp mà có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến phát huy vai trò nhân tố chủquan của sĩ quan cấp phân đội trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Cấp ủy, người chỉ huy các cấp có nhận thức, quan điểm đúng đắn về vị trí, vaitrò, tầm quan trong của sĩ quan cấp phân đội trong nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo, có nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh sát, đúng, có bảnlĩnh lãnh đạo, chỉ huy vững vàng, kiên quyết, khôn khéo, sáng tạo trong pháthuy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội sẽ giúp họ có phươnghướng, mục tiêu hành động rõ ràng, đúng đắn trong nâng cao phẩm chất, nănglực toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo vệ vững chắc nhiệm vụ bảo vệchủ quyền biển, đảo được giao

1.2.2 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo phụ thuộc vào tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của họ

Trong quá trình sĩ quan cấp phân đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo, những điều kiện khách quan, bên ngoài tạo thành một hoàncảnh hiện thực trực tiếp, thường xuyên tác động chi phối tới nhân tố chủ quancủa họ V.I Lênin viết: “Thật ra mục đích của con người là do thế giới kháchquan sản sinh ra và lấy thế giới khách quan làm tiền đề” [21, tr 201] Tuynhiên, trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh khách quan thì chất lượng thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo lại phụ thuộc vào chính tính tích cực,chủ động, sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội

Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội biểu hiện ởviệc họ tự phát triển hoàn thiện các yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan thôngqua hoạt động thực tiễn của mình, đồng thời, tích cực, chủ động, linh hoạt, sángtạo trong thực hiện nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

Trang 36

công tác Đó cũng là quá trình sĩ quan cấp phân đội nhận thức, xem xét, đánhgiá điều kiện, hoàn cảnh khách quan, từ đó đặt ra phương hướng, phương thức

để thực hiện nhiệm vụ được giao; đồng thời, bằng hoạt động thực tiễn, sĩ quancấp phân đội cải tạo điều kiện, hoàn cảnh khách quan; tạo ra những điều kiệnkhách quan thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.Chính vì vậy, vậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội làmột trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định chất lượng thực hiện nhiệm vụbảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng Đặc công hiện nay

Với ý nghĩa đó, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phânđội ở Binh chủng Đặc công là quá trình sĩ quan cấp phân đội tích cực, chủđộng, sáng tạo trong phát triển, hoàn thiện các yếu tố cấu thành nhân tố chủquan trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở đơn vị

Trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và năng lực tổ chức thực tiễn lànhững yếu tố cấu thành nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, là một trongnhững yếu tố có ý nghĩa quyết định việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩquan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủquyền biển, đảo Trình độ tri thức, tình cảm, ý chí, niềm tin và năng lực tổ chứcthực tiễn phản ánh tính năng động chủ quan của họ về chất lượng tự học tập, tựrèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

Trình độ tri thức là nền tảng, là yếu tố giữ vai trò quyết định đến chấtlượng chỉ huy, huấn luyện, quản lý, duy trì đơn vị của sĩ quan cấp phân đội.Tri thức của sĩ quan cấp phân đội là tri thức tổng hợp, bao gồm tri thức khoahọc xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và kiến thức chuyên ngành, đặcbiệt là các tri thức về lãnh đạo, chỉ huy, điều lệnh, điều lệ, kỹ thuật, chiếnthuật, v.v Sĩ quan cấp phân đội có trình độ tri thức tốt sẽ nắm vững mục tiêu,yêu cầu, phương châm, phương pháp huấn luyện Trình độ tri thức còn quyếtđịnh đến chất lượng huấn luyện, quản lý, chỉ huy đơn vị thông qua bảo đảmtính khoa học trong các hoạt động này

Trang 37

Mặt khác, trình độ tri thức là động lực bên trong thúc đẩy sĩ quan cấpphân đội luôn khát khao không ngừng vươn lên trong học tập, làm chủ trithức, nắm thông tin mới, cải tiến mô hình, học cụ, tìm tòi những giải pháp tối

ưu cho hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyện bộ đội Sĩ quan cấpphân đội có trình độ tri thức vững chắc, có thực tiễn quân sự phong phú sẽ có

kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch khoa học, hợp lý, họ quản lý, duy trìđơn vị chặt chẽ, có chất lượng huấn luyện, xây dựng chính quy tốt, tỉ lệ viphạm kỷ luật thấp Ngược lại, nếu sĩ quan cấp phân đội có kiến thức, nănglực thực tiễn, kinh nghiệm quân sự còn hạn chế thì duy trì đơn vị thườnglỏng lẻo, chất lượng huấn luyện và xây dựng chính quy không cao, tỉ lệ cán

bộ, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền vi phạm kỷ luật cao

Tình cảm của sĩ quan cấp phân đội là cơ sở tạo ra thái độ tích cực, động

cơ đúng đắn của sĩ quan cấp phân đội Qua đó, họ có khả năng huy động đượcnhững phẩm chất tâm lý để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảođạt kết quả cao Tác động biện chứng giữa tình cảm, phẩm chất chính trị, đạođức, phẩm chất nghề nghiệp của sĩ quan cấp phân đội với nhận thức của họ vềchủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, quân đội,mục tiêu, yêu cầu, phương châm, phương pháp huấn luyện, nghĩa vụ, tráchnhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ được giao sẽ hình thành thái độ,động cơ đúng đắn của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trongnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tình cảm là cơ sở hình thành thái độ,động cơ đúng đắn ở sĩ quan cấp phân đội Thái độ, động cơ thúc đẩy sĩ quancấp phân đội mong muốn phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.Thái độ động cơ đúng đắn sẽ hình thành ở sĩ quan cấp phân đội ý thức tráchnhiệm, tính độc lập, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch của trên, tận dụng thờigian học tập nâng cao trình độ mọi mặt Đồng thời, nó còn tạo cho sĩ quan cấpphân đội tinh thần cố gắng vươn lên, tích cực rèn luyện, phát triển và hoànthiện những phẩm chất nhân cách và năng lực của mình; tạo ra cho họ khảnăng huy động cao nhất những phẩm chất tâm lý như: tính sáng tạo, lòngnhiệt tình, say mê, hứng thú và sự quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ

Trang 38

bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở đơn vị Ngược lại, nếu thái độ, động cơ, khôngđúng đắn thì sĩ quan cấp phân đội sẽ thiếu tích cực, tự giác, tinh thần tráchnhiệm không cao, không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc kết quả hoànthành nhiệm vụ ở mức độ thấp

Ý chí là sức mạnh tạo ra năng lực hoạt động có mục đích của sĩ quan cấpphân đội, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thực tiễn công tác ởđơn vị Nếu thiếu ý chí sĩ quan cấp phân đội sẽ ngại học tập, nghiên cứu, thoáichí, lùi bước trước khó khăn, mất động cơ, mục đích phấn đấu V.I Lêninviết: “không tự mình bỏ ra một công phu nào đó, thì không thể tìm ra sự thậttrong bất cứ một vấn đề hệ trọng nào cả” [20, tr 130]

Trên cơ sở tri thức đầy đủ, tình cảm, ý chí mạnh mẽ và thái độ, động cơđúng đắn mà sĩ quan cấp phân đội có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo củaĐảng; tin tưởng vào con đường đi lên CNXH, có bản lĩnh chính trị vữngvàng, “miễn dịch” trước các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thùđịch; tin tưởng vào khả năng chiến đấu, chiến thắng của quân đội và đơn vị,vào khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo được giao.Năng lực tổ chức thực tiễn là một yếu tố cơ bản, biểu hiện trực tiếp nhân

tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội Năng lực tổ chức thực tiễn phản ánh kếtquả của quá trình nỗ lực học hỏi, rèn luyện, phấn đấu vươn lên của sĩ quancấp phân đội Đồng thời, nó cũng góp phần không ngừng nâng cao trình độ trithức, tình cảm, ý chí, niềm tin, lòng say mê nghề nghiệp của họ Năng lực tổchức thực tiễn biểu hiện sự thống nhất giữa những phẩm chất tâm sinh lý của

sĩ quan cấp phân đội với yêu cầu nhiệm vụ nói chung, yêu cầu nhiệm vụ bảo

vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn mới nói riêng

Năng lực tổ chức thực tiễn giúp cho sĩ quan cấp phân đội luôn bình tĩnh,

tự tin trước mọi tình huống trong quản lý, duy trì đơn vị, luôn tích cực, chủđộng, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ Đặc biệt, trong tình huống xảy rachiến tranh, diễn biến rất ác liệt, căng thẳng, dồn dập, đòi hỏi sĩ quan cấp

Trang 39

phân đội phải bình tĩnh, nhanh nhạy xử trí tình huống thì vai trò của năng lực

tổ chức thực tiễn càng cao

Hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một quá trình liên tục phát triển

và giải quyết mâu thuẫn giữa chủ thể và khách thể của quá trình bảo vệ chủquyền biển, đảo, giữa nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủquyền biển, đảo khó khăn, gian khổ với khả năng có hạn của sĩ quan cấp phânđội Để giải quyết mâu thuẫn đó, đòi hỏi sĩ quan cấp phân đội phải tích cực,chủ động, tự giác, sáng tạo, không ngừng phấn đấu vươn lên, nâng cao trình độmọi mặt, xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn, ý thức trách nhiệm cao, v.v Vớitri thức dồi dào, tình cảm sâu sắc, thái độ, động cơ phấn đấu đúng đắn, ý chíquyết tâm cao, niềm tin vững chắc và năng lực tổ chức thực tiễn giỏi, sĩ quancấp phân đội sẽ vượt qua mọi khó khăn, lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, huấn luyệnđơn vị hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở mức cao nhất Do

đó, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng là quá trình sĩ quancấp phân đội tự hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao

1.2.3 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo phụ thuộc vào môi trường công tác ở đơn vị

Quá trình con người cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân mình để trởthành chủ thể của hoàn cảnh bao giờ cũng gắn với những điều kiện môitrường xác định, đó là tổng hoà các điều kiện tự nhiên, xã hội bao quanh vàthường xuyên tác động chi phối đến quá trình hình thành, phát triển và mọimặt hoạt động của con người Con người tận dụng, cải biến môi trường phục

vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình, đồng thời điều kiện môi trường tácđộng trở lại quy định sự phát triển của con người Con người càng tạo ra điềukiện môi trường thuận lợi bao nhiêu thì càng thúc đẩy sự phát triển năng lựccủa họ bấy nhiêu, C.Mác khẳng định “con người tạo ra hoàn cảnh đến mứcnào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [25, tr 55] Sự phát

Trang 40

triển của con người luôn chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nênđiều kiện môi trường Sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo cũng chịu sự tác động thường xuyêncủa môi trường công tác Vì vậy, phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩquan cấp phân đội ở Binh chủng Đặc công trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường công tác của họ.

Từ góc độ tiếp cận trên có thể thấy điều kiện môi trường công tác ở Binhchủng Đặc công là tổng hợp những yếu tố, những điều kiện, những quan hệ

xã hội, hoàn cảnh tự nhiên tạo thành một chỉnh thể thống nhất tác động trựctiếp đến quá trình phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân độitrong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Binh chủng

Điều kiện môi trường công tác của sĩ quan cấp phân đội ở Binh chủngĐặc công bao gồm những yếu tố cơ bản như: mục tiêu, yêu cầu, phươngchâm, phương pháp huấn luyện; hoạt động lãnh đạo, quản lý của các cấp uỷđảng và chỉ huy các cấp; hoạt động của cơ quan giúp việc; hoạt động của hạ sĩquan, binh sĩ; các mối quan hệ trong đơn vị; cơ sở vật chất bảo đảm huấnluyện, điều kiện doanh trại Những yếu tố đó vừa tạo điều kiện, vừa tạo độnglực kích thích tính tích cực phấn đấu vươn lên của sĩ quan cấp phân đội Điềukiện môi trường công tác thuận lợi hay không thuận lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến phát huy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội Nếu điều kiệnmôi trường công tác bảo đảm tốt sẽ tác động tích cực đến việc phát huy nhân

tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội, ngược lại, nếu điều kiện môi trườngcông tác không thuận lợi, thiếu đồng bộ, thống nhất của các yếu tố sẽ ảnhhưởng đến tính tích cực sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiệnnhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Các yếu tố tạo nên điều kiện môi trường công tác ở Binh chủng Đặccông có mối quan hệ thống nhất hữu cơ hỗ trợ lẫn nhau cùng tác động đếnnhân tố chủ quan của sĩ quan cấp phân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ

Ngày đăng: 03/10/2021, 07:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1992 - Những kinh nghiệm tham khảo”, Tạp chí Cộng sản, (863), tr.25-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn giải quyết tranh chấp theo côngước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1992 - Những kinh nghiệm thamkhảo”, "Tạp chí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2014
2. Ban Biên giới của Chính phủ (1998), Khái quát về luật biển quốc tế và việc áp dụng luật biển tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát về luật biển quốc tế và việcáp dụng luật biển tại Việt Nam
Tác giả: Ban Biên giới của Chính phủ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1996), Sổ tay biển đảo Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay biển đảo Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1996
4. Binh chủng Đặc công 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Binh chủng Đặc công 45 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
Nhà XB: NxbLao Động
5. Đặng Quốc Cẩm (2003), Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của học viên đào tạo sĩ quan công binh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của họcviên đào tạo sĩ quan công binh hiện nay
Tác giả: Đặng Quốc Cẩm
Năm: 2003
6. Nguyễn Phi Cẩn (1996), Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong sức mạnhchiến đấu của Quân đội ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Phi Cẩn
Năm: 1996
7. Văn Doanh (2015), “Thông tin về biển, đảo Việt Nam: Việt Nam quản lý, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1954 - 1975”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (6), tr.100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin về biển, đảo Việt Nam: Việt Nam quản lý,bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1954 - 1975”, "Tạpchí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Văn Doanh
Năm: 2015
8. Đảng bộ Lữ đoàn 5 (2015), Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVInhiệm kỳ 2015 - 2020
Tác giả: Đảng bộ Lữ đoàn 5
Năm: 2015
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa IX ngày 12/7/2003 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Banchấp hành Trung ương khóa IX ngày 12/7/2003 về chiến lược bảo vệTổ quốc trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI ngày 25/10/2013 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Banchấp hành Trung ương khóa XI ngày 25/10/2013 về chiến lược bảo vệTổ quốc trong tình hình mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
12. Đảng uỷ Quân sự Trung ương (2007), Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW ngày 29/3/2007 về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTWngày 29/3/2007 về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới
Tác giả: Đảng uỷ Quân sự Trung ương
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2007
13. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và đổi mới
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
14. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1994), Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người Việt Nam - mục tiêu vàđộng lực phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Phạm Minh Hạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
15. Lương Việt Hải (1986), “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội”, Tạp chí Triết học, tr.23-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng vàtrong hoạt động của các quy luật xã hội”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Lương Việt Hải
Năm: 1986
16. Đặng Vũ Hiệp (1996), “Đại học hóa trình độ sĩ quan - Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (9), tr.190-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học hóa trình độ sĩ quan - Những vấn đề đặtra”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Đặng Vũ Hiệp
Năm: 1996
17. Phạm Việt Hùng (2014), Phát huy nhân tố chủ quan của cán bộ quản lý học viên trong nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở Trường sĩ quan Lục quân 1 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nhân tố chủ quan của cán bộ quản lýhọc viên trong nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở Trường sĩquan Lục quân 1 hiện nay
Tác giả: Phạm Việt Hùng
Năm: 2014
18. Đinh Xuân Khuê (2005), Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũ giáo viên trong giáo dục và đào tạo ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của đội ngũgiáo viên trong giáo dục và đào tạo ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiệnnay
Tác giả: Đinh Xuân Khuê
Năm: 2005
19. Nguyễn Văn Kiều (2005), Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hậu cần quân đội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của cán bộhậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hậu cần quânđội hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Kiều
Năm: 2005
20. V.I.Lênin (1916), “Điểm sách”, Lênin toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điểm sách"”, Lênin toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1916

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w