1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng CAND trong đảm bảo an ninh quốc gia ở việt nam

159 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 2,11 MB

Nội dung

Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết...23 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THỊ BÍCH THẢO

PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH

QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM XUÂN PHÚC

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các

tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả

ĐỖ THỊ BÍCH THẢO

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 61.1 Những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trònhân tố chủ quan 61.2 Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia và

nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia 16Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau: 161.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân tố

chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia 191.4 Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận

án tiếp tục giải quyết 23

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ

NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 272.1 Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công antrong đảm bảo an ninh quốc gia 272.2 Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm

bảo an ninh quốc gia: khái niệm và đặc điểm 58

Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 723.1 Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an

trong đảm bảo an ninh quốc gia 723.2 Đánh giá thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượngcông an trong đảm bảo an ninh quốc gia 104

Trang 5

Chương 4: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY

VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN

NHÂN DÂN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY 114

4.1 Một số yêu cầu phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 114

4.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 117

KẾT LUẬN 141

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANND : An ninh nhân dân

ANPTT : n ninh phi tru ền thốngANQG : An ninh quốc gia

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của quốc gia, là điều kiệnhàng đầu để quốc gia phát triển Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quantrọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Ý thức được điều đó,Đảng và nhà nước ta luôn xác định: “Tăng cường quốc phòng, an ninh là nhiệm

vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quânđội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [41, tr.45]

Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển của mình luôn có nhữngphương thức, cách thức, biện pháp khác nhau để đảm bảo an ninh quốc gia mộtcách hiệu quả trên bình diện tổng thể, cũng như trong từng lĩnh vực Nhận thứcnhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia là trọng trách vô cùng khó khăn, đồng thời làniềm vinh dự mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho lực lượng công an - thựchiện vai trò nòng cốt đảm bảo an ninh quốc gia Đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy và cán

bộ, chiến sĩ toàn lực lượng luôn quán triệt tinh thần, “Công an nhân dân vì nướcquên thân, vì nhân dân phục vụ”, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ

Trong bối cảnh tình hình trong nước, khu vực và thế giới đang có nhiềutha đổi, biến động phức tạp, tác động nhiều chiều đến công tác đảm bảo an ninhquốc gia của lực lượng công an Sự nghiệp đổi mới ở nước ta, tu đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vẫn đứng trước những khó khăn,thách thức lớn Nền kinh tế phát triển chưa bền vững; tốc độ tăng trưởng GDPchưa cao, cơ cấu kinh tế có mặt chưa hợp lý, các ngu cơ chệch hướng, tụt hậu

xa hơn về kinh tế chưa bị đẩy lùi Tình hình an ninh các vùng chiến lược còntiềm ẩn ngu cơ mất ổn định Các thế lực thù địch gia tăng hoạt động “diễnbiến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thađổi chế độ XHCN ở nước ta Xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học

- công nghệ phát triển nhanh, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực

Trang 8

tiếp, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức, làm chuyển biến mạnh mẽ, sâusắc các mối quan hệ chính trị - xã hội, đem lại những lợi ích to lớn cho nhânloại, nhưng cũng bị các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm sửdụng đe dọa hòa bình và ổn định chung Các ngu cơ an ninh phi tru ền thốngdiễn biến phức tạp Đểhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực tiễn đòi hỏi lựclượng công an phải luôn luôn cảnh giác, có những biện pháp hữu hiệu đấu tranhvới những những luận điệu sai trái, phá hoại chính trị tư tưởng cũng như nhữnghoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hòng gây áp lực đòi xóa bỏ vai trò lãnhđạo của Đảng Cộng sản, đòi đa đảng, đòi tha đổi chế độ.

Vận dụng quan điểm triết học Mác - Lênin trong giải quyết mối quan hệgiữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảmbảo an ninh quốc gia, trước hết đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải là ngườigiác ngộ chính trị cao, có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu vềpháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học công nghệhiện đại; có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có sức dẻo dai về tâm lý, cườngtráng về thể chất…Thực chất, những đòi hỏi này chính là yêu cầu phát phát huyvai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia.Trong nhận thức cũng như trong nghiên cứu hiện đang tồn tại một số quan điểmkhác nhau khi đưa ra quan niệm về nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan; mốiquan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan cũng như vaitrò và cơ chế hoạt động của nhân tố chủ quan trong sự vận động của quy luật xãhội Ở góc độ an ninh quốc gia, hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đề cập đếnkhía cạnh nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn… trong đảm bảo an ninh quốc giatrên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an.Việc khai thác vấn đề thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia từ góc độnhân tố chủ quan trong bối cảnh hiện nay của đất nước chưa thấy có công trìnhnghiên cứu nào đề cập

Trang 9

Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, chuyên sâu về vấn

đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo anninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết

Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát huy vai trò

nhân tố chủ quan của Lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án Tiến sĩ, chu ên ngành CNDVBC và

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về phát huy vai trò của nhân tố chủquan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay;

Ba là, phân tích thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lựclượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay; Chỉ rõ những ưuđiểm và hạn chế cùng với nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong phát huy vaitrò NTCQ của lực lượng công an

Bốn là, đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy hiệuquả vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở ViệtNam hiện nay

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát vấn đề pháthuy vai trò của nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo

Trang 10

an ninh quốc gia trên toàn lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2013 đếnnay (Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban chấp hành Trung ươngđảng khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới).

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân

tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia

Phương pháp nghiên cứu là dựa trên các nguyên tắc, quan điểm của chủ

nghĩa du vật biện chứng và chủ nghĩa du vật lịch sử: phương pháp phân tích tổnghợp, phương pháp qu nạp, diễn dịch, phương pháp kết hợp lịch sử - logic,phương pháp so sánh, phương pháp sử dụng chu ên gia và các phương phápchung của khoa học xã hội

5 Cái mới của luận án

Về lý luận: Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phát huy vaitrò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam;luận án cũng làm nổi bật những ưu điểm và hạn chế trong việc phát huy vai trònhân tố chủ quan của lực lượng công an hiện nay

Về thực tiễn: Luận án là công trình góp phần tổng kết thực tiễn phát huyvai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, chỉ rõnhững kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và ngu ên nhân, làm cơ sở đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượngcông an trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin và những nhà nghiên cứu mácxít về vấn đề NTCQ và vai trò NTCQ.Trên cơ sở làm rõ vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, luận

án đã đưa ra êu cầu và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phát huy vai trònhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG

Trang 11

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy, học tập về những vấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan, nhân tố chủquan của lực lượng công an nhân dân trong đảm bảo an ninh quốc gia ở ViệtNam hiện nay Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có ý nghĩa khu ến nghịtrong việc nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của lựclượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay.

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án đượccấu trúc thành 4 chương, 10 tiết

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề nhân tố chủ quan và vai trò nhân

tố chủ quan, tiêu biểu là các công trình của các tác giả sau đâ

Trong các nghiên cứu của tác giả Liên Xô (cũ), có thể kể đến các công trình

“Phép biện chứng về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựngchủ nghĩa cộng sản” của G.E.Gleserman, Tạp chí “Những vấn đề triết học” [47]; tácphẩm “Cái khách quan và chủ quan” của V.Ph.Cudơmin [108]; tác phẩm “Biệnchứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xãhội” của A.Ph.Iaxkevich, Minxcơ; tác phẩm “Biện chứng của cái khách quan và cáichủ quan trong CNXH phát triển” của tập thể tác giả, Kiep, 1980; bài “Cái chủ quan

và cái khách quan trong các quá trình xã hội” của B.A.Vôrônôvích, Tạp chí “Cáckhoa học triết học”, số 3/1984… Các công trình của các nhà triết học Liên Xô (cũ)

kể trên có điểm giống nhau chủ yếu là đề cập đến vấn đề khách quan, chủ quan liênquan đến việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng CNXH Cáctác giả đã xuất phát từ quan điểm duy vật biện chứng để xem xét cái khách quan, cáichủ quan, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, cũng như quan hệ biện chứnggiữa cái khách quan và cái chủ quan và vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủquan trong quá trình xây dựng CNXH và Chủ nghĩa Cộng sản Những nghiên cứunày mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu lý luận cơ bản và sự vân dụng đối vớicông cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô Vấn đề vận dụng vào thực tiễn cách mạngViệt Nam thì không được đề cập

Trang 13

Ở Việt Nam, liên quan đến các vấn đề này, có các công trình như bài viếtcủa tác giả Hồ Văn Thông - “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa nhân tố chủquan và nhân tố khách quan trong thực tiễn” [96, tr.195-221] Trong công trìnhnày, tác giả đã bàn về mối quan hệ khách quan - chủ quan liên hệ với phạm trùvật chất, ý thức; từ đó, chỉ ra sự giống và khác nhau giữa 2 cặp phạm trù này.Viện dẫn quan điểm của V.I.Lênin và qua sự phân tích của mình, tác giả đi đếnkết luận: Khách quan là tất cả những gì không phụ thuộc vào chủ thể hoạt động

và chủ quan là tất cả những gì phụ thuộc vào chủ thể hoạt động Chủ quan vàkhách quan có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau; nhưng ếu tố kháchquan bao giờ cũng giữ vai trò cơ sở qu định nhân tố chủ quan và là nguyên tắc cơbản về thế giới quan - vật chất quyết định ý thức Trong công trình này, tác giảcòn đặt vấn đề cần phải phân biệt rõ đâu là bản chất, khả năng khách quan sẵn cótrong thực tế và đâu là trách nhiệm, nỗ lực chủ quan của con người làm chuyểnbiến những khả năng khách quan đó thành hiện thực Đề cao vai trò nhân tố chủquan nhưng tác giả khẳng định rằng, đâ là quan điểm dựa trên cơ sở duy vật khoahọc và khác biệt hoàn toàn với chủ nghĩa chủ quan; đồng thời khẳng định rằng,sức mạnh chủ quan chính là ở chỗ biết sử dụng sức mạnh của thế giới kháchquan

Mác- Ăngghen- Lênin- Stalin bàn về mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan

và khách quan [30] Đâ là tài liệu dùng cho các lớp quản lý, trình bày các quy

luật xã hội, các hoạt động của con người trong lịch sử, tính khách quan của quyluật xã hội, vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội, mối quan hệgiữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong xã hội xã hội chủ nghĩa Vaitrò của Đảng, Nhà nước chuyên chính vô sản, và của quần chúng trong việc pháthuy nhân tố chủ quan Công trình chưa đề cập và phân tích cấu trúc của NTCQ

mà chủ yếu đi vào trình bày nội dung vai trò của quy luật khách quan

Trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạtđộng của các quy luật xã hội” [48], tác giả Lương Việt Hải đã đề cập tới nhữngquan niệm khác nhau về vấn đề phép biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ

Trang 14

quan trong cơ chế tác động và trong sự vận dụng các quy luật xã hội, từ đó chỉ ranhững quan niệm chưa hợp lý về vai trò nhân tố chủ quan Ví dụ như khi coinhân tố chủ quan chỉ là hoạt động tự giác của chủ thể hoặc nhân tố chủ quan làlao động sống…Từ đó, tác giả đưa ra cách hiểu khác về nhân tố chủ quan để trên

cơ sở đó vận dụng, xác định vai trò của nó trong sự hoạt động động của các quyluật xã hội Nhân tố chủ quan, theo tác giả, là loại hoạt động mang tính tích cực,năng động và sáng tạo của chủ thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện, nội dung, bảnchất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt động: Dạng thứ nhất là hoạt độngphù hợp với yêu cầu, quy luật khách quan do chủ thể chủ động thực hiện nên đãnhận thức được nội dung, bản chất của sự vật- đó chính là hoạt động tri giác.Dạng thứ hai chính là hoạt động của chủ thể phù hợp với yêu cầu quy luật kháchquan nhưng chủ thể chưa nhận thức được tính tất yếu, nội dung của quy luậtchưa nhận thức được bản chất của sự vật Ở dạng hoạt động này, chủ thể chưathấ rõ được tiến trình phát triển của sự vật, chưa chủ động điều khiển hành độngcủa mình và tiến trình phát triển của sự vật cho phù hợp với quy luật song chủthể có thể dần dần điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với tiến trình pháttriển của sự vật Dạng hoạt động này được tác giả đánh giá là hoạt động mangtính chất khám phá rõ nét và dựa trên cơ sở chưa có đầ đủ sự nhận thức đúng đắn

về sự vật

Để đưa ra quan niệm này, theo tác giả, hoạt động con người do ý thức điềukhiển nhưng có loại hoạt động được điều khiển bởi ý thức phản ánh đúng, phùhợp điều kiện khách quan, thể hiện tính tích cực, năng động, sáng tạo của chủ thể(nhân tố chủ quan); có loại hoạt động điều khiển bởi ý thức phản ánh sai, khôngphù hợp với quy luật khách quan Khi ý thức phản ánh không phù hợp với hiệnthực khách quan thì chủ thể không thể nhận thức được quy luật khách quan,không thấ được bản chất của sự vật Hoạt động này của chủ thể chính là hoạtđộng tự phát và không thuộc về nhân tố chủ quan

Xem xét vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan, tácgiả cũng lưu ý phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể Khi những điều kiệnkhách quan đã chín muồi thì nhân tố chủ quan có điều kiện để phát huy sức

Trang 15

mạnh tối đa của mình Có thể thấy rằng, những quan điểm nghiên cứu trên củatác giả là nguồn tài liệu rất quý cho chúng tôi học tập, nghiên cứu và vận dụngtrong nghiên cứu của mình.

Tác giả Phạm Văn Đức, trong bài viết “Vị trí và vai trò của nhân tố chủquan trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội” [44] đã cho rằng, trước hết phảihiểu đúng khái niệm nhân tố để đưa ra êu cầu phải hiểu nhân tố chủ quan lànhững ngu ên nhân và điều kiện xuyên suốt, là một trong những cái quyết định

cơ bản và bền vững của quá trình lịch sử

Chỉ ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về nhân tố chủquan, tác giả khẳng định, nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan là những mặtđối lập, tác động lẫn nhau trong bất kì hoạt động nào (hoạt động sản xuất vậtchất, hoạt động chính trị tư tưởng, hoạt động tự giác, hoạt động tự phát) Nhân tốkhách quan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với chủ thểnhất định; là những yếu tố không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể và quyết định

ý thức hoạt động của chủ thể Nhân tố chủ quan của quá trình lịch sử là cái đốilập với nhân tố khách quan, là cái duy trì hoặc biến đổi nhân tố đó, là cái đượcđối tượng hóa trong những nhân tố khách quan của hoạt động tiếp theo Từ phântích trên, tác giả đưa ra quan niệm về nội dung của nhân tố chủ quan gồm haithành phần cơ bản là hoạt động sống trực tiếp và ý thức định hướng hoạt động

đó, cũng như những chất lượng xác định của chủ thể hành động (như tính qu ếtđoán, tính tổ chức…) Tác giả nhấn mạnh rằng, nhân tố chủ quan là một bộ phậnkhông thể thiếu trong cơ chế hoạt động của quản lý xã hội Nó vừa là phươngtiện điều chỉnh, vừa là nguyên nhân hoạt động và một trong những đặc điểmquan trọng của nhân tố chủ quan là sự tác động của chúng gắn liền với sự thúcđẩy Từ đó, tác giả kết luận, nhân tố khách quan ảnh hưởng hết sức to lớn, giữvai trò quyết định những đặc điểm của cơ chế hoạt động của quản lý xã hội Tuynhiên, nhân tố chủ quan đóng vai trò không nhỏ, nhân tố khách quan chỉ có thểthể hiện vai trò quyết định của mình khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mìnhtrong lĩnh vực chủ quan Đặc biệt, khi đã được hình thành, nhân tố chủ quan

Trang 16

đóng vai trò trong quyết định đối với sự tồn tại và biến đổi các nhân tố kháchquan ở giai đoạn sau Những nghiên cứu của tác giả giúp chúng tôi nắm rõ cơchế hoạt động của các quy luật xã hội và thấy nó không chỉ phụ thuộc vào nhân

tố khách quan, mà phụ thuộc cả những yếu tố của nhân tố chủ quan, để từ đó có

cơ sở lý giải vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan

Tác giả Phạm Văn Nhuận, trong bài “Một cách tiếp cận về cặp phạm trùđiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan” [85], có cách nhìn nhận khác về vấn

đề điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan Tác giả xem điều kiện khách quan

là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độclập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xu ên tác động, quyđịnh hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định Từ quan niệm này, tácgiả xem phạm trù điều kiện khách quan luôn gắn liền với một quá trình, một hoạtđộng cụ thể Do đó, theo tác giả, cần phải phân biệt phạm trù khách quan vớiđiều kiện khách quan, chủ quan với nhân tố chủ quan Tiếp tục phân tích và chỉ

ra những thiếu sót trong các quan niệm khác nhau về điều kiện khách quan, nhân

tố chủ quan, tác giả kết luận rằng, nhân tố chủ quan là tất cả những nhân tố, đặctrưng hợp thành phẩm chất và năng lực nhận thức, năng lực tổ chức hoạt độngthực tiễn của chủ thể, được hu động vào những hoạt động cụ thể dưới sự chiphối, thúc đẩy của nguồn gốc - động lực nội tại, tạo nên tính năng động sáng tạocủa chủ thể nhằm cải biến điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện mụctiêu xác định do chủ thể đặt ra

Trong bài “Tìm hiểu về khái niệm nhân tố chủ quan của đời sống xã hội”[100] tác giả Nguyễn Thị Bích Thủ đặt vấn đề, để nghiên cứu, nhận thức, giảithích và cải tạo xã hội, triết học mácxít sử dụng hệ thống phạm trù: lực lượng sảnxuất - quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội - ýthức xã hội,… phản ánh cấu trúc của đời sống xã hội Việc sử dụng phạm trù:chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan, nhân tố chủ quan - nhân tố kháchquan là để phản ánh quá trình vận động, biến đổi, phát triển của đời sống xã hội.Tác giả nhấn mạnh rằng, tự mình chủ quan và khách quan không là nhân tố, chỉ

Trang 17

trong hoạt động (tác động giữa chủ thể và khách thể) đặt trong những điều kiện nhấtđịnh chúng mới trở thành động lực thúc đẩy sự cải biến xã hội Từ đó tác giả khẳngđịnh, nhân tố chủ quan là tổng hợp tất cả những phẩm chất khoa học, lý luận, tưtưởng, niềm tin, ý chí quyết tâm, tính tổ chức, … của chủ thể, được bộc lộ tronghoạt động và trở thành động lực của sự phát triển xã hội Nó bao gồm những phẩmchất cơ bản của chủ thể, như tri thức khoa học, lý luận, tư tưởng, mục đích, tìnhcảm, niềm tin, đạo đức, ý chí quyết tâm hoạt động; kế hoạch, nội dung, phươngpháp hoạt động Những phẩm chất nà được thể hiện trong hoạt động của chủ thể

và trở thành lực lượng vật chất có sức mạnh cải tạo hiện thực

Với những điều đã trình bà trên, có thể thấy rằng, nhìn chung, vấn đềNTCQ và vai trò NTCQ đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau.Hầu hết các tác giả đều thống nhất quan điểm rằng, NTCQ bị chi phối bởi điềukiện khách quan, do điều kiện khách quan qu đinh Nhưng NTCQ có tính độc lậptương đối, có thể tác động trở lại và làm biến đổi điều kiện khách quan

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan

Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến bài viết của tác giả Sergeev

-Những đặc điểm của phép biện chứng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa trong cuốn “Quản lý xã hội

một cách khoa học” của V.G Afanasev chủ biên [117, tr.46-90] Trong nội dungnày, tác giả đã đề cập đến mối tương quan giữa điều kiện khách quan và nhân tốchủ quan và chúng là điều kiện vô cùng quan trọng của việc quản lý xã hội mộtcách khoa học Tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan lớn lên từ những điều kiệnlịch sử và những quan hệ xã hội nhất định, mà những điều kiện và quan hệ nàyquyết định nội dung, nhịp độ và phương hướng phát triển của nó Nhân tố chủquan được quyết định thực sự bằng những điều kiện khách quan nhưng nó hoàntoàn không phải là kết quả máy móc, là sự phản ánh thụ động, vô vị những điềukiện ấy Trong bài viết này, tác giả còn chỉ ra những nguyên nhân của chủ nghĩachủ quan cũng như nhấn mạnh việc nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiệnkhách quan và nhân tố chủ quan phải có quan điểm lịch sử

Trang 18

Trong bài viết Nhân tố chủ quan và các điều kiện khách quan trong quản lý

xã hội chủ nghĩa [58], tác giả Vũ Hu đã đặt vấn đề sự tác động qua lại giữa các hệ

thống quản lý và các hệ thống bị quản lý trong xã hội có liên quan mật thiết đến vấn

đề chủ thể - khách thể, nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan, trên cơ sở đó, tácgiả đưa ra quan điểm về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan gắn liền với sựphát triển xã hội Theo tác giả, những điều kiện khách quan không phụ thuộc vào ýchí của các tập đoàn, đảng phái, giai cấp Đó là tiêu chuẩn làm cho phạm trù “điềukiện khách quan” khác với phạm trù “nhân tố chủ quan” Nhân tố chủ quan của sựphát triển xã hội là hoạt động có ý thức, có tổ chức của mọi người nhằm giải quyếtnhững nhiệm vụ lịch sử nhất định và đạt tới những mục tiêu nhất định Do đó, nhân

tố chủ quan của quản lý có một cơ cấu tổ chức phức tạp gồm các chính đảng, Nhànước và hệ thống cơ quan chu ên ngành của Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhữngngười hoạt động trong tổ chức chính trị, Nhà nước, xã hội để đề xuất và thông quacùng tổ chức thi hành các nghị quyết quản lý Hạt nhân của nhân tố nà là Đảng.Đảng chịu trách nhiệm cơ bản trong việc lãnh đạo toàn bộ hệ thống xã hội cũng nhưtừng khâu của hệ thống này

Trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự thống nhất ba lợi ích

[79], tác giả Nguyễn Chí Mỳ đã chứng minh rằng, loài người bao giờ cũng hoạtđộng theo những lợi ích nhất định Trong quá trình hoạt động đó, con người tạo rahàng chuỗi những sự kiện tất yếu khách quan làm tha đổi tồn tại xã hội Chính vìvậy, họ tạo ra những điều kiện thuận lợi, cơ sở để xây dựng thành công CNXH Qua

đó, tác giả đưa ra êu cầu phải có sự thống nhất ba lợi ích (Cá nhân - Tập thể

- Xã hội) và để thực hiện được điều đó phải phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc thống nhất ba lợi ích thành động lực mạnh mẽ để phát triển XHCN

Tác giả Trần Bảo trong bài viết Về những điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội; những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng CNXH [18] đã đưa ra

những nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn để phân biệt những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong đời sống xã hội, phân cấp độ, trình độ

Trang 19

khác nhau của điều kiện khách quan đến hoạt động của chủ thể để từ đó chủ thểchủ động tiến hành hoạt động đạt kết quả để tránh những sai lầm và trên cơ sở đóphát hu cao độ nhất sức mạnh của nhân tố chủ quan Trong công trình này, tácgiả cũng chỉ ra nhân tố chủ quan và xây dựng chủ nghĩa xã hội là toàn bộ hoạtđộng của chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội

là Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúng nhân dân lao động Vì vậy, nhân tốchủ quan ở đâ là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản, nhà nước và quần chúngnhân dân lao động Toàn bộ những hoạt động nà đều nhằm thực hiện một mụcđích thống nhất là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Theo tác giả, nhữnghoạt động này có những chức năng và tính chất khác nhau tương ứng với mỗi bộphận cụ thể của chủ thể Để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của nhân tốchủ quan trong xây dụng chủ nghĩa xã hội, tác giả chỉ ra những vấn đề phức tạpcần tập trung giải quyết, đó là, thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trongviệc nâng cao năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan để pháthuy tích cực sáng tạo của nhân tố chủ quan; thứ hai, lợi ích vật chất bộ phậnquan trọng nhất trong cơ chế tác động của các quy luật khách quan, yếu tố cơbản kích thích hoạt động sáng tạo của nhân tố chủ quan

Tác giả Trần Thành trong bài viết Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay [96] đã

đề cập tới vấn đề phải tiếp tục phát huy vai trò nhân tố chủ quan, trước hết là vaitrò lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xãhội và có những căn cứ, việc làm, bước đi cụ thể nhằm xây dựng thành công chủnghĩa xã hội Và để làm đúng điều đó, tác giả chỉ ra rằng, cần phải có niềm tinvững chắc trên tinh thần thật sự khoa học về mô hình kinh tế nà ; nâng cao nănglực lãnh đạo kinh tế của các tổ chức Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò vàhiện thực quản lý kinh tế của Nhà nước, bảo đảm thúc đẩy nền kinh tế phát triểntheo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 20

Ngoài các công trình trên, đã có một số luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đềnhân tố chủ quan nói chung.

Tác giả Lê Hữu Xanh, trong Luận án tiến sĩ Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dụng đội ngũ cán bộ Đảng viên ở nông thôn nước ta hiện nay [113], đã khẳng định, vấn đề vai trò nhân tố chủ quan liên quan trực tiếp đến yếu tố

con người Trong công trình này, tác giả đi sâu vào phân tích và đưa ra nhữngnguyên tắc và giải pháp phát huy vai trò NTCQ trong xây dựng đội ngũ cán bộĐảng viên ở nông thôn [113, Tr 57- 132] Trong đó, tác giả tập trung vào các giảipháp, như: (a) làm sáng tỏ quan điểm lý luận về đổi mới và phát triển kinh tế-xã hộinông thôn theo định hướng XHCN; trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, cần quán triệttrong đội ngũ cán bộ đảng viên các quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhànước về đổi mới kinh tế nông thôn (b) Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị, đổi mớiphương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng của các tổ chức Đảng cơ sở nông thôn.(c) Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và nâng caotrình độ dân trí chung của nông dân (d) Tạo điều kiện khai thác và phát huy mặttích cực trong các quan hệ xã hội nông thôn [113, Tr 93-152]

Luận án Tiến sĩ Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam của tác giả Dương Thị Liễu [64] đã đưa ra định nghĩa về nhân tố chủ quan: “Nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt động của chủ thể (hoạt động nhận thức

và hoạt động thực tiễn) nhằm thực hiện mục đích của mình và những thuộc tính,phẩm chất, trạng thái của chủ thể được biểu hiện (định hướng) trong hoạt độngđó” [68, tr 20] Tuy nhiên, khi phân tích nội dung phát huy vai trò NTCQ trongquá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, tác giả lại chưa làm rõkhái niệm phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường là như thế nào [68, tr 75-100]

Trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng XHCN ở thanh niên quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay [102] tác giả Nguyễn Đức Tiến cho rằng, NTCQ là trình độ về

Trang 21

mọi mặt của thanh niên quân đội, tác giả nhận định sự phát triển lý tưởng XHCN

là kết quả của tác động biện chứng giữa điều kiện khách quan (môi trường sống

và hoạt động của thanh niên quân đội) và NTCQ [102, tr.12-72] Trên cơ sở làm

rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng mối quan hệ giữa điều kiện khách quan vànhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh niên quânđội Nhân dân Việt Nam, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển lýtưởng XHCN ở thanh niên quân đội: (1) Xây dựng môi trường lành mạnh, ngănchặn các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến thanh niên quân đội (2) Nâng caochất lượng giáo dục và tự giáo dục chính trị, tư tưởng (3) Kết hợp chặt chẽ giữaxây dựng hệ thống giá trị với giáo dục định hướng giá trị cho thanh niên quânđội [102, tr.119-157]

Tác giả Phạm Ngọc Minh trong công trình Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay [83] đã tập trung

nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quantrong thời kỳ cả nước tiến lên CNXH [83, tr 43-76] và đưa ra một số giải phápnhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan ở nước ta như nâng cao vai trò lãnh đạocủa Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, vai trò của nhân dân [83, tr 76-88] Cũng

ở nghiên cứu này, khi trình bày kết luận về mối quan hệ biện chứng giữa điều kiệnkhách quan và NTCQ, tác giả đã đưa ra sơ đồ thể hiện mối quan hệ này trong khuônkhổ hoạt động của con người Sơ đồ đó giúp chúng ta thấy mối quan hệ phụ thuộcqua lại lẫn nhau giữa chủ thể - khách thể, cái chủ quan – cái khách quan, nhân tốchủ quan – nhân tố khách quan, cũng như tác động giữa tất cả các yếu tố này trongvòng tuần hoàn hoạt động của con người [83, tr 42]

Tác giả Nguyễn Tiến Thủ trong Luận án tiến sĩ Biện chứng giữa chủ thể

và Khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay [98] Cho rằng, giải quyết mối quan hệ giữa

chủ thể và khách thể thực chất là giải quyết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản củatriết học; là để trả lời cho câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giớihay không? [98, tr.11- 54] Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin về mối

Trang 22

quan hệ chủ thể, khách thể, luận án bàn về vai trò, vị trí chủ thể của sinh viêntrong học tập, nghiên cứu khoa học [98, tr 69- 149] Tuy luận án không đề cậptrực tiếp đến NTCQ và vai trò NTCQ, nhưng những nghiên cứu của tác giả lànguồn tài liệu quý báu để chúng tôi tham khảo trong nghiên cứu quan điểm triếthọc Mác-Lênin về lý luận nhận thức và vận dụng nó trong nghiên cứu của mình.

Tác giả Phạm Văn Nhuận trong Luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong phát triển bản chất giai cấp công nhân của quân đội nhân dân Việt Nam [85] đã có những nghiên cứu khái quát cặp phạm trù ĐKKQ và NTCQ, trên cơ sở đó, theo tác giả, thì mới có cơ sở để

nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa ĐKKQ và NTCQ trong phát triển bản chấtgiai cấp công nhân của Quân đội nhân dân việt Nam

Trong Luận án tiến sĩ Phát huy nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên

phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia hiện nay [56] Tác giả

Nguyễn Đình Hùng cho rằng, nhân tố con người là tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động của con người Nhân tố con người đội ngũ cán bộ bộ đội biên phòng là tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của họ, gắn liền với hoạt đông tích cực, sáng tạo trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia [56, tr.14-74] Trong công trình này, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản phát huy nhân tố con người trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, như: Nâng cao chất lượng công tác cán

bộ, chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, hoàn thiện chính sách xã hội, hậu phương quân đội, đẩy mạnh xây dựng môi trường lành mạnh trong đơn vị và nơi đóng quân và cuối cùng là tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy các cấp Những biện pháp này của tác giả là nguồn tài liệu giúp chúng tôi trong việc định hướng nghiên cứu về những giải pháp trong nghiên cứu của mình.

1.2 Những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về an ninh quốc gia

và nhân tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia

Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình sau:

Công trình Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn [110]: Các tác giả đã nêu quan điểm tư du mới về bảo vệ Tổ quốc,

Trang 23

thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân và xây dựng quân đội nhân dânvững mạnh về chính trị Theo đó, trong công trình này, các tác giả khẳng định, tưduy mới nhiệm vụ quốc phòng ngày nay không chỉ nhằm chống chiến tranh xâmlược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà còn gắn chặt với yêu cầu bảo vệ an ninhtrên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xãhội Ở đâ , các tác giả chủ yếu đặt ra yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh trên

cơ sở xây dựng bản lĩnh chính trị, chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đứccho cán bộ, chiến sĩ

Giáo trình Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia (Học viện An

ninh nhân dân, Hà Nội, 2004): Đâ là cuốn sách giáo khoa sử dụng trong nội bộ;bao gồm những vấn đề cơ bản về ANQG, bảo vệ ANQG và những quan điểm tưtưởng chỉ đạo đảm bảo ANQG

Xây dựng lực lượng CAND trong tình hình mới (Viện Chiến lược và Khoa

học Công an, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2006): Đâ là cuốn sách lưu hànhnội bộ, trình bày những vấn đề về xây dựng lực lượng, những yếu tố tác độngđến công tác xây dựng lực lượng cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xâydựng lực lượng trong tình hình mới

Bảo vệ ANQG, an ninh kinh tế và các quyền con người bằng pháp luật hình

sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền [26]: các tác giả nghiên cứu

những vấn đề chung về ANQG, an ninh quốc tế và các quyền con người dưới góc

độ luật hình sự [26, Tr 19- 46], từ đó rút ra đặc điểm bảo vệ ANQG bằng pháp luậthình sự [26, Tr.77- Tr.91] Mặc dù nghiên cứu vấn đề NQG dưới góc độ pháp luậthình sự, nhưng những nghiên cứu của tác giả cũng giúp chúng tôi có thêm nhữngcách tiếp cận khác nhau về vấn đề này trong nghiên cứu của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế những vấn đề đặt ra đối với công tác công an

[55]: Thông qua 4 chu ên đề, bằng những câu hỏi và trả lời, cuốn sách đã chongười đọc thấy bức tranh tổng thể nhưng rất cụ thể, dễ nắm bắt về hội nhập kinh

tế quốc tế, những vấn đề đặt ra với công tác đảm bảo ANQG, công tác gìn giữtrật tự ATXH, công tác xây dựng lực lượng và công tác hậu cần - kỹ thuật trong

Trang 24

C ND Đâ thực sự là nguồn tài liệu phong phú giúp chúng tôi trong quá trìnhnghiên cứu vấn đề đảm bảo ANQG trong thời đại toàn cầu hóa mà chúng tôiquan tâm.

Nghệ thuật bảo vệ ANQG: lý luận và thực tiễn [107]: Từ những lý giải thế

nào là ANQG, lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật bảo vệ ANQG, tác giả

đã nghiên cứu nghệ thuật bảo vệ ANQG trong thực tiễn đấu tranh bảo vệ ANQG[107, Tr.9-200] Theo tác giả, nghệ thuật bảo vệ ANQG là sự kết tinh mưu trí,sáng tạo trong đấu tranh với các thế lực thù địch của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy,cán bộ, chiến sĩ công an [107, Tr.20] Cách tiếp cận vấn đề này của tác giả cóđiểm tương đồng với cách tiếp cận của chúng tôi khi nghiên cứu về NTCQ vàphát hu vai trò NTCQ trong đảm bảo ANQG; vì vậy, chuyên khảo này là nguồntài liệu quý báu cho chúng tôi tham khảo

Công trình Công an nhân dân Việt Nam với tác phẩm Tư cách người công

an cách mệnh của Hồ Chí Minh [62]: khẳng định tác phẩm Tư cách người công

an cách mệnh luôn song hành cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của

lực lượng công an nhân dân [62, Tr 11- 95]; lực lượng công an nhân dân phảihọc tập, thực hiện tư cách người công an cách mệnh [62, Tr 143- 188] Nhữngnghiên cứu này của tác giả giúp chúng tôi có căn cứ, cơ sở khi đặt ra yêu cầunâng cao vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, đặc biệtnhân tố ý thức, tình cảm và ý chí

Một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt Trung

(Nguyễn Thị Phương Hoa, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứuTrung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018): Từ những nghiên cứu về kháiniệm an ninh phi truyền thống, các vấn đề an ninh phi truyền thống chủ yếu hiệnnay [52, Tr 15- 40], tác giả đi sâu nghiên cứu một số vấn đề thuộc an ninh phitruyền thống qua khu vực biên giới Việt Trung, phân tích ngu ên nhân, đặc điểm

và đánh giá hiệu quả của cơ chế hợp tác giải quyết giữa Việt Nam và TrungQuốc [52, tr 157- 171]

Trang 25

Ngoài các công trình trên, có thể kể đến Luận án tiến sĩ của Phạm Thái Bình

Đấu tranh giai cấp với nhiệm vụ bảo vệ ANQG trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam [17] Qua nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận: Thực chất của cuộc đấu tranh

giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là chống xuhướng tự phát TBCN, chống các thế lực bảo thủ, lạc hậu, phản động trong và ngoàinước: bảo vệ ANQG là một nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp [17,tr.12-60] Từ những kết luận cơ bản đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu nội dung củacuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ và đưa ra giải pháp nhằm thực hiệnhiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANQG [17, tr 61- 174] Tuy nhiên, ở đâ , tác giả không

đi sâu nghiên cứu chủ thể của cuộc đấu tranh giai cấp

1.3 Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò nhân

tố chủ quan của lực lƣợng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia

Liên quan đến nội dung này, có thể kể đến công trình Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong lực lượng công an nhân dân – Kỷ yếu hội thảo cấp Bộ [12]: Các bài đăng trong kỷ yếu hội thảo nà đề cập đến tất cả các mặt của

NTCQ của lực lượng công an, như năng lực, ý thức, phẩm chất chính trị, bảnlĩnh, ý chí, đạo đức, tác phong cũng như năng lực hoạt động của cán bộ chiến sĩ,đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chỉ huy Các nghiên cứu cũng đề cập đến biện phápphát huy vai trò NTCQ của đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy trong công an, như: Đổimới, nâng cao chất lượng cán bộ, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao hiệu quảcông tác, luân chuyển cán bộ để nâng cao năng lực, giáo dục lịch sử truyềnthống, đổi mới chính sách đào tạo… [12, tr.1-265] Những kinh nghiệm trongnâng cao năng lực lãnh đạo chỉ huy ở các Vụ, Cục, công an địa phương cũngđược nêu ở đâ [12, tr 270- 76] Cuốn Kỷ yếu này là nguồn tài liệu thực tế cực kỳphong phú mà chúng tôi có thể kế thừa khi nghiên cứu vấn đề này

Xây dựng đội ngũ trí thức công an nhân dân trong tình hình mới [16]:

Cuốn sách trình bày một cách hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thựctiến về đội ngũ trí thức CAND [16, tr 9- 428], công tác đào tạo và xây dựng độingũ trí thức CAND [16, tr 431-440] Mặc dù cuốn sách nghiên cứu

Trang 26

một thành phần cụ thể trong lực lượng công an, chứ không đề cập đến toàn bộlực lượng với tư cách là chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG, nhưng cáctác giả cũng đề cập đến các biện pháp cơ bản để nâng cao vai trò NTCQ của độingũ trí thức CAND Vì vậy, những nghiên cứu này rất có ích cho chúng tôi khivận dụng để nghiên cứu chủ thể - lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ đảmbảo ANQG.

Phát huy nguồn nhân lực công an nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay [103]: trên cơ sở khái quát chung về tình

hình nhân lực công an nhân dân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả

đã rút ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc phát huy nguồn nhân lực này

Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhân lực công an, đáp ứngyêu cầu thời đại Những giải pháp này tác giả chủ yếu mới nêu ra, chứ chưa phântích sâu về lý do và cách thức thực hiện Song, đâ cũng là tài liệu quý báu chochúng tôi khi thực hiện triển khai nghiên cứu đề tài luận án

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ ANQG [6] Tác giả đã đưa ra

những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ ANQG, từ những yêu cầu quántriệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ ANQG; các yêucầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh nghiệm, biện phápphát hu năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác bảo vệ ANQG Đâ

là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, giúpchúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này

Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động của người cán bộ, chiến sĩ công an [45]: Tác giả đưa ra 3 nội dung thể hiện vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật: một là, định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn; hai là, định hướng thái độ, hành vi chính trị, đạo đức, lối sống;

ba là, nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận cho cán bộ, chiến sĩ

công an Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả chưa đề cập đến vấn đề trang bịphương pháp luận biện chứng duy vật cho cán bộ, chiến sĩ công an thì phải làmnhư thế nào

Trang 27

An ninh phi truyền thống những vấn đề lý luận và thực tiễn [94]: Công

trình nghiên cứu đã đề cập lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề ANPTT[94, tr 9- 124]; thách thức ANPTT trên một số lĩnh vực [94, tr 125-340]; các dựbáo, định hướng và giải pháp phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT[94, tr 341-414] Vấn đề an ninh con người, an ninh môi trường, biến đổi khíhậu, an ninh nguồn nước, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lươngthực, an ninh mạng, được tác giả nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sau;giúp cho chúng tôi có cách nhìn toàn diện về những thách thức NPTT cũng nhưnhững vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu những hoạt động đảm bảo ANQG củalực lượng công an trong tình hình mới

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng công an nhân dân hiện nay – Kỷ yếu hội thảo khoa học [11]: trong công trình này, các tác giả

khẳng định, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng là một trong những hoạt độngquan trọng, thường xuyên của lực lượng công an nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm

vụ được giao Do đó, cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, của ngành

về công tác chính trị, tư tưởng [11, tr 7-84] Công trình cũng nêu lên thực trạngcông tác giáo dục chính tri tư tưởng [11, tr 85-244], đưa ra giải pháp nâng caohiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong CAND [11, tr 245-369].Yếu tố chính trị, tư tưởng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tưtưởng, chính trị cho cán bộ, chiến sĩ công an là nội dung tương đồng trong nhữngnghiên cứu của chúng tôi Tuy rằng các nghiên cứu ở đâ không tiếp cận yếu tốchính trị, tư tưởng ở góc độ cấu trúc NTCQ, nhưng những kết quả nghiên cứu ấycũng đem lại nhiều điều bổ ích cho chúng tôi

“Vai trò của phương pháp luận biện chứng duy vật đối với hoạt động củangười cán bộ, chiến sĩ Công an” [45]: Liên quan đến giải pháp phát huy vai trò nhân

tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, bài viết đã chỉ ra rằng, hoạt động bảo vệNQG, đảm bảo TTATXH muốn đạt hiệu quả phải có phương pháp luận biện chứngduy vật, định hướng, tuân theo quy luật khách quan Theo tác giả, phương pháp luậnbiện chứng duy vật sẽ giúp định hướng đúng đắn thái độ, hành

Trang 28

vi, lối sống của cán bộ chiến sĩ, giúp họ nâng cao năng lực hoạt động, tổng kếtthực tiễn cũng như khái quát lý luận trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công an nhân dân giá trị lý luận và thực tiễn

[60]: Tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ ChíMinh về công an nhân dân [60, tr 6-72]; đồng thời đề cập đến việc vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an [60, tr.73- 250] Với những nội dungvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác công an cùng với thực hiện một

số biện pháp phát huy vai trò của lực lượng công an trong bảo vệ Tổ quốc, tácgiả một lần nữa muốn khẳng định những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công

Ngoài các công trình trên, liên quan đến vấn đề này, còn có một số đề tàikhoa học cấp bộ do Bộ Công an quản lý, như Đề tài khoa học: “Vận dụng Tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng CAND trong thời kỳ công nghiệphóa, hiên đại hóa đất nước” [7]; đề tài “Xâ dựng lực lượng Công an nhân dân,chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đạihóa đất nước [33]; đề tài “Vai trò nòng cốt của CAND trong sự nghiệp bảo vệ anninh giữ gìn TTATXH phục vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [25]; đềtài “Đảng lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn TTATXH tronggiai đoạn công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước” [104]… Những đề tài này chủ

Trang 29

yếu đề cập đến nội dung thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG của lực lượng công

an, các biện pháp nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống các hoạtđộng xâm phạm ANQG Xuất phát từ việc nghiên cứu tình hình phức tạp củacông tác đảm bảo ANQG, các công trình đã đề ra những kế sách, giải pháp đảmbảo ANQG trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.4 Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án tiếp tục giải quyết

1.4.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan

Nhìn chung, thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quanđến đề tài luận án, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu có liên quanđến vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảoANQG là khá nhiều Đặc biệt là đối với vấn đề nhân tố chủ quan, phát huy vai trònhân tố chủ quan đã có hàng loạt những nghiên cứu, đánh giá rất có giá trị Phạm vi,đối tượng nghiên cứu trong các công trình nói trên chủ yếu theo các hướng như:nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản, giải quyết vấn đề khái niệm, học thuật; phần lớncác nội dung nghiên cứu đi vào xem xét vai trò nhân tố chủ quan trong từng lĩnhvực, khía cạnh cụ thể vận dụng vào đời sống xã hội, cụ thể:

Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các

khía cạnh khác nhau về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan

Các công trình nghiên cứu thường đề cập những khái niệm triết học cơbản như chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể, điều kiện khách quan - nhân

tố chủ quan và mối quan hệ của chúng thông qua lăng kính chủ quan của ngườinghiên cứu Cũng như đặt các quan hệ đó trong các lĩnh vực hoạt động xã hội nóichung hoặc trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Dù có đưa ra kháiniệm khách quan- chủ quan, điều kiện khách quan - nhân tố chủ quan… khácnhau, nhưng nhìn chung các nghiên cứu chủ yếu vẫn thống nhất ở điểm coi điềukiện khách quan là yếu tố quyết định nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố chủ quankhông phải là yếu tố thụ động Các công trình nà cũng khẳng định tính không thụđộng ở nhân tố chủ quan thể hiện chính ở tính tích cực, chủ động, sáng tạo

Trang 30

của nó Phát huy vai trò nhân tố chủ quan nhìn chung chính là phát hu được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố chủ quan Còn việc phát huy nhân tốchủ quan như thế nào, tính tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan biểu hiện cụthể như thế nào lại là những nét riêng biệt của từng nghiên cứu.

Hai là, các công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ bản về ANQG và nhân

tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG

Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninhquốc gia, các nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về những yếu tốtác động, ảnh hưởng tới việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong đảm bảoANQG, song những nghiên cứu chưa được trình bày một cách hệ thống, toàndiện về lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện vai trò của lực lượng công an trongđảm bảo ANQG hiện nay

Ba là, một số công trình đã đề xuất các giải pháp phát huy vai trò NTCQ

của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG

Các tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về thực tiễn công tác bảo vệ ANQG;các yêu cầu, biện pháp nghiệp vụ, thực hiện nhiệm vụ; đến các kinh nghiệm, biệnpháp phát huy năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong thực tiễn công tác bảo vệ NQG

Đâ là nguồn tài liệu vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa mang ý nghĩa thực tiễn, giúpchúng tôi có định hướng đúng trong những nghiên cứu sau này

1.4.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,

có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở cácgóc độ khác nhau về phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảmbảo ANQG Tác giả luận án thấy rằng đâ là những tài liệu ban đầu rất quý giá đểtác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài luận án Tuy nhiên, liên quanđến đề tài luận án vẫn còn nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đếnnhưng chưa thành hệ thống, không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án

đã đặt ra, cụ thể như sau:

Một là, làm rõ những đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan

Trang 31

Nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng cấuthành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể hu động và trực tiếp tạo ra năng lực,cũng như động lực của chủ thể nhằm dể nhận thức hoặc biến đổi khách thể cụthể Do đó, đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan chính là „tính tích cực sángtạo” của chủ thể hoạt động.

Hai là, luận giải bổ sung, làm rõ nhân tố chủ quan của lực lượng công an

trong đảm bảo ANQG và thực chất của phát huy vai trò NTCQ của lực lượngcông an trong đảm bảo ANQG

Công an là một lực lượng xã hội đặc thù Bảo vệ ANQG là phòng ngừa,phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm ANQG - là hoạtđộng được thực hiện bởi một lực lượng đặc biệt – lực lượng Công an nhân dân;nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANQG

Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG là toàn bộtri thức, ý chí và năng lực thực tiễn của lực lượng C ND được huy động vào hoạtđộng của họ nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANGQ trong những điều kiệnkhách quan nhất định

Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG, thựcchất là quá trình không ngừng hoàn thiện nhân cách người Công an Cách mạng,tạo điều kiện, động lực cần thiết thúc đẩy họ hoạt động một cách tích cực, chủđộng, sáng tạo Phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an là quá trình hoạtđộng có mục đích, có định hướng với nhiều nội dung đa dạng trên cơ sở thựctiễn Do đó, đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để tìm ranhững những đặc điểm cơ bản; trên cơ sở đó có thể đưa ra những giải pháp phùhợp cho việc phát huy này

Ba là, phân tích thực trạng, làm rõ những nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG,

luận án đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi nhằm khắcphục được những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của NTCQ của lựclượng công an trong đảm bảo ANQG

Trang 32

Kết luận chương 1

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi đã có dịp tiếp cận,tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau bàn về nhữngvấn đề liên quan đến nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quan củalực lượng công an trong đảm bảo ANQG

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi được chiathành các nhóm như sau: những công trình nghiên cứu về nhân tố chủ quan vàvai trò của nhân tố chủ quan; những công trình nghiên cứu về vấn đề phát huyvai trò nhân tố chủ quan: những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về ANGQ

và nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG: những côngtrình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công antrong đảm bảo ANQG Các công trình nà đều bàn về những vấn đề liên quan đến

đề tài của chúng tôi Tuy nhiên, cách tiếp cận, hướng nghiên cứu và nội dungtrọng tâm nghiên cứu không trùng với đề tài của chúng tôi

Tìm hiểu các công trình trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều ý tưởng quantrọng Chúng tôi nhận thấy rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu về phát huy vai trò

nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG Về mặt lý luận,

phải xác định rõ chủ thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo NQG để từ đó xác định

nhân tố chủ quan của nó trong đảm bảo ANQG Về mặt thực tiễn, khi nghiên cứu

thực trạng phát huy vai trò NTCQ của lực lượng công an, làm rõ những nguyênnhân của thành tựu và hạn chế, những yêu cầu phát huy vai trò NTCQ của lựclượng công an, để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý, phát huy vai tròNTCQ của lực lượng công an trong đảm bảo ANQG

Trang 33

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ

NHÂN TỐ CHỦ QUAN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

TRONG ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC GIA Ở VIỆT NAM

2.1 Nhân tố chủ quan và vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công

an trong đảm bảo an ninh quốc gia

Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếthế giới Bên cạnh những thời cơ, chúng ta đang phải đương đầu với không ítnhững thách thức, khó khăn tác động trực tiếp đến công tác đảm bảo ANQG Cácthế lực thù địch thực hiện nhiều âm mưu chống phá, tác động hòng chuyển hóa,nhằm lật đổ chính quyền, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tình hình

đó đặt ra những thách thức mới, phức tạp cho công tác đảm bảo NQG, đồng thời

đòi hỏi sự nỗ lực, phát hu cao độ vai trò nhân tố chủ quan củalực lượng Công an nhân dân - lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ ANQG

Nghiên cứu vấn đề nhân tố chủ quan và phát huy vai trò nhân tố chủ quancủa lực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo ANQG ở Việt Nam hiện naygiúp chúng tôi xác định rõ những yếu tố tác động đến công tác đảm bảo ANQG,

từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan củalực lượng Công an nhân dân trong đảm bảo NQG, đáp ứng yêu cầu sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2.1.1 Khái niệm nhân tố chủ quan và nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân

2.1.1.1 Khái niệm nhân tố chủ quan

Mọi quá trình xã hội đều diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điềukiện khách quan” và “nhân tố chủ quan” Đó là hình thức phổ biến của sự vậnđộng và phát triển của xã hội Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố

Trang 34

chủ quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trongquá trình đó chủ thể hoạt động là những con người có ý thức.

Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống cáckhái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “khách quan”, “chủ quan”, “điều kiện kháchquan và điều kiện chủ quan”… và được hình thành phát triển trong quá trìnhnghiên cứu, hoạt động của con người

Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đã nghiên cứu vấn đề

nà dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học Tuynhiên, họ chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học Hạn chế lớn nhất củacác nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn đề chủ thể - khách thể, chủ quan -khách quan… trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn

Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhìn khoa học về các khái niệmnày và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng thì phải đứng trên lập trườngduy vật triệt để, khoa học

Quan điểm Mác-Lênin về khách thể và chủ thể được thể hiện và phát triểntrong một số tác phẩm như “Chủ nghĩa du vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phêphán”, “ Bút ký triết học” của V.I Lênin Theo V.I Lênin, con người với tư cách

là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạokhách thể (tự nhiên, xã hội): “Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giớikhách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” [66, tr 228] Trong quá trìnhnhận thức và cải tạo thế giới, con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể,đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạtđộng sáng tạo, “là khu nh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bảnthân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thành (tựthực hiện) mình” [66, tr.228-229] Do đó, con người với tư cách là chủ thể có thể

là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc thực hiện việcnhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định

Trang 35

Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách chủ thể tác động vàohiện thực khách quan như là đối tượng bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu củamình Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức vàcải tạo là khách thể.

Như vậy, khách thể là tất cả những gì mà chủ thể hướng vào nhận thức và cải tạo Khách thể được xác định tuỳ thuộc bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể xác định V.I Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa du vậtthì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều ha ít” [64, tr.93]

Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách thể với tư cách là bộphận của nó cũng rất đa dạng Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trìnhthuộc giới tự nhiên, cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vựcđời sống xã hội, như những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị– xã hội, nhữngquan hệ tư tưởng, những tổ chức xã hội hay những con người cụ thể

Ở đâ , cần lưu ý rằng, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng.Đối tượng có thể là khách thể, nhưng cũng có thể chỉ là một phần của khách thể,

mà chủ thể trực tiếp tác động đến Khách thể và chủ thể có mối quan hệ biệnchứng với nhau Không thể xác định một khách thể cụ thể nếu chưa xác định rõmột chủ thể tương ứng và ngược lại Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền vớinhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng Trong hoạt động thực tiễn, chủ thểluôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình.Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thểlại qu định chủ thể Khi chủ thể nhận thức đúng qu luật vận động của khách thểthì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vàokhách thể Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo, được “nhận thức”, còn tưtưởng của chủ thể cũng được “khách thể hoá”

Khi xem xét hoạt động của con người, người ta không chỉ nghiên cứu cáckhái niệm chủ thể, khách thể, mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ

Trang 36

quan”, “điều kiện khách quan” Những khái niệm nà được dùng để chỉ nhữngmỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó conngười hoạt động Khi nói đến cái “chủ quan”, có quan điểm đồng nhất nó vớikhái niệm chủ thể Có nghĩa là đồng nhất chủ quan với con người, trong đó có cảyếu tố vật chất lẫn yếu tố tinh thần của con người.

Quan điểm khác lại coi “cái chủ quan” chính là ếu tố tinh thần của conngười, bao gồm tri thức, tình cảm, tâm trạng, năng lực tổ chức Ngoài ra, còn cóquan điểm coi chủ quan chính là hoạt động có ý thức của con người

Nhìn chung các quan điểm trên đều cho rằng, khái niệm chủ quan đều nóilên thuộc tính chung của chủ thể; qua đó, có thể hiểu: Cái “chủ quan” là tất cảnhững gì thuộc về ý thức của chủ thể Cái “khách quan” là những tính chất yếu

tố không phụ thuộc vào chủ thể tồn tại ngoài chủ thể

Tuy nhiên, không thể đồng nhất khái niệm cái khách quan và khái niệmhiện thực khách quan, hay thế giới vật chất nói chung Vì khách quan là thuộctính của vật chất, nhưng không phải cái khách quan nào cũng có thể quy về vậtchất Bởi lẽ, cái khách quan được xem xét trong sự tác động qua lại giữa chủ thể

và khách thể Vì vậy, nó có thể bao hàm cả những yếu tố thuộc về ý thức, khi nónằm ngoài chủ thể và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của chủ thể

Trong hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nótheo mục đính của mình, không phải lúc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cảnhững năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình, mà có thể chỉ hu động mộtphần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tác

với khách thể Cái đó gọi là nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan được hiểu là

những yếu tố, những phẩm chất của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động củachủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùng bảnthân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo khách thể Vì vậy, sẽ là sai lầm khiđồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt động có ý thức, hay hoạt động tự giác củacon người Những quan niệm nà đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giác trong

Trang 37

hoạt động của con người, nhấn mạnh vai trò của ý thức trong phản ánh điều kiệnkhách quan Nhưng chính sự nhấn mạnh này rất dễ dẫn đến tình trạng “chủ quanhoá” hoạt động của con người Bởi lẽ, hoạt động của con người không chỉ thuầntuý thuộc về nhân tố chủ quan, mà còn bị chi phối, qu định của điều kiện kháchquan.

Về vấn đề nà , K.ULeđôp đã phê phán: “Nhân tố chủ quan không phải là

ý thức nói chung (cũng hệt như là hoạt động), mà là cái ý thức đã trở thành sựchỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động Nói cách khác là ý thức đãbiến thành đặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể” [1, tr 69]

Như vậy, giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng khôngđồng nhất Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể,

nhưng khác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu

tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực tiếp tạo ra năng lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc biến đối khách thể cụ thể.

Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính là “tính tích cựcsáng tạo” của chủ thể hoạt động

.K.Uleđốp đã có lý khi cho rằng: “Vấn đề nhân tố chủ quan trong lịch sử

dù người ta tiếp cận việc giải quyết nó về mặt nào và ở bình diện nào đi nữacũng chỉ có thể được vạch ra thông qua sự phân tích đặc trưng về chất của nhữngchủ thể của lịch sử: Các tập đoàn xã hội, các giai cấp và những tổ chức củachúng, các quốc gia, các dân tộc Nhưng không phải chính bản thân các giai cấp,các đảng phái, các nhà nước mà là những thuộc tính, những phẩm chất, nhữngtrạng thái của chúng biểu hiện trong hoạt động đóng vai nhân tố chủ quan” [1, tr.67]

Về mặt cấu trúc, nhân tố chủ quan bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được biểu hiện ra trong hoạt

Trang 38

động của chủ thể Những phẩm chất này bao giờ cũng có tính hai mặt tích cực

hoặc tiêu cực Nhân tố chủ quan chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủthể hu động, sử dụng trực tiếp trong quá trình tác động lên khách thể cụ thể- nó

là một phần ý thức của chủ thể Trong quá trình hoạt động của chủ thể thì nhữngyếu tố như năng lực, thể chất hay trạng thái của chủ thể đều có ảnh hưởng trựctiếp đến quá trình này

Nói đến nhân tố chủ quan là nói đến hoạt động có ý thức của chủ thể, lànói đến quá trình chủ thể sử dụng các sức mạnh vật chất, công cụ vật chất củacon người và hoàn cảnh để nhận thức hoặc cải tạo hiện thực Trong cấu trúc củanhân tố chủ quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trò rất quan trọng và quan hệ

mật thiết với nhau Trong đó, tri thức là nhân tố cơ bản nhất, vì nó là nhân tố cơ

bản tạo nên sức mạnh của ý thức chủ thể Tri thức là yếu tố căn bản của ý thứccon người, là yếu tố đặc trưng của ý thức con người Theo C.Mác: Phương thứctồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức Cho nên mộtcái gì đó nẩ sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó

Ý thức của con người nếu không được trang bị tri thức khoa học thì chỉ là

ảo tưởng, lòng tin mù quáng Vai trò của tri thức, của khoa học là yếu tố đặc biệtquan trọng bảo đảm vai trò chủ động tích cực sáng tạo trong hoạt động thực tiễncủa chủ thể Tình cảm, ý chí là sự định hướng thôi thúc bên trong để chuyển hoáhiểu biết thành quyết tâm hành động

Khái niệm nhân tố chủ quan có quan hệ mật thiết với khái niệm điều kiệnkhách quan Bất cứ một chủ thể lịch sử xã hội nào trong hoạt động và tồn tại đềugắn liền với một hoàn cảnh cụ thể - đó là điều kiện khách quan Các nhà nghiêncứu có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm điều kiện khách quan nhưngchủ yếu đều thống nhất ở một điểm là “Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chícủa chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể”

Vì vậy, có thể nói điều kiện khách quan là tổng thể những mặt, những nhân tố, những mối quan hệ tồn tại ở bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp

Trang 39

thành một hoàn cảnh hiện thực, trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định.

Điều kiện khách quan luôn mang tính cụ thể, bao gồm những yếu tố vậtchất, tinh thần, những quy luật khách quan… Nó sẽ là những điều kiện cụ thể tạonên môi trường hoàn thành, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể Việcnắm bắt được điều kiện, hoàn cảnh khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sựthành công hay thất bại trong hoạt động của chủ thể

Đặc điểm chủ yếu phân biệt điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là

ở chỗ, điều kiện khách quan hình thành và phát triển không phụ thuộc vào ý chí

và ý thức của chủ thể Còn nhân tố chủ quan hình thành và phát triển khôngnhững phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể hành động mà còn phụ thuộc vàokhách thể, vào điều kiện khách quan

Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong mối quan hệ này thuộc vàonhững điều kiện khách quan còn trong những điều kiện và mối quan hệ khác lạithuộc vào nhân tố chủ quan Việc xác định điều kiện khách quan và nhân tố chủquan phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác định chủ thểhành động Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chỉ

là tương đối, tuỳ thuộc vào chỗ xác định đâu là chủ thể, đâu là khách thể

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, mối quan hệ giữa điều kiện kháchquan và nhân tố chủ quan là mối quan hệ biện chứng Sự tác động lẫn nhau giữachúng tạo nên động lực thường xu ên thúc đẩy sự phát triển của xã hội Điều kiệnkhách quan đóng vai trò qu ết định đối với nhân tố chủ quan, không có điều kiệnkhách quan cần thiết thì mọi cố gắng chủ quan cũng không thể đem lại nhữngthành công; hoạt động của con người không thể bất chấp những điều kiện kháchquan

Mặt khác, không được xem nhẹ vai trò chủ động, tích cực sáng tạo củanhân tố chủ quan đối với tiến trình phát triển xã hội Trong những điều kiệnkhách quan chín muồi thì vai trò của nhân tố chủ quan có tính chất quyết định

Trang 40

đối với việc biến những khả năng đang có thành hiện thực Bởi những khả năngkhách quan không thể thực hiện được nếu không thông qua hoạt động thực tiễncủa con người Do đó, trong những hoàn cảnh nhất định, ý thức của con người cóảnh hưởng trực tiếp và to lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của

xã hội

2.1.1.2 Nhân tố chủ quan của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh quốc gia

Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam ghi rõ: “Công an nhân

dân là lực lượng vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Có nhiệm vụ: quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòngngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh,trật tự nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, laođộng hòa bình của nhân dân” [8, tr.131]

Điều 47 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

“Nhà nước xây dựng lực lượng CAND cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bướchiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào toàn dân để bảo vệ anninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo sự ổn định chính trị và các quyền tự

do dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủnghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm” [91, tr 24]

Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chínhphủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ Bộ Công an là cơ quancủa chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị, Ban Bí thư mà trựctiếp là Đảng ủ Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điềuhành của Thủ tướng Chính phủ

Như vậy, CAND là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, Nhà nước vànhân dân, là một ngành trực thuộc chính phủ Bộ Công an có “Cơ quan Bộ Côngan” và “Công an địa phương” Ngành Công an khác các ngành cùng trực thuộc

Ngày đăng: 30/12/2019, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 hoá IX tháng 7 2 3 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương (2003)
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2003
5. Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân (2000), Công an nhân dân Việt Nam - lịch sử biên niên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử "Công an nhân dân (2000), Công an nhân dân Việt Nam - lịch sử biên niên
Tác giả: Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử Công an nhân dân
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2000
6. Bùi Quảng Bạ (2010), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Quảng Bạ (2010), “
Tác giả: Bùi Quảng Bạ
Năm: 2010
1. .K.VLEĐÔP (1980), Những quy luật xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
2. Ban Bí thư (Khóa XI) (2011), Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Khác
3. Ban chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết số 03- NQ/HNTW khóa VIII ngày 18-6-1997 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w