1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án TIẾN sĩ PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN tố CHỦ QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG của hệ THỐNG CHÍNH TRỊ cấp cơ sở ở bà rịa VŨNG tàu HIỆN NAY

241 699 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi dân sinh sống, nơi diễn ra hoạt động của đời sống xã hội. Do đó, cơ sở gắn liền mật thiết với quyền và lợi ích của nhân dân. Hệ thống chính trị (HTCT) cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phát huy mọi nguồn lực, khả năng của cơ sở; nơi nhạy cảm để phát hiện những mặt đúng, sai và đề xuất, bổ sung đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với các cấp lãnh đạo thông qua thực tiễn ở cơ sở... Cơ sở là địa chỉ cần phải tới, là đích cần đạt được của tất cả mọi chỉ đạo chiến lược từ Trung ương đến địa phương.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi dân sinh sống, nơi diễn ra hoạt độngcủa đời sống xã hội Do đó, cơ sở gắn liền mật thiết với quyền và lợi ích củanhân dân Hệ thống chính trị (HTCT) cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trongviệc triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; pháthuy mọi nguồn lực, khả năng của cơ sở; nơi nhạy cảm để phát hiện những mặtđúng, sai và đề xuất, bổ sung đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vớicác cấp lãnh đạo thông qua thực tiễn ở cơ sở Cơ sở là địa chỉ cần phải tới, làđích cần đạt được của tất cả mọi chỉ đạo chiến lược từ Trung ương đến địaphương

Gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cùng với nhữngthành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị (HTCT) nói chung vàcấp cơ sở nói riêng đã có nhiều sự chuyển biến tích cực Tuy nhiên, đứng trướcyêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)đất nước, HTCT nói chung và nhất là cấp cơ sở đang bộc lộ nhiều vấn đề bấtcập như: mở rộng quyền dân chủ của người dân nhưng chưa làm được baonhiêu; phát huy quyền tự chủ, tự quản địa phương nhằm huy động nguồn lựctrong cộng đồng còn rất to lớn nhưng còn hạn chế; bất cập giữa yêu cầu pháthuy nguồn lực địa phương với hạn chế của trình độ, năng lực của đội ngũ cán

bộ cơ sở v.v Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, viphạm dân chủ, quyền làm chủ của dân xảy ra ở nhiều nơi, có nơi nghiêmtrọng Nội dung và phương thức hoạt động của HTCT cấp cơ sở chậm đổimới, còn mang nhiều dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, khôngphù hợp với chuyển biến của xã hội [37, tr 83]

Trang 2

Vì vậy, Đảng ta xác định xây dựng và củng cố HTCT cấp cơ sở vừa lànhiệm vụ có tính cấp bách và chiến lược lâu dài, đây là đòi hỏi của công cuộcđổi mới, đồng thời cũng là những yêu cầu bức xúc, sự mong mỏi của người dânmuốn phát huy quyền làm chủ của mình từ cơ sở.

Nghiên cứu về nhân tố chủ quan (NTCQ) và phát huy vai trò của nótrong hoạt động của HTCT cấp cơ sở cho ta xác định rõ những yếu tố trựctiếp, có vai trò quyết định đến chất lượng hoạt động của HTCT cấp cơ sở; từ

đó đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCTcấp cơ sở hiện nay, đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

2 Tình hình nghiên cứu

* Vấn đề chủ quan và khách quan đã được nhiều nhà triết học quan

tâm, nghiên cứu, vì đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tiễncủa con người Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này có thể phân ra theothời gian và vấn đề nghiên cứu như sau:

- Ở Liên Xô (trước đây): Vấn đề khách quan, chủ quan liên quan đến

việc vận dụng các quy luật xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH); do đó, thời kỳ trước "Perestroika" (1985) đã có nhiều công trình

nghiên cứu về vấn đề này, như "Phép biện chứng về điều kiện khách quan và

nhân tố chủ quan trong việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản" của

G.E.Gleserman, Tạp chí Những vấn đề triết học, số 6/1965; tác phẩm "Cái

khách quan và cái chủ quan" của V.Ph.Cudơmin, Mátxcơva, 1976; "Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội" của A.Ph.Iaxkevích, Minxcơ, 1982; "Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong chủ nghĩa xã hội phát triển" của tập thể tác giả,

Kiep, 1980, "Cái khách quan và cái chủ quan trong các quá trình xã hội" của

B.A.Vôrônôvích, Tạp chí Khoa học triết học, số 3/1984… Trong những côngtrình, bài báo của mình, các nhà triết học Liên Xô cũ đã xuất phát từ quanđiểm duy vật biện chứng để xem xét khách quan, chủ quan, NTCQ và điều

Trang 3

kiện khách quan (ĐKKQ), quan hệ biện chứng cái khách quan và cái chủquan, vấn đề phát huy vai trò của NTCQ trong quá trình xây dựng CNXH vàchủ nghĩa cộng sản v.v… Tuy là những tác phẩm, bài viết trong thời kỳ xâydựng CNXH trước đây ở Liên Xô và Đông Âu, với hoàn cảnh lịch sử khác xabây giờ; song, những công trình, bài báo này vẫn có giá trị về mặt khoa học,cung cấp cho chúng ta quan niệm mácxít về khách quan, chủ quan, nhân tốchủ quan, về biện chứng cái khách quan và cái chủ quan

- Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số công trình

nghiên cứu vấn đề ĐKKQ và NTCQ Đề cập trực tiếp đến vấn đề phát huy vaitrò NTCQ trong hoạt động của chủ thể ở một số lĩnh vực liên quan đến HTCT

có thể kể đến một số luận án tiến sĩ và bài viết sau đây:

+ Luận án Phó tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Xanh, Hà Nội, 1994 về

"Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dựng đội ngũ đảng viên

nông thôn nước ta hiện nay" Tác giả luận án đã trình bày về NTCQ và vai trò

của nó trong xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên ở nông thôn hiện nay; trên cơ

sở xem xét ĐKKQ tác động đến NTCQ của đội ngũ đảng viên ở nông thôn,thực trạng về NTCQ của đội ngũ đảng viên ở nông thôn, những vấn đề đặt ra;

đã đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao vai trò NTCQ trongviệc xây dựng đội ngũ cán bộ nông thôn nước ta hiện nay Trong các vấn đềcủa tác giả đề cập đến có vấn đề về NTCQ của đội ngũ cán bộ, đảng viên ởnông thôn hiện nay [123]

+ Luận án Tiến sĩ Triết học của Phạm Ngọc Minh, Hà Nội, 1999: "Về

nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan: một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay" Tác giả đã hệ thống lại một số quan điểm của các nhà nghiên

cứu về chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan, NTCQ, ĐKKQ, mối quan

hệ biện chứng của NTCQ và nhân tố khách quan, phân tích NTCQ và nhân tốkhách quan, những kinh nghiệm và vấn đề đặt ra trong việc xây dựng mối

Trang 4

quan hệ giữa chúng trong điều kiện cả nước tiến lên CNXH và nêu lên nhữnggiải pháp nâng cao vai trò NTCQ trong giai đoạn hiện nay

Quan điểm của các nhà nghiên cứu và tác giả luận án trên về NTCQ

có những điểm thống nhất, có những điểm khác biệt Qua đó giúp cho việc kếthừa một cách có chọn lọc các quan điểm về NTCQ để đi sâu vào nghiên cứuvai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT ở cơ sở

+ Trên nhiều tạp chí lý luận, sách tham khảo cũng có nhiều bài viết đề

cập tới vấn đề NTCQ, chẳng hạn: "Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn tác

dụng năng động của nhân tố chủ quan" của Lê Hữu Tầng, trong cuốn "Đại hội

V, mấy vấn đề lý luận", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984; "Nhân tố chủ quan trong

cơ chế vận dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội" của Lương Việt

Hải, Tạp chí Triết học, số 4/1986; "Những yếu tố cơ bản tăng cường chất

lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội" của Trần Bảo,

Tạp chí Triết học, số 3/1991; "Vị trí vai trò nhân tố chủ quan trong cơ chế tác

động của các quy luật xã hội" của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số

3/1989 Nhìn chung, những bài viết này xem xét nhiều khía cạnh của mốiquan hệ ĐKKQ và NTCQ, việc phát huy vai trò NTCQ trong quá trình xâydựng CNXH ở nước ta

* Vấn đề thứ hai liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án là HTCT cấp cơ sở ở nước ta

+ Nghiên cứu về HTCT ở nước ta có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn

đối với công cuộc đổi mới đất nước hiện nay; vì vậy, vấn đề này đã thu hútđược nhiều sự quan tâm nghiên cứu Chỉ tính riêng về các đề tài khoa họcnghiên cứu đổi mới HTCT cũng đã có khá nhiều Trong đó, trước hết phải kểđến công trình tiêu biểu là Chương trình khoa học cấp nhà nước KX05 nghiên

cứu về HTCT trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với nhiều

đề tài nhánh, tập hợp nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các chuyên gia về

Trang 5

lĩnh vực này tham gia Đây là một công trình nghiên cứu toàn diện cả về lịch

sử, lý luận và thực tiễn của HTCT ở nước ta hiện nay Hiện nay Ban tổ chức

Trung ương đang triển khai Chương trình khoa học cấp Nhà nước "Tiếp tục

đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế", mã số KX.10.

Ngoài ra, còn rất nhiều cuốn sách, bài viết của các nhà nghiên cứu về HTCT,

như: "Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới",

GS Nguyễn Đức Bình, GS.TS Trần Ngọc Hiên, GS Đoàn Trọng Truyến,Nguyễn Văn Thảo, PGS.TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1999; "Giải pháp đổi mới của hệ thống chính trị ở các tỉnh

miền núi ở nước ta hiện nay", PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Nguyễn Cúc,

PGS.TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

2003; "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ

mới", GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Trần Khắc

Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 v.v

+ HTCT cấp cơ sở là vấn đề được đặc biệt quan tâm nghiên cứu trong

những năm gần đây Điều này xuất phát từ thực tiễn của quá trình phát triểnkinh tế - xã hội, nhiều vấn đề nảy sinh từ cơ sở, cho thấy vị trí, vai trò đặc biệtcủa cơ sở trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Muốn phát huy sức mạnhcủa HTCT cần phải bắt đầu từ cơ sở Do đó, HTCT cấp cơ sở đã được Đảng vàNhà nước quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương

lần thứ Năm (khóa IX) đã đề ra nghị quyết rất quan trọng về "Đổi mới, nâng

cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở xã, phường, thị trấn" Nhiều văn

bản của Đảng, Chính phủ đã ban hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạtđộng của các tổ chức trong HTCT cơ sở, chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức cơ sở v.v

Vì vậy, vấn đề này càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở Học viện Chính trị

Trang 6

Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta hiện nay: quan niệm, vấn đề và giải pháp" Hội thảo này góp phần triển khai đề tài cấp Nhà

nước "Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở

trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay" Sau hai năm

nghiên cứu (2000-2002), đề tài hoàn thành Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học

đã được xuất bản thành sách có tựa đề "Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn

nước ta hiện nay", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, GS.TS Hoàng Chí

Bảo (chủ biên) Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về HTCT ở

cơ sở nước ta hiện nay với tính chất và quy mô một đề tài khoa học cấp Nhànước [12, tr 9] Trong công trình nghiên cứu, các tác giả đã luận chứng khoahọc về HTCT và HTCT ở cơ sở; lịch sử và lý luận về cơ sở và HTCT ở cơ sởnông thôn nước ta; thực trạng tổ chức và hoạt động của HTCT ở cơ sở nôngthôn hiện nay; những phương hướng, quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tụcđổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở nông thôn Những quan điểm

về cơ sở và HTCT ở cơ sở của các công trình khoa học trên giúp cho tác giảluận án có thể kế thừa về lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về vai trò NTCQtrong hoạt động của HTCT cấp cơ sở của Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)

Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học trên còn có những cuốn

sách chuyên khảo khác liên quan đến HTCT cấp cơ sở như: "Chính quyền cấp

xã và quản lý nhà nước ở cấp xã", Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Hà Nội,

1999; "Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay", Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; "Quản lý xã hội nông

thôn nước ta hiện nay - Một số vấn đề và giải pháp", Phan Đại Doãn (chủ biên),

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng

chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay", TS Nguyễn Văn Sáu, GS Hồ Văn

Thông (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003,"Hệ thống chính

trị cấp cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới", Bộ Nội vụ, Viện Nghiên

Trang 7

cứu khoa học tổ chức Nhà nước, TS Chu Văn Thành (chủ biên), Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2004 v.v Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến vấn đề

lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở ở nông thôn hiệnnay

Trên một số tạp chí chuyên ngành gần đây có nhiều bài viết nghiêncứu về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cấp xã, phường, thị trấn, như:

"Quan điểm và giải pháp để củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ

sở" của PGS.TS Hoàng Chí Bảo, (Tạp chí Dân vận, số 1+2, 2002); "Hệ thống chính trị cơ sở vùng sâu, vùng xa và những vấn đề đặt ra cần được giải quyết"

của Hồ Minh Đức (Tạp chí Dân vận, số 1+2, 2002)

+ Tỉnh BR-VT trong những năm qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến HTCT cấp cơ sở như: "Mô hình và con đường hình thành

người cán bộ lãnh đạo chính trị ở phường, xã của Vũng Tàu", do Ngô Thành

làm chủ nhiệm, Vũng Tàu, 1992; "Cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ

chốt trong hệ thống chính trị huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", do Nguyễn Việt Nhân làm chủ nhiệm, Vũng Tàu,

1996

Đề tài "Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa

-Vũng Tàu, đáp ứng yêu cầu giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Chủ

nhiệm đề tài Nguyễn Quang Phi, Nguyễn Hồng Lương, nghiên cứu từ 6/2003đến 6/2005 Đây là đề tài khoa học cấp tỉnh đầu tiên có quy mô nghiên cứukhá toàn diện về hoạt động của HTCT cấp cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh.Trên cơ sở xác định những tiêu chí cơ bản về chất lượng hoạt động của HTCT

cơ sở, đề tài đánh giá thực trạng hoạt động của HTCT ở xã, phường, thị trấncủa BR-VT và những vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp vàkiến nghị về nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT ở cơ sở của BR-VTđáp ứng yêu cầu giai đoạn CNH, HĐH Đề tài cung cấp những tư liệu thựctiễn về hoạt động của HTCT ở cơ sở, giúp cho luận án có thể khái quát về vai

Trang 8

trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơ sở của BR-VT Những phươnghướng, giải pháp của đề tài khoa học cũng là những gợi mở cho phươnghướng và giải pháp phát huy vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT ở cơ

sở

Như vậy, mặc dù rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu liên quanđến luận án, tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào trực tiếp nghiêncứu về vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT ở cơ sở Đây là cách tiếp cậnriêng của luận án để nghiên cứu về HTCT ở cơ sở, nó cho phép xem xét toàndiện những yếu tố tác động (ĐKKQ) và những yếu tố trực tiếp, "là nguyênnhân" tạo ra sự tích cực, năng động, sáng tạo của các chủ thể trong HTCT ở

cơ sở Từ nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa NTCQ và ĐKKQ tronghoạt động của HTCT cấp cơ sở sẽ giúp cho ta đánh giá thực trạng và đề ranhững giải pháp góp phần nâng cao chất lượng HTCT cấp cơ sở hiện nay Do

đó, nghiên cứu vấn đề: "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay" sẽ có ý

nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động củaHTCT ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, nhất là đối với tỉnh BR-VT

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục đích

Trên cơ sở nhận thức về vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp

cơ sở và thực trạng việc phát huy vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCTcấp cơ sở ở BR-VT, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằmphát huy vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơ sở đáp ứng yêu cầunhiệm vụ hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết sau:

Trang 9

- Phân tích NTCQ và vai trò của nó trong hoạt động của HTCT cấp cơsở.

- Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò NTCQ trong hoạt động củaHTCT cấp cơ sở ở BR-VT hiện nay và những vấn đề đặt ra

- Luận chứng cơ sở khoa học phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằmphát huy vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơ sở ở BR-VT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp

cơ sở ở BR-VT qua khảo sát ở xã, phường, thị trấn của tỉnh BR-VT và một số

tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay BR-VT nằm trong vùngkinh tế trọng điểm phía Nam, có rất nhiều mặt tương đồng với các tỉnh này vềmặt địa lý, tự nhiên, lịch sử và quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứuHTCT cấp cơ sở của BR-VT có sự phân tích, so sánh với các tỉnh vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam sẽ giúp cho việc hiểu được những nét chung và nét đặc thùcủa BR-VT; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và kiến nghị vừa có tính thiếtthực với BR-VT và vừa có thể tham khảo vận dụng với các tỉnh khác trong vùngcũng như cả nước

Nước ta là nước nông nghiệp, do đó khi nói đến cơ sở thì xã ở nông thôn

là chủ yếu Ở BR-VT xã cũng chiếm khoảng 3/4 trên tổng số các xã, phường,thị trấn của tỉnh Các phường, thị trấn ở BR-VT cũng chỉ mới hình thànhkhông lâu do quá trình đô thị hóa, vì vậy vẫn mang đậm nét của xã Do đó,luận án khái quát vai trò NTCQ chung của HTCT cả ba loại hình xã, phường,thị trấn ở BR-VT, nhưng chủ yếu khái quát từ loại hình xã, có xem xét sựkhác biệt của phường và thị trấn

5 Cái mới về mặt khoa học

Trang 10

Luận án góp phần làm rõ vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCTcấp cơ sở; từ góc nhìn khách quan, chủ quan, luận án phân tích, đánh giá thựctrạng việc phát huy vai trò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơ sở ở BR-

VT, đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò NTCQtrong hoạt động của HTCT cấp cơ sở ở BR-VT hiện nay

6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về HTCT ở cơ sở; kế thừa có chọn lọc quan điểm của các tácgiả trong và ngoài nước về vấn đề NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơsở

- Cơ sở thực tiễn: Chủ yếu nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động

của HTCT cấp cơ sở ở BR-VT hiện nay, có tham khảo ở một số tỉnh khu vựckinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước

- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận duy

vật biện chứng, kết hợp các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổnghợp, điều tra xã hội học để phân tích, đánh giá thực trạng việc phát huy vaitrò NTCQ trong hoạt động của HTCT cấp cơ sở của BR-VT và đề ra phươnghướng, giải pháp phát huy vai trò NTCQ

7 Giá trị của luận án

- Dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu tronglĩnh vực triết học ở các trường chính trị tỉnh và trung tâm giáo dục chính trịcấp huyện;

- Phục vụ tham khảo trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn về xâydựng HTCT ở cơ sở

Trang 11

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận án gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 12

1.1.1.1 Quan niệm về nhân tố chủ quan

Khái niệm "nhân tố chủ quan" có mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thốngcác khái niệm "chủ thể", "khách thể", "khách quan", "chủ quan", "cái chủ quan",

"cái khách quan" và được hình thành, phát triển trong quá trình nghiên cứuhoạt động của con người Vì thế, để hiểu "nhân tố chủ quan" trước hết cần bắtđầu nghiên cứu các khái niệm trên

Từ thời triết học cổ đại đến nay, vấn đề chủ thể khách thể, chủ quan khách quan đã được đề cập và nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, bởi

-nó liên quan trực tiếp đến vấn đề cơ bản của triết học Tuy nhiên, chưa có nhàtriết học nào trước C.Mác nghiên cứu trực tiếp các vấn đề trên với tư cách lànhững khái niệm mang nội dung duy vật khoa học như hiện nay Các nhà triếthọc trước C.Mác chỉ xem chúng trong khuôn khổ hoạt động nhận thức củacon người hoặc tách rời với hoạt động thực tiễn Khác với các quan điểm đó,C.Mác cho rằng đây không chỉ là vấn đề của nhận thức luận, mà trước hết làvấn đề của hoạt động thực tiễn Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đều khôngdành riêng một tác phẩm, một bài viết, hoặc chuyên luận nào nghiên cứu cáckhái niệm trên Chúng ta chỉ có thể tìm thấy những chỉ dẫn hết sức quan trọng

về mặt phương pháp luận trong tác phẩm của các ông

Theo quan niệm của C Mác, khách thể, chủ thể và mối quan hệ củachúng không đồng nhất với vấn đề cơ bản của triết học, song, để giải quyết

Trang 13

đúng đắn quan hệ giữa chủ thể, khách thể cần phải đứng trên lập trường duyvật triệt để, khoa học Con người, theo Mác, chỉ trở thành chủ thể khi thamgia vào hoạt động nhằm cải tạo và nhận thức thế giới Còn khách thể là một

bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể

Quan niệm mácxít về khách thể và chủ thể được tiếp tục phát triển và

cụ thể hóa trong các tác phẩm của V.I.Lênin, như "Chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa kinh nghiệm phê phán" và "Bút kí triết học" Theo V.I.Lênin, quá trìnhnhận thức từ những giai đoạn đầu đã được nhằm vào khách thể Người chỉ rõ,ngay trong cảm giác, cái được đem lại cho chủ thể không phải là bản thân chủthể mà là thực tại khách quan đối lập với chủ thể Đồng thời sự vận động củatri thức đi vào chiều sâu của khách thể có thể được hiểu là sự vận động từ ýniệm chủ quan đến chân lý khách quan [58, tr 215]

Lênin hiểu tri thức chủ quan trong trường hợp này không phải là "sự

tự ý thức thuần túy" tách khỏi thế giới hiện thực và không phải là kết quả của

óc tưởng tượng thất thường của chủ thể ánh xạ vào thế giới hiện thực Gắn sựvận động từ cái chủ quan đến cái khách quan với quá trình vận động biệnchứng của nhận thức đến chân lý khách quan, V.I.Lênin coi tư tưởng chủquan là tri thức mà nội dung của nó do khách thể quy định, nhưng trong đócác quan hệ khách quan giữa các yếu tố của nội dung chưa được phát hiện đầy

đủ, chưa được thực tiễn kiểm nghiệm Nhận thức là một quá trình vô tận đượcđặc trưng bằng sự nâng cao tính khách quan của tri thức

Như vậy, mặc dù trong các tác phẩm kinh điển Mác-Lênin không trựctiếp đề cập đến khái niệm NTCQ, nhưng đã cho chúng ta phương pháp luậnduy vật biện chứng để hiểu các vấn đề khách thể, chủ thể, khách quan, chủquan và mối quan hệ biện chứng của chúng trong hoạt động của con người Đây

là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu quan niệm về NTCQ

Các nhà triết học Mác - Lênin hầu hết đều thống nhất về những vấn đề

cơ bản trong các khái niệm chủ thể - khách thể, khách quan - chủ quan,

Trang 14

NTCQ, ĐKKQ Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau vềmột số vấn đề

Trước hết, về khái niệm chủ thể - khách thể Các nhà triết học mácxít

đều cho rằng "chủ thể" của hoạt động nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội đó

là con người Do vậy, khi nói đến "chủ thể" là nói đến con người, đến tổ chức

và xã hội tham gia vào trong hoạt động nhận thức, cải tạo thế giới và cải tạochính bản thân mình Tuy nhiên, "chủ thể" không phải là con người, hay một

tổ chức nói chung, mà là con người hay tổ chức cụ thể đang tham gia vàonhững hoạt động cụ thể, tác động vào giới tự nhiên, xã hội Chỉ trong quátrình nhận thức và cải tạo thế giới con người mới bộc lộ mình với tư cách là

chủ thể của lịch sử Vì vậy, có thể đồng ý với quan điểm cho rằng "chủ thể"

-đó là con người hoạt động với những cấp độ tồn tại khác nhau đã, đang thực hiện sự tác động đến khách thể [75, tr 10] Đặc trưng chủ yếu nhất của con

người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, là "khuynh hướng

tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quantrong thế giới khách quan và tự hoàn thiện (tự thực hiện) mình" [58, tr 228-229] Điều đó có nghĩa là con người chỉ trở thành "chủ thể" khi tự bộc lộ nănglực sáng tạo của mình, tự thể hiện bản chất của mình thông qua hoạt động

Tùy theo cấp độ mà "chủ thể" có thể là cá nhân, một tổ chức (như Đảng, Nhà

nước, đoàn thể), một cộng đồng xã hội (như giai cấp, dân tộc ) hay xã hộiloài người khi tham gia vào hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới kháchquan

Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách là chủ thể tác độngvào hiện thực khách quan (bao gồm cả trong tự nhiên và đời sống xã hội) như

là đối tượng bên ngoài, mà con người cần nhận thức và cải tạo, nhằm thỏamãn nhu cầu và lợi ích của mình Hoạt động là một phương thức đặc thù củacon người quan hệ với thế giới, một quá trình qua đó con người nhận thức và cảitạo thế giới, do đó làm cho bản thân mình trở thành chủ thể hoạt động [103, tr

Trang 15

493] Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức

và cải tạo là khách thể Tuy nhiên, khái niệm khách thể khác với khái niệm đốitượng - chỉ là một phần của khách thể mà chủ thể trực tiếp tác động đến Kháchthể bao gồm những hiện tượng không chỉ thuộc lĩnh vực vật chất, mà còn cóthể thuộc cả lĩnh vực tinh thần Nó là tất cả những gì mà chủ thể hướng tới

nhận thức và cải tạo Như vậy, có thể đồng ý với quan điểm cho rằng, "khách thể" là tất cả những gì mà chủ thể trong hoạt động của mình tác động vào nó

[75, tr 12] Tùy từng cấp độ xác định về chủ thể và hoạt động của nó mà cócác khách thể tương ứng Do hiện thực khách quan hết sức phong phú, nên sựtác động của chủ thể vào nó cũng tạo ra khách thể đa dạng Có khách thể lànhững hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên; có những khách thể là nhữnghiện tượng, quá trình thuộc về lĩnh vực đời sống xã hội Chẳng hạn, nhữngđối tượng vật chất, quan hệ kinh tế, những quan hệ chính trị - xã hội, kể cảnhững quan hệ tư tưởng cũng có thể đóng vai trò là khách thể của những chủthể tương ứng

Khách thể và chủ thể thống nhất biện chứng với nhau Không thể nóitới một khách thể cụ thể, nếu không nói tới một chủ thể tương ứng và ngượclại Khách thể và chủ thể luôn gắn liền với nhau, không có khách thể, chủ thểtrừu tượng Điều này cho thấy, con người chỉ trở thành chủ thể khi tác độngvào hiện thực khách quan, và biến nó thành khách thể của quá trình hoạt độngnhận thức và thực tiễn Trong mối quan hệ chủ thể - khách thể, chủ thể luôntìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình, tức là chủthể có tính tích cực, sáng tạo V.I.Lênin viết: "Đối với chủ nghĩa duy vật thì,khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức củachủ thể một cách chính xác nhiều hay ít" [56, tr 93] Tuy nhiên, đây là mốiquan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể Mặc dù chủthể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thể lại quy địnhnhận thức và hành động của chủ thể Chừng nào chủ thể nhận thức đúng quy

Trang 16

luật vận động của khách thể, thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó để tácđộng một cách tích cực và sáng tạo vào khách thể Trong sự tương tác lẫnnhau ấy, khách thể được cải tạo, được "nhân tính hóa" bởi chủ thể, còn chủthể cũng được "khách thể hóa"

Khái niệm chủ thể và khách thể có mối liên hệ chặt chẽ với khái niệm

khách quan và chủ quan Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng,

khái niệm "chủ quan" và "khách quan" nói lên thuộc tính chung của chủ thể vàkhách thể bộc lộ trong quá trình hoạt động của con người Theo Iu.K.Pletnicôp,

"giải thích một cách chung nhất, chủ quan và khách quan là những thuộc tínhcủa chủ thể và khách thể" [126, tr 228] Như vậy, có thể đồng ý với quan

điểm của nhiều tác giả rằng: Những tính chất, yếu tố phụ thuộc vào chủ thể và

thuộc về chủ thể là chủ quan; những tính chất, yếu tố không phụ thuộc vào chủ thể, tồn tại ngoài chủ thể là khách quan Tuy nhiên, không thể đồng nhất

khái niệm cái khách quan với khái niệm hiện thực khách quan hay thế giới vậtchất nói chung Vật chất bao giờ cũng có tính chất khách quan, nhưng mọi cáikhách quan lại không thể quy về vật chất được Bởi vì, cái khách quan ở đâyđược xem xét trong tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể còn được hiểubao hàm cả những cái thuộc về ý thức, đóng vai trò là những khách thể mà conngười tác động vào và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể.Như vậy, tính khách quan của những hiện tượng tinh thần trên không thể chỉhiểu như tính khách quan của vật chất đối với ý thức, mà phải hiểu nó là kháchquan đối với một chủ thể cụ thể Lênin khi phân tích tình thế cách mạng đã chorằng "nỗi bất bình và lòng phẫn nộ của giai cấp bị áp bức tính tích cực củaquần chúng dần dần được nâng lên rõ rệt" là những yếu tố "không phụ thuộcvào ý chí của một tập đoàn này hay của một đảng kia mà còn không phụ thuộcvào ý chí của giai cấp này hay giai cấp khác" [57, tr 268] Như vậy, theoLênin thì cái khách quan không chỉ là những hiện tượng vật chất, mà còn lànhững hiện tượng tinh thần, tồn tại ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào chủ

Trang 17

cả những yếu tố thuộc về thể chất, cùng bản thân hoạt động của chủ thể Bởi

vì, những yếu tố về thể chất và hoạt động của chủ thể không tồn tại ngoài chủthể mà luôn gắn với chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể Quả là ý thức là yếu tốquan trọng, song, nếu chỉ có ý thức, tư tưởng, như C.Mác đã nhận xét, khôngthể đưa người ta vượt ra ngoài trật tự thế giới cũ Ông viết: "Tư tưởng căn bảnkhông thể thực hiện được gì hết Muốn thực hiện tư tưởng cần có những conngười sử dụng lực lượng thực tiễn" [64, tr 181] Như vậy, chủ quan khôngchỉ bao gồm ý thức mà còn bao gồm cả thể lực và những yếu tố thuộc về hoạtđộng của chủ thể tác động vào khách thể

Khái niệm NTCQ và nhân tố khách quan Trong hoạt động của chủ

thể, không phải toàn bộ các yếu tố khách quan đều chịu tác động của chủ thể

ở mức độ như nhau và đóng vai trò như nhau Một bộ phận của cái kháchquan mà chủ thể tác động trực tiếp vào đó là nhân tố khách quan Như vậy, có

thể đồng ý với ý kiến chung của các tác giả rằng "nhân tố khách quan" là tất

cả những gì tồn tại bên ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của chủ thể và trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể, là đối tượng của chủ

thể Mỗi chủ thể trong hoạt động của mình tác động vào những khách thể cụ

Trang 18

thể, những khách thể ấy đóng vai trò là nhân tố khách quan, còn những yếu tốkhác là điều kiện khách quan Nhân tố khách quan chỉ là một bộ phận củađiều kiện khách quan tham gia vào hoạt động của chủ thể Nhân tố kháchquan là toàn bộ những yếu tố tự nhiên và xã hội có quan hệ với một chủ thểhiện thực nhất định, thể hiện với tư cách là những yếu tố không phụ thuộc vào

ý thức của chủ thể và quyết định ý thức, hoạt động của nó [41, tr 17]

Trong hoạt động của con người không phải những gì thuộc về chủ thể

đều được sử dụng trong quá trình tương tác với khách thể cụ thể Những

thuộc tính, phẩm chất, năng lực tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể mới được coi là NTCQ Ở đây có thể phân biệt khái niệm "yếu tố" và khái

niệm "nhân tố" Mặc dù " yếu tố" và "nhân tố" có nghĩa cơ bản là giống nhau,nhưng cũng có nhiều quan điểm cho rằng, nên phân biệt khái niệm "yếu tố"chỉ cái bộ phận, cái hợp phần cấu thành các sự vật, hiện tượng, còn khái niệm

"nhân tố" chỉ cái trực tiếp gây ra sự biến đổi Theo L.I.Trinacova, "nhân tố là

một bộ phận của nguyên nhân trọn vẹn, là một trong những hoàn cảnh thamgia vào việc quy định một hiện tượng nhất định và tác động với những hiện

tượng khác" [127, tr 37] Như vậy, nhân tố là một bộ phận của nguyên nhân,

và điều kiện trực tiếp gây ra sự biến đổi Do đó, không thể đồng nhất "nhân tố

chủ quan" với tất cả các yếu tố tạo thành "cái chủ quan" Nhân tố chủ quanchỉ là một bộ phận của "cái chủ quan" được sử dụng trực tiếp trong quá trìnhtương tác với khách thể cụ thể Nhân tố chủ quan cũng không phải là bản thânchủ thể, mà là những thuộc tính, những phẩm chất của chủ thể được huy độngtrực tiếp tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo, cùng hoạt động của chủ thể nhằmbiến đổi khách thể

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất cần đưa hoạt động của chủthể vào NTCQ Có thể đồng ý kiến với quan điểm rằng, NTCQ bao gồm cả hoạtđộng của chủ thể, từ hoạt động nhận thức đến hoạt động thực tiễn [10, tr 21].Tuy nhiên, xem trong hoạt động của con người những yếu tố nào thuộc về

Trang 19

NTCQ còn yếu tố nào thì không, vẫn có sự khác nhau Chúng tôi đồng ý vớiquan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động của con người là phạmtrù rộng, không chỉ bao hàm NTCQ, mà còn bao hàm cả NTKQ [122, tr 63].

Do đó, NTCQ không thể đồng nhất với toàn bộ hoạt động của chủ thể (conngười) mà nó chỉ là một phần của hoạt động đó C.Mác trong bộ "Tư bản",khi nghiên cứu NTCQ của quá trình lao động, đã chỉ ra rằng " nhân tố chủquan của quá trình lao động, nghĩa là sức lao động đang hoạt động" Ở một chỗkhác C.Mác viết: "Sức lao động đang hoạt động, tức lao động sống" [61, tr

308] Như vậy, vận dụng tư tưởng của C.Mác, chúng ta có thể hiểu, hoạt

động sống là hoạt động tham gia trực tiếp vào NTCQ, còn phần lao động đã

"vật thể hóa" không thuộc NTCQ mà thuộc về nhân tố khách quan Điều đó

có nghĩa là trong hoạt động của chủ thể, NTCQ là hoạt động sống trực tiếpcủa chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể, còn nhân tố khách quan là hoạt động củachủ thể đã được đối tượng hóa, bởi vì nó không còn phụ thuộc vào chủ thể Ví

dụ, những sản phẩm mà con người làm ra chứa đựng lao động quá khứ, thuộc

về nhân tố khách quan Như vậy, không phải toàn bộ hoạt động của chủ thể

đều thuộc NTCQ: NTCQ chỉ là mặt hoạt động sống trực tiếp, phụ thuộc vào

chủ thể, gắn liền với chủ thể; còn mặt hoạt động đã được đối tượng hóa thuộc

về nhân tố khách quan Tuy nhiên, "hoạt động sống" tham gia trực tiếp vào

NTCQ trong hoạt động của con người cũng vẫn phụ thuộc vào quy luật kháchquan Đồng nhất NTCQ với hoạt động của con người sẽ dẫn đến quan niệm

"chủ quan hóa" hoạt động của con người

Cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau vềNTCQ Có tác giả đồng nhất khái niệm "nhân tố chủ quan" với hoạt động nóichung của con người Một số ý kiến đồng nhất NTCQ với hoạt động có ý thứccủa con người; hoặc giới hạn NTCQ với hoạt động tự giác "NTCQ trong việcphát triển xã hội đó là hoạt động có ý thức của con người, của giai cấp, của

Trang 20

các đảng để tạo ra lịch sử" [42, tr 2] Theo chúng tôi, hoạt động có ý thức,hay tự giác đều tham gia vào NTCQ

Có quan điểm của một số tác giả lại đồng nhất NTCQ với ý thức củachủ thể Phê phán quan điểm này, A.K.Uledốp đã khẳng định rằng, NTCQkhông phải là ý thức nói chung mà là cái ý thức đã trở thành sự chỉ đạophương châm hoạt động của chủ thể [122, tr 67] Như vậy, NTCQ chỉ baogồm những bộ phận ý thức của chủ thể tham gia vào chỉ đạo hoạt động củachủ thể tác động đến khách thể Chúng tôi đồng ý với quan điểm này Nộidung của ý thức bao gồm tri thức, tức là sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên

và xã hội được hình thành từ cuộc sống, từ quá trình học tập và nghiên cứu.Cùng với tri thức là những quan điểm, tư tưởng tạo thành niềm tin của chủ thểtrong hành động, là ý chí quyết tâm của chủ thể trong hoạt động cải tạo thếgiới Tri thức, quan điểm, tư tưởng, niềm tin và ý chí của chủ thể hòa quyện,thống nhất biện chứng với nhau tham gia vào chỉ đạo hoạt động của chủ thể,tạo thành những yếu tố của NTCQ

Thuộc về "nhân tố chủ quan" còn là năng lực thể chất của chủ thể, ýthức của chủ thể tham gia vào việc định hướng cho hoạt động và chính bảnthân hành động của chủ thể Sở dĩ "nhân tố chủ quan" bao hàm cả mặt hoạt độngcủa chủ thể là vì bản thân ý thức, tư tưởng nếu thiếu hoạt động của con ngườithì không làm thay đổi được hiện thực, không thể trở thành "nhân tố chủ quan"

Ngoài ra, cũng có những ý kiến khác nhau về việc đưa những hoạtđộng nào vào NTCQ Một số chỉ đưa hoạt động tinh thần; một số khác đưahoạt động tinh thần, chính trị và tổ chức; một số khác đưa cả những mặt xácđịnh của hoạt động sản xuất vào NTCQ Theo chúng tôi, nhân tố khách quan

và NTCQ là hai mặt đối lập và thống nhất của bất kỳ hoạt động nào: dù làhoạt động sản xuất vật chất, hay hoạt động chính trị và tinh thần; hoạt động tựgiác hay tự phát Điều đó có nghĩa NTCQ là một phần của bất kỳ hoạt độngnào của chủ thể

Trang 21

Một số ý kiến khác cho rằng, khái niệm "nhân tố chủ quan" đồng nhấtvới khái niệm "nhân tố con người" Theo chúng tôi, điều đó không hoàn toànđúng Mặc dù, đây là hai khái niệm cùng cấp độ, đều chỉ những thuộc tính củacon người Tuy nhiên, khi nói đến nhân tố con người là nói đến tất cả nhữngcái thuộc về con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội, còn NTCQ chỉ lànhững thuộc tính, những yếu tố trực tiếp tham gia vào hoạt động cụ thể NTCQbao gồm những gì thuộc về con người trong hoạt động cải tạo xã hội, tự nhiên

và cải tạo chính bản thân mình Còn nhân tố con người - đó là tất cả những cái

gì thuộc về con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội

Tóm lại, kế thừa các quan niệm về NTCQ một cách có chọn lọc,

chúng tôi đồng ý với nhiều tác giả rằng: NTCQ là những thuộc tính của chủ

thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể cùng bản thân hoạt động của chủ thể tác động vào khách thể Ở đây cần phân biệt rằng, thuộc về

NTCQ không phải là toàn bộ các yếu tố trong hoạt động của chủ thể NTCQ

là những thuộc tính, những phẩm chất tham gia trực tiếp vào hoạt động củachủ thể, tạo ra khả năng tích cực, sáng tạo trong hành động của chủ thể, cùngbản thân hoạt động của chủ thể nhằm cải tạo các khách thể xác định NTCQ

chỉ là một phần hoạt động của chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể, gắn liền với

chủ thể xác định, tức là hoạt động sống, còn phần trong hoạt động đã đượcđối tượng hóa là nhân tố khách quan

Với quan niệm về NTCQ như trên, chúng tôi đồng ý với nhiều tác giả[75], cấu trúc NTCQ bao gồm các yếu tố sau đây:

Thứ nhất, NTCQ là một phần ý thức của chủ thể Không phải toàn bộ

ý thức nói chung của chủ thể mà chỉ bộ phận ý thức đã trở thành sự chỉ đạo,

sự kích thích và là phương châm của hoạt động, tức là cái ý thức đã biến thànhđộng lực của hành vi, của hoạt động của chủ thể mới tham gia vào NTCQ [122,

tr 69] Tất nhiên đây là sự khác biệt rất mong manh, nhiều khi khó xác định,nhưng rõ ràng cần có sự phân biệt giữa toàn bộ ý thức và một bộ phận của ý

Trang 22

thức tham gia trực tiếp vào trong hoạt động của chủ thể.

Thứ hai, nói tới NTCQ là nói tới hoạt động có ý thức của chủ thể

(con người cụ thể, giai cấp, chính đảng ) để tác động (nhận thức, cải tạo)vào khách thể xác định Như vậy, NTCQ không chỉ thuần túy là một bộ phậncủa ý thức chủ thể mà còn bao gồm cả bản thân quá trình hoạt động có ýthức của chủ thể tác động vào khách thể Hoạt động của chủ thể tham giavào NTCQ là hoạt động có ý thức gắn với chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể,còn một phần hoạt động đã "vật hóa", tồn tại ngoài chủ thể tham gia vàonhân tố khách quan

Thứ ba, NTCQ còn bao gồm cả những phẩm chất, những trạng thái

thuộc về năng lực thể chất của chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động củachủ thể Bởi vì, trạng thái về năng lực thể chất của chủ thể là nhân tố trực tiếpảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể trong quá trình tác động vào khách thể.Tuy nhiên, không phải tất cả những trạng thái thể chất của con người thuộc vềNTCQ, mà chỉ là một phần thể chất được huy động trực tiếp trong quá trìnhhoạt động mới trở thành NTCQ Khi chủ thể là con người cụ thể thì năng lựcthể chất là khả năng hoạt động thần kinh và sức lực của cơ thể con người Cònchủ thể là tổ chức, lực lượng xã hội thì "năng lực thể chất" được hiểu là tính

tổ chức, sự phối hợp giữa những bộ phận cấu thành tổ chức hay lực lượng xãhội

Khái niệm NTCQ có quan hệ mật thiết với khái niệm ĐKKQ Bất cứmột chủ thể lịch sử - xã hội nào trong hoạt động và tồn tại đều gắn liền vớimột hoàn cảnh cụ thể - đó là ĐKKQ Những ĐKKQ đóng vai trò là tiền đềcủa hoạt động của chủ thể Các nhà nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khácnhau về điều kiện khách quan, song nhìn chung cơ bản ý kiến thống nhất vớinhau Kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đồng ý với quan

điểm rằng: ĐKKQ là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ tồn tại ở

Trang 23

bên ngoài chủ thể, độc lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động, quy định hoạt động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định [81, tr 12] ĐKKQ trước hết là những điều kiện vật chất tạo nên

hoàn cảnh hiện thực, độc lập với chủ thể và quy định hoạt động của chủ thể

đó Tuy nhiên, ĐKKQ không phải chỉ là điều kiện vật chất mà có thể còn cảnhững yếu tố thuộc lĩnh vực ý thức, tư tưởng, khi nó tồn tại khách quan, độclập với một chủ thể cụ thể và đóng vai trò quy định hoạt động của chủ thể ấy

1.1.1.2 Quan hệ giữa nhân tố chủ q uan với điều kiện khách quan

Vai trò của NTCQ được thể hiện thông qua mối quan hệ biện chứnggiữa ĐKKQ và NTCQ

- Thứ nhất, ĐKKQ quy định NTCQ Trong hoạt động thực tiễn của

con người, ĐKKQ quy định mục đích, phương tiện và phương pháp hành động của chủ thể.

ĐKKQ thuộc về cái khách quan, tồn tại bên ngoài chủ thể, vận độngtheo quy luật khách quan không phụ thuộc vào chủ thể Hoạt động của chủthể là quá trình thực hiện mục đích nhận thức và cải tạo khách thể Vai tròquy định của ĐKKQ đối với NTCQ thể hiện ở chỗ, mục đích của chủ thể đặt

ra phải xuất phát từ những tiền đề của ĐKKQ Lênin đã chỉ rõ: "Mác xét sựvận động xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên, phục tùng những quy luậtkhông những không lệ thuộc vào ý thức của con người, mà trái lại, còn quyếtđịnh ý chí, ý thức và những dự định của họ" [52, tr 200] Rõ ràng đối với cánhân, hay đối với tổ chức, lực lượng xã hội nói chung, không thể đặt ra mụcđích tùy tiện, mà phải xuất phát từ khả năng hiện thực của ĐKKQ thì hoạtđộng của chủ thể mới có khả năng thành công Nếu mục đích, dự định chỉ dựavào ý muốn chủ quan thì hoạt động của con người chắc chắn sẽ thất bại

ĐKKQ quy định NTCQ còn thể hiện ở chỗ, trong hoạt động thực tiễn,

Trang 24

thì những phương pháp, cách thức, phương tiện tác động của chủ thể đều bịquy định bởi điều kiện, hoàn cảnh khách quan Mác đã từng chỉ ra rằng, nhânloại bao giờ cũng đặt ra cho mình những nhiệm vụ có thể giải quyết được, điều

đó có nghĩa, trong nhiệm vụ mà con người đặt ra đó, thì ĐKKQ đã ít nhiều máchbảo khả năng của hiện thực, mách bảo phương tiện và phương pháp để có thểthực hiện được mục tiêu ấy Những phương pháp, phương tiện tác động củachủ thể đến khách thể phải phù hợp với ĐKKQ cụ thể

Tính quy định của ĐKKQ còn thể hiện ở chỗ, nó còn sinh ra NTCQphù hợp yêu cầu phát triển của nó Các phẩm chất của chủ thể tạo thành NTCQđều được nảy sinh, phát triển trên những tiền đề từ những ĐKKQ nhất định KhiĐKKQ thay đổi thì NTCQ cũng bị thay đổi theo cho phù hợp với đòi hỏi củaĐKKQ mới Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy, đội ngũ cán

bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, khôngngừng nâng cao trình độ mới có thể đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ của cáchmạng

- Thứ hai, NTCQ có vai trò tác động tích cực đối với sự biến đổi của ĐKKQ.

Tuy bị ĐKKQ quy định, nhưng NTCQ không phải hoàn toàn thụđộng, mà nó có tính tích cực; tính độc lập tương đối của nó Vai trò tích cực,sáng tạo của NTCQ thể hiện trước hết ở chỗ, chủ thể có thể nhận thức, cải tạoĐKKQ, trên cơ sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan Thực chất vaitrò NTCQ ở đây là sự phát hiện ra khả năng khách quan, trên cơ sở nhữngđiều kiện, phương tiện vật chất của hoàn cảnh khách quan để tác động và biếnđổi nó theo quy luật vốn có của nó Như vậy, vai trò NTCQ chính là tính tíchcực, sáng tạo của chủ thể trong quá trình nhận thức và cải tạo khách thể Việc

phát huy vai trò NTCQ chính là phát huy tính tích cực, sáng tạo của chủ thể, trong việc vận dụng quy luật khách quan, tác động vào ĐKKQ; ngăn ngừa hai khuynh hướng đó là: chủ thể thụ động, ỷ lại, trông chờ vào hoàn cảnh

khách quan mà không tích cực nhận thức và hành động tích cực, chủ động;

Trang 25

hoặc hành động duy ý chí, bất chấp hoàn cảnh khách quan, không tôn trọng,hoặc không vận dụng sáng tạo quy luật khách quan vào hoàn cảnh cụ thể.

Trong hoạt động thực tiễn, việc phát huy vai trò NTCQ được thể hiệncon người không thụ động trông chờ sự chín muồi của ĐKKQ theo lối "hámiệng chờ sung", mà chủ động chuyển hóa nhân tố khách quan, ĐKKQ tạo ra

sự chín muồi đó Trong sự vận động, phát triển của hiện thực, có rất nhiều khảnăng xảy ra NTCQ luôn thực hiện sự lựa chọn khả năng nào đáp ứng nhucầu, lợi ích của mình và phù hợp với tiến trình lịch sử Trước quy luật kháchquan, NTCQ có vai trò điều chỉnh hình thức, trật tự tác động của quy luật;thậm chí tạo ra những ĐKKQ mới, làm xuất hiện những quy luật mới Hơnnữa, trong sự tác động tổng hợp của nhiều quy luật, NTCQ có thể điều chỉnhmột cách tự giác sự tác động tổng hợp ấy, nhằm đạt kết quả cao nhất cho hoạtđộng của mình Trong sự tác động trở lại nhân tố khách quan, vai trò củaNTCQ sẽ ngày càng tăng lên trong quá trình phát triển của lịch sử Đây là vấn

đề mang tính quy luật Tuy nhiên, NTCQ có vai trò to lớn đến đâu cũngkhông được xa rời khách quan trong việc xem xét và giải quyết vấn đề

Nghiên cứu quan hệ giữa ĐKKQ và NTCQ nói trên, chúng tôi đồng ý

với quan điểm của nhiều tác giả về một số kết luận sau:

- Thứ nhất, khách quan và chủ quan có mối quan hệ biện chứng Cái

khách quan quy định cái chủ quan về nội dung, phương hướng và tính chất.Cái chủ quan tác động trở lại cái khách quan thông qua hoạt động tích cực củachủ thể Hoạt động tích cực sáng tạo của NTCQ chỉ có hiệu quả khi xuất phát

từ cái khách quan Ngược lại, cái khách quan chỉ biến đổi theo đúng mục đích

và nhu cầu đặt ra khi thông qua hoạt động tự giác, sáng tạo của NTCQ.Không thể dùng ý chí chủ quan tùy tiện tác động đến cái khách quan, cũngkhông thể lấy ý chí chủ quan thay thế cho ĐKKQ Nói cách khác, trong hoạtđộng, con người phải lấy khách quan làm điểm xuất phát, tôn trọng và hành

Trang 26

động theo quy luật khách quan

- Thứ hai, chủ quan không bị động, phụ thuộc cũng không phải tùy tiện

khi tác động vào hoàn cảnh khách quan NTCQ phải luôn vận động vươn lên căn

cứ vào hoàn cảnh khách quan, vận dụng quy luật khách quan để làm chủ hoàncảnh khách quan, biến khả năng vốn có thành hiện thực cho ta [77, tr 27] Chỉnhư thế mới là chủ quan đúng đắn

- Thứ ba, thế giới khách quan vận động và phát triển theo quy luật vốn

có của nó, bản thân xã hội cũng vậy Vì lẽ đó, việc nâng cao năng lực chủ quan,khách quan hóa cái chủ quan đặt ra như một tất yếu Trong hoạt động của HTCT

ở cơ sở nước ta hiện nay, việc nâng cao năng lực NTCQ đang là đòi hỏi bức xúc

- Thứ tư, chủ quan do khách quan quy định và biến đổi theo cái khách

quan Vai trò của chủ quan chỉ có thể được khẳng định khi nó được kháchquan hóa Điều đó còn có nghĩa là nếu chủ quan không mang nội dung kháchquan, vi phạm quy luật khách quan, thì không những không thúc đẩy mà cònkìm hãm tiến trình phát triển của cái khách quan Thực tiễn lãnh đạo củaĐảng đối với phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ rõ, nếu đường lối, chính sáchđúng đắn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại sẽ dẫn đếntrì trệ, thậm chí dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội như thời kỳ trước năm

1986 do duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp

Mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan bao giờ cũngbiểu hiện trong hoạt động và hiệu quả hoạt động của con người Tiến bộ xãhội là kết quả tác động của khách quan và chủ quan Quan hệ khách quan vàchủ quan tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, biểu hiện dướinhững hình thức khác nhau Đây là một mâu thuẫn biện chứng phản ánh quan

hệ giữa một bên là thế giới bên ngoài với một bên là hoạt động của con ngườivới tư cách là chủ thể nhận thức và cải tạo thế giới Sự tác động qua lại giữachúng là sự đấu tranh của hai mặt đối lập mà nội dung cụ thể tùy thuộc vào

Trang 27

các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội

Tóm lại, việc phát huy vai trò NTCQ chính là phát huy tính tích cực, sáng

tạo của chủ thể, trong việc vận dụng quy luật khách quan, tác động vào ĐKKQ.

Phát huy vai trò NTCQ hoàn toàn trái ngược với sự chủ quan, duy ý chí, coithường và bất chấp quy luật hay thụ động, trông chờ vào hoàn cảnh khách quan

1.1.2 Hệ thống chính trị cấp cơ sở

1.1.2.1 Khái niệm hệ thống chính trị

* Quan điểm Mác - Lênin về chính trị

Để hiểu HTCT cần bắt đầu từ khái niệm chính trị C.Mác,Ph.Ăngghen mặc dù không đưa ra định nghĩa chính trị, nhưng trong những tácphẩm của mình, các ông đã trình bày khá rõ về nguồn gốc của chính trị Theocác ông, chính trị có nguồn gốc từ sự phát triển của kinh tế và chỉ tồn tại trongđiều kiện xã hội phân chia giai cấp Trong lịch sử xã hội loài người khôngphải bao giờ cũng có chính trị Xã hội cộng sản nguyên thủy là "một xã hộichưa từng biết đến nhà nước" [67, tr 146], do đó, cũng chưa từng biết đếnchính trị C.Mác, Ph.Ăngghen cũng dự kiến rằng, trong xã hội cộng sản vănminh sẽ không còn chính trị, "chỉ có trong một chế độ không còn giai cấp vàđối kháng giai cấp nữa thì sự tiến hóa của xã hội mới không còn là nhữngcuộc cách mạng chính trị nữa" [65, tr 258] Bằng quan điểm duy vật lịch sử,C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, chính trị, chế độ chính trị là dokinh tế, chế độ kinh tế quy định C.Mác viết: "Trong cuộc đấu tranh giữa giaicấp tư sản và vô sản, thì trước hết, vấn đề là ở những lợi ích kinh tế" [67, tr.439] Như vậy, đằng sau những hành động chính trị là sự thúc đẩy của các

"lợi ích kinh tế"; mỗi hình thức chính trị đều mang một "nội dung" về "lợi íchkinh tế" Kinh tế không chỉ là nguồn gốc và cơ sở mà còn là động cơ và nộidung của chính trị Tuy nhiên, C.Mác, Ph.Ăngghen không bao giờ quan niệmmối quan hệ kinh tế và chính trị là quan hệ một chiều Trong quan hệ đó, xét

Trang 28

cho cùng thì kinh tế bao giờ cũng quy định đối với chính trị Và dĩ nhiên,chính trị có sự tác động to lớn, quan trọng với kinh tế Vì chính trị gắn liềnvới giai cấp và nhà nước cho nên trong mọi thời đại, giai cấp nào thống trị vềkinh tế thì cũng thống trị về chính trị

Kế thừa quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về chính trị, Lênin đã hoànthiện, phát triển các luận điểm về chính trị, đồng thời là người đầu tiên thực hiệnthành công học thuyết chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen trong thực tiễn TheoLênin, bản chất của chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, là "biểu hiện tập trungcủa kinh tế", "trung tâm của nó là vấn đề nhà nước", "là việc tổ chức chínhquyền nhà nước" Trong thời kỳ mà đảng cầm quyền thì "chính trị là sự thamgia vào những công việc của nhà nước, vạch hướng đi cho nhà nước, xác địnhhình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước" [48, tr 23; 41; 43; 44]

Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin, chúng ta

có thể hiểu chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, tổ chức thành các đảng phái,đấu tranh với nhau nhằm giành chính quyền, giữ chính quyền và sử dụngchính quyền để thống trị toàn xã hội Hạt nhân của chính trị là quyền lực nhànước mang bản chất giai cấp [46, tr 91]

Chính trị không thể tự thực hiện được, mà phải có cơ chế, tổ chức bộmáy thực hiện, đó là HTCT của xã hội Tuy vậy, C.Mác, Ph.Ăngghen chưa baogiờ đưa ra khái niệm HTCT với nghĩa như chúng ta quan niệm Trong lĩnhvực chính trị, C.Mác và Ph.Ăngghen có dùng thuật ngữ hệ thống vào nhữngtrường hợp như: hệ thống hành chính quan liêu [60, tr 55], hệ thống cai trị[60, tr.28], hệ thống đẳng cấp chính trị [62, tr.119], hệ thống trật tự xã hội mới[63, tr.358-359] C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng một số khái niệm gần vớithuật ngữ HTCT như: "hệ thống cai trị", "thiết chế chính trị", "cơ cấu chínhquyền", "cơ cấu chính trị" Căn cứ vào văn cảnh mà Mác đã sử dụng cáckhái niệm này thì chế độ chính trị bao hàm hệ thống các quan hệ giai cấp

Trang 29

Một số thuật ngữ C.Mác, Ph.Ăngghen thường dùng có nghĩa gần với kháiniệm HTCT như chúng ta hiểu hiện nay đó là: hình thức chính trị [59, tr.349],thiết chế chính trị [63, tr 360], thiết chế xã hội và chính trị [63, tr 357]; cơcấu chính quyền [60, tr 62], tổ chức chính trị [60, tr 116], kết cấu chính trị của

xã hội [63, tr 151]; thể chế nhà nước [66, tr 500] Khái niệm chuyên chính

vô sản cũng có nghĩa gần với khái niệm HTCT Theo C.Mác, Ph.Ăngghenchuyên chính vô sản thực chất là chế độ nhà nước sau khi giai cấp vô sảngiành được chính quyền, đó là cơ sở xã hội của HTCT vô sản Chuyên chính

vô sản không phải là sự thống trị độc quyền của giai cấp vô sản mà là chínhquyền thực sự nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo

Cũng như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin không đưa ra khái niệmHTCT Trong các tác phẩm của mình, Lênin thường sử dụng khái niệm "cơcấu chính trị", và đã đề cập đến " chính quyền Xô-viết là một cơ cấu chínhtrị" [51, tr 37] Ngoài chính quyền nhà nước, Lênin cũng nhiều lần đề cậpđến vai trò chính trị của quần chúng Người chỉ ra rằng, mọi cuộc cách mạngchính trị lớn, quần chúng phải có kinh nghiệm chính trị bản thân [50, tr 97].Đồng thời, Lênin đặc biệt quan tâm đến vai trò của Đảng "cầm quyền" lãnhđạo chính trị, giữ vai trò then chốt trong chính trị của giai cấp công nhân vànhân dân lao động Lênin cũng nói nhiều đến mối quan hệ chính trị giữa ba tổchức đảng, chính quyền, đoàn thể trong vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sựhoạt động chính trị của các tổ chức ấy [50, tr 97], [53, tr 74]

* Quan điểm của Đảng ta về HTCT

Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng không đề cập trực tiếp khái niệmHTCT, nhưng trong tác phẩm của Người chứa đựng phong phú tư tưởng vềxây dựng HTCT Tư tưởng xây dựng HTCT bao gồm việc xây dựng Đảngtrong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ta đitheo con đường XHCH; xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân;xây dựng mặt trận, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thực sự phát huy

Trang 30

quyền làm chủ của nhân dân lao động Hồ Chí Minh đã từng dạy: Đảng ta làđảng cầm quyền phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trungthành của nhân dân Đảng là một bộ phận trong HTCT, Đảng không đứng trênHTCT, Đảng có sứ mệnh to lớn là lãnh đạo HTCT Nhà nước ta là nhà nướcdân chủ nhân dân, nhà nước chuyên chính vô sản Muốn vậy phải xây dựngtheo nguyên tắc:

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [71, tr 698] Chính vì vậy chính quyền nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc:

Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh [70, tr 56-57].Quan điểm của Đảng về xây dựng HTCT chuyên chính vô sản có từrất sớm Trong Chính cương sách lược vắn tắt thông qua tại Hội nghị thànhlập Đảng ngày 3 tháng 2 năm 1930 đã thể hiện điều đó Cương lĩnh đầu tiêncủa Đảng (năm 1931) đã đề ra nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, sau khiđánh đuổi đế quốc thực dân, đánh đổ chế độ phong kiến sẽ xây dựng nhànước theo chế độ dân chủ công nông Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta trở thành đảng cầmquyền, quan điểm về xây dựng, hoàn thiện HTCT của Đảng thể hiện trên cảphương diện lý luận và thực tiễn Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dânPháp và đế quốc Mỹ, và sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta đãđúc kết nhiều kinh nghiệm về xây dựng, hoàn thiện HTCT của nước ta -HTCT xã hội chủ nghĩa Bước vào thời kỳ đổi mới, gắn liền với tư tưởng đổimới toàn diện, việc đổi mới tư duy, lý luận của Đảng về HTCT có những bướcphát triển mới Đại hội VI đã đề ra chủ trương đổi mới tư duy, gắn đổi mới

Trang 31

kinh tế với đổi mới chính trị; xây dựng HTCT trên cơ sở có phân định rõ chứcnăng giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể nhân dân và thực hiện theonguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Trong Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 6 (khóa VI) tháng 3 năm 1989,Đảng ta đã chính thức sử dụng khái niệm HTCT, đây là thể hiện tầm tư duymới của Đảng Quan điểm chỉ đạo quá trình đổi mới HTCT được nêu lêntrong Hội nghị này là: đổi mới tổ chức và phương pháp hoạt động của HTCT

là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực quản lýcủa Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991), Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được thông qua Trong Cươnglĩnh đã có một phần bàn về HTCT, trong đó nhấn mạnh: "Toàn bộ tổ chức vàhoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng

và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc

về nhân dân" [30, tr 19] Để hoàn thiện HTCT, Cương lĩnh xác định rõ vai trò,chức năng và đề ra những yêu cầu đổi mới bộ máy và phương thức hoạt độngcủa nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân Đồng thời, Cương lĩnh cũngxác định cụ thể về vai trò lãnh đạo của Đảng trong HTCT "Đảng lãnh đạo hệthống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng liên hệ mật thiếtvới nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật" [30, tr 20-21] Những quan điểm về xây dựng HTCT,hoàn thiện HTCT được nêu trong Cương lĩnh, được thể chế hóa vào Hiếnpháp năm 1992 Đại hội VIII và IX của Đảng và nhiều Hội nghị Trung ương

đã nêu hàng loạt quan điểm lý luận cơ bản, toàn diện về xây dựng và hoànthiện HTCT XHCN ở nước ta, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạngtrong giai đoạn mới

* Quan niệm về HTCT

Trang 32

Các nhà nghiên cứu hiện nay nhìn chung đều có quan niệm HTCT là

hệ thống các tổ chức chính trị như đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thểchính trị - xã hội khác HTCT là hiện tượng xã hội lịch sử chỉ tồn tại trongnhững điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đó là xã hội có sự phân chia giaicấp, với sự tồn tại giai cấp HTCT gắn liền với chính trị, cho nên HTCT là hệthống tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của một giai cấp thống trị nàyhay một giai cấp thống trị khác đối với xã hội Có một số quan điểm cho rằng,HTCT bao gồm không chỉ các tổ chức, thiết chế mà còn cả các quan điểm, tưtưởng, truyền thống chính trị như "các chuẩn mực, truyền thống và chế địnhchính trị" [18, tr 9] Theo chúng tôi, quan niệm về HTCT như vậy lẫn sang cảthượng tầng chính trị nói chung Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đềuquan niệm HTCT là tập hợp các tổ chức chính trị tạo thành một hệ thống, "là

tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị" [45, tr 262], tuy nhiên cũng có

ít nhất hai quan niệm khác nhau về HTCT [13, tr 46-47]:

- Quan niệm thứ nhất trên cơ sở xem HTCT chỉ bao gồm những tổ chứcchính trị - xã hội mang bản chất của giai cấp cầm quyền, hoặc là phục vụ choquyền lực chính trị của giai cấp đó, thì HTCT là cách gọi khác của phạm trù

"hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền" Hay nói một cách khác, đây

là những phạm trù đồng nhất - xét cả về ngoại diên lẫn nội hàm của chúng.Điều đó có nghĩa rằng, HTCT tư bản chủ nghĩa là hệ thống chuyên chính tưsản, HTCT XHCN là hệ thống chuyên chính vô sản

- Quan niệm thứ hai xem HTCT là một phạm trù có ngoại diên rộnghơn so với phạm trù hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền TrongHTCT ngoài hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền với tư cách là bộphận cơ bản, quan trọng nhất, quy định bản chất và chức năng cơ bản của toàn

hệ thống, còn có các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp pháp khác Phù hợpvới quan điểm này, hệ thống chính trị được hiểu là một phạm trù dùng để chỉmột chỉnh thể bao gồm nhà nước, các đảng chính trị hợp pháp, các tổ chức

Trang 33

chính trị - xã hội hợp pháp, nhưng ưu thế cơ bản và vai trò chủ đạo thuộc vềcác thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xãhội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời [13, tr 47].

Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai về HTCT, bởi vì qua đó cóthể xác định các yếu tố thực thể cơ bản cấu thành HTCT và chức năng tổng quát

của hệ thống đó Trên quan điểm này, chúng ta có thể hiểu: HTCT là hệ thống

các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội, bao gồm nhà nước, các đảng chính trị hợp pháp, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, cùng mối quan hệ giữa chúng với nhau, hợp thành cơ chế chính trị nhằm bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội Phân biệt

HTCT với thể chế chính trị ở chỗ, thể chế chính trị là hệ thống các chế định, cácgiá trị tạo thành nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độchính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của HTCT thuộc thượng tầng kiếntrúc [83, tr 19]

Hệ thống chính trị ở nước ta có thể xét trên các mặt chủ yếu sau là:

- Hệ thống các tổ chức bộ máy và thiết chế bao gồm các hệ thống tổchức Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội hợp pháp

- Hệ thống các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong HTCTbao gồm các quan hệ dọc, ngang như quan hệ theo lãnh thổ, theo ngành Đâychính là tính hệ thống, tính chỉnh thể trong quan hệ giữa các bộ phận cấu thànhHTCT [87, tr 16]

- Hệ thống các cấp độ bao gồm trung ương, tỉnh, huyện, cơ sở Tuynhiên, cần hiểu rằng các cấp trong HTCT nằm trong thống nhất chỉnh thể của

cả HTCT chứ không phải là HTCT từng cấp riêng biệt

- HTCT là cơ chế chính trị nhằm bảo đảm thực hiện quyền lực chính

trị của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội

Trang 34

Như vậy, khi xét về hoạt động thì HTCT biểu hiện ở hệ thống các mốiquan hệ theo mục đích, chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động Cácmối quan hệ này vừa diễn ra theo chiều dọc (hệ thống tổ chức của từng thiếtchế), vừa theo chiều ngang (tác động và ảnh hưởng qua lại giữa các thiết chếkhác nhau) Với tư cách là một hệ thống chỉnh thể, như một cơ thể sống, tổchức và hoạt động của từng bộ phận cấu thành HTCT (Đảng - chính quyền -đoàn thể) được định hình và biểu hiện bởi những quan hệ, liên hệ nội tại củabản thân nó với các bộ phận, thực thể khác theo chiều dọc và theo chiều ngang

Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là bộ phận cơ bản nhất cấu thànhHTCT Bởi vì, chính nó là thiết chế quan trọng bảo vệ lợi ích của giai cấpcầm quyền Điều đó giải thích vì sao Mác và Ăngghen đã khẳng định rằng,giai cấp công nhân và nhân dân lao động muốn giải phóng mình, trước hết họphải lật đổ nhà tư sản, phải tự trở thành chủ thể của Nhà nước Chỉ sau đó,giai cấp công nhân mới có công cụ chính trị hữu hiệu để phát triển kinh tế vàcác mặt khác của đời sống xã hội nhằm giải phóng mình và nhân dân lao độngnói chung

Trong thời đại ngày nay, vai trò của đảng chính trị, đặc biệt là đảngcầm quyền trong HTCT có vị trí hết sức quan trọng Nó là thiết chế tổ chức,quy tụ những đại diện tiêu biểu nhất của giai cấp để thực hiện lợi ích của giaicấp đó Đảng chính trị là hình thức cao nhất của tổ chức giai cấp Đảng chínhtrị đại diện cho một hệ tư tưởng nhất định Chính hệ tư tưởng đó quy địnhnhững nguyên tắc chủ đạo của chiến lược, quy định xây dựng mặt tổ chức vàhoạt động thực tiễn của đảng chính trị

Đảng chính trị cầm quyền là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội đểthực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mà đảng đó là người đại diện Dưới cáchình thức khác nhau, các nhà nước trong xã hội hiện đại đều đóng vai trò làthiết chế tổ chức để thực hiện quan điểm chính trị của đảng cầm quyền Vai

Trang 35

trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước được Đảng ta khẳngđịnh là một nguyên tắc hoạt động cơ bản, bất di bất dịch của Đảng và của cảHTCT, là trụ cột của cơ chế vận hành của cả HTCT [96, tr 20].

Ngoài đảng cầm quyền, trong HTCT còn bao gồm các đảng chính trị,các tổ chức chính trị - xã hội khác Đó là những tổ chức của các cộng đồngngười trong cơ cấu xã hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, thống nhất tronghoạt động ở mức độ nhất định Các tổ chức ấy lấy hoạt động chính trị làmphương thức chủ yếu để quy tụ các thành viên nhằm gây ảnh hưởng với mức

độ khác nhau đối với quyền lực chính trị để thực hiện lợi ích của các thànhviên trong tổ chức của mình

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội, có HTCT tương ứng mang những nétđặc trưng của nó HTCT XHCN là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyênchính vô sản, Đảng Cộng sản cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp vàmối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó nhằm bảo đảm quyền lực của nhândân Xét về bản chất HTCT XHCN chính là hệ thống chuyên chính vô sản;nhưng xét về tính chỉnh thể các yếu tố cấu thành, thì hệ thống chuyên chính

vô sản là một bộ phận quan trọng nhất của HTCT XHCN

* HTCT ở nước ta hiện nay

HTCT ở nước ta hiện nay chủ yếu hình thành từ khi nước Việt Namdân chủ cộng hòa ra đời (năm 1945), đã trải qua giai đoạn cách mạng dân tộcdân chủ (từ 1945 đến 1975), đến nay, đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH

Vì vậy, có thể nói rằng HTCT ở nước ta hiện nay là HTCT trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, như Đảng ta xác định, thời kỳ quá độ lênCNXH ở nước ta bao gồm nhiều chặng đường khác nhau, chúng ta đã trải qua

"chặng đường đầu tiên" và hiện nay đang thực hiện nhiệm vụ "đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Do đó, HTCT cấp cơ sở hiện nay mà luận

án tập trung xem xét là HTCT cấp cơ sở trong giai đoạn thực hiện CNH,HĐH đất nước Việc nghiên cứu HTCT cấp cơ sở chủ yếu căn cứ vào tổng kết

Trang 36

thực hiện nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra,

do đó phạm vi khảo sát tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 đến nay Từ việcxác định về HTCT cấp cơ sở hiện nay như trên, có thể thấy một số đặc điểm

về kinh tế - xã hội chủ yếu tác động đến đối tượng nghiên cứu như sau:

Về kinh tế: Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng hiện nay là nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sựquản lý nhà nước, theo định hướng XHCN; đó chính là kinh tế thị trường địnhhướng XHCN [35, tr.86] Đường lối chung được Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IX xác định là đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nền kinh tế nước ta trong thời kỳquá độ tồn tại các hình thức sở hữu đa dạng, đan xen với 6 thành phần kinh tếkhác nhau: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế

tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Về kết cấu xã hội: nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tồn tại nhiều

hình thức sở hữu, vì vậy, cũng tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong

xã hội Tuy nhiên về cơ bản, cơ cấu xã hội nước ta hiện nay vẫn chủ yếu làgiai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức "Mối quan hệ giữa các giaicấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhândân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốcdưới sự lãnh đạo của Đảng" [35, tr 85]

Về chính trị: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là lực lượng

duy nhất thực hiện chức năng lãnh đạo đối với HTCT, cũng như đối với toàn

xã hội; Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng; Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị của cácđoàn thể nhân dân và cá nhân có vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân

Trang 37

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình dân chủ hóa đờisống xã hội, đột phá vào dân chủ ở cơ sở.

HTCT ở nước ta hiện nay thực chất là HTCT trong thời kỳ quá độ lênCNXH, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Vì vậy, HTCT mang bản chấtcủa HTCT XHCN, đó là HTCT nhằm thực hiện chế độ dân chủ cho nhân dân

Sự tồn tại, củng cố và nâng cao chất lượng HTCT, sẽ không có mục đích tựthân mà hướng tới phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quần chúng nhândân là người sáng tạo ra lịch sử, là người làm chủ xã hội trong xã hội mới Do

đó, dân (nhân dân lao động, nòng cốt là khối liên minh giữa giai cấp côngnhân, nông dân và trí thức) tất yếu phải là chủ thể xã hội của HTCT [12, tr.15] Các tổ chức trong HTCT, bao gồm Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thểchính trị - xã hội phải thực sự là của dân, do dân và vì dân Do đó, khi nghiêncứu HTCT ở nước ta cần xem xét cấu trúc và hoạt động của nó cùng vớinhững mối quan hệ, tác động qua lại của các bộ phận hợp thành nhằm đảm bảothực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

HTCT các nước XHCN nói chung và HTCT ở nước ta hiện nay có đặcđiểm nổi bật là do Đảng Cộng sản lãnh đạo, là đảng duy nhất, cũng là đảngcầm quyền Việc nghiên cứu đặc trưng của HTCT giai đoạn quá độ lênCNXH ở nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Đề tài KX.05.04nằm trong chương trình KX.05 đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của HTCTViệt Nam giai đoạn quá độ lên CNXH Kết quả nghiên cứu của đề tài đã dẫnđến một số kết luận đặc trưng chủ yếu của HTCT ở nước ta giai đoạn hiện nay,

đó là:

- Tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc Tính nhân dân là đặctrưng bản chất của HTCT kiểu mới của nước ta Đó là HTCT của nhân dânlao động do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo [43, tr 13]

Trang 38

- Sự nổi trội tính dân tộc là đặc thù của quan hệ giai cấp - dân tộctrong lịch sử dân tộc Việt Nam Sự nổi trội của tính dân tộc được thể hiệntrong mục đích hoạt động, nhiệm vụ, chức năng của HTCT giai đoạn quá độlên CNXH [43, tr 20].

- HTCT ở nước ta hiện nay là sự phát triển kế tục một cách tất yếu,trực tiếp, tự nhiên và hợp lôgíc của HTCT dân chủ nhân dân Đó là HTCTquá độ từ HTCT dân chủ nhân dân sang HTCT XHCN [43, tr 37] HTCT ởnước ta phải thực hiện từng bước nền dân chủ XHCN, xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN trong khi vẫn phải thực hiện quá trình dân chủ hóa

Tóm lại, khi nghiên cứu về HTCT ở nước ta cần phải quán triệt một số

vấn đề cơ bản sau đây:

- HTCT là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội, baogồm nhà nước, các đảng chính trị hợp pháp, các tổ chức chính trị - xã hội hợppháp Không phải mọi tổ chức hình thành trong đời sống xã hội đều tham giavào HTCT Những tổ chức được thành lập ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về giaotiếp xã hội, chẳng hạn như những tổ chức hoạt động yêu nước, tiến bộ của cáctôn giáo, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì không tham gia vào HTCT Tuykhông tham gia vào HTCT nhưng những tổ chức này lại có tác dụng rất lớn

để tạo ra sự đồng thuận xã hội, hòa giải các mâu thuẫn trong cộng đồng dâncư

- HTCT là một chỉnh thể bao gồm các mối quan hệ tác động qua lạilẫn nhau của các bộ phận hợp thành HTCT ở nước ta vận hành theo cơ chếĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

- HTCT bao gồm các cấp độ, mỗi cấp độ có chức năng, nhiệm vụ của

nó, nhưng đều nằm trong hệ thống chỉnh thể từ Trung ương đến cơ sở

- Hệ thống chính trị ở nước ta không có mục đích tự thân, mà làHTCT của dân, do dân và vì dân

Trang 39

- HTCT ở nước ta là HTCT quá độ lên CNXH, do Đảng Cộng sảnViệt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, vừa mang bản chất của HTCT XHCN,vừa có những nét đặc thù do những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội củathời kỳ quá độ quy định Do đó, đổi mới HTCT cần phải phù hợp với yêu cầunhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng XHCN, nhằm phát huy mọi tiềmnăng to lớn của xã hội, phát huy quyền dân chủ của nhân dân

1.1.2.2 Đặc điểm hệ thống chính trị cấp cơ sở

Cơ sở là một khái niệm đa nghĩa Trong luận án, cơ sở được nghiên cứu

ở đây là cấp xã, phường, thị trấn - cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính

4 cấp ở nước ta Đó là cấp xa Trung ương nhất, nhưng gần dân nhất và trựctiếp làm việc với dân [95, tr 40] Cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi diễn racuộc sống hiện thực của dân Dân là gốc thì cơ sở là nền tảng của chế độ; làhình ảnh thu nhỏ của xã hội và đời sống xã hội, là cái vi mô mang theo nộidung, tính chất của cái vĩ mô [12, tr 28-29]; nơi thể hiện sinh động phongtrào của quần chúng nhân dân; nơi hiện thực hóa các chỉ thị, nghị quyết, chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ở cơ sở Thông qua thựctiễn ở cơ sở mà có thể biết được sự đúng đắn, phù hợp của các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời là môi trường xã hộigiúp cho cán bộ, đảng viên rèn luyện, thử thách trưởng thành

HTCT cấp cơ sở là một cấp trong HTCT chỉnh thể từ Trung ương đến

cơ sở, mang đầy đủ những đặc điểm chung Song, khi nói đến HTCT cấp cơ

sở là nói đến "hệ thống tổ chức, bộ máy, nội dung và phương thức hoạt độngcủa các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hộicủa quần chúng ở cơ sở bao gồm xã, phường, thị trấn" [11, tr 4] HTCT cơ sở

có những nét đặc thù của cấp thấp nhất trong HTCT đang vận hành ở nước ta

Từ các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể khái quát một số

đặc điểm về vị trí, vai trò của HTCT cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) như sau:

Trang 40

- Cơ sở với tính cách là một cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý hànhchính nhà nước ở nước ta; ở đó có hệ thống chính trị, tức HTCT cấp cơ sở.Hay nói cách khác, đó là cấp độ cơ sở của HTCT Cơ sở là nơi dân sinh sống,HTCT cấp cơ sở là cấp sát với dân Hoạt động của HTCT cấp cơ sở trực tiếptác động đến đời sống hàng ngày của người dân, trực tiếp phát huy quyền làmchủ của nhân dân Cơ sở là nền tảng của chế độ, nền móng của tòa nhà, cơ sởyếu, rệu rã là khởi đầu những suy yếu, làm ảnh hưởng trực tiếp sự vững mạnhcủa chế độ Vì vậy, phải chăm lo sự bền vững của cơ sở, từ cơ sở, làm choHTCT ở cơ sở phải thực sự là của dân, do dân và vì dân Chủ tịch Hồ ChíMinh đã dạy: "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xãlàm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi" [71, tr 371-372].

- Đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở là những người sống và làm việchàng ngày với dân, có điều kiện gần gũi tiếp xúc với dân, hiểu tâm tư nguyệnvọng của dân Do đó, đội ngũ cán bộ cơ sở vừa là người đem chủ trương đến vớidân, hướng dẫn nhân dân, động viên dân; đồng thời cũng là người có thể nắmbắt tâm tư nguyện vọng của dân phản ánh cho đảng, chính quyền, đoàn thể cáccấp Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ cơ sở phần lớn xuất thân trực tiếp từ các thôn,

ấp, nên có quan hệ họ hàng, thân thích với nhiều người trong thôn, ấp Vì vậy,trong giao tiếp hàng ngày, cũng như trong giải quyết công việc với dân, độingũ cán bộ cơ sở thường bị tác động trực tiếp từ các mối quan hệ này Độingũ cán bộ cơ sở cũng chịu ảnh hưởng của "văn hóa làng" Những tác phongnông dân còn in đậm trong đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là ở các vùng nôngthôn

- HTCT cấp cơ sở không phải là cấp hoạch định mà là cấp chấp hành,cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; nơi hiện thực hóa sinh động nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Ở cơ sở nảy sinh từ thực tế biết bao kinh nghiệm có thể tổng kết để khái quátthành lý luận, để điều chỉnh, bổ sung và đổi mới đường lối, chính sách Thước

Ngày đăng: 17/12/2016, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w