Khi nghiên cứu về vấn Ďề này, một nội dung luôn Ďược các tác giả quan tâm, Ďó là tìm hiểu về những nhân tố, yếu tố tác Ďộng Ďến quá trình phát triển nguồn lực con người, trong Ďó có vấn
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
PHÁT HUY VAI TRÕ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI- 2018
Trang 2HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ HOA
PHÁT HUY VAI TRÕ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & DVLS
Mã số : 9 22 90 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ VĂN VIÊN
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Tôi xin cam Ďoan Ďây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa Ďược ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Thị Hoa
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
1.1 Những nghiên cứu lý luận chung về nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan, vai trò của nhân tố chủ quan, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành GTVT và phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, mối quan hệ giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan 51.1.2 Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải và phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải 9
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta 15 1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay 18 1.4 Đánh giá chung 20
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI - MỘT SỐ
Trang 5giao thông vận tải 54
Chương 3: PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 61
3.1 Thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay 61
3.1.1 Những ưu Ďiểm của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay 61
3.1.2 Những hạn chế của phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay 95
3.2 Nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra 106
3.2.1 Nguyên nhân của những ưu Ďiểm 106
3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 110
3.2.3 Những vấn Ďề Ďặt ra 114
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể đối với việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT 120
4.2 Nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể trong việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan nhằm phát triển nguồn nhân lực GTVT 124
4.2.1 Tăng cường giáo dục Ďể nâng cao phẩm chất nhân cách của các chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực, từ hoạt Ďộng xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, Ďến hoạt Ďộng giáo dục - Ďào tạo và sử dụng, Ďãi ngộ nguồn nhân lực GTVT 124
Trang 64.3 Hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống chính sách đối với các chủ thể tạo điều kiện phát huy nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT 136 4.4 Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả việc thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của chủ thể trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT 141
Trang 71 CBCNV Cán bộ công nhân viên
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa
3 GTVT Giao thông vận tải
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mọi lý luận khoa học và thực tiễn Ďều khẳng Ďịnh rằng, Ďối với mỗi quốc gia, vùng miền, Ďịa phương, lĩnh vực hoặc tổ chức nào, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết Ďịnh Ďối với mọi sự phát triển Vì lẽ Ďó, cho Ďến nay, phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn Ďề thu hút sự quan tâm Ďặc biệt, với những kết quả hết sức phong phú của các nhà nghiên cứu cũng như những nhà quản lý Khi nghiên cứu về vấn Ďề này, một nội dung luôn Ďược các tác giả quan tâm, Ďó là tìm hiểu về những nhân tố, yếu tố tác Ďộng Ďến quá trình phát triển nguồn lực con người, trong Ďó có vấn Ďề luôn Ďược nhấn mạnh, như ý chí, Ďộng lực, năng lực cũng như các phẩm chất của chủ thể trong hoạt Ďộng phát triển nguồn nhân lực
Ở nước ta hiện nay, vấn Ďề trên Ďược nghiên cứu ngày càng Ďa dạng, phong phú
và sâu sắc, không chỉ ở cấp trung ương, từng Ďịa phương, mà còn ở từng ngành, từng lĩnh vực – Trong Ďó có ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải (GTVT) là ngành sản xuất vật chất thuộc cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, có vị trí chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng - an ninh của Ďất nước Trong quá trình phát triển của Ngành, yếu tố giữ vai trò quyết Ďịnh trực tiếp là nguồn lực con người Sự phát triển của Ngành Ďã có những tác Ďộng tích cực, với những dấu ấn nhất Ďịnh Ďối với sự phát triển của Ďất nước, mà một nguyên nhân cơ bản là sự phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực Tuy nhiên, việc phát huy những năng lực, phẩm chất, trí tuệ…của các chủ thể, tức là nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT bên cạnh những ưu Ďiểm lớn, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục: từ trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, Ďến giáo dục – Ďào tạo
và sử dụng, Ďãi ngộ nguồn nhân lực
Trong bối cảnh hiện nay, với những yêu cầu của sự nghiệp Ďẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa (CNH, HĐH), hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò, vị trí của ngành GTVT càng quan trọng hơn, thì việc tiếp tục Ďẩy mạnh nghiên cứu về những nhân tố tác Ďộng, nhất là nhân tố chủ quan Ďể phát triển nguồn nhân lực của ngành
Trang 9giao thông vận tải là một Ďòi hỏi cấp bách Vấn Ďề nghiên cứu này càng có giá trị Ďặc biệt hơn khi Đại hội XI và XII của Đảng Ďều coi phát triển nhanh nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng Ďồng bộ là những Ďột phá chiến lược của quá trình phát triển Ďất nước
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT nói chung cũng như ở từng lĩnh vực của Ngành nói riêng như Ďường sắt, hàng không, Ďường bộ Qua Ďó, ít nhiều Ďã Ďưa ra Ďược hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Ďáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành trong thời kỳ mới Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tiếp cận vấn Ďề này trực tiếp từ cơ sở lý luận triết học, Ďặc biệt là tiếp cận khai thác từ việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan Ďối với hoạt Ďộng phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT, từ Ďó xây dựng hệ thống giải pháp một cách toàn diện, khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt Ďộng phát triển nguồn nhân lực của Ngành trong bối cảnh Ďẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển khoa học công nghệ và hội
nhập quốc tế Trước tình hình Ďó, việc thực hiện Ďề tài “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan
trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay” không những có ý
nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, cấp bách, nhằm góp phần Ďảm bảo vị trí chiến lược của ngành GTVT trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng - an ninh của Ďất nước
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.2 Nhiệm vụ của luận án
Để Ďạt mục Ďích trên, luận án Ďặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết như sau:
- Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Ďến vấn Ďề phát huy
vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT
Trang 10-Thứ hai: Trình bày một số nội dung lý luận về nhân tố chủ quan, vai trò của
nhân tố chủ quan, phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT
- Thứ ba: Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát
triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
- Thứ tư: Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc phát
huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước
ta hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn Ďề phát huy vai
trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay Cụ thể là trong hoạt Ďộng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; trong giáo dục - Ďào tạo nguồn nhân lực; trong sử dụng, Ďãi ngộ nguồn nhân lực của ngành GTVT
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Các cơ quan quản lý nhà nước của Ngành (Bộ GTVT, các
Sở GTVT), các trường Đại học thuộc Bộ GTVT, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (chủ yếu là các Tổng công ty quản lý nguồn nhân lực Ďường bộ)
- Phạm vi thời gian: Tác giả nghiên cứu, Ďiều tra các số liệu, nghiên cứu tài liệu
liên quan Ďến phát triển nguồn nhân lực của Ngành từ 2010 Ďến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận của luận án: dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan Ďiểm của Đảng ta về nhân tố chủ quan, mối quan hệ giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, về con người, nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, về ngành GTVT… Ngoài ra, luận
án còn kế thừa các thành tựu của các công trình khoa học có liên quan Ďến Ďề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
Các phương pháp Ďược sử dụng: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, hệ thống hóa và khái quát hóa, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu,
Trang 11phương pháp Ďiều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý số liệu…Trong Ďó, phương pháp phân tích và tổng hợp là chủ yếu và phù hợp
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm rõ thêm nội dung của các khái niệm “nhân tố chủ quan”, “nguồn nhân lực ngành GTVT”, “phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT”,
“phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT”
- Khái quát thực trạng của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiên nay
6 Ý nghĩa của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần lý giải rõ hơn lý luận về nhân tố chủ quan, về nguồn nhân lực, phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực Luận án cũng góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực hiện phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo trong việc hoạch Ďịnh, thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực GTVT ở nước ta hiện nay
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạt Ďộng thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở Ďầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
án Ďược chia thành 4 chương và 12 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
công trình Ďó ở những góc Ďộ nhất Ďịnh có liên quan Ďến Ďề tài “Phát huy vai trò
nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước
ta hiện nay”
1.1 Những nghiên cứu lý luận chung về nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan, vai trò của nhân tố chủ quan, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành GTVT và phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Kế thừa quan Ďiểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin về Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, mối quan hệ và vai trò của chúng trong hoạt Ďộng của con người và trong quá trình lịch sử, các nhà triết học, xã hội học Liên Xô (trước Ďây) tiếp tục nghiên cứu, phát triển với những công trình rất có giá trị Tiêu biểu như:
“Cái khách quan và cái chủ quan” của V.Ph.Cudơmin, Matxcơva, 1975; “Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong sự biểu hiện của các quy luật xã hội” của A.Ph Iaxkevich, Minxcơ, 1980; “Tương quan giữa những Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong chủ nghĩa xã hội” của M.Antonhian, Erevan, 1967;
“Chủ nghĩa Lênin và những vấn Ďề triết học hiện Ďại” - Chương 9, của M.,Mysol, 1970; “Những Ďặc Ďiểm của phép biện chứng giữa các Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc quản lý xã hội, xã hội chủ nghĩa” của M.Đ.Sargeeve…
Trang 13Trong Chương 9 của tác phẩm “Chủ nghĩa Lênin và những vấn đề triết học
hiện đại” (Trần Côn dịch), tác giả M.,Mysol Ďã khái quát quan Ďiểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về khái niệm, kết cấu của nhân tố chủ quan Theo Ďó, nhân tố chủ quan gồm các yếu tố: Ý thức tự giác, tâm lý, tính tổ chức và các phẩm chất tinh thần khác Còn Ďiều kiện khách quan là tình thế cách mạng, là trình Ďộ kinh tế Điều kiện khách quan là “khả năng” Để biến “khả năng” thành thực tế cần có hoạt Ďộng thực tiễn của con người Kế thừa quan Ďiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả cho rằng: Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan có sự tác Ďộng qua lại biện chứng phức tạp, trong Ďó, nhân tố chủ quan do Ďiều kiện khách quan quy Ďịnh, nhưng nhân tố chủ quan cũng có tính Ďộc lập tương Ďối Vì vậy, yêu cầu cần phải tôn trọng quy luật khách quan, dựa vào Ďiều kiện khách quan, Ďồng thời cần có các biện pháp kích thích Ďể phát huy vai trò của nhân tố chủ quan như: giáo dục ý thức, vấn Ďề lợi ích, tăng Ďộng cơ vật chất và tinh thần
Ở Việt Nam, vấn Ďề về Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và mối quan hệ giữa chúng Ďã từng Ďược nghiên cứu nổi bật vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX, với các bài viết trên sách và các tạp chí như “Cộng sản”, “Triết học”, “Nghiên cứu
lý luận”, “Thông tin lý luận”… Tiêu biểu như “Vấn Ďề phát huy và sử dụng Ďúng Ďắn tác dụng năng Ďộng của nhân tố chủ quan” của Lê Hữu Tầng, trong cuốn “Đại hội V, mấy vấn Ďề lý luận và thực tiễn”, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984; “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận dụng và trong hoạt Ďộng của các quy luật xã hội” của tác giả Lương Việt Hải, tạp chí Triết học, số 4/1986; “Những yếu tố cơ bản tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” của tác giả Trần Bảo, tạp chí Triết học, số 3/1991; “Vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế tác Ďộng của quy luật xã hội” của tác giả Phạm Văn Đức, tạp chí Triết học, số 3/1989… Kết quả của các công trình nghiên cứu này rất có giá trị Các tác giả Ďã xem xét nhiều khía cạnh khác nhau của nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan, tác Ďộng của Ďiều kiện khách quan Ďến nhân tố chủ quan…Cụ thể như:
Tác giả Lương Việt Hải trong bài viết “Nhân tố chủ quan trong cơ chế vận
dụng và trong hoạt động của các quy luật xã hội”, tạp chí Triết học số 04 năm
Trang 141986, Ďã Ďưa ra quan niệm về nhân tố chủ quan: Nhân tố chủ quan là những hoạt Ďộng phù hợp với những yêu cầu, Ďiều kiện, nội dung, bản chất của các quy luật, bao gồm hai dạng hoạt Ďộng (những hoạt Ďộng mà sự phù hợp với quy luật khách quan do chủ thể chủ Ďộng thực hiện - hoạt Ďộng tự giác, và những hoạt Ďộng phù hợp với quy luật khách quan nhưng chủ thể chưa nhận thức Ďược tính tất yếu, nội dung, Ďiều kiện, yêu cầu của quy luật) và tính tích cực, năng Ďộng, sáng tạo của chủ thể trong hoạt Ďộng [36, tr.58] Khi phân tích về sự tác Ďộng qua lại của Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, tác giả cho rằng, nhân tố chủ quan có tác Ďộng trở lại các quy luật xã hội trong cơ chế vận dụng bằng cách thông qua việc nhận thức và cải biến những Ďiều kiện kinh tế - xã hội
Trong bài viết “Vị trí, vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế tác động của
quy luật xã hội”, tạp chí Triết học số 03 năm 1989, tác giả Phạm Văn Đức Ďã phân
biệt các khái niệm “Nhân tố”, “Nguyên nhân”, “Điều kiện”, phân tích các cách hiểu khác nhau về nhân tố chủ quan Đặc biệt, tác giả Ďã Ďưa ra các yếu tố cấu thành của nhân tố chủ quan với hai thành phần cơ bản là hoạt Ďộng sống trực tiếp và ý thức Ďịnh hướng hoạt Ďộng Ďó cùng với những chất lượng xác Ďịnh của chủ thể hành Ďộng (như tính quyết Ďoán, tính tổ chức) Ngoài ra, khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, bên cạnh việc khẳng Ďịnh vai trò quyết Ďịnh của nhân tố khách quan Ďến cơ chế tác Ďộng của quy luật xã hội cũng như những Ďặc Ďiểm của cơ chế Ďó, tác giả Ďã nhấn mạnh rằng, “vai trò quyết Ďịnh của những nhân tố khách quan chỉ có thể Ďược thực hiện khi chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình trong lĩnh vực cái chủ quan, khi Ďược biến thành những nhân tố chủ quan” [30, tr.20]
Từ quan Ďiểm cho rằng, nhân tố chủ quan là “toàn bộ hoạt Ďộng của chủ thể”,
tác giả Trần Bảo trong bài viết “Những yếu tố cơ bản làm tăng chất lượng của nhân
tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội”, tạp chí Triết học, số 03- 1991 Ďã cho
rằng, sức mạnh của nhân tố chủ quan chỉ có ý nghĩa tích cực sáng tạo khi hoạt Ďộng của cả hệ thống Ďược tổ chức theo một hướng xác Ďịnh phù hợp với những Ďiều kiện thực tế và những quy luật khách quan Bên cạnh Ďó, tác giả cũng Ďã phân tích
Ďể làm rõ luận Ďiểm: Lợi ích vật chất - bộ phận quan trọng nhất trong cơ chế tác
Trang 15Ďộng của các quy luật khách quan, yếu tố cơ bản kích thích hoạt Ďộng sáng tạo của nhân tố chủ quan
Bên cạnh những bài viết trên, vấn Ďề này còn Ďược phân tích và nghiên cứu ở
các Ďề tài luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ, như luận án PTS “Điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thế Kiệt, luận án Phó tiến sĩ “Tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Dương Thị Liễu, luận án tiến sĩ “Về nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay” của
Phạm Ngọc Minh…
Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thế Kiệt trong luận án phó tiến sĩ “Điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam” (1988) Ďã
phân tích một cách thấu Ďáo về khái niệm Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan
và mối quan hệ giữa chúng Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra Ďâu là Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong phát triển con người mới và Ďưa ra hệ thống giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam Tác giả Ďã kế thừa quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về khái niệm Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh: “Việc xác Ďịnh Ďâu là Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan phụ thuộc từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào việc xác Ďịnh chủ thể của hành Ďộng” [45, tr.9] Giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan có mối quan hệ biện chứng Trong quá trình xây dựng con người mới, Ďiều kiện khách quan Ďược tác giả xác Ďịnh Ďó là toàn bộ những Ďiều kiện vật chất và văn hóa tinh thần, Ďiều kiện tự nhiên và Ďiều kiện xã hội, là toàn bộ hoàn cảnh sống cụ thể, phong phú, Ďa dạng, còn nhân tố chủ quan là lực lượng lãnh Ďạo (Đảng, Nhà nước) và quần chúng lao Ďộng ý thức Ďược mình với
tư cách là những người xây dựng nên xã hội mới
Tóm lại, làm rõ khái niệm Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và mối quan hệ giữa chúng Ďã là vấn Ďề thu hút sự tập trung nghiên cứu không chỉ nhằm làm sáng rõ các khái niệm, vai trò và sự tác Ďộng lẫn nhau của Ďiều kiện
Trang 16khách quan và nhân tố chủ quan, mà từ những nghiên cứu lý luận sâu sắc Ďó còn Ďược vận dụng Ďể giải quyết các vấn Ďề thực tiễn Tiếp cận các công trình nghiên cứu trên, dù là các quan Ďiểm khác nhau, chưa có sự thống nhất, tác giả cũng có thể khai thác Ďược hệ thống tương Ďối hoàn thiện về khái niệm, mối quan hệ giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Từ Ďó, là cơ sở Ďể tác giả Ďưa ra quan Ďiểm riêng phù hợp với mục Ďích, Ďối tượng và nội dung nghiên cứu của mình trong nghiên cứu về sự tác Ďộng của Ďiều kiện khách quan
và nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải và phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện Ďại, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một Ďể tài Ďược nghiên cứu rộng rãi và sâu sắc dưới nhiều góc Ďộ (triết học, xã hội học, kinh tế học…) ở trong và ngoài nước
Trong cuốn “Human Resource Development”, Edinburgh Business School
Heriot – Watt University (2013), tác giả Stephen Gibb Ďã bàn Ďến những vấn Ďề liên quan Ďến phát triển nguồn nhân lực như: quản lý nhân lực, các nội dung của quá trình phát triển nguồn nhân lực Đặc biệt, tác giả Ďã phân biệt ba khái niệm: “Giáo dục”, “Đào tạo” và “Phát triển” Cụ thể là:
+ “Giáo dục”: Là những hoạt Ďộng mang tính học thuật mà người học theo Ďuổi
Ďể nâng cao trình Ďộ học vấn
+ “Đào tạo”: Là học tập Ďể phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, nhằm phục vụ công việc
+ “Phát triển”: Là sự thay Ďổi của mỗi cá nhân, mang tính toàn diện
Từ Ďó, tác giả cũng Ďã Ďưa ra khái niệm phát triển nguồn nhân lực: Đó là một quá trình gồm quan sát, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và Ďánh giá Ďể quản lý
Trang 17năng lực nhận thức, năng lực hành vi cần thiết Ďể hoàn thiện mỗi cá nhân, nhóm và
tổ chức [105, tr.16]
Tác giả Nijole Batarliene (Chủ biên) với bài “The impact of human resource
development on the competitiveness of transport companies” trên tạp chí Science
Direct, số 187 (2017) Ďã phân tích về khái niệm quản lý nguồn nhân lực theo các cấp Ďộ khác nhau: Từ xây dựng chiến lược, quản lý, Ďào tạo, Ďến cấp Ďộ phân tích hiệu suất của người lao Ďộng, lập kế hoạch Ďể xác Ďịnh nhu cầu lao Ďộng, tuyển dụng, lương thưởng… Đồng thời, thông qua nghiên cứu Ďối với các doanh nghiệp GTVT, theo tác giả bài báo, lãnh Ďạo các công ty Ďều nhận thức Ďược tầm quan trọng của quản lý nguồn nhân lực ở tầm chiến lược…
Bài báo “Human resource challenges in sustainable transport management in
Nigeria” của tác giả OmekeVictor trên tạp chí IOSR Journal of Humanities and
Social Science, Vol.20, Issue 4, 4 – 2015, page 110 - 114 Ďã khẳng Ďịnh, GTVT không thể phát triển bền vững nếu không có nguồn nhân lực: Từ hoạt Ďộng lập kế hoạch, chính sách thực hiện, Ďào tạo…Tác giả cũng Ďã phân tích về những thách thức mà ngành GTVT Nigieria Ďang phải Ďối mặt, và phân tích mối quan hệ giữa sự bền vững của ngành GTVT với việc phát triển, quản lý nguồn nhân lực
Nhằm Ďưa ra những quan Ďiểm khác nhau về nguồn nhân lực, tác giả Kristina
Čižiūnienė, Kristina Vaičiūtė, Nijolė Batarlienė trong bài viết “Research on
competencies of human resources in transport sector: Lithuanian case study” Ďã
phân biệt “nguồn nhân lực” (human resource) và “nguồn vốn” (human capital) Về vai trò của nguồn nhân lực, tác giả cho rằng, quản lý hiệu quả nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng Ďể Ďạt Ďược các mục tiêu, lợi ích của mỗi cá nhân, tổ chức và
xã hội Điều này Ďặc biệt ý nghĩa Ďối với các doanh nghiệp ngành GTVT của mỗi quốc gia [101, tr 338]
Ở nước ta, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực thực sự là một vấn Ďề Ďược quan tâm Ďặc biệt, nhất là từ khi nước ta tiến hành Ďẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa Ďất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, cùng với quan Ďiểm coi
Trang 18“Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, Ďồng thời là chủ thể phát triển” của Đảng ta Tiêu biểu có các công trình sau:
Trong Ďề tài “Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ đến việc
nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI”
thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn
nhân lực đầu thế kỷ XXI” tháng 11-2003, tác giả Lương Việt Hải Ďã nghiên cứu các
vấn Ďề cơ bản về con người, về nguồn nhân lực; làm rõ khái niệm, những yếu tố tác Ďộng Ďến chất lượng nguồn nhân lực Tác giả cũng Ďã phân tích những vấn Ďề cơ bản về giáo dục và Ďào tạo, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình Ďẩy mạnh CNH, HĐH Từ Ďó, tác giả Ďề xuất, khuyến nghị một số vấn Ďề cơ bản Ďể phát triển văn hóa, xây dựng con người, phát triển giáo dục và Ďào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới
Trong cuốn Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Giáo sư, Viện sĩ Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, 2001 ,
tác giả Ďã phân tích cơ sở (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của việc thực hiện chiến lược con người, coi nguồn lực con người có vai trò quyết Ďịnh Ďối với việc tạo ra vật chất và tinh thần Đồng thời, tác giả Ďã trình bày mối quan hệ giữa giáo dục - Ďào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lực Ďất nước; từ Ďó tác giả Ďề xuất và kiến nghị về chiến lược và chính sách nhằm phát triển toàn diện con người và nguồn nhân lực Việt Nam trong giai Ďoạn hiện nay Đặc biệt Ďáng chú ý
trong cuốn sách này, tại chương V, tác giả Ďã Ďưa ra khái niệm nguồn nhân lực
Theo tác giả, nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao Ďộng của một nước hay một Ďịa phương, tức là nguồn lao Ďộng Ďược chuẩn bị (ở một mức Ďộ khác nhau, sẵn sàng tham gia một công việc nào Ďó, tức là những người lao Ďộng có kỹ năng, hay khả năng nói chung), bằng con Ďường Ďáp ứng Ďược yêu cầu của chuyển Ďổi cơ cấu lao Ďộng, chuyển Ďổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa Khái niệm này Ďược Ďặt cạnh các khái niệm tương ứng khác, như khái niệm nguồn lao Ďộng, Ďội ngũ lao Ďộng và vốn con người Theo tác giả, nói Ďến nguồn nhân lực
là nói Ďến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực
Trang 19Sách “Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”
của tác giả Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (2003) Ďã phân tích một số vấn Ďề lý luận
cơ bản về nguồn nhân lực; về thực trạng phát triển nguồn nhân lực Từ Ďó, tác giả khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các cường quốc trên thế giới trong thời gian gần Ďây và thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, Ďặc biệt là lĩnh vực giáo dục và Ďào tạo – yếu tố quyết Ďịnh phát triển nguồn nhân lực Đồng thời, theo các tác giả, sự phát triển thành công của một quốc gia luôn gắn
bó chặt chẽ với chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Tác giả Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên), với sách “Phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 Các tác giả Ďã trình bày
một số khái niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, phân tích Ďặc Ďiểm của nguồn nhân lực Việt Nam, những vấn Ďề cơ bản Ďể phát triển nguồn nhân lực Ďáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa và hội nhập quốc tế
Tác giả Lê Thị Ái Lâm trong sách “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo
dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003, trong
phần lý thuyết (Chương 1), Ďã Ďưa ra một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và Ďào tạo trên cơ sở trình bày khái niệm phát triển nguồn nhân lực và mối quan hệ với công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và một khung lý thuyết bao gồm một số luận Ďiểm chính lý giải cho vai trò của nâng cao chất lượng nhân lực thông qua việc nâng cao trình Ďộ giáo dục - Ďào tạo Với khái niệm phát triển nguồn nhân lực, qua phân tích từ các quan Ďiểm khác nhau, tác giả khẳng Ďịnh Ďó là “quá trình nâng cao và khuyến khích Ďóng góp chất lượng năng lực lao Ďộng của người lao Ďộng cho quá trình sản xuất”, trong Ďó Ďặc biệt nhấn mạnh Ďến vai trò của quá trình giáo dục - Ďào tạo nhằm nâng cao kiến thức tích lũy
Ďể thực hiện công nghiệp hóa từ kinh nghiệm của các nước Đông Á
Cuốn sách “Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn
nhân lực” của Trung tâm nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (thuộc Viện nghiên
cứu phát triển giáo dục), NXB Giáo dục, 2002, là tuyển tập các công trình nghiên
Trang 20cứu và bài báo khoa học của nhiều tác giả liên quan Ďến các vấn Ďề phương pháp luận, thực tiễn về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng như trên thế giới Trong Ďó, các tác giả Ďã bàn Ďến một số vấn Ďề chung về nguồn nhân lực, như khái niệm, vai trò của nguồn nhân lực, mối quan hệ giữa chính sách Ďào tạo và chính sách phát triển nguồn nhân lực Đồng thời, có tác giả Ďã bàn chuyên sâu về vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực như: Xã hội hóa Ďào tạo nhân lực phục vụ CNH, HĐH Ďất nước; gắn Ďào tạo theo Ďịa chỉ… Bên cạnh Ďó, cuốn sách cũng phân tích về chính sách giáo dục – Ďào tạo ở các nước ASEAN trong thời kỳ công nghiệp hóa
Giáo trình Quản trị nhân lực ( Lê Thanh Hà – Chủ biên), NXB Lao Ďộng – Xã
hội , 2009, Ďã phân tích một cách hệ thống dưới góc nhìn kinh tế học các giai Ďoạn, hoạt Ďộng cơ bản của quá trình quản trị nhân lực, trong Ďó có nội dung Ďào tạo và phát triển nhân lực Theo Ďó, giáo trình Ďã phân tích các nội dung cơ bản như: Khái niệm, mục Ďích, nguyên tắc, các hình thức và phương pháp Ďào tạo, kế hoạch và tiến trình Ďào tạo, vấn Ďề Ďào tạo cán bộ quản lý…
Tác giả Trần Thanh Tùng trong cuốn “Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn
nhân lực tài năng”, NXB Thế giới, 2005, sau khi phân tích kinh nghiệm của các
quốc gia trên thế giới (Mỹ, một số nước châu Âu, châu Á) về phát triển nguồn lao Ďộng tài năng, Ďã Ďưa ra những yêu cầu cần Ďổi mới các chính sách Ďào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có của Việt Nam Đó là việc Ďổi mới các chính sách trong phát hiện và tuyển chọn, Ďào tạo và bồi dưỡng, sử dụng và Ďãi ngộ Ďối với tài năng khoa học
Tác giả Lê Du Phong, (Chủ biên), Sách Nguồn lực và động lực phát triển trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận chính
trị, Hà Nội, 2006, không những phân tích khái niệm nguồn nhân lực và tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là Ďộng lực của sự phát triển, mà còn phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong Ďiều kiện nền kinh tế thị trường Ďịnh hướng xã hội chủ nghĩa trước yêu cầu mới
Trang 21Trong cuốn Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội của giáo Giáo sư Bùi
Văn Nhơn, Nxb Tư pháp, 2004, tác giả Ďã Ďi sâu phân tích về dân số, nguồn nhân lực và Ďặc Ďiểm nguồn nhân lực Việt Nam, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực xã hội, tổ chức tiền lương và bảo hiểm xã hội, phân bố dân cư và nguồn nhân lực xã hội Đặc biệt trong cuốn sách này, tác giả Ďã Ďưa ra các khái niệm như: nguồn nhân lực xã hội, nguồn nhân lực doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực; Ďồng thời tác giả cũng phân tích vai trò của nguồn nhân lực trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa Về khái niệm phát triển nguồn nhân lực,
tác giả cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm Ďáp ứng Ďòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai Ďoạn phát triển” [74, tr.98] Có thể nói, Ďây là cuốn sách có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu về nguồn nhân lực cũng như trong việc chỉ Ďạo thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nhân lực
Nhằm Ďưa ra những giải pháp cơ bản gắn Ďào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam và
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Áng (Ďồng chủ biên), trong cuốn “Các giải
pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực”, 2007, Ďã phân tích một
số vấn Ďề lý luận về sự gắn kết giữa Ďào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, thực trạng của việc gắn kết giữa Ďào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam Trong Ďó, các tác giả Ďã luận giải về sự cần thiết, tiêu chí Ďánh giá và kinh nghiệm của một số nước trong việc gắn Ďào tạo với sử dụng nguồn nhân lực Ďáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Trong giáo trình “Phát triển nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm,
2010, tác giả Nguyễn Hữu Long Ďã trình bày khái quát những vấn Ďề về khái niệm,
vị trí vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, vai trò của các loại hình giáo dục - Ďào tạo trong phát triển nguồn nhân lực Theo Ďó, nguồn nhân lực Ďược hiểu là “toàn bộ những người trong Ďộ tuổi (và một bộ phận người lao Ďộng về hưu nhưng vẫn tiếp tục lao Ďộng) của một nước, một vùng tham gia phát triển kinh
Trang 22tế - xã hội của Ďất nước, Ďịa phương”; nguồn nhân lực Ďược nghiên cứu về số lượng, chất lượng, cơ cấu Khái niệm phát triển nguồn nhân lực Ďược nhấn mạnh như một quá trình tăng lên về số lượng, nâng cao về chất lượng và hợp lý hơn về cơ cấu Xét trên góc Ďộ kinh tế học, tác giả Dương Cao Thái Nguyên, Hoàng Minh Chính
với sách “Quản trị nguồn nhân lực hàng không”, 2009, Ďã Ďưa ra khái niệm và phân loại
nguồn nhân lực ngành hàng không cùng các cách thức Ďể phát triển, kích thích lao Ďộng hàng không và quản trị năng suất lao Ďộng hàng không
Trong Ďề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu đổi mới công tác đào tạo
nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, tác giả
Dương Cao Thái Nguyên (2009) Ďã trình bày rõ cơ sở lý luận của Ďổi mới công tác Ďào tạo nguồn nhân lực hàng không Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế…
Từ việc phân tích những quan niệm khác nhau, tác giả Nguyễn Thị Thanh Quý
trong luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam”,
2016, Ďã có khái niệm về phát triển nguồn nhân lực hàng không: Ďó là “sự biến Ďổi
về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí tuệ, năng lực, phẩm chất, Ďạo Ďức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến Ďổi tiến bộ về
cơ cấu nguồn nhân lực của ngành…” [80, tr.25]
Phát triền nguồn nhân lực là vấn Ďề chiếm Ďược sự quan tâm và nghiên cứu Ďa dạng, phong phú từ nhiều góc Ďộ tiếp cận (triết học, kinh tế học, xã hội học…) Tiếp cận các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở lĩnh vực này, tác giả tập trung khai thác các khái niệm về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và Ďặc biệt là các yếu tố tác Ďộng trực tiếp, gián tiếp Ďến phát triển nguồn nhân lực, cả ở phương diện lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn theo ngành nghề, Ďịa phương, khu vực, từ Ďó là cơ sở Ďể Ďưa
ra quan Ďiểm riêng về phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT
1.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta
Cho Ďến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp Ďến thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước
ta Tuy nhiên, Ďã có những nghiên cứu về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT nói chung cũng như ở từng lĩnh vực cụ thể của ngành nói riêng (hàng
Trang 23không, Ďường sắt…), trong Ďó có Ďề cập Ďến các nhân tố tác Ďộng, cả Ďiều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan Cụ thể như:
Bộ Giao thông vận tải (2011), “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành giao
thông vận tải giai đoạn 2011- 2020”, Ďã Ďánh giá hiện trạng về quy mô, phân tích
Ďánh giá chất lượng nhân lực, tình hình sử dụng nhân lực, hiện trạng về Ďào tạo nhân lực (hệ thống Ďào tạo, tổ chức Ďào tạo, quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển nhân lực của ngành GTVT Quy hoạch cũng chỉ ra những cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của Ngành Về cơ hội, Ďó là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về Ďào tạo, phát triển nguồn nhân lực, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Những thách thức Ďó là: Chiến lược lâu dài về phát triển nhân lực của ngành chưa có, quy hoạch phát triển các cơ sở Ďào tạo nguồn nhân lực cho Ngành chưa Ďược phê duyệt, hạn chế về trình Ďộ, chất lượng, nhất là thiếu chuyên gia Ďầu ngành; thách thức về hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, hiện tượng chảy máu chất xám…
Tác giả Dương Cao Thái Nguyên (2011), Ďề tài khoa học cấp Bộ Nghiên cứu đề
xuất hệ thống chính sách và xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vận tải hàng không giai đoạn 2008-2015, Ďã Ďánh giá tổng quan về nguồn
nhân lực vận tải hàng không, về những chính sách Ďào tạo, về những chương trình Ďào tạo, một số kinh nghiệm thế giới về chính sách và chương trình Ďào tạo nguồn nhân lực vận tải hàng không, những vấn Ďề Ďặt ra Ďối với chính sách và chương trình Ďào tạo nguồn nhân lực vận tải hàng không Việt Nam, dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực vận tải hàng không Việt Nam trong giai Ďoạn 2008-2015 và tầm nhìn Ďến năm 2020, các quan Ďiểm và Ďịnh hướng cơ bản về Ďào tạo nguồn nhân lực vận tải hàng không Việt Nam trong giai Ďoạn 2008-2015, Ďề xuất hệ thống chính sách Ďào tạo nguồn nhân lực của ngành này ở Việt Nam trong giai Ďoạn 2008-2015
Bộ Giao thông vận tải với Đề án Phát triển Ďào tạo nguồn nhân lực ngành hàng không Ďến năm 2020 Ďã Ďánh giá những Ďiểm mạnh cũng như những hạn chế về thực trạng nguồn nhân lực và công tác Ďào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam thời gian qua, từ Ďó Ďưa ra sự cần thiết cần xem xét lại các chính sách quy hoạch, phát
Trang 24triển Ďào tạo nguồn nhân lực tầm nhìn Ďến năm 2020 và Ďịnh hướng Ďến năm 2030 của ngành hàng không Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn Lâm (2015) trong Chương 2 của luận án tiến sĩ “Phát
triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng GTVT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước” Ďã Ďánh giá về ưu Ďiểm, hạn chế về số lượng, cơ cấu, chất lượng Ďội ngũ
giảng viên và hoạt Ďộng phát triển Ďội ngũ giảng viên các trường cao Ďẳng GTVT Sau khi phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành Hàng không
về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành; chất lượng nguồn nhân lực (trí lực, thể lực, tuổi Ďời, phẩm chất Ďạo Ďức, ý thức, tác phong làm việc, kinh nghiệm…);
sử dụng nguồn nhân lực của ngành (sử dụng thời gian lao Ďộng, sử dụng trình Ďộ tay nghề của người lao Ďộng, bố trí công việc cho người lao Ďộng, Ďãi ngộ người lao Ďộng, Ďiều kiện làm việc ); chính sách phát triển nguồn nhân lực của ngành (Ďào
tạo, bồi dưỡng…), tác giả Nguyễn Thị Thanh Quý ( 2016) trong LATS “Phát triển
nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam” Ďã phân tích những nguyên nhân
khách quan và chủ quan của những thành công và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam, Ďặc biệt là chính sách phát triển nguồn nhân lực của Ngành
Trong bài viết “Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành đường
sắt Việt Nam”, tạp chí Giao thông vận tải số 07/2006, tác giả Bùi Minh Thái Ďã khái
quát thực trạng hạn chế chất lượng nguồn nhân lực của ngành Ďường sắt Việt Nam cùng nguyên nhân của những hạn chế Ďó Cụ thể là: Việc tuyển chọn chưa căn cứ vào nhu cầu của công việc; Đội ngũ viên chức làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ lãnh Ďạo quản lý ở các Ďơn vị chưa thường xuyên Ďược cập nhật những kiến thức về chế Ďộ chính sách, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, kỹ thuật công nghệ mới; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác Ďào tạo ở các trường còn nghèo nàn; chất lượng Ďào tạo còn hạn chế; trình Ďộ học vấn của công nhân ở một số Ďơn vị, ngành nghề còn thấp Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là: Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và tổ chức công tác Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành chưa Ďược coi trọng Ďúng mức; chưa kết hợp tốt giữa Ďào tạo, bồi dưỡng với
Trang 25công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển cán bộ; chưa có chế Ďộ Ďãi ngộ hợp lý, chưa có chính sách thu hút nhân tài…
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
Cũng như ở nội dung các công trình về thực trạng phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT, cho Ďến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, tương Ďối tổng quát về những giải pháp nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta Tuy nhiên, Ďã có những nghiên cứu về giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT nói chung cũng như ở từng lĩnh vực cụ thể của ngành nói riêng (hàng không, Ďường sắt…), trong Ďó có Ďề cập Ďến một số giải pháp liên quan Ďến phát huy vai trò của nhân tố chủ quan Cụ thể như:
“Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải giai đoạn 2011- 2020” của Bộ Giao thông vận tải, từ việc dự báo nhu cầu, xác Ďịnh Ďịnh
hướng chung, các mục tiêu cụ thể, chương trình quy hoạch Ďã xây dựng hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực của ngành giai Ďoạn 2011- 2020
Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở Ďào tạo của ngành
giao thông vận tải
Thứ hai, xây dựng chương trình nâng cao chất lượng Ďào tạo
Thứ ba, giữ và thu hút chuyên gia trình Ďộ cao và nhân tài
Thứ tư, có chương trình Ďào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Thứ năm, chương trình Ďẩy nhanh xã hội hóa Ďào tạo
Thứ sáu, áp dụng các cơ chế hỗ trợ phát triển sự nghiệp Ďào tạo
Thứ bảy, Ďẩy mạnh xây dựng nền nếp, kỷ cương trong dạy- học và sinh hoạt
của học sinh- sinh viên
Thứ tám, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục- Ďào tạo
Thứ chín, Ďào tạo theo ngành, nghề trọng Ďiểm
Thứ mười, hợp tác quốc tế về Ďào tạo nhân lực
Trang 26Mười một, Ďổi mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan Ďến công tác Ďào
tạo, bồi dưỡng ngành giao thông vận tải
Mười hai, Ďào tạo Ďội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia Ďầu ngành
Mười ba, cải tiến cơ chế chính sách Ďào tạo
Trong bài viết “Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành đường
sắt Việt Nam”, tác giả Bùi Minh Thái Ďã Ďưa ra hệ thống giải pháp nhằm Ďổi mới và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Ďường sắt Việt Nam, như: Đổi mới quy trình bổ nhiệm, luân chuyển công tác; Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức Ďào tạo, bồi dưỡng; Đổi mới chính sách, chế Ďộ với người lao Ďộng và khuyến khích nhân tài; Nâng cấp chất lượng của các trường Ďào tạo…
Trong luận án tiến sĩ “Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng
GTVT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước”, tác giả Nguyễn Văn Lâm Ďã phân tích
hệ thống giải pháp nhằm phát triển Ďội ngũ giảng viên các trường cao Ďẳng GTVT- một bộ phận quan trọng của hệ thống các chủ thể trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay Đó là các nhóm giải pháp như:
+ Đổi mới công tác quy hoạch phát triển Ďội ngũ giảng viên
+ Đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng Ďội ngũ
+ Tăng cường Ďào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của Ďội ngũ giảng viên
+ Tăng cường kiểm tra, Ďánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của Ďội ngũ giảng viên
+ Thực hiện chính sách Ďãi ngộ, tạo Ďộng lực cho việc nâng cao năng lực của Ďội ngũ giảng viên
Với mục Ďích góp phần phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Thanh Quý (2016) trong
luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực ngành hàng không Việt Nam” Ďã xây
dựng Ďược hệ thống giải pháp, Ďặc biệt là nhóm giải pháp phát triển các cơ sở Ďào tạo nguồn nhân lực của ngành, như: Nâng cao chất lượng Ďào tạo của các cơ sở Ďào tạo về hàng không; Cải tiến phương pháp thi, kiểm tra và Ďánh giá kết quả Ďào tạo; Nâng cao chất lượng Ďội ngũ giáo viên, huấn luyện viên và cán bộ quản lý Ďào tạo
Trang 27về hàng không; Đầu tư, phát triển cơ sở vật chất cho Ďào tạo, huấn luyện; Hợp tác quốc tế rộng rãi trong Ďào tạo
1.4 Đánh giá chung
Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Ďến Ďề tài luận án, tác giả Ďánh giá khái quát một số nội dung, từ Ďó xác Ďịnh những Ďịnh hướng nghiên cứu của bản thân
Thứ nhất: Đánh giá tổng quát các công trình nghiên cứu liên quan Ďến những
vấn Ďề lý luận chung về Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và mối quan hệ giữa chúng; vai trò và phát huy vai trò của nhân tố chủ quan; nguồn nhân lực và nguồn nhân lực giao thông vận tải; phát triển nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực giao thông vận tải
Một là: Các công trình Ďã cung cấp một cách Ďa dạng quan niệm về các khái
niệm chung như: Ďiều kiện khách quan, nhân tố chủ quan, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực dưới các góc nhìn khác nhau, mục Ďích khác nhau Các khái niệm trên Ďã Ďược các tác giả phân tích rất sâu sắc, từ cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin Ďến tính Ďặc thù của các lĩnh vực, phạm vi nghiên cứu
Hai là: Các khái niệm mặc dù Ďã Ďược phân tích rất sâu sắc, nhưng phù hợp với
mục Ďích nghiên cứu của các tác giả với những phạm vi, Ďối tượng nghiên cứu khác nhau
Thứ hai: Đánh giá tổng quát các công trình liên quan Ďến thực trạng phát huy
vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
Một là: Có không nhiều các công trình nghiên cứu liên quan Ďến thực trạng
phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay Trong hệ thống các công trình Ďược Ďề cập Ďến ở nội dung này, các tác giả Ďã phân tích, Ďánh giá về thực trạng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực của ngành GTVT nói chung, một số lĩnh vực cụ thể của Ngành nói riêng (ngành hàng không, Ďường sắt) cùng những nguyên nhân tác Ďộng, bao gồm cả Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Trang 28Hai là: Mặc dù vậy, Ďó chưa phải là những nghiên cứu trực tiếp, hệ thống về
thực trạng phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực của ngành giao thông vận tải (cụ thể là trong hoạt Ďộng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; trong giáo dục - Ďào tạo nguồn nhân lực và trong
sử dụng, Ďãi ngộ nguồn nhân lực của Ngành)
Thứ ba: Đánh giá tổng quát các công trình liên quan Ďến các giải pháp nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT ở nước ta hiện nay
Các giải pháp Ďược Ďưa ra ở những công trình trên Ďã phần nào Ďề cập Ďến những tác Ďộng Ďể phát huy vai trò của các chủ thể trong quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT Tuy nhiên, những giải pháp Ďưa ra Ďược tiếp cận chủ yếu từ góc Ďộ chuyên ngành riêng biệt (kinh tế học), chủ yếu tập trung phân tích giải pháp
về giáo dục Ďào tạo, hoặc là chỉ ở một bộ phận chủ thể (giáo viên), hoặc là ở những lĩnh vực cụ thể của ngành (hàng không, Ďường sắt ), chưa xuất phát từ tính toàn diện trong hệ thống mối quan hệ Ďiều kiện khách quan - nhân tố chủ quan
Thứ tư: Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Ďi trước, nắm
bắt các khoảng trống còn tồn tại xung quanh vấn Ďề nghiên cứu, bám sát Ďối tượng, mục Ďích, nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận vấn Ďề nghiên cứu dưới góc Ďộ triết học, tác giả xác Ďịnh Ďịnh hướng nghiên cứu như sau:
Một là: Làm rõ các khái niệm cơ bản như: Nhân tố chủ quan, Ďiều kiện khách
quan, vai trò của nhân tố chủ quan, phát huy vai trò của nhân tố chủ quan, phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT, nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT, phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT
Hai là: Tập trung nghiên cứu một cách hệ thống và sâu sắc về thực trạng tác
Ďộng của các yếu tố Ďến nhân tố chủ quan, nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành GTVT
Ba là: Xây dựng hệ thống giải pháp chung, tổng quát nhằm nâng cao hiệu quả
phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực GTVT ở nước ta hiện nay từ góc Ďộ tiếp cận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
Trang 29TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nghiên cứu về vai trò của nhân tố chủ quan không phải là một vấn Ďề mới, mà còn phát triển mạnh mẽ trên thế giới với những công trình nghiên cứu về vai trò của nhân tố chủ quan cũng như mối quan hệ với Ďiều kiện khách quan, Ďặc biệt là trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm bảo vệ và phát triển quan Ďiểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin
Ở Việt Nam, vấn Ďề mối quan hệ giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, vai trò của nhân tố chủ quan cũng Ďược quan tâm chú ý khi chúng ta Ďi tìm các Ďộng lực tổng thể cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai Ďoạn Ďầu của thời kỳ Ďổi mới Ďất nước, Ďể muốn chứng minh rằng, bên cạnh vai trò quyết Ďịnh của nền kinh tế thị trường thì yếu tố thuộc về hệ thống chính trị, tinh thần của nhân dân cũng vô cùng quan trọng,
rằng “ Vai trò quyết định của những nhân tố khách quan chỉ có thể được thực hiện khi
chúng tìm thấy sự khúc xạ của mình trong lĩnh vực cái chủ quan, khi được biến thành những nhân tố chủ quan” [30, tr.20] Bên cạnh Ďó, vấn Ďề về nguồn nhân lực và phát
triển nguồn nhân lực - Ďộng lực quan trọng nhất của quá trình xây dựng và phát triển Ďất nước - cũng Ďã và Ďang là nội dung nghiên cứu lớn ở các góc Ďộ tiếp cận khác nhau, cả ở góc Ďộ triết học và kinh tế học
Để nghiên cứu về vai trò của nhân tố chủ quan và phát triển nguồn nhân lực, Ďã
có nhiều công trình khác nhau, cả ở cấp Ďộ khái quát chung Ďến lĩnh vực phát triển kinh tế thị trường Ďịnh hướng XHCN, hay ở một lĩnh vực hoạt Ďộng, Ďịa phương, ngành cụ thể Trong những công trình Ďó, quan niệm về Ďiều kiện khách quan, nhân
tố chủ quan, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực Ďã Ďược Ďưa ra nghiêm túc,
Ďa dạng; thực trạng phát triển nguồn nhân lực cũng như các giải pháp thực hiện cũng Ďược nghiên cứu rất phong phú, Ďặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Nhưng do những mục Ďích cụ thể và trong những khuôn khổ cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, Ďầy Ďủ nhất về phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ở một ngành - cụ thể là ngành GTVT Qua những thành tựu của các nhà nghiên cứu Ďi trước, nắm bắt hạn chế tồn tại xung quanh vấn Ďề nghiên cứu, bám sát Ďối tượng, mục Ďích, nhiệm vụ nghiên cứu
về phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải, luận án Ďã xác Ďịnh những vấn Ďề cần tiếp tục giải quyết
Trang 30CHƯƠNG 2:
PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1 Quan niệm về nhân tố chủ quan và mối quan hệ của nó với điều kiện
khách quan
2.1.1 Quan niệm về nhân tố chủ quan
Quá trình sống của con người là quá trình không ngừng chinh phục thế giới khách quan, là quá trình thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài bằng cách cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu của mình Mọi quá trình biến Ďổi lịch sử và xã hội Ďều diễn ra thông qua sự tác Ďộng qua lại giữa những Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Phạm trù “Nhân tố chủ quan” thường Ďược nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với phạm trù “Điều kiện khách quan” hoặc “Nhân tố khách quan” Cặp phạm trù Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hay nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan lại có liên quan Ďến các phạm trù như: chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan Vì vậy, Ďể hiểu rõ phạm trù “Nhân tố chủ quan”, chúng ta cần làm rõ
các phạm trù liên quan và mối quan hệ giữa chúng
2.1.1.1 Phạm trù “Chủ thể”, “Khách thể” và mối quan hệ giữa chúng
Phạm trù “chủ thể”
Khái niệm “chủ thể” lúc Ďầu (chẳng hạn như ở Aritxtot) có nghĩa là cái mang những Ďặc tính, trạng thái, hoạt Ďộng, và về mặt này thì là Ďồng nhất với khái niệm thực thể Kể từ thế kỷ XVII, khái niệm “chủ thể” cũng như khái niệm tương quan
với nó là “khách thể” bắt Ďầu Ďược dùng với ý nghĩa nhận thức luận
Ngày nay, nhìn chung các nhà nghiên cứu Ďều thống nhất về nội dung của
khái niệm “chủ thể” Theo Ďó, chủ thể là con người hoạt động với những cấp
độ tồn tại khác nhau, nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh cũng như chính
bản thân mình
Từ quan niệm trên, chúng ta cần nhấn mạnh một số Ďiểm sau:
Trang 31Một là, chủ thể là con người hoạt Ďộng, nhận thức và cải tạo thế giới xung
quanh cũng như chính bản thân mình; từ Ďó Ďáp ứng nhu cầu và lợi ích của mình,
Ďồng thời từ Ďó mà con người làm nên lịch sử của mình
Chỉ có tác Ďộng vào thế giới xung quanh (vào giới tự nhiên và Ďời sống xã hội), chỉ có thông qua hoạt Ďộng, con người mới bộc lộ mình như là chủ thể Vì vậy, Ďặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt Ďộng sáng tạo Năng lực sáng tạo của chủ thể Ďược thể hiện rõ qua việc chủ thể lựa chọn những hình thức và phương pháp tác Ďộng, xây dựng ý chí quyết tâm trong quá
trình tác Ďộng vào khách thể
Tùy thuộc vào cấp Ďộ xem xét mà chủ thể có thể là cá nhân, một tổ chức (như Đảng, Nhà nước, Ďoàn thể), một cộng Ďồng xã hội (như giai cấp, dân tộc…) hay xã
hội loài người khi tham gia vào hoạt Ďộng nhận thức và cải tạo thế giới khách quan
Hai là, chủ thể không phải là con người chung chung trừu tượng mà là con
người gắn liền với những Ďiều kiện xã hội cụ thể với trình Ďộ, kinh nghiệm, học vấn
cụ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo lại hoàn cảnh
Phạm trù “Khách thể”
Trong quá trình hoạt Ďộng, con người với tư cách là chủ thể, nhận thức và cải
tạo thế giới hiện thực khách quan, cho nên, khách thể chính là đối tượng của hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của chủ thể Hay nói cách khác, khách thể của hoạt động là tất cả những gì mà chủ thể tác động vào
Tuy nhiên, khách thể không phải là toàn bộ hiện thực khách quan nói chung,
mà chỉ là những sự vật, hiện tượng, quá trình… chịu sự tác Ďộng của chủ thể, tham
gia vào mối quan hệ với chủ thể, Ďược Ďưa vào hoạt Ďộng của chủ thể
Do hiện thực khách quan hết sức phong phú, nên sự tác Ďộng của chủ thể vào
nó cũng tạo ra khách thể Ďa dạng: Đó không chỉ là những sự vật, hiện tượng, quá trình…thuộc giới tự nhiên - những cái vốn có của bản thân giới tự nhiên (khí hậu, tài nguyên thiên nhiên…); mà còn có cả những sản phẩm vốn có của tự nhiên nhưng
Ďã chịu sự tác Ďộng của con người, Ďã Ďược con người cải tạo theo nhu cầu, lợi ích của mình; và Ďặc biệt là các lực lượng xã hội, các quan hệ xã hội mà trong Ďó hoạt
Trang 32Ďộng của con người Ďược thực hiện (như quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị - xã hội,
quan hệ tư tưởng…)
Khách thể luôn luôn biến Ďổi, phát triển, mỗi giai Ďoạn phát triển của xã hội lại Ďưa
thêm những khách thể mới vào hoạt Ďộng nhận thức và thực tiễn của chủ thể
Mối quan hệ biện chứng giữa “Chủ thể” và “Khách thể”
Không thể nói tới một khách thể cụ thể, nếu không nói tới một chủ thể tương ứng và ngược lại Con người chỉ trở thành chủ thể khi tác Ďộng vào hiện thực khách
quan, và biến nó thành khách thể của quá trình hoạt Ďộng nhận thức và thực tiễn
V.I.Lênin viết: “Khách thể tồn tại Ďộc lập với chủ thể và Ďược phản ánh vào
khách thể có tính Ďộc lập trong quá trình tương tác lẫn nhau, song khi xem xét chúng trong hoạt Ďộng của con người thì tính Ďộc lập giữa chúng chỉ có ý nghĩa tương Ďối Chừng nào chủ thể nhận thức Ďúng quy luật vận Ďộng của khách thể, thì chủ thể có thể vận dụng quy luật Ďó Ďể tác Ďộng một cách tích cực và sáng tạo vào khách thể Trong sự tương tác lẫn nhau ấy, khách thể Ďược cải tạo, Ďược “nhân tính hóa” bởi chủ thể, còn chủ thể cũng Ďược “khách thể hóa” Mặt khác, chủ thể và khách thể có thể chuyển hóa vị trí cho nhau tùy vào hoàn cảnh nghiên cứu: Trong trường hợp này là chủ thể, trường hợp khác lại là khách thể Đó là do hoạt Ďộng của con người không phải chỉ là sự tác Ďộng của con người vào thế giới bên ngoài, mà còn là sự tác Ďộng lẫn nhau Trong sự tác Ďộng qua lại giữa người với người, mỗi
người vừa là chủ thể, vừa là khách thể
2.1.1.2 Phạm trù “Cái chủ quan”, “Cái khách quan”
Hầu hết các nhà nghiên cứu Ďều thống nhất rằng, khái niệm “cái khách quan”
và “cái chủ quan” nói lên thuộc tính chung của chủ thể và khách thể bộc lộ trong quá trình hoạt Ďộng của con người; Cái khách quan không chỉ là những hiện tượng
vật chất và cái chủ quan không phải chỉ là những hiện tượng ý thức
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu xuất phát từ cặp phạm trù “chủ thể - khách thể”
Ďể xem xét cặp phạm trù “cái chủ quan - cái khách quan” Theo Ďó, có tác giả coi
Trang 33tr.15 Quan niệm này dễ bị phản bác bởi câu hỏi: Nếu vậy thì các bộ phận của cơ thể con người như tim, gan, cơ bắp…có phải là “cái chủ quan” không? Chúng ta cần nhấn mạnh lại rằng: cái khách quan và cái chủ quan nói lên thuộc tính chung của chủ thể và khách thể bộc lộ trong quá trình hoạt Ďộng của con người Xét về mặt cấu trúc, có tác giả cho rằng, cái chủ quan bao gồm những phẩm chất thuộc về thể lực và những phẩm chất tinh thần của chủ thể, tham gia vào hoạt Ďộng làm biến Ďổi khách thể Quan niệm này cũng dễ khiến người Ďọc Ďặt ra câu hỏi: Vậy cái chủ quan Ďược vật chất hóa (như tri thức về xây dựng, kiến trúc, hội họa, chính sách Ďể lại trong Ďời sống…có dấu ấn của cái chủ quan không? Vì vậy, trên cơ sở quan Ďiểm của triết học Mác- Lênin, trên cơ sở xuất phát Ďiểm từ cặp phạm trù chủ thể - khách thể, chúng ta có cách hiểu khái quát nhất: cái chủ quan là tất cả những thuộc tính của chủ thể, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể hành Ďộng
Cũng trên cơ sở Ďặt trong mối quan hệ với chủ thể, có thể Ďồng ý với nhiều tác giả cho rằng, “cái khách quan là tất cả những gì tồn tại bên ngoài chủ thể và không
bao hàm cả những hiện tượng ý thức, Ďóng vai trò là những khách thể mà con người
Cách hiểu như trên có thể dễ bị Ďánh giá là chưa lấy quan Ďiểm của C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin làm xuất phát Ďiểm, rằng V.I.Lênin Ďã nhiều lần nhấn mạnh cái khách quan là cái Ďộc lập với ý thức xã hội của loài người chứ không phải là Ďộc lập với ý thức của một con người, một nhóm người…Tuy nhiên, V.I.Lênin Ďã từng xem những thay Ďổi khách quan bao hàm “khủng hoảng chính trị của giai cấp thống trị, tạo ra một chỗ hở mở Ďường cho nỗi bất bình và lòng phẫn nộ của các giai cấp
tượng trên Ďược xem là khách quan vì những hiện tượng Ďó “thay Ďổi không phụ thuộc vào ý chí của một tập Ďoàn này hay của một Ďảng kia mà còn không phụ thuộc vào ý chí của giai cấp này hay giai cấp khác” Mặt khác, chúng ta cần xem xét khái niệm cái khách quan ở hai cấp Ďộ: Cái khách quan nói chung của thế giới vật
Trang 34chất (tồn tại Ďộc lập với ý thức xã hội) và cái khách quan trong mối quan hệ với hoạt Ďộng của con người Cái khách quan mà chúng ta nói Ďến ở Ďây là cái khách
quan thứ hai, nằm trong mới quan hệ với hoạt Ďộng của chủ thể cụ thể
Cái khách quan Ďược xem là bao hàm các mặt chủ yếu sau Ďây:
Thứ nhất, Ďiều kiện khách quan: Là tổng thể các mặt, các nhân tố tạo nên một
hoàn cảnh hiện thực, trong Ďó chủ thể sống và thực hiện một hoạt Ďộng cải tạo
Thứ hai, quy luật khách quan: Là những quan hệ bản chất, tất yếu quy Ďịnh cơ
cấu, khuynh hướng phát triển của hoàn cảnh Ďó
Thứ ba, khả năng khách quan: Là những mầm mống, những tiền Ďề của hoàn
cảnh có thể dẫn Ďến những biến Ďổi trong hiện thực
Phân chia các mặt như trên là tương Ďối, vì mặt này thâm nhập vào mặt kia, thậm chí bao hàm cả mặt kia Nhưng việc tìm giới hạn của từng mặt ở Ďây có nhiều
ý nghĩa cụ thể Hoạt Ďộng của con người bao giờ cũng xảy ra trong một hoàn cảnh
cụ thể riêng biệt Nhưng dù hoàn cảnh Ďa dạng, phức tạp Ďến Ďâu, cũng do những quy luật chung và Ďặc thù nào Ďó chi phối Nắm quy luật là nắm cái chi phối hoàn cảnh Ďể tạo hoàn cảnh Hoạt Ďộng của con người Ďòi hỏi phải nắm các quy luật khách quan trong một hoàn cảnh cụ thể Ďể phát hiện các khả năng khách quan, Ďấu tranh ngăn chặn những khả năng có hại và khai thác những khả năng có ích, chuyển
nó thành hiện thực cần thiết cho con người
2.1.1.3 Phạm trù “Nhân tố chủ quan” và “Điều kiện khách quan”
Về phạm trù “nhân tố chủ quan”, Ďã có nhiều quan Ďiểm với những nội dung và mức Ďộ khái quát khác nhau Sự khác nhau trong những quan Ďiểm về nhân tố chủ
quan nói lên tính phức tạp của nội dung phạm trù này
Theo Ďó, trước hết, hầu hết các nhà nghiên cứu Ďều thống nhất cần Ďưa hoạt Ďộng của chủ thể vào nhân tố chủ quan Có tác giả Ďồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt Ďộng của con người nói chung, bao gồm cả hoạt Ďộng tự phát lẫn tự giác Một
số ý kiến Ďồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt Ďộng có ý thức của con người; hoặc
giới hạn nhân tố chủ quan với hoạt Ďộng tự giác “Nhân tố chủ quan trong việc phát
triển xã hội đó là hoạt động có ý thức của con người, của giai cấp, của các đảng để
Trang 35tạo ra lịch sử” 36, tr.2 Một số chỉ Ďưa hoạt Ďộng tinh thần vào nhân tố chủ quan; một số khác Ďưa hoạt Ďộng tinh thần, chính trị và tổ chức; một số khác Ďưa những mặt xác Ďịnh của hoạt Ďộng sản xuất…Thực ra, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan là hai mặt Ďối lập và thống nhất của bất kỳ hoạt Ďộng nào Điều Ďó có nghĩa nhân tố chủ quan là một phần của bất kỳ hoạt Ďộng nào của chủ thể Có quan Ďiểm cho rằng, nhân tố chủ quan là toàn bộ hoạt Ďộng của chủ thể, gồm hoạt Ďộng nhận
thức và hoạt Ďộng thực tiễn (hoặc hoạt Ďộng vật chất và hoạt Ďộng tinh thần)
Những quan Ďiểm này có mặt hợp lý nhưng cũng có những hạn chế nhất Ďịnh Quan niệm về nhân tố chủ quan như vậy chưa làm rõ Ďược Ďặc trưng của nhân tố chủ quan Hoạt Ďộng của con người không chỉ thuộc về nhân tố chủ quan
mà còn bị quy Ďịnh bời nhân tố khách quan Hơn nữa, nếu Ďồng nhất nhân tố chủ quan với hoạt Ďộng của con người sẽ dẫn Ďến thái cực “chủ quan hóa” hoạt Ďộng
của con người
Ngoài các quan Ďiểm gắn nhân tố chủ quan với hoạt Ďộng của con người, có một
số tác giả Ďồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức của chủ thể Phê phán quan Ďiểm này, A.K.Uledốp Ďã khẳng Ďịnh rằng, nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói
gồm những ý thức nào tham gia vào quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể”
thuộc về năng lực thể chất của chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt Ďộng của chủ thể
Để hiểu rõ hơn về nhân tố chủ quan, chúng ta cũng cần phân biệt với khái niệm
“cái chủ quan”, “nhân tố con người” Cái chủ quan - Ďó là tất cả những thuộc tính của chủ thể, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể hành Ďộng Tuy nhiên, trong hoạt Ďộng của con người, không phải tất cả những thuộc tính của chủ thể, phụ thuộc vào ý chí của chủ thể Ďều Ďược sử dụng trong quá trình tương tác với khách thể Vì vậy, nhân
tố chủ quan chỉ là những thuộc tính của chủ thể mà tham gia trực tiếp vào hoạt Ďộng
của chủ thể
Trang 36Khái niệm “Nhân tố chủ quan” và “nhân tố con người” Ďều chỉ thuộc tính của con người (Nói Ďến nhân tố con người là nói Ďến phẩm chất, năng lực, nhân cách, tiềm năng…của con người Ďược huy Ďộng vào quá trình cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, vì lợi ích của xã hội, nhân loại và chính bản thân con người) Tuy nhiên, khi nói Ďến nhân tố con người là nói Ďến tất cả những cái thuộc về con người trong quan hệ với tự nhiên và xã hội, còn nhân tố chủ quan chỉ là những thuộc tính, những yếu tố
tham gia trực tiếp vào hoạt Ďộng cụ thể
Có quan Ďiểm nhấn mạnh nhân tố chủ quan ở khía cạnh như là yếu tố tích cực,
Từ những phân tích và kế thừa các quan Ďiểm Ďi trước, chúng ta có thể khái
quát: Nhân tố chủ quan là những thuộc tính của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt
động của chủ thể cùng bản thân hoạt động của chủ thể với mục đích nhằm làm biến đổi quá trình (sự kiện, hiện tượng) nào đó trên cơ sở những điều kiện khách quan
nhất định
Theo Ďó, nhân tố chủ quan bao gồm các yếu tố sau Ďây:
Thứ nhất, nhân tố chủ quan là một phần ý thức của chủ thể, (không phải toàn bộ
ý thức nói chung của chủ thể mà chỉ bộ phận ý thức Ďã trở thành sự chỉ Ďạo, sự kích
thích và là phương châm hoạt Ďộng) cũng như những chất lượng xác định của chủ
thể hành Ďộng
Dựa trên quan Ďiểm của triết học Mác-Lênin, xét về mặt kết cấu, ý thức bao
gồm 3 yếu tố là tri thức, tình cảm, ý chí Tri thức là sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên và xã hội Ďược hình thành từ cuộc sống, từ quá trình học tập và nghiên cứu, bao gồm các tri thức chung, tri thức chuyên ngành, tri thức hình thành các kỹ năng Tình cảm là những rung Ďộng biểu hiện thái Ďộ của con người trước các mối quan hệ; nó biểu hiện và phát triển trên mọi lĩnh vực của Ďời sống, là một yếu tố phát huy sức mạnh, một Ďộng lực thúc Ďẩy hoạt Ďộng nhận thức và thực tiễn Ý chí
là biểu hiện sức mạnh tinh thần của con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục Ďích Tri thức, tình cảm, ý chí của chủ thể hòa quyện, thống
Trang 37nhất biện chứng với nhau tham gia vào chỉ Ďạo hoạt Ďộng của chủ thể, tạo thành
những yếu tố của nhân tố chủ quan
Dựa trên phương pháp luận tiếp cận vấn Ďề trung tâm của luận án, cũng như nhấn mạnh nhân tố chủ quan ở khía cạnh như là yếu tố tích cực, chủ Ďộng, sáng tạo của chủ thể, luận án muốn nhấn mạnh thêm Ďến yếu tố Ďộng lực của mọi hoạt Ďộng của chủ thể như là một hình thức biểu hiện cụ thể của ý chí Thậm chí, có quan Ďiểm còn coi Ďộng lực là “một yếu tố cơ bản, một yếu tố cấu thành của nhân tố chủ
Ďộng, mà “tất cả cái gì thúc Ďẩy con người hành Ďộng Ďều tất nhiên phải thông qua
chủ quan Động lực Ďược hình thành cơ bản từ những nhu cầu, lợi ích và mục Ďích của chủ thể Ănghen Ďã chỉ rõ: “Ďáng lẽ phải giải thích hoạt Ďộng của mình từ nhu cầu của mình (những nhu cầu Ďó tất nhiên Ďã phản ánh vào Ďầu óc của người ta và
Ďã làm cho họ có ý thức về những nhu cầu Ďó) thì người ta lại quen giải thích hoạt
Ďộng của quy luật xã hội có hệ thống các Ďộng lực thúc Ďẩy con người hoạt Ďộng
Hệ thống các Ďộng lực Ďó có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ và có thể Ďược trình bày dưới dạng sơ Ďồ: Ďiều kiện khách quan của hoạt Ďộng - nhu cầu - lợi ích - mục
Ďích - hoạt Ďộng thực hiện mục Ďích - Ďiều kiện khách quan mới
Nhu cầu là những Ďòi hỏi của chủ thể về những Ďiều kiện Ďể tồn tại và phát triển ở một giai Ďoạn phát triển xã hội nhất Ďịnh Nó nảy sinh trước hết do tác Ďộng của những Ďiều kiện bên ngoài vào từng chủ thể Những Ďiều kiện này Ďược phản ánh trực tiếp trong các nhu cầu, sinh ra và quyết Ďịnh chúng về mặt số lượng và chất lượng Nhu cầu, sau khi nảy sinh, là Ďộng lực hết sức quan trọng thúc Ďẩy chủ thể
hành Ďộng nhằm tìm phương tiện thỏa mãn
Nhưng con người không thỏa mãn các nhu cầu của mình chỉ bằng cách tác Ďộng trực tiếp vào giới tự nhiên, mà chủ yếu bằng cách tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội phức tạp Hệ thống các khâu trung gian giữa việc thỏa mãn nhu cầu
và những Ďiều kiện xã hội Ďó Ďược biểu thị bằng phạm trù lợi ích Mác Ďã chỉ ra con
Trang 38Ďường hình thành nhu cầu và lợi ích: Mỗi hoạt Ďộng của bản chất anh ta, mỗi Ďặc tính của anh ta, mỗi bản năng sinh hoạt của anh ta, Ďều trở thành một nhu cầu…Nhưng vì nhu cầu của mỗi cá nhân riêng biệt…không có quan hệ trực tiếp nào với sự thỏa mãn nhu cầu, nên mỗi cá nhân Ďều buộc phải xây dựng mối quan hệ Ďó bằng cách là Ďến lượt mình lại làm kẻ môi giới giữa nhu cầu của người khác với Ďối
Tuy nhiên, lợi ích chỉ có thể trở thành cái thúc Ďẩy hoạt Ďộng của con người khi
nó Ďã Ďược nhận thức, tức là khi nó biến thành mục Ďích, Ďộng cơ tư tưởng Chính mục Ďích, Ďộng cơ tư tưởng mới là cái trực tiếp thúc Ďẩy hoạt Ďộng của con người Khi lợi ích càng lớn thì Ďộng cơ hành Ďộng của con người - chủ thể càng lớn
Nhân tố chủ quan không chỉ thuần túy là một bộ phận ý thức của chủ thể mà
còn bao hàm những chất lượng xác định của chủ thể, như: phẩm chất (phẩm chất
chính trị, phẩm chất Ďạo Ďức), năng lực (năng lực nhận thức, năng lực hoạt Ďộng thực tiễn) của chủ thể
Phẩm chất chính trị là phẩm chất xã hội cơ bản, chủ Ďạo trong hệ thống các phẩm chất nhân cách, phản ánh chất lượng và giá trị của con người về mặt giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc, hình thành trong quá trình hoạt Ďộng thực tiễn, giáo dục, rèn luyện và tham gia các quan hệ xã hội Phẩm chất chính trị bao gồm: Nhận thức chính trị, thái Ďộ chính trị và hành vi chính trị
Phẩm chất Ďạo Ďức là tổng hợp các giá trị, quy tắc, chuẩn mực Ďạo Ďức xã hội Ďược con người tiếp thu, tu dưỡng, rèn luyện thành phẩm chất Ďạo Ďức cá nhân, phù hợp với nguyên tắc, quy tắc và yêu cầu chung về Ďạo Ďức của con người trong hoạt Ďộng thực tiễn và quan hệ xã hội Phẩm chất Ďạo Ďức gồm: Ý thức Ďạo Ďức, quan hệ Ďạo Ďức và hành vi Ďạo Ďức
Năng lực nhận thức: Là khả năng nhận thức, tiếp cận tri thức, khả năng nắm bắt, phân tích, Ďề xuất giải pháp trong hoạt Ďộng thực tiễn
Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của chủ thể Năng lực nhận thức và năng lực chuyên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trình Ďộ
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn, ý thức trách nhiệm, Ďiều kiện hoàn cảnh…
Trang 39Thứ hai, nói tới nhân tố chủ quan là nói tới hoạt động sống trực tiếp của con
người Khi nghiên cứu nhân tố chủ quan của quá trình lao Ďộng, C.Mác Ďã chỉ ra rằng “…nhân tố chủ quan của quá trình lao Ďộng, nghĩa là sức lao Ďộng Ďang hoạt Ďộng”; mà “sức lao Ďộng Ďang hoạt Ďộng, tức là lao Ďộng sống” Như vậy, Ďối với C.Mác, các khái niệm “nhân tố chủ quan của quá trình lao Ďộng” và “lao Ďộng sống” ở chừng mực Ďáng kể là những khái niệm có nội dung như nhau Hoạt Ďộng sống trực tiếp trong bất kỳ lĩnh vực nào của Ďời sống xã hội, kể cả lĩnh vực sản xuất vật chất, gắn với chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể là nội dung cơ bản của nhân tố chủ quan; còn hoạt Ďộng Ďược Ďối tượng hóa, Ďã “vật hóa”, tồn tại ngoài chủ thể tham
gia vào nhân tố khách quan
Khái niệm nhân tố khách quan có quan hệ mật thiết với khái niệm Ďiều kiện khách quan Bất cứ một chủ thể nào trong hoạt Ďộng Ďều gắn liền với một hoàn cảnh
cụ thể, tức là Ďiều kiện khách quan Những Ďiều kiện khách quan Ďóng vai trò là tiền
Ďề của hoạt Ďộng của chủ thể Các nhà nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận khác nhau
về Ďiều kiện khách quan, song nhìn chung cơ bản ý kiến thống nhất với nhau Kế
thừa quan Ďiểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi Ďồng ý với quan Ďiểm rằng: Điều
kiện khách quan là tổng thể các mặt, các yếu tố, các mối quan hệ độc lập với chủ thể, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động, quy định hoạt
động của chủ thể trong mỗi hoạt động xác định
Điều kiện khách quan trước hết là những Ďiều kiện vật chất tạo nên hoàn cảnh hiện thực, Ďộc lập với chủ thể và quy Ďịnh hoạt Ďộng của chủ thể Ďó Tuy nhiên, Ďiều kiện khách quan không chỉ là Ďiều kiện vật chất mà có thể còn cả những yếu tố thuộc lĩnh vực
ý thức, tư tưởng khi nó tồn tại khách quan, Ďộc lập với một chủ thể cụ thể và Ďóng vai trò quy Ďịnh hoạt Ďộng của chủ thể ấy Sự vận Ďộng của Ďiều kiện khách quan mặc dù rất phức tạp, nhưng không phải là sự chồng Ďống các sự kiện một cách hỗn Ďộn, ngẫu nhiên Trái lại, Ďó là sự tồn tại luôn ẩn giấu, chứa Ďựng trong nó tính tất yếu khách quan, sự tồn tại trong vận Ďộng và luôn chịu sự chi phối của những quy luật khách quan vốn có của
nó Quy luật khách quan luôn tồn tại trong Ďiều kiện khách quan, quy Ďịnh sự tồn tại của Ďiều kiện khách quan trong hiện tại và cả trong tương lai của nó Sự tồn tại của Ďiều kiện
Trang 40khách quan còn bao hàm trong bản thân nó những khả năng khách quan, là những cái Ďang tồn tại dưới dạng mầm mống, tiềm năng và nó sẽ trở thành tồn tại hiện thực trong tương lai khi hội Ďủ những Ďiều kiện cần thiết
2.1.2 Quan hệ giữa nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan
Quá trình sống của con người là quá trình không ngừng chinh phục thế giới khách quan, là quá trình thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài bằng cách cải tạo hoàn cảnh theo nhu cầu của mình Vì thế, vấn Ďề quan hệ giữa những Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan là vấn Ďề rất quan trọng, bao quát và chi phối rất nhiều vấn Ďề khác trong Ďời sống xã hội
2.1.2.1 Điều kiện khách quan là tính thứ nhất, quyết định nhân tố chủ quan
Trong quan hệ biện chứng giữa Ďiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan thì Ďóng vai trò là tính thứ nhất, quyết Ďịnh thuộc về Ďiều kiện khách quan Các Ďiều kiện khách quan bao giờ cũng là cơ sở khách quan, là tiền Ďề của nhân tố chủ quan
Điều Ďó Ďược thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất: Điều kiện khách quan một mặt quy Ďịnh nhiệm vụ lịch sử của nhân tố chủ
quan, mặt khác nó tạo ra những tiền Ďề, những khả năng hiện thực Ďể giải quyết chúng
Bằng hoạt Ďộng thực tiễn, nhân tố chủ quan cải tạo thế giới khách quan, quá trình cải tạo Ďó lấy Ďiều kiện khách quan làm tiền Ďề Nhân tố chủ quan chỉ là sự phản ánh và thực hiện những nhu cầu Ďã chín muồi của Ďời sống xã hội Những nhiệm vụ mà nhân tố chủ quan phải giải quyết là những nhiệm vụ do lịch sử Ďề ra
và quy Ďịnh nội dung cũng như biện pháp giải quyết “Con người làm ra lịch sử của
mình nhưng không phải theo ý muốn tùy tiện của mình, trong những điều kiện tự mình chọn lấy mà làm theo những điều kiện nhất định, trực tiếp, sẵn có do lịch sử
chỉ Ďặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết Ďược, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những Ďiều kiện vật chất Ďể giải quyết nhiệm vụ Ďó Ďã có rồi, hay ít ra cũng Ďang ở trong
Thứ hai: Điều kiện khách quan quy Ďịnh mục Ďích của nhân tố chủ quan, nó là
cơ sở Ďể con người Ďịnh ra mục Ďích của mình Con người chỉ có thể thành công