1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan đề tài khoa học cấp Bộ năm 20052006: Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta hiện nay

215 359 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Muc luc

  • Mo dau

  • Phan I: Nhan dan giam sat cac co quan dan cu- co so ly luan, co so phap ly va thuc tien o mot so nuoc tren the gioi

    • 1. Tinh cap thiet cua van de nhan dan giam sat cac co quan dan cu trong XD nha nuoc phap quyen XHCN o nuoc ta hien nay

    • 2. Quan diem cua mot so nha tu tuong chinh tri, cua CN M-L va tu tuong HCM ve van de nhan dan giam sat cac co quan dan cu

    • 3. Co so phap ly de ND thuc hien quyen giam sat coquan dan cu va dai bieu dan cu

    • 4. Cac chu the ND va quyen cua cac chu the ND giam sat cac co quan dan cu

    • 5. ND va phuong thuc ND giam sat cac CQ dan cu

    • 6. Mot so dac diem co ban ve giam sat xa hoi doi voi cac CQ dan cu o mot so nuoc tren the gioi

  • Phan II: Nhan dan giam sat co quan dan cu o nuoc ta hien nay, thuc trang va giai phap

    • 1. Cu tri giam sat Quoc hoi va dai bieu quoc hoi

    • 2. Cu tri giam sat HDND va dai bieu HDND cac cap

    • 3. Mat tran TQVN va cac doan the nhan dan thuc hien chuc nang giam sat cac co quan dan cu

    • 4. Nhan dan giam sat cac co quan dan cu thong qua viec trien khai thuc hien qui che dan chu o co so

    • 5. Dang giam sat quyen luc nha nuoc noi chung va cac co quan dan cu noi rieng trong thoi ky doi moi

    • 6. Giam sat cua bao chi doi voi cac co quan dan cu noi chung va voi Quoc hoi noi rieng

  • Phan III: Phuong huong va giai phap phat huy vai tro nhan dan thuc hien quyen giam sat cac co quan dan cu trong nhung nam sap toi

    • 1. Phuong huong

    • 2. Giai phap

  • Ket luan

  • Tai lieu tham khao

  • Kien nghi

  • Bao cao tom tat ket qua de tai

Nội dung

Trang 1

TONG QUAN

DE TAI KHOA HOC CAP BO

nam 2005-2006

VẤN ĐỀ NHÂN DÂN GIAM SAT CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

Cơ quan chủ trì : VIỆN CHÍNH TRỊ HỌC

HỌC VIỆN CTQG HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài : TS DANG DINH TAN

Thư ký đề tài : THS PHAM DUC THANG

Trang 2

MUC LUC

Nhiing chit viét tat Cac thanh vién tham gia

LOI NOI DAU

Phan thi nhất: NHÂN DÂN GIÁM SÁT CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ- CƠ SỞ LÝ LUẬN , CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIẾN Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THE GIGI

]- Tính cấp thiết của vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử

trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay

L Quan niệm về nhân dân giám sát cơ quan dân cử

2 Kiểm soát và giám sát quyền lực nhà nước

3 Về giám sát của Quốc hội, của HĐND và vấn đề nhân dân giám sát

Quyền lực nhà nước ở nước ta

4 Phân biệt hoạt động thanh tra với giám sát

5 Ban chất vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử

6 Nhân dân giám sát cơ quan dân cử là đòi hỏi tất yếu của tiến trình

xây dựng nền dân chủ, xây dựng nhà nước dân chủ, nhà nước của

dan, bao đảm quyền và lợi ích của nhân dân

H Quan điểm của của một số nhà tư tưởng chính trị, của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử

1.Quyền lực của dân là tối thượng

2 Nhân dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của quyền lực nhà nước

3 Để đảm bảo quyền lực của nhân dân, cán bộ dân cử phải là công bộc của dân và chịu sự giám sát của nhân đân

4 Đảng lãnh đạo quá trình thực thi dân chủ là điều kiện đảm bảo

phát huy vai trò nhân dân giấm sát các cơ quan nhà nước nói

chung và cơ quan dân cử nói riêng ở nước ta

HL Cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát cơ quan dan

cử và đại biểu dân cử

I- Cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyển giám sát đối với các cơ quan dân cử

2 Cơ sở pháp lý để nhân dân giám sát đại biểu Quốc hội, HĐND

IV Các chủ thể nhân dân và quyền của Các chủ thể nhân dân giám sát

các cơ quan dân cử

1 Công dân, cử tri - Các chủ thể với tư cách là những cá nhân

2 Mat trận Tổ Quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân các cấp

Trang 3

V Nội dung và phương thức nhân dân giám sát các cơ quan dân cử

- Cử tri bầu các đại biểu

- Bãi nhiệm, miễn nhiệm các đại biểu dân cử

- Khiếu nại, tố cáo

- Quyền khởi kiện xét xử tại toà hành chính

- Nhân dân giám sát thông qua cơ chế "dân biết, dân làm, dân bàn, dân

kiểm tra" cỡ cơ sở

- Cử trị giám sát các kỳ hợp của HĐND,

- Giám sát thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri

- Giám sát trực tiếp đại biểu dân cử trong cuộc sống thường nhật ở nơi cư

trú hay nơi công sở

-Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân

- Giám sát xã hội thông qua tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam

~- Nhân dân giám sát thông qua các phương tiện báo chí

VI- Một số đặc điểm cơ bản về giám sát xã hội đối với các cơ quan dan

cử ở một số nước trên thế giới

1 Sự giám sát xã hội đối với các cơ quan dân cử trong mô hình Xô- Viết

a Trong giải quyết vấn đề dân tộc

b Quan liêu hoá triệt tiêu động lựcgiám sát

c Tình trạng tập trung và chồng chéo quyền lực

d Vấn đẻ ly khai

2 Sự giám sát xã hội đối với các cơ quan dân cử trong các nước tư bản - Những nét chủ yếu

a Nhà nước pháp quyền với kiểm soát quyền lực

b Tính đa dạng các cơ quan dân cử

c Giám sát thực hiện quyền tự do công dân

d Các phương thức giám sát

Phần thứ hai NHÂN DÂN GIÁM SÁT CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

I Cử tri giám sát Quốc hội và đại biểu Quốc hội

1 Nhân dân giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội

2 Nhân dân giám sát kết quả thực hiện các chức năng của Quốc hội 3 Giám sát thông qua tiếp xúc cử tri của đại biểu QH

4 Giám sát việc tiếp công dân và chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo của

công dân

5 Một số nguyên nhân hạn chế vai trò cử trỉ giám sát Quốc hội

H Cử tri giám sát HĐND và đại biểu HĐND các cấp

1 Giám sát việc thực hiện chức năng của HĐND

2 Giám sát về hoạt động của HĐND

3 Những hạn chế, bức xúc trong việc cử trí giám sát HĐND và đại biểu

Trang 4

- Những bức xúc về phía HĐND - Những hạn chế về phía nhân dân

TI Mat tran TQVN va các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám sát các cơ quan dân cử

1 Mặt trận TQVN và các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám sát QH và đại biểu QH

a- Giám sát quá trình xây dựng pháp luật

b- Giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản pháp luật

c- Mặt trận giám sát bầu ĐBQH và hoạt động của đại biểu Quốc hội

d- Các hoạt động giám sát khác của Mặt trận đ - Những hạn chế

2 Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện chức năng giám

đối với Hội đồng nhân dân, đại biểu HĐND các cấp

a Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thông qua tham gia

giám sát với HĐND để thực hiện chức năng giám sát của mình

b MTTQ thông qua các kỳ họp HĐND để nói lên tiếng nói đã được

tập hợp từ ý kiến của các cử tri

c Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo Ban thanh tra hoạt động giám sát và vận

động nhân dân tham gia giám sát

d- MTTQ và các đoàn thể nhân dân giám sát hoạt động của đại biểu

HĐND

đ Những hạn chế và nguyên nhân,

IV- Nhân dân Giám sát các cơ quan dân cử thông qua việc triển khai

thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

1 Vai trò của QCDC đối với giám sát quyền lực nhà nước ở cơ sở

2 Những hạn chế và nguyên nhân trong giám sát của dân đối với chính quyền trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

V Dang giám sát quyền lực nhà nước nói chung và các cơ quan dân cử

nói riêng trong thời kỳ đổi mới

1 Đảng vừa lãnh đạo vừa thực hiện giám sát quyền lực nhà nước 2 Thực tiền giám sát của Đảng với nhà nước

3 Những vấn đề còn bức xúc

VI - giám sát của báo chí đối với các cơ quan dân cử nói chung và với

quốc hội nói riêng ở nước ta

1 Các quy định pháp luật đã ban hành về công tác báo chí

2 Hệ thống báo chí và vai trò giám sát các cơ quan dân cử của báo chí ở nước ta hiện nay

3 Chuyển tải thông tin về hoạt động của cơ quan dân cử, đại biéu dan cir dén cong ching Ộ

Trang 5

Phản thứ ba: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ

NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỀN GIÁM SÁT CÁC CG QUAN DAN

CUTRONG NHUNG NĂM SẮP TỚI

I Phương hướng phát huy vai trò nhân dân thực hiện quyền giám sát các cơ quan dân cử

1 Phát huy vai trò nhân dân giám sát cơ quan dân cử trước hết là nhằm

đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

2 Nhân dân giám sát quyền lực nhà nước nói chung và đối với cơ quan

dân cử nói riêng là nhằm hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa của dân, do dan, vì dan

4 Phát huy vai trò nhân dân giám sát cơ quan dân cử góp phần đổi mới, củng cố hệ thống chính trị, đồng thời trên cơ sở củng cố HTCT phát

huy vai trò nhân dân giám sát nhà nước

I Các giải pháp cơ bản phát huy vai trò nhân dân giám sát các cơ quan dân cử

1 Nang cao nhận thức, tính tích cực và năng lực chính trị của mỗi

công dân đối với cơ quan dân cử, đại biểu dân cỦ

2 Thông tin phải công khai và bảo đảm quyên được biết thông tin của

người dân

3 Nâng cao năng lực của MT là giải pháp quan trọng để phát huy vai trò giám sát quyền lực nhà nước của Mặt trận

4 Tạo cơ hội, điều kiện chính trị - xã hội, vật chất - kĩ thuật cho nhân dân thực hiện quyền giám sát

5 Tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở

6 Những giải pháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế giám sát và

đối với các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử

Trang 6

QH HĐND UBND DIND DCS HTCT

NQTW QCDC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa tư bản

Quốc Hội

Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân

Doan thé nhan dan

Đảng cộng sản

Hệ thống chính trị Hiến pháp

Trang 7

CAC THANH VIEN THAM GIA Chủ nhiệm đề tài TS DANG DINH TAN Thu ky dé tai TH.S PHAM DUC THANG

Cùng tập thể các nhà khoa học

GS, TS NGUYEN VAN HUYEN

PGS, TSKH PHAN XUAN SON PGS,TS VU HOANG CONG

PGS,TS NGUYEN VAN VINH

ThS TONG VAN THAO ThS DANG MINH TUAN ThS TRINH THI XUYEN ThS NGUYEN THI LAN

ThS LÊ VŨ HÀ

Trang 8

LOI NOI DAU 1- TINH CAP THIET CUA DE TAI

"Vấn đê nhân dân giám sát cơ quan dân cử ở nước ta” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2005 bởi các lý do sau đây:

al- Giám sát quyên lực nhà nước là yêu cầu khách quan, có tính phổ biến trong tổ chức và vận hành quyền lực chính trị của các nhà nước dân chủ

Trong các nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được phân thành

quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, mỗi cơ quan quyền lực ấy chỉ thực thi những quyền lực nhất định trong phạm vi giới hạn của luật định Để đảm

bảo quyền lực của đa số, đòi hỏi toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước phải

vận hành theo ý chí của đa số - Ý chí của nhân dân Do đó, các nhà nước dân chủ

cần thiết phải có một hệ thống các thể chế đảm bảo cho việc kiểm soát thực thi quyền lực theo pháp luật, khắc phục xu hướng chuyên chế, bành trướng, lạm quyền Quyền lực nhà nước phải được giới bạn bằng các phương thức kiểm soát từ cả hai phía: kiểm soát từ bên trong thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước và kiểm sốt từ bên ngồi nhà nước đối với các cơ quan nhà nước- #ình thức kiểm soát xã

hội, kiểm soát của nhân dân

Giám sát quyền lực nhà nước là một hoạt động đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước, giúp cho việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động của nhà nước

theo một định hướng thống nhất, nhằm hạn chế các hành vi vượt quá giới hạn pháp luật trong thực thi quyền lực của mỗi chủ thể quyền lực nhà nước, tìm ra những vấn đề bất cập để hoàn thiện thể chế, cơ chế, hình thức giám sát, hướng tới xây dựng

Trang 9

nhà nước Điều đó càng trở nên quan trọng nhằm đảo bảo đáp ứng những đòi hỏi khách quan trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thực thi đân chủ Có thể khẳng định, ở đâu có sự phân quyền thì ở đó cần thiết có kiểm soát quyền lực ở đâu

có sự buông lỏng giám sát quyền lực nhà nước thì ở đó thực thi quyền lực nhà nước

bị hạn chế, kỷ cương bị buông lỏng, dẫn đến tập trung quyền lực quá mức, độc tài,

hoặc chính trị rối loạn

Có nhiều phương thức giỏm sót quyền lực nhà nước, trong đó, giám sát của

nhân dân đối với nhà nước nói chung và với cơ quan dân cử nói riêng chỉ: là một trong các phương thức kiểm soát quyên lực nhà nước

bl- Ở nước ta, kể từ sau khi thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân (1945), kiểm soát thực thi quyên lực nhà nước nói chung và nhân dân giám sát nhà nước

nói riêng là một quan điểm quan trọng của Đảng, là một nguyên tắc pháp luật, đồng thời không ngừng được bổ sung cho phù hợp trong mỗi giai đoạn cách mạng

Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam đã có lịch sử 60 năm Bản chất của Nhà nước ta ngay từ đầu đã được khẳng định là Nhà nước dân chủ với đại đa số

nhân dân, toàn bộ quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Cũng ngay từ đầu

hình thành và phát triển Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, quyền lực nhà

nước được Hiến pháp nước ta khẳng định là thống nhất nhưng phân thành ba quyền `

(quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) Để phát huy vai trò của các cơ quan quyền lực nhà nước trong giai đoạn đổi mới, Đảng chủ trương quyền lực nhà nước thống

nhất, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhưng có phân công, phối hợp

Đường lối của Đảng (qua các văn kiện Đại hội VIH,VHI, [X và các nghị quyết

HNTW2 và NQTW 8/KVII, NQTW3/KVIH, NQTW2/KIX), Hiến pháp đổi mới

của nước ta (Hiến pháp 1992, và Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001) đều có những quan

điểm, những nguyên tắc về hoạ! động giám sát đối với các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo sự thống nhất quyền lực và đảm bảo quyền lực nhà nước của

Trang 10

dựng hệ thống chính trị, về dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước ta đã có những đổi mới tích cực về tổ chức và phương thức hoạt động, trong đó có vấn đề đổi mới thể chế, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, cả từ hoạt động giám sát từ bên

trong các cơ quan nhà nước - giám sát mang tính quyền lực nhà nước, đến giám sát

quyền lực Nhà nước từ bên ngoài Nhà nước - giám sát của nhân dân đối với nhà

nước Điều đó góp phần vào thành quả đổi mới trong tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước ta và vào thắng lợi của tồn bộ cơng cuộc đổi mới trong gần 60 năm qua

cí- Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong việc nhân dân giám sát thực thi quyên lực nhà nước nói-chung và quyên lực của các cơ quan dân cử nói riêng,

trong những năm qua, vẫn còn bộc lộ không ít những khiếm khuyết, hạn chế, vướng

mắc cả về nhận thức lý luận, cả trong cơ chế, phương thức hoạt động giám sát

cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định toàn bộ quyền lực của nhà nước ta là của dân, chịu sự giám sát của nhân dan và của các cơ quan quyền lực dân cử Tuy nhiên, việc nhân dân giám sát các cơ quan quyền lực nhà nước hầu như thực hiện còn rất hạn chế, mang nặng tính hình thức, chưa phát huy được tính tích cực chính

trị của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực do chính dân bầu ra, do nhân dân uỷ quyền Tình trạng trên đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tựu chung

lại, có ba nguyên nhân căn bản Thứ nhất, do xuất phát từ những hạn chế trong tổ chức và vận hành của hệ thống quyền lực chính trị 7 hứ hai, đó là hệ thống các thể

chế phân công và giám sát quyền lực chưa được hoàn chỉnh và £hứ ba, chưa tạo ra

được những điều kiện để phát huy được tính tích cực chính trị của nhân dân trong

hoạt động giám sát nhà nước ;

Nha nước Việt Nam XHCN mặc dù đề cao quản lý xã hội bằng pháp luật, nhưng trị thức và kinh nghiệm về giám sát quyền lực còn ít và mới chỉ là bước đầu;

tổ chức và vận hành của bộ máy nhà nước vẫn nhiều trục trặc, chưa thể nói là đã `

hoàn hảo; nhân dân cũng chưa thật sự chủ động, tích cực tham gia thực hiện vai trò

Trang 11

Có nhiều vấn đề đặt ra trong việc nhân dân giám sát các cơ quan dân cử là: Nhân dân giám sát những vấn đề gì và giám sát đến đâu? Các phương thức giám

sát? Các chủ thể nào tham gia giám sát? Đảng và Nhà nước cần làm gì để phát huy

vai trò giám sát của nhân dân?

Trong điều nhất nguyên chính trị, một Đảng duy nhất cầm quyền và độc

quyền lãnh đạo, vấn đề ?w vấn, phản biện và giám sát xã hội càng trở nên cần thiết,

bức xúc và hệ trọng

dJ!- Vấn đề giám sát quyền lực nhà nước nói chung và nhân dân giám sát các cơ quan dân cử nói riêng là một nội dung của chính trị học, một khoa học nghiên

cứu về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

Nghiên cứu, làm rõ bản chất của vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan đân cử là một nội dung quan trọng trong giám sát hoạt động của nhà nước, nhằm thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân, xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, một nhà nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được

những mong muốn chính đáng của nhân dân Do đó, việc nghiên cứu van dé nhân

dân giám sát các cơ quan dân cử góp phần trước hết làm phong phú hơn lý luận và tổng kết thực tiễn hoạt động giám sát thực thi quyền lực nhà nước ở nước ta, mặt khác bổ sung vào nội dung của chương trình chính trị học, giúp cho việc nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy cho cán bộ và giảng viên của Viện Chính trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đồng thời cũng giúp cho học viên, những người đang và sẽ giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong các hệ thống quyền lực,

có thể tham khảo

2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trang 12

300 năm Họ không chỉ nhằm phát triển hơn nữa về mặt lý thuyết mà còn để tim ra một mô hình giám sát thích hợp hơn phù hợp với đặc điểm lịch sử, chính trị của mỗi

quốc gia trong thời chính trị hiện đại

Ở nước ta, trong vòng vài năm trở lại đây, vấn đẻ kiểm soátt quyền lực nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta bước đầu quan tâm Một số nhà khoa học chính trị, luật học, quản lý nhà nước cũng đã bàn luận về vấn đề này, song cũng chỉ mới là bước đầu Các công trình nghiên cứu chủ yếu bàn về quyền giám sát tối cao của

Quốc hội, hoạt động của thanh tra nhà nước và kiểm sát tư pháp Có thê kế đến một số công trình tiêu biểu như:

1- GS, TSKH Đào Trí Úc và PGS, TS Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), Giám

sắt và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay Nxb

Công An nhân dân, H, 2003

Đây là tác phẩm tập hợp nhiều bài viết về giám sát quyền lực nhà nước, tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, về những vấn đề chung về giám sát quyền lực

nhà nước Thứ hai, giám sát của bộ máy nhà nước, trong đó tập trung vào phần giám sát của Quốc hội Thứ ba, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội Thứ tư, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở một số nước trên thế giới Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên cứu khoa học khá công phu đầu tiên ở Việt Nam về giám sát và cơ chế giám sát Song nội dung các bài viết chủ yếu bàn bề khái niệm, nội dung lý luận Phần thực trạng và giải pháp về giám sát của các tổ

chức chính trị - xã hội (một hình thức giám sát quyền lực của nhân) đân chưa được quan tâm bàn luân

2 PGS Phạm Ngọc Kỳ Về quyên giám sát tối cao của quốc hội Nxb

CTQG, H, 2000: Tác giả trình bày về vai trò, chức năng, các hình thức giám sát

Trang 13

3 GS, TSKH Dao Trí Úc Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự

nghiệp đổi mới - Nxb CTQG, H, 1997: trình bày nhiều vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung trong đó cũng có đề cập đến công tác giám sát nói chung

Theo tác giả, giám sát quyền lực nhà nước có thể do nhiều cơ quan thực hiện nhưng tập trung nhất và hiệu quả nhất là ở cơ quan lập pháp, bởi vì đây là cơ quan quyền lực tối cao và được nhân dân ủy quyền trực tiếp dé thực hiện chức năng nay

4 Dương Bá Thành Vấn để kiểm soát quyền lực nhè nước ở Việt Nam trong

giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ Chính trị học 2004 Đây là công trình khoa

học nghiên cứu khá công phu về giới hạn quyền lực nhà nước nói chung, trong đó bao gồm cả hoạt động kiểm soát của các cơ quan quyền lực nhà nước và kiểm soát

của nhân dân đối với nhà nước Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn của một luận văn thạc sĩ, hơn nữa vẫn đề kiểm soát quyền lực nhà nước lại mang nội dung rất rộng, nên nhiều vẫn đề mới chỉ được bàn đến một cách khái quát, chưa sâu, nhất là giám

sát của nhân dân đối với các cơ quan dân cử

5 Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một SỐ nước trên

thé giới, Sách tham khảo, Nxb CTQG, H, 2001: trình bày những ưu khuyết điểm

của từng mô hình về tổ chức và hoạt động của công tác giám sát nội bộ của một số

nước trên thế giới

6 Kỷ yếu hội thao về hoạt động giảm sát của quốc hội do Văn phòng Quốc

hội Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Thụy Điển tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26 -

28/4/1999 Tài liệu tập trung đánh giá và so sánh hoạt động giám sát của Quốc hội hai nước Việt Nam và Thuy Điền

7 Kỷ yếu Hội thảo “Tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế và ngân sách nhà nước” do Ủy ban Kinh tế và

Ngân sách Quốc hội khóa X tô chức tháng 9 năm 1999

Trang 14

9 Nguyễn Văn Thanh Thuc hién chite năng giám sát của Mặt trận TỔ quốc

Việt Nam đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở nước ta hiện nay Luận văn

thạc sỹ khoa học chính trị, Hà nội, 12/2003

Hai công trình nghiên cứu trên đây (8 và 9) tập trung đánh giá về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát quyền lực

nhà nước Đây là công trình rất đáng quan tâm trong vấn đề nhân dân giám sắt các

cơ quan dân cử Tuy nhiên, vấn để này vẫn chưa được nghiên cứu thoả đáng, còn nhiều vấn đề đặt ra trong thực hiện chức năng giám sát của tổ chức chính trị này đối với các cơ quan dân cử

Ngồi các cơng trình nghiên cứu về hoạt động giám sát quyền lực nhà nước nói chung và nhân đân giám sát các cơ quan dân chủ nói riêng kế trên, còn có một số bài nghiên cứu của các tác giả đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có

liên quan đến đề tài này, như:

10 Trần Đức Lương Về khái niệm cơ chế thanh tra, kiểm tra, giảm sát Tíc

Thanh tra, số 7/2002

11 Dé phát huy tốt hơn vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân Tíc

Quản lý nhà nước, số 12/2002

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên trong các cơ quan nhà nước Có thể nói vấn để nhân dân giám sát thực thi quyền lực của các cơ quan dân cử, đại biểu

dân cử mới chỉ bàn đến khi nghiên cứu về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Còn quá ít, nếu không nói là chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nòo về

Trang 15

3 MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI

Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về nhân dân giám sát các cơ

quan dân cử, phân tích thực trạng về nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở nước ta

trong những năm qua, để xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản góp phần phát huy vai trò nhân dan giám sát thực thi quyền lực của các cơ quan đân cử, nhằm đảm bảo

quyền lực của nhân dân, phát huy dân chủ trong thời kỳ đổi mới ở nước ta

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một trong hai phương thức giám sát của nhân dân- nhân dân giám sát đối với các cơ quan dân cử- mà không nghiên cứu vấn đề nhân dân giám sát quyền lực nhà nước nói chung, hay nhân đân giám sát gián tiếp nhà nước thông quan các cơ quan dân cử :

4 NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU

Nội dung để tài được triển khai làm 3 phần phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Phần thứ nhất: Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử - cơ sở lý luận, cơ sở pháp

lý và thực tiễn ở một số nước trên thế giới

Phần thứ hai: Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử -Thực trạng và giải pháp

Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp phát huy vai trò nhân dân thực hiện quyền giám sát các cơ quan dân cử trong những năm sắp tới

5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin; kế thừa và khai thác các những thành quả khoa học của các công trình đã được công bố; sử dụng phương pháp lô gích và lịch sử trong khi phân tích, trên cơ sở đó thực hiện phân tích, so sánh và tổng hợp Ngoài ra đề tài cũng sử dụng một số phương pháp của xã hội học và chính trị học như :

- Sử dụng các số liệu thống kê; điều tra xã hội học, nghiên cứu, tổng kết thực tế - Sử dụng phương pháp chuyên gia

~- Tổ chức nghe báo cáo của các cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị -xã

hội về hoạt động giám sát , Đây là vấn để cần đặc biệt quan tâm

- Tổ chức hội thảo, trao đổi với các nhà luật học, các nhà chính trị về vấn đẻ

Trang 16

Phan thứ nhất

NHÂN DẦN GIÁM SÁT CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ -

CƠ SỞ LÝ LUẬN , CƠ SỞ PHÁP LÝ VA THUC TIEN

Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1- TÍNH CẤP THIẾT CUA VAN ĐỀ NHÂN DÂN GIÁM SÁT CÁC CƠ

QUAN DÂN CỬ TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, mợi quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân Để thực hiện

được sự nghiệp lớn lao đó, vấn đề nhân dân thực hiện giám sát quyền lực các cơ

quan dân cử là một vấn đề đặc biệt quan trọng

1 Quan niệm về nhân dân giám sát cơ quan dân cử

Có nhiều cách lý giải về quan nệm giám sát

Có quan niệm cho rằng, giám sát là việc theo đõi từ bên ngoài đối với một chủ thể trong việc thực hiện những nhiệm vụ nào đó, là sự theo dõi thường xuyên và liên tục hoạt động của một đối tượng nhất định để ngăn ngừa các vi phạm

Giám sát còn được hiểu là “sự theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ” [29],

là “sự theo đối, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm

chỉnh” [28], hay giám sát là công việc của “một nhóm hoặc một tổ chức để theo

dõi người, hoặc việc nào đấy” (Từ điển Tiếng Nga) Nói giám sát là nói tới

quyền giám sát, một thứ quyển lực chính trị, là một vấn đề mang tính phổ biến

Trang 17

Dù cho cách diễn đạt có sự khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều có nội hàm chung trong khái niệm giám sát quyền lực nhà nước, từ đó chúng tôi đưa ra quan niệm như sau: Giám sát là sự theo đối, quan sát hoạt động mạng tính chủ

động, thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để

bắt buộc và hướng hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, đúng quy chế nhằm giới hạn quyền lực, làm cho hoạt động của các cơ quan nhà nước trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh

Tất cả các hoạt động giám sát quyền lực nhà nước đều thể hiện có chung

những đặc điểm:

- Giám sát là biểu hiện của mối quan hệ giữa một chủ thể giám sát nhất định

với các đối tượng cụ thể bị giám sát về những nội dung xác định Giám sát là sự theo đối, kiểm tra, xem xét đối tượng có làm đúng hoặc làm sai những điều đã quy định hay không Và do đó, hoạt động giám sát là hoạt động có chủ đích của chủ

thể giám sát, nhằm hướng đối tượng bị giám sát phải làm đúng những điều đã quy

định thông qua những phương thức nào đó của chủ thể giám sát

- Trong một xã hội đân chủ, hoạt động giám sát quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực chính trị, là khả năng áp đặt ý chí của một hay nhiều chủ thể đối với

nhà nước Để thực hiện việc giám sát, các chủ thể giám sát bao giờ cũng phải có

những quyền hạn được luật pháp quy định đối với các khách thể bị giám sát

- Nội dung của hoạt động giám sát là việc kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động của tồn bộ hệ thống quyền lực nhà nước (bao gồm cả ba nhánh quyền lực nhà nước

là lập pháp, hành pháp và tư pháp) trong việc thực thi các chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định

- ở nước ta, có hai chủ thể và hai hình thức thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước: Chủ thể cơ quan lập pháp (Quốc hội và HĐND) và

chủ thể nhân dân Chủ thể Quốc hội giám sát trực tiếp hoạt động của toàn bộ bộ -

Trang 18

tiếp các cơ quan nhà nước thông qua các cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND) Như vậy, nhân dân giám sát các cơ quan dân cử là hình thức giám sát trực tiếp, và chỉ là một trong hai hình thức giám sát quyền lực nhà nước của nhân dân

2- Kiểm soát và giám sát quyền lực nhà nước

Kiểm soát là phạm trù chung nhất, rộng nhất, bao gồm tất cả mọi hoạt động

có chủ đích của nhà nước và xã hội, như giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, tài phán nhằm hạn chế nguy cơ sai phạm cũng như những hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực nhà nước và của cán bộ,

công chức nhà nước, nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích, hiệu lực và hiệu quả Kiểm soát quyền lực nhà nước bao hàm tất cả các

hoạt động mang tính kiểm soát trong nội bộ nhà nước (Kiểm soát mang tính quyền

lực nhà nước, tức là các hoạt động kiểm soát của cơ quan quyền lực nhà nước này

đối với các cơ quan quyền lực nhà nước khác) và các hoạt động mang tính kiểm sốt từ bên ngồi nhà nước, kiểm soát của nhân dân (của xã hội) đối với các cơ

quan nhà nước

Mông-tét-xktơ và Rút-xô, mỗi người đều nói đến sự kiểm soát quyền lực

nhà nước Với Mông-tét-xkiơ thì để bảo về tự do, chống lại sự chuyên chế, độc

tài của bất kỳ cơ quan nhà nước hay cá nhân người có quyền lực nhà nước nào

đều cần sự kiểm soát mang tính qua lại, kiểm soát lẫn nhau của cơ quan quyền

lực nhà nước này với một cơ quan quyền lực nhà nước khác Còn Rút-xô, để bảo đảm cho ý chí chung của nhân đân là tối cao, cần có sự kiểm soát một chiều (gọi là giám sát) từ phía người đân, một cách trực tiếp của Đại hội nhân dân (nghị viện) và của nhân dân (xã hội) với nhà nước nói chung

Lênin cũng nhấn mạnh vai trò của kiểm soát, kiểm kê và vấn đề cần thiết lôi

kéo quảng đại quần chúng nhân dân tham gia vào các công việc nhà nước Tuy

Trang 19

đủ trong CNXH, mà tập trung vào kiểm kê, kiểm soát nghiêm ngặt sản xuất và

tiêu dùng Tuy nhiên, các nhà kinh điển Mác-Lênin cũng đã đề ra một số hình

thức và biện pháp kiểm soái của nhân dân với những đại diện của mình trong bộ

máy nhà nước thông qua cơ quan đân cử Anghen trong lời mở đầu cho lân xuất bản cuốn “Nội chiến ở Pháp” (1888) đã viết về kinh nghiệm của Công xã Pa ri trong việc kiểm soát đối với những người được nhân dân bầu vào Hội đồng Công

xã (và những điều này cũng đã được C Mác để cập trong cuốn sách đó): Thứ

nhất là bằng chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu đối với đại biểu của nhân dân và

bằng chế độ bãi miễn bất cứ lúc nào T7 hứ ha¡ là bằng cách Công xã quy định tiền

lương cho các uỷ viên Hội đồng công xã bằng mức lương của công nhân (chừng

6000 phơ răng) nhằm làm cho chức vụ chính quyền không trở thành món béo bở

khiến cho người ta phải tranh nhau giành lấy Sau này Lê- nin trong bài “Dự thảo sắc lệnh về quyền bãi miễn” (tháng 11/1917) Lênin viết, “Mọi cơ quan

được bầu ra hay mọi hội nghị đại biểu đều có thể coi là có tính chất dân chủ chân

chính và đại biểu thật sự cho ý chí của nhân dân khi nào quyền bãi miễn của cử tri đối với những người trúng cử được thừa nhận và được áp dụng cho Quốc hội

lập hiến” [35;126]

Như vậy, khái niệm kiểm soát quyền lực là khái niệm rộng Còn kiểm soát quyền lực của chủ thể là cơ quan dân cử hay của nhân dân (mà hiện chúng ta gọi là

giám sát) thì chỉ là một hình thức của kiểm soái

3- Về giám sát của Quốc hội, của HĐND và vấn đề nhân dân giám sát quyền lực nhà nước ở nước ta

Có hai chủ thể thực hiện quyền giám sát: Giám của cơ quan dân cử và giám sát của nhân dân

Trang 20

nhân dân tối cao), đến các cơ quan nhà nước ở địa phương, cơ sở và các cán bộ cao cấp của nhà nước Giám sát tối cao của Quốc hội là một trong nhiều chức năng của Quốc hội (chức năng lập pháp, chức năng quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và chức năng giám sát tối cao đối với các cơ quan quyền lực nhà nước) Chức năng giám sát tối cao của Quốc hội xuất phát từ chỗ toàn bộ quyền lực nhà nước ở nước ta đều thống nhất thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, còn các cơ quan quyền lực dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là các cơ quan đại diện (thay mặt) cho lợi ích của nhân dân Do vậy, các cơ quan

quyền lực nhà nước dân cử phải có chức năng thay mặt nhân dân thực hiện quyển -

giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước Mặt khác, là các cơ quan đân cử, tất nhiên các cơ quan đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về thực thi quyền lực của nhân dân, phải chịu sự giám sát của nhân dân trong thực hiện các chức năng của cơ quan dân cử và của đại biểu dân cử

Giám sát của nhân dân đối với nhà nước nói chung và với các cơ quan dân cử nói riêng không phải là sự giám sát của một cơ quan quyền lực nhà nước, mà là sự giám sát mang tính nhân dân, mang tính xã hội đối với các cơ quan nhà nước

Là chủ thể giám sát thì dù giám sát của Quốc hội, HĐND hay giám sát của

nhân đân đối với các cơ quan nhà nước thì tất cả các yếu tố cấu thành các chủ thể đó đều có vai trò giám sát Thí dụ, các bộ phận cấu trúc của QH là kỳ hợp QH, Uỷ ban thường vụ QH, các Uỷ ban của QH, Văn phòng QH, các đại biểu QH đều có quyền giám sát; đối với HĐND thì kỳ họp HĐND, các ban của HĐND và tất cả các

đại biểu HĐND đều có quyền giám sát cơ quan chấp hành là Uỷ ban nhân dân cùng

cấp (theo quy định) Tương tự, nhân dân, bao gồm các công dân, cử trị, các tổ chức chính trị - xã hội đại điện, các cơ quan tổ chức sản xuất và các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan báo chí, các đảng chính trị đều có vai trò giám sát hoạt động của nhà nước nói chung và các cơ quan quyền lực dân cử nói riêng

4- Phân biệt hoạt động thanh tra với giám sat

Trang 21

Thanh tra và giám sát đều là những thiết chế quan trọng và cần thiết cho hoạt

động của mỗi nhà nước Mục tiêu cuối cùng hoạt động thanh tra và giám sát đều nhằm tới giới hạn thực thi quyền lực, tránh lạm quyền, lộng quyền, đảm bảo thi hành đúng pháp luật, đảm bảo thống nhất quyền lực, phân công và phối hợp gữa các

nhánh quyền lực nhà nước, thực hiện trật tự- an toàn xã hội, vì sự công bằng, phồn

thịnh của đất nước

Hoạt động thanh tra và hoạt động giám sát bên cạnh những nét tương đồng, nhưng giữa chúng cũng có nhiều điểm khác biệt rõ rệt:

Thứ nhất, xét về vị trí chủ thể thực hiện kiểm soát

Các chủ thể thực hiện quyền thanh tra chỉ là một tổ chức quyền lực cấu thành

trong mỗi nhánh quyền lực nhà nước và chịu sự lãnh đạo của nhánh quyền lực nhà

nước đó (chẳng hạn cơ quan thanh tra nhà nước chỉ là một bộ phận của quyền hành

pháp và chịu sự lãnh đạo của chính phủ) Trái lại, vị trí của các chủ thể giám sát đều có vị trí quyền lực cao nhất: như quyền lực của nhân đân là tối thượng; Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền giám sát tối cao và HĐND có quyền giám sát tất cả các hoat động của UBND cùng cấp Trong thể chế xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì đân, giám sát các cơ quan nhà nước và cán bộ viên

chức nhà nước trước hết thuộc quyền của nhân dân (Điều 8- Hiến pháp năm 1992)

Hoạt động thanh tra là công cụ hỗ trợ cho hoạt động quản lý hành chính nhà

nước- là công cụ của hệ thống hành pháp Trái lại, hoạt động giám sát lại xuất phát

từ bản chất quyền lực Nhà nước- là chức năng của cơ quan dân cử và của nhân dan đối với các cơ quan nhà nước

Giám sát là một hình thức kiểm soát quyền lực, nhưng là sự kiểm soát từ bên

ngoài đối với các nhánh quyền lực nhà nước Đó là giám sát của các cơ quan quyền lực đại diện (Quốc hội, HĐND), hoặc giám sát của nhân dân với tòan bộ hoạt động của nhà nước Trái lại, thanh tra cũng là một hoạt động của kiểm soát quyền lực

nhưng là sự kiểm soát từ bên trong nội bộ các nhánh quyền lực nhà nước

Trang 22

Nếu đối tượng của hoạt động thanh tra là các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của các cơ quan hành chính hoặc hoạt động theo ngành, lĩnh vực quản lý của các Bộ, ngành đều có thể là đối tượng thanh tra, thì ngược lại, đối tượng của hoạt động giám sát là toàn bộ hệ thống các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm quyền trong các nhánh quyền lực nhà nước và trong tất cả các cấp chính quyền địa phương và cơ sở

Một nét đáng lưu ý, vì Quốc hội nước ta là cơ quan quyển lực nhà nước cao

nhất, cho nên xét trên tổng thể quyền lực thì không có cơ quan quyền lực nhà nước

nào có quyền cao hơn Quốc hội Bởi vậy, không có cơ quan quyên lực nhà nước

nào có quyên giám sát Quôc hội Nhưng nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà

nước, cho nên chỉ có nhân dân mới có quyền giám sát Quốc hội Riêng đối với Hội đồng nhân dân các cấp, hiện tại HĐND tỉnh chịu sự chỉ đạo của chính phủ và của QH; HĐND huyện, xã chỉ chịu sự chỉ đạo của UBND cấp trên và không có quyền

giám sát các cơ quan chính quyền cấp dưới (vì là tổ chức tự quản?) Đây là vấn đề

sẽ bàn tới ở phần thực trạng và giải pháp

Thanh tra và giám sát đều là những hoạt động kiểm soát quyền lực, nhưng

chính cơ quan thanh tra đồng thời lại là đối tượng của hoạt động giám sát quyền lực Thanh tra (như thanh tra chính phủ) không có quyền tiến hành hoạt động kiểm soát đối với Quốc hội Vì Quốc hội là cơ quan kiểm soát cao nhất Đây là hệ quả trực tiếp của cơ chế tập trung quyền lực vào Quốc hội Trong khi đó, phạm vi hoạt động thanh tra chủ yếu chỉ bó gọn trong hoạt động hành pháp vì thanh tra là công cụ, bộ phận của hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Nguyên nhân của những sự khác nhau đó xuất phát từ nguồn gốc toàn bộ

quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Thứ ba, về phạm vì và cơ cấu tổ chức

Cơ quan thanh tra được tổ chức thành hệ thống theo hệ thống của cơ quan ' quản lý hành chính, có sự độc lập theo ngành, theo lĩnh vực và theo địa giới hành chính với cơ chế cơ quan cấp trên chịu trách nhiệm thanh tra hoạt động của cơ quan

Trang 23

cấp dưới Hoạt động giám sát, trái lại, được tổ chức thực hiện theo cơ chế tập trung không phân chia theo bất kỳ một yếu tố nào, có chăng chỉ là sự phân công nhiệm vụ giữa các Hội đồng, các Uỷ ban, hoặc thông qua các phương thức giám sát khác nhau

trong các chủ thể nhân dân để hoạt động giám sát được diễn ra hiệu quả hơn mà thôi

Thứ tư, về những khác biệt trong nội dung hoạt động

Đối với hoạt động thanh tra thì nội dung cụ thể là kiểm soát việc chấp hành pháp luật, những quy định hành chính của ngành, lĩnh vực; thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng và thanh tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo của

nhân dân- một hoạt động kiểm soát có tính vụ - việc Còn đối với hoạt động giám

sát của Quốc hội là kiểm tra, xem xét, đánh giá liên tục đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua hoạt động xem xét báo cáo của cơ quan nhà nước; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức các đoàn thanh tra hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương; chất vấn của đại biểu Quốc hội, xem xét khiếu nại tố cáo của nhân đân

Việc xem xét khiếu nại, tố cáo trong hoạt động giám sát của Quốc hội hay HĐND khác với hoạt động của thanh tra Nhà nước Trong trường hợp cần thiết các đại biểu Quốc hội, HĐND có thể đưa ra các chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội,

HĐND cũng có thể yêu cầu cơ quan và cá nhân vi phạm áp dụng các biện pháp để

chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giải quyết Quốc hộ, HDND không trực tiếp giải quyết nội dụng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân như cơ quan thanh tra Quyết định về việc giải quyết khiếu nại

tố cáo của cơ quan thanh tra mang ý nghĩa pháp lý, còn ngược lại quyết định của

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẻ vấn để này chỉ là quyết định mang tính phương

hướng, khuyến cáo, không có tính bắt buộc Tuy nhiên, trong trường hợp nhất định,

Quốc hội, HĐND và các đại biểu dân cử có thể thực hiện quyền của mình thông

qua lá phiếu để bái nhiệm, miễn nhiệm đối với người được Quốc hội, HĐND bầu ˆ

hay bổ nhiệm, do không hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan dân cử giao cho

Trang 24

Cũng giống như nội dung giám sát nói chung, nhân dân giám sát co quan dân cử cũng là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của các cơ quan dân cử, nhằm làm cho các cơ quan dân cử thực hiện tốt hơn các chức năng của nó

Chủ thể giám sát ở đây là nhân đân chứ không phải cơ quan nhà nước, và

đối tượng bị giám sát là các cơ quan quyền lực dân cử chứ không phải là tất cả các

cơ quan nhà nước Vấn đề nhân dân giám sát các cơ quan dân cử là sự giám sát

quyền lực nhà nước mang tính nhân dân (tính xã hội) Bản chất của vấn đề nhân

dân giám sát cơ quan dân cử xuất phát từ bản chất nhà nước ta là nhà nước của

dan, do dân và vì dân

Quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước là quyền giám sát của những người là chủ của quyền lực nhà nước

Quyền giám sát của nhân dân thực hiện thông qua những hình thức sau đây: + Trực tiếp tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan dân cử trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan dân cử mà luật pháp đã quy định

+ Xem xét đánh giá phẩm chất năng lực của các đại biểu dân cử - Những người do nhân dân bầu và đại diện cho ý chí và nguyên vọng của nhân dân: xem

xét, đánh giá tư cách của các đại biểu

+ Giám sát việc thực hiện quyền khiếu nại- tố cáo của công dân, trên cơ sở

đó đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ lợi ích

nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước được đúng đắn, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, làm trong sạch bộ máy Nhà nước

+ Nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân

+ Nhân dân giám sát cơ quan dân cử thông qua các chủ thể: tổ chức chính trị,

Trang 25

chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, mà đồng thời Đảng còn là một thành viên xã hội tham gia giám sát quyền lực dân cử

6 Nhân dân giám sát cơ quan dân cử là đòi hỏi tất yếu của tiến trình

xây dựng nền dân chủ, xây dựng nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, bảo

đảm quyền và lợi ích của nhân đân

Trong chính thể Nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, thuộc về

nhân dân, nhưng quyển lực nhà nước có sự phân công và phối hợp giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và quyền tư pháp Sự thống nhất và phân công trong hệ thống quyền lực là nhằm đảm bảo quyền lực nhân dân và phát huy hiệu lực của

quyền lực nhà nước Chúng ta không chấp nhận sự phân chia quyền lực nhà nước để dẫn đến đối đâu, đối trọng giữa các nhánh quyền lực

Vấn đề đặt ra trong thể chế nhà nước dân chủ là: Nếu dân đã trao quyền cho các tổ chức quyền lực nhà nước, cơ quan đại diện thay mặt dân để tổ chức vận hành

bộ máy nhà nước thì có cần đến sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước nữa hay không?

Trên bình diện lý luận và trong sự vận hành của bộ máy Nhà nước dân chủ, không có một nhà lý luận nào, chưa có một nhà hoạt động thực tiễn nào phủ nhận vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của nhà nước nói chung và với các cơ quan dân cử nói riêng Thực tiễn trong hoạt động của Nhà nước ta đều cho thấy, các cơ quan nhà nước, dù không có sự giám sát của nhân dân vẫn bị giám sát - Đó là sự giám sát tối cao của Quốc hội đối với tất cả hoạt động của nhà nước Như vậy, dù không có sự giám sát của nhân dân, các hoạt động của Nhà nước vẫn bị giới hạn nhất định, trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật nước ta Tuy nhiên, cũng lại phải

thấy rằng, nếu chỉ dựa vào giám sát tối cao của Quốc hội đối với các nhánh quyền

lực nhà nước và các hoạt động kiểm tra, thanh tra trong nội bộ mỗi cơ quan quyền

lực nhà nước ấy thì sẽ có nhiều khiếm khuyết Điều đó thể biện:

Trang 26

hiện chức năng giám sát của Quốc hội bi hạn chế thì chắc chắn không tránh khỏi

những vi phạm pháp luật trong các cơ quan nhà nước, Đặc biệt trong khi chúng ta còn không có toà án Hiến pháp

Nhà nước pháp quyền có thể được hiểu là nhà nước trong đó quyền lực của

nó bị giới hạn và kiểm soát Học thuyết nhà nước pháp quyền đề ra các biện pháp

giới hạn quyền lực nhà nước nhằm tránh sự lạm quyền hay lộng quyền của các cơ quan nhà nhà nước với nhau và xâm phạm phạm đến các quyền tự do, đân chủ của công dân Do đó, trong nhà nước pháp quyền, điều thiết yếu đầu tiên là phải kiểm

soát để giới hạn chính quyền, nhằm đảm bảo các quyền tự do của con người “Học thuyết nhà nước pháp quyền có thể được coi là sự thể hiện tập trung và sâu sắc nhất

nỗi ưu tư của nhân loại tiến bộ về sự kiểm soát quyền lực nhà nước" [6§]

Có nhiều cách thức kiểm soát việc giới hạn chính quyền Một nguyên tắc quan trọng nhất để kiểm soát và giới hạn chính quyền là đó là thiết lập và thực thi việc phân quyền và kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực nhà nước Trong

chế độ dân chủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Dân chủ đại điện là nhân dân thực hiện quyền lực của mình gián tiếp thông qua các cơ quan dân cử của mình Dân chủ trực tiếp là việc nhân dan trực tiếp bày tỏ chính kiến đối với cơ quan dân cử và những công việc nhà nước khác, trực tiếp quyết định những vấn đề của nhân dân Là nhà nước của nhân dân,

nên nhân dân cũng có quyền thực hiện giám sát nhà nước một cách trực tiếp của

chính nhân dân và quyền giám sát gián tiếp nhà nước thông qua các cơ quan dân cử

Tuy nhiên, giải pháp kiểm soát chính quyền chỉ bằng cơ quan dân cử cũng có

những mặt hạn chế Nghị viện có khuynh hướng xem xét vấn để dựa trên cơ sở chính trị hơn là pháp lý, bởi nghị viện bị đảng chính trị đa số chỉ phối Nói khác đi, tính đảng phái và các nhóm lợi ích trong nghị viện ảnh hưởng rất lớn, có nguy cơ làm mất đi tính đại diện của một cơ quan quyền lực dân cử Mặt khác, quốc hội cũng có khả năng không giữ được tính cách độc lập của cơ quan dân cử do bị những áp lực của chính quyền [11; Ø7 — 68], của thiết chế hành pháp, của đảng

Trang 27

"nghị gật", và hành pháp lại trở thành tối cao trong chính thể đại nghị Nguy cơ lạm quyền của nghị viện là rất tiểm tàng, và sự lạm quyền của một tập thể nắm quyền lực còn nguy hiểm hơn nhiều so với sự lạm quyền của một người

Hai, Quốc hội có chức năng giám sát tối cao đối với các cơ quan quyền lực

nhà nước, điều đó cũng có nghĩa là không có cơ quan quyền lực nào có chức năng,

quyên hạn cao hơn Quốc hội trong giám sát quyên lực nhà nước, cũng tức là sẽ không có cơ quan quyền lực nhà nước nào có quyền giám sát Quốc hội Vậy thì khi Quốc hội không thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định thì ai sẽ là người giám sát Quốc hội? Điều này không thể không cần đến giám sát của nhân dân

Ba, mặc dù trong nội bộ mỗi nhánh quyền lực nhà nước đều có hoạt động

kiểm soát quyền lực như hoạt động thanh tra và kiểm tra, nhưng các hoạt động

thanh tra và kiểm tra ấy bị giới hạn trong phạm vì của một nhánh quyền lực, một cơ

quan quyền lực, không thể đẳm bảo cho thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực trong toàn bộ hệ thống quyền lực nhà nước

Bốn, trong thể chế chính trị nước ta, Đảng là nhân tố lãnh đạo Nhà nước, do đó, Đảng có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước Giám sát của Đảng đối với nhà nước nói chung và với cơ quan đân cử nói riêng là điều

kiện đâm bảo cho vai trò lãnh đạo cầm quyền của Đảng Nhưng Đảng giám sát nhà nước vẫn chỉ là một kênh trong rất nhiều kênh giám sát khác của xã hội chứ không phải duy nhất Điều đó xuất phát từ sự thống nhất giữa lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của dân tộc và của nhân dân Tuy nhiên không phải bao giờ và ở

đâu cũng thực hiện tốt vấn đề đó Không phải bao giờ đảng cầm quyền cũng luôn luôn đúng Đảng cầm quyền có thể vẫn mắc vào chủ quan duy ý chí, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, sự đặc quyền, đặc lợi, muốn tập trung cao độ quyền lực vào tay

mình thì khi đó, nhà nước bộc lộ nhiều yếu kém, hiệu lực, hiệu quả thấp, vi phạm nghiêm trọng lợi ích và quyền dân chủ của nhân đân Do đó, giám sát của Đảng với '

Trang 28

Năm, đối với Hội đồng nhân dân mỗi cấp, tuy chịu sự lãnh đạo của chính quyển cấp trên, nhưng dù chính quyền cấp trên có kiểm soát như thế nào cũng không nắm bất đựơc hết mọi hoạt động của chính quyền cấp đươí nói chung và với HĐND nói riêng Còn khi HĐND làm trái, bưng bít thông tin, làm một đằng báo cáo một nẻo thì cấp trên rất khó phát hiện Nhiều khi cấp trên còn sính thành tích, thích cấp dưới làm ít báo cáo nhiều Trong điều kiện đó, nhân đân là tai mắt theo dõi thường xuyên hoạt động của HĐND

Sáu, giám sát của nhân dân, phải được coi là một hình thức giám sát đặc _ biệt quan trọng đối với hoạt động của nhà nước nói chung và với các cơ quan dân

cử nói riêng Không thể quan niệm giám sát của nhân dân chỉ là hình thức kiểm soát quyền lực có tính bổ sung, hỗ trợ Bản thân sự giám sát của các chủ thể nhân

dân là một kênh giám sát độc lập đối với quyền lực nhà nước, với nhiều phương thức phong phú, có tác động rất tích cực đến việc giới hạn quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước là quyền lực của dân, do dân uỷ quyền thì dân không chỉ ngồi chờ nhà nước phục vụ mình, dân còn phải trực tiếp có nghĩa vụ tham gia công việc nhà nước, giám sát hoạt động của nhà nước, hoạt động của cơ quan đân cử Đó là lô gíc của tinh thần nhân dân làm chủ, của việc đảm bảo quyền lực của nhân dân Cơ quan quyền lực của dân mà đi ngược lại lợi ích của dân là trái với bản chất của nền dân chủ “Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ được lập ra từ nhân đân và có được những quyển lợi chính đáng trên cơ sở nhất trí của nhân dân,

rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền đó phá vỡ những mục tiêu này, thì

nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tấc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể thức sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ” [85] “Không có một nhà nước hữu hiệu thì sẽ không có một sự phát triển

Trang 29

Một nền chính trị đân chủ là nên chính trị đối lập với chính trị chuyên chế

Một nên chính trị dân chủ đòi hỏi phải có phân quyền và phải được kiểm soát nhằm khắc phục xu hướng bành chướng mở rộng quyền lực, biến quyền lực được dân uỷ quyền thành quyền lực của riêng mình

Sự kiểm soát quyền lực nhà nước, sự giám sát của nhân dân với nhà nước và với các cơ quan dân cử là thật sự cần thiết để nhà nước hoạt động có chủ đích, có định hướng dân chủ Giám sát quyên lực trở thành một thành phân hin cơ trong quản lý nhà nước, giúp cho việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động của nhà nước một cách khoa học, khắc phục các hạn chế và các hành vi vượt quá giới hạn pháp

luật trong thực thì quyền lực của mỗi chủ thể quyền lực nhà nước, trước hết là đối

với các cơ quan quyền lực dân cử Giám sát quyền lực còn iàm cho việc thực thị quyền lực nhà nước có hiệu quả, không bị ngắt đoạn, cẩn trở trong toàn bộ hệ thống, cũng như ở mọi cấp độ của quyền lực nhà nước Mặt khác, giám sát còn có

vai trò tìm ra những vấn để bất cập trong các nguyên tắc của thể chế nhà nước, và ngay cả trong các thể chế hoạt động giám sát, nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế,

hình thức giám sát

Nhân dân giám sát quyền lực nhà nước nói chung, cơ quan dân cử nói riêng là đòi hỏi khách quan trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo quyền lực của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay

Il QUAN ĐIỂM CỦA :: MỘT SỐ NHÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ,

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ

NHÂN DÂN GIÁM SÁT CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ

Vấn để nhân đân giám sát các cơ quan quyền lực dân cử là một vấn đề lớn

Trang 30

Những quan điểm lý luận cơ bản đặt nền móng cho vấn đề giám sát quyền

lực của các cơ quan dân cử là:

1- Quyền lực của dân là tối thượng

Ngay từ cuối thế kỷ XVII, G Lốc- Cơ và sau đó là J Rut - So và nhiều nhà

luật học khác ở đầu thế kỹ XVIIT đều cho rằng, nguồn gốc quyền lực là từ quyền tự nhiên của con người (quyền được sống, quyền tự do và quyền sở hữu) Con người khi sinh ra đã có những quyền bất khả xâm phạm Thực hiện các quyền của mỗi người trở thành nguyên tắc nhằm duy trì sự tổn tại của mỗi cá nhân, còn thực hiện

các quyền ấy đối với xã hội là nhằm duy trì nhân loại [94, 504 - 508] Theo J.Locke, con người sống thành xã hội chính trị Các quyền tự do và bình đẳng của

con người có thể chuyển nhượng và thông qua các quan hệ xã hội tạo nên xã hội

chính trị- dân sự, xã hội mà ở đó những con người kết lại với nhau thành xã hội theo cách là mỗi người trong số họ từ bỏ quyền lợi của mình trong việc thực thi các

quyền tự nhiên của chính mình và chuyển các quyền của mỗi cá nhân sang cho nhà

nước [94; 541]

Các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân khi đã được giao cho nhà nước, trở thành quyền lực nhà nước thì nó trở thành thứ quyền lực có tính cưỡng chế với tất cả

mọi người Khi mỗi người "tuân theo tất cả mọi người cũng có nghiã là mỗi người

sẽ không tuân theo bất cứ ai khi người ta là thành viên của cái tất cả"[94; 541] Như

vậy, quyền lực của các cơ quan nhà nước sinh ra từ sự tổng hoà của những sự nhượng quyền của các cá nhân Nói một cách khác, nhà nước sinh ra từ việc từ bỏ

quyển lực của mỗi con người để đi vào xã hội cấu thành tổ chức chính trị

J.Rousscau viết, "Mỗi người đặt cái chung vào con người mình và tất cả sức mạnh

của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta nhận lấy qua chủ thể mỗi thành viên như là bộ phận không chia sẻ của cái toàn bộ"[94, 541] Vì quyền lực nhà nước là cái thể hiện ý chí chung, do đó nhà nước "không thể mở rộng |

vượt quá cái chung" Điểu đó đặt ra sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước

Trang 31

các cơ quan nhà nước Theo quan điểm của các học giả ủng hộ chế độ đại nghị, thành viên của nghị viện không chỉ đại điện cho cử trị bầu ra họ, mà còn đại diện cho toàn dân Nghị viện là cơ quan quyền lực đân cử của cả nước Bởi vậy, đại biểu dân cử không thể không phụ thuộc vào cử tri và không thể không bị cử tri giám sát, bãi nhiệm Sự uỷ quyên này gọi là sự uý quyền tự do (Free mandate) Trén co sé

các nguyên tắc đo dân định ra, các đại biểu được uỷ nhiệm thực thi những quyền

nhất định của nhân dân, đưa ra những quyết định phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân Người được dân uỷ quyền là công bộc của dân

Do đó, quyền lực nhà nước là quyền lực của dân Bộ máy nhà nước trước hết được

coi là bộ máy công quyền bảo đảm các quyền tự do của dân và duy trì các mối quan hệ của mỗi cá nhân, chống lại những rủi ro và sự bất an trong các xã hội dựa trên sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp Đó là một hiệp ước xã hội (Coniract) Do đó có thể nói một cách hài hước rằng, "nhà nước chỉ là một công ty có trách nhiệm hữu hạn" Ý chí tối thượng- luật pháp nhà nước- là không thé chia sẻ, nó thuộc về cái toàn bộ, chứ không thuộc vào cá nhân nào Ý chí chung là ý chí của toàn đân (không phải là ý chí của tất cả, càng không phải là ý chí của phép

cộng những ý chí cá nhân đã trở thành chủ thể Đó jà sự nhượng quyển- hay là sự

tỷ thác quyền lực Ý chí của nhà nước chính là bản giao kèo xã hội hàm chứa trong

đó một sự cam kết đem lại sức mạnh cho những người khác, và sự cam kết không cho phép bất cứ ai từ chối tuân theo ý chí chung của nhân đân Quyền quyết định ý

chí chung cũng vẫn là quyền tối thượng của nhân dân

Ý nghĩa của sự uỷ quyền chính trị, ngoài nội hàm cơ bản là sự uỷ thác có giới hạn, có mục đích, còn có một yếu tố quan trọng khác, đó là sự fín nhiệm, tin cậy của người uỷ quyên đối với cơ quan và những người được uỷ quyền Nếu nhà nước vi phạm bản khế ước, không thực hiện được những cam kết với dân, tức là vi _

phạm những quyền ma dan uỷ thác, tất yếu dân đến mất tín nhiệm đối với dân,

Trang 32

thay thế bộ máy nhà nước ấy bằng một bộ máy nhà nước khác gần với dân, hợp với dan hơn so với bộ máy nhà nược cũ

Tuy nhiên, trong các xã hội chuyên chế, quyền lực của dân bị các thế lực

cầm quyền coi đó là quyền lực của riêng một người hay một nhóm người và phục

vụ cho lợi ích riêng của riêng một người hay một nhóm người ấy Cách mạng tư sản và việc ra đời Hiến pháp tư sản, tạo ra thiết chế nghị viện Chế độ đại nghị được hình thành là một bước tiến lớn trong lịch sử chính trị nói chung và tổ chức quyền lực nhà nước nói riêng Một trong những tư tưởng cơ bản của chế độ đại nghị là tư tưởng đại diện nhân dân, cơ quan đại biểu nhân dân trở thành cơ quan đại diện với

chức năng lập pháp Nhân dân là người mang chủ quyền (quyền lực tối cao và duy

nhất) uỷ quyền cho Nghị viện thay mặt mình thực hiện quyền lập pháp Dân chúng

thực hiện quyền lập pháp bằng cách giao cho các đại biểu của mình làm mọi việc

mà cá nhân công dân không thể tự mình làm lấy được Việc uỷ quyền này được thực hiện thông qua cuộc bầu cử thành lập Nghị viện (hoặc HĐND) và được bảo đảm bằng Hiến pháp Các thành viên của nghị viện (hoặc HĐND) do cử trí bầu ra

nhưng mối quan hệ tổng thể ở đây là mối quan hệ giữa toàn bộ các thành viên của

nghị viện với toàn thể nhân dân, hoặc các thành viên HĐND với toàn thể nhân dân

địa phương ;

Quyền lực của dân là tối thương Quyền lực đó trước hết được thực hiện

thông qua quyền tham gia vào công việc nhà nước Cử trị thực hiện quyền lực của

mình bằng nhiều phương thức, trong đó, việc tham gia bầu cử cơ quan quyền lực đại

điện cho chính mình và giám sát hoạt động của các cơ quan này là việc hệ trọng

Theo V.LLênin, nội dung của sự uỷ quyển là nguyên tấc uỷ quyền mệnh lệnh (Imperative mandate), 1A viéc cit tri thông qua bầu cử trao cho các đại biểu uỷ

nhiệm thư, đồng thời có quyên bãi nhiệm đại biểu nếu đại biểu không thực hiện

hoặc không thực hiện tốt uỷ nhiệm thư V.I Lênin cho rằng, bằng hình thức đó, chế

Trang 33

pháp, đồng thời yêu cầu các đại biểu thực hiện quyền lập pháp phù hợp với ý chí

của nhân dân

Lý thuyết của khoa học chính trị đã chứng minh sự uỷ quyền của một cá nhân hoặc nhiều cá nhân (người chủ) cho một hay nhiều các đại diện là cần thiết trong các hoạt động tập thể (xã hội, doanh nghiệp, tổ chức) Sự uỷ quyền của người chủ cho các đại diện là cốt lõi của sự phân công lao động và phát triển chun mơn

hố trong hoạt động xã hội, có giá trị như một bộ máy quản lý trong hoạt động sản

xuất của những cá nhân có sự phân cơng, chun mơn hố sản xuất Kết quả sẽ rất cao (trong sản xuất thì thu lợi nhuân cao, kinh tế phát triển, quản lý tốt xã hội .), nếu người được uý quyền là những người được đào tạo, có tài và hoạt động phải tuân thủ những giới hạn đo nhân dân quy định (pháp luật)

Sự uỷ quyền cho người đại diện là cần thiết, khách quan Nhưng người chủ (người uỷ quyền) phải có khả năng giám sát được hoạt động của tổ chức và các thành viên đại điện mới đem lại hiệu quả tốt nhất Nếu không, họ thà không có đại điện còn hơn có đại diện (bằng việc bãi nhiệm, miễn nhiệm người đại điện) Trong

khi uỷ quyền, người dân hồn tồn khơng thể khẳng định một trăm phần trãm

những điều mình gửi gắm cho người mình uỷ quyền sẽ được thực hiện Hơn nữa, có những vấn đề bản thân cử tri rất khó nắm thông tin về người đại điện cũng như cơ quan quyền lực đại điện và ngược lại Bản thân người đại điện không bao giờ muốn

để lộ những điểm yếu kém của mình Ngược lại, có nhiều vấn để người đại diện cũng không biết được người uỷ quyền muốn gì Những sai lạc thông tin sẽ dẫn đến

hạn chế kết quả thực thi trách nhiệm từ cả 2 phía người chủ và người được uỷ quyền

đại diện Cơ quan dân cử và đại biểu dân cử có thể hành động vì suy tính cá nhân, có thể vì sự thiếu hiểu biết, thiếu năng lực, có thể bị người khác lơi dụng, chỉ phối

và đặc biệt là sự thông đồng giữa hai hay nhiều chủ đại điện (như giữa nhà nước với các đoàn thể chính trị - xã hôi đại điện, các nhóm lợi ích) dẫn đến những việc làm đi ngược lại lợi ích của người chủ Đó là những rủi ro, nan giải trong sự uý quyền

Trang 34

có thể thông qua việc kiểm soát nhằm giới hạn quyền lực bằng pháp luật, bằng giáo đực để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong bộ máy quyền lực và người dân với tư cách là những ông chủ

Những giải pháp khắc phục những hạn chể đối với cơ quan dân cử và đại

biểu dân cử là:

- Phải có một bản hợp đồng, giao ước giữa người chủ và người đại diện về nội dung công việc, điều kiện làm việc, những ưu đãi tức là những quyền hạn và

trách nhiệm để tạo động cơ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của người đại điện - Phải có một cơ chế giám sát, kiểm tra và lựa chọn Để thực hiện điều đó phải có những thông tin cần thiết? Đây là vấn đề khó Khi mà chính người đại diện

cũng chưa hiểu biết đích xác những nhiệm vụ của mình sẽ làm trong những điều kiện cụ thể nào Do đó, trên thực tế, người ứng cử vào các cơ quan đại điện trong các cuộc tiếp xúc với cử tri thường nói vống khả năng của mình lên Vậy điều gì tạo

nên sự tin cậy của cử tri? Đó là những biểu hiện về năng lực, phẩm chất chính trị thể

hiện trong kết quả làm việc và tác phong gương mẫu trong đời sống ở cộng đồng

của anh ta ,

- Cần có chế độ báo cáo của cơ quan dân cử và đại biểu dân cử dé cử trí có thông tin, hoặc không bị chìm ngập trong quá nhiều thông tin

- Sự kiểm chế về mặt thể chế Khi quyền lực đã được uỷ nhiệm cho một cơ

quan dân cử, đại biểu dân cử thì tối thiểu phải có các chủ thể có đủ quyền lực để

phủ quyết hoặc ngăn cần, hạn chế hoạt động của cơ quan hay đại biểu dân cử đó

Nói chung có thể áp dụng nhiều hình thức, phương pháp để thực hiện cơ chế kiểm soát các cơ quan và đại biểu đân cử từ bên trong và từ bên ngoài của cơ quan quyền lực này

2 Nhân dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của quyền lực nhà nước

Bản chất của dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Từ dân là chú đến dân - làm chủ là cả một quá trình từ nhận thức đến hành động Trong một nhà nước dân

Trang 35

gíc biện chứng trong nội hàm dân chủ Đó cũng là sự khác nhau căn bản giữa nhà nước dân chủ XHCN với các nhà nước phong kiến, thực dân Dân chủ chính là sự kết hợp nhân dân vừa là chủ thể xã hội và vừa là khách thể của xã hội Hỗ Chí Minh đã chỉ ra rằng dân chủ chính trị nghĩa là “Tất cả quyền bính trong nước là của

toàn thể nhân dân Việt nam Việc nước là việc chung, mỗi một người con rồng cháu

tiên, bất cứ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một

a,"

phần" [51;113] Dân với cương vị là chủ thể xã hội thì dân chủ trước hết dân phải là chủ thể của quyền lực, đân có quyền được biết, được bàn, được quyết định và dân

phải được hưởng lợi Nhưng chỉ có nhà nước XHCN và nền dan chủ XHƠN mới

thật sự chăm lo đến lợi ích vật chất và tính thần của nhân đân, trước hết là nhân dân lao động Một nhà nước của dân, lợi ích vì dân không tự trên trời rơi xuống mà chỉ có được khi chính nhân dân xây dựng nên các nguyên tắc thể chế để thực thi quyền làm chủ của mình Với tư cách dân là khách thể xã hội, dé dan JA chi và dân làm chủ thì dân phải biết thực hành làm chủ, dân phải có những nghiã vụ, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, tức là dân phải tham gia vào các công việc nhà nước để thực hiện quyền làm chủ và bảo vệ quyền làm chủ, mà trước hết là dân kiểm soát các cơ

quan đại diện của chính mình Như vậy trong nền dân chủ thì quyền lợi của đân gắn

liền với nghĩa vụ của dân Điều kiện cần thiết, tất yếu xuyên suốt quá trình ấy đối với dân - với tư cách là người chủ nhân của xã hội - muốn làm chủ được tốt phải có kiến thức, phải có năng lực và phải hết mình cho sự nghiệp ấy Quyên lực nhà nước là quyên lực của dân, do dân uỷ quyển và nhân dân phải có quyền giám sát nhà

nước Khi nói đến dân chủ, là nói đến quyền hành nhà nước thuộc về dân, song

"quyên hành và lực lượng đều ở nơi đân" [57; 217] Đó là hai điều kiện cẩn và đủ

đối với một nhà nước dân chủ, nhà nước pháp quyền

Nhà nước dân chủ là nhà nước của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì đân, bao

nhiêu quyền hạn đều của dân, xây dựng nhà nước là rách nhiệm của đân Chính '

Trang 36

chủ Việt Nam, nhân dân bầu ra chính phủ của mình; về đối nội thì thực hành dan

chủ; đối với đế quốc, phong kiến và l phản động thì thực hành chuyên chính chống lại chúng Quyền lực của dân phải được thực hiện trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Muốn đạt các mục đích ấy, nhà nước phải: Xây dựng chính quyền nhân dan, thong qua việc cải tiến công tác, tẩy sạch chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, chính quyền phải liên hệ mật thiết với nhân dân, làm tròn nghĩa vụ nhân dân giao cho; xây dựng kinh tế, phát triển nông nghiệp, công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, cải tiến hệ thống kinh tế- tài chính nhà nước, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng Chống

những tàn tích thực dân, phong kiến, gột rửa những ảnh hưởng nô lệ, ngu dân của

chủ nghĩa thực dân, đế quốc và phong kiến

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (10/1947), Hồ Chí Minh nhấn mạnh,

muốn để nhà nước thật sự là cơ quan quyền lực của dân, nhà nước phải hoạt động

có hiệu lực, hiệu quả và phải kiểm kê, kiểm soát các hoạt động của nhà nước

Người nói, "muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành hay không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai

làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao nhiêu

khuyết điểm lồi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt

đi"[62; 287] Muốn kiểm soát, theo Hồ Chín Minh là phải có những phương thức, biện pháp, thích hợp, hiệu quả, "kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm" và "Người đi kiểm soát phải là những người có uy tín", phải kiểm soát từ trên xuống và

cả từ dưới lên Sau kiểm soát phải xử lý nghiêm các vi phạm

Dân chủ là nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua nhà nước bằng một hệ thống các thể chế gắn liền với các tổ chức quyền lực dân cử (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) Các hình thức thực thi đân chủ là đân chủ đại điện và dân chủ trực tiếp Thông qua những cơ hội, điều kiện rộng rãi, các cơ chế, chính ˆ

sách để nhân dân dân thực hiện quyền bầu cử các cơ quan quyền lực dân cử, tham

gia vào công việc nhà nước, xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách của nhà

Trang 37

nước kiểu mới, cần có kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực vi phạm các quyền làm chủ chủ

của nhân dân

Tư tưởng về mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân chính là cội nguồn của sự tham gia của nhân dân vào các công việc nhà nước và giám sát quyền lực nhà nước

3 Để đảm bảo quyền lực của nhân dân, cán bộ dân cử phải là công bộc của đân và phải chịu sự giám sát của nhân dân

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan dân cử phải hướng tới đảm bảo quyền lực của dân, vì dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Dân chủ và thực hành dân chủ liên quan mật thiết và chịu sự quyết định của chất lượng đội ngũ cán bộ Cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là nhân tố đảm bảo thực hiện quyền lực của nhân dân "Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong" "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Do đó, "cán bộ là công việc gốc của Đảng", "là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp" (55; 240, 269,

_ 2741

Kể từ sau ngày đất nước giành được độc lập, nhân dân có chính quyền trong

tay, việc chăm lo xây dựng một chính quyền trong sạch, mạnh mẽ và sáng suối là

Trang 38

viên, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; cán bộ phải biết đề cao tỉnh thần trách

nhiệm trước những nhiệm vụ được dân uỷ quyền, phải biết vận động nhân dân Hồ

Chí Minh nhấn mạnh phải biết "Dạy cán bộ và dùng cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu" [55; 274-284]

Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ phải hướng tới phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền,

nhà nước của dân, vì dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Cán bộ phải

có tài, có đức, hết lòng phục vụ nhân dân, nâng cao tỉnh thân phụ trách trước Đảng, trước tổ chức, trước nhân dân Cán bộ "Phải yêu kính nhân dân Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Tuyệt đối không được lên mặt quan cách mạng ra lệnh, ra oai với nhân dân Phải nấm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng thực hiện mọi chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt,

giấu khuyết điểm, sai lầm Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thật sự cầu thị, không được chủ quan Phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng Phải chí công vô tư lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" [55; 310-311] "Việc gì có lợi cho dân phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh” Cán bộ phải thông qua quần chúng nhân dân mà lựa chọn Để cán bộ thật sự là công bộc của dân, phải: chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo

và giúp đỡ cán bộ

Tư tưởng, quan điểm của Người về cán bộ là cơ sở để nhân dân giám sát đại biểu dân cử

4 Đảng lãnh đạo quá trình thực thi dân chủ là điều kiện đảm bảo phát huy vai trò nhân dân giám sát các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan dân cử nói riêng ở nước ta

Nói đến dân chủ, không chỉ nói đến quyền lực nhà nước là quyền lực của

Trang 39

thực hành đân chủ cồn liên quan mật thiết và phụ thuộc rất lớn vào dân chủ trong Đảng và trong nhà nước trong điều kiện Đảng cầm quyền

Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài Đảng phải làm trọn chức năng lãnh đạo nhà nước và xã hội trong việc thực hiện các nhiệm xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc, làm dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Do đó, cần phải

sửa đổi lối làm việc của Đảng để Đảng lãnh đạo nhà nước thực hiện tốt các quá trình đân chủ Muốn vậy, cần phải chống nhiều thứ bệnh trong đảng, quy lại có 3 thứ bệnh nguy hiểm nhất, đó là bệnh chủ quan - duy ý chí, bệnh chuyên quyền, lạm quyền và những căn bệnh suy thoái đạo đức, tham nhũng Dân chủ là con đường ngắn nhất đi tới lợi ích của nhân dân, làm cho chính quyền gần dân hơn Nhưng điều đó lại liên quan mật thiết với tổ chức của Đảng, với hoạt động của bộ

máy nhà nước Những biểu hiện của thiếu đân chủ như: Muốn nói mà không có chỗ

để nói, không được nói, hoặc không được bàn, không đám nói, hoặc có nói thì cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù đập; muốn tham gia công việc

nhà nước nhưng lại không được, không có điều kiện, không có và không tạo cơ hội

để tham gia công việc chính sự Cán bộ nếu không được nói những điều cần nói,

những điều tâm huyết, không được làm những điều được pháp làm sẽ sinh ra uất ức,

chán nản, buồn rầu, nản chí, hoặc không nói trước mặt mà chỉ nói sau lưng, trong Đảng thì im tiếng còn ngoài Đảng thì lắm mồm, sợ, ngại phê bình Thiếu đân chủ

còn thể hiện ở chỗ lãnh đạo ngại nghe người dân nói những điều khác với tư tưởng

chính thống Để phát huy dân chủ, thực hành dân chủ, trước hết là phải thực hiện tốt

dân chủ trong Đảng, trong các chi bộ; các đoàn thể, cơ quan, các tổ chức của Đảng

cần tự do tư tưởng làm cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không

đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh

thì thâm thì thào cũng hết Có thể nói, đây là giải pháp đơn giản nhất, là con đường

ngắn nhất nhưng hữu hiệu nhất trong thực hành dân chủ về mặt tư tưởng Thất chặt

Trang 40

qua việc củng cố đoàn kết, đấu tranh phê bình, gấn bó mật thiết Đảng với quần chúng Đảng viên phải luôn rèn luyện tư cách, phẩm chất, đạo đức, phải đi đầu

trong mọi công tác, khiêm tốn học hỏi quần chúng, giữ vững kỷ luật và chịu sự giám sắt của nhân dân Nếu cơ quan, cán bộ, đảng viên đem cái chủ quan của mình

cột vào cho quần chúng thì chẳng khác nào "khoét chân cho vừa giầy" Xuyên suốt

những vấn đề đó của các tổ chức Đảng, của đảng viên là "phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết”

HI CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ NHÂN DÂN THỰC HIỆN QUYỂN GIÁM SÁT

CO QUAN DAN CU VA DAI BIEU DÂN CỬ

Việc nhân dân giám sát các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử chỉ trở thành

hiện thực khi nhân dân là chủ thể quyên lực nhà nước, khi có những cơ sở pháp lý

quy định tổ chức và vận hành của các cơ quan dân cử và đại biểu dân cử

1- Cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan dân cử

Cơ sở để nhân dân thực hiện quyền giám sát các quan dân cử là Hiến pháp và

các luật quy định về vi trí, chức năng, nhiệm vụ đối với các cơ quan dân cử và đại biểu đân cử Nhà luật học và là nhà chính trị nổi tiếng Thomas Jefferson đã nói: "Trong các vấn đề quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trối anh ta lại bằng sợi dây xích hiến pháp để anh ta không làm

được những điều ác” (1789)

Những nội dung pháp luật cơ bản về quyền giám sát của nhân dân đối với các cơ quan dân cử ở nước ta:

- Địa vị pháp lý: Quốc hội và HĐND được lập thành do nhân dân trực tiếp lựa chọn thông qua định chế bầu cử và chịu sự giám sát của nhân dân

Quốc hội, HĐND là những thiết chế được thành lập do kết quả bầu cử trực tiếp của nhân dân Đó là những thiết chế hợp phdp (E ‘tat légal) Hiến pháp đầu

tiên 1946, và các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và HP 1992 sửa đổi năm 2001 đều

Ngày đăng: 14/05/2015, 19:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w