1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng tư tưởng đó của sinh viên trường đại học Thương Mại vào khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

31 308 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 64,27 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng tư tưởng đó của sinh viên trường đại học Thương Mại vào khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay. Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc và khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là nền tảng văn hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam do chính Người sáng lập trong gần 80 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc. Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt Nam yêu nước là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn đưa đến thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Chỉ có huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn ming dân chủ. Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng. Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng tư tưởng đó của sinh viên trường đại học Thương Mại vào khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay. Đề tài mang tính mở rộng cao, nhóm chúng em đã rất cố gắng song vẫn còn không ít những hạn chế và thiếu xót. Rất mong giảng viên và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài thảo luận được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Người nhắc tới hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối với vấn đề đoàn kết ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết của Người. Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó. Hồ Chí Minh nói nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Hồ Chí Minh Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt Nam đã có ý thức chung giòng giống – dòng máu Lạc Hồng. Trong buổi đầu dựng nước nhân dân đã cố kết với nhau trong trong khai phá làng mạc, làm thủy lợi để sản xuất và chống chọi với thiên nhiên, hành động xâm lược của các thế lực bên ngoài đã hình thành nên sự đoàn kết nhân dân trong tình làng nghĩa xóm. Văn hóa xóm làng của văn minh nông nghiệp lúa nước đã tạo ra tính cộng đồng và đoàn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất chiến đấu cũng như trong xây dựng tạo ra truyền thống dân tộc và tính bền vững của văn hóa dân tộc và truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam, tư tưởng đoàn kết, sự thống nhất máu thịt: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, đối với mỗi người Việt Nam yêu nước nhân nghĩa – đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, truyền thống cao cả và tốt đẹp. Những giá trị truyền thống dân tộc đã trở thành một triết lí nhân sinh: Một cây làm chăng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Hình thành phép ứng xử và tư duy chính trị : “Tình làng nghĩa nước”,”Nước mất thì nhà tan”, “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh” Những truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian mà còn được các anh hùng ở các thời kì khác nhau đúc kết nâng lên thành phương pháp đánh giặc cứu nước ; được thể hiện ở phương pháp thống nhất lợi ích, tư tưởng ; phương pháp nuôi dưỡng sứ dân và sủ dụng sức quân của Trần Hưng Đạo: “ Trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “ Tướng sĩ một long phụ tử”, “ Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”. Hay phương pháp tập hợp lực lượng và sức mạnh nhân dân của Nguyễn Trãi và hai cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh : “Dựng gậy làm cờ, tập hộp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân” ... Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết dân tộc. Người đã khẳng định “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. => Chủ nghĩ yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của đân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Trang 1

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 2

1.1 Cơ sở lý luận 2

1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc 2

1.1.2 Tư tưởng đoàn kết trong quan niệm phương Đông và phương Tây 3

1.1.3 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về đại đoàn kết dân tộc 5

1.2 Cơ sở thực tiễn 6

CHƯƠNG 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc 8

2.1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 8

2.1.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng 8

2.1.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc 12

2.2 Lực lượng đại đoàn kết dân tộc 13

2.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân 13

2.2.2 Điều kiện thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc 16

Không có núi sông thì dựa vào người 20

2.3 Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc 21

2.3.1 Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất………21

2.3.2 Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất 22

CHƯƠNG 3 Vận dụng tư tưởng đó của sinh viên Đại học Thương Mại vào việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay 27

KẾT LUẬN 29

Tài liệu tham khảo 30

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng nước

và giữ nước Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc gia dân tộc Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc và khát vọng tự

do là truyền thống của lịch sử Đó là nền tảng văn hóa tư tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân dân Việt Nam trong lịch

sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam do chính Người sáng lập trong gần 80 năm đã qua cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp, tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng

có lợi ích chung và cao cả của cả dân tộc Tư tưởng Đại đoàn kết đã trở thành tình cảm, suy nghĩ của mọi người Việt Nam yêu nước là sợi dây liên kết cả dân tộc và tạo nên sức mạnh to lớn đưa đến thắng lợi vẻ vang của dân tộc Chỉ có huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta mới đưa đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn ming dân chủ

Vì vậy, việc hiểu rõ và vận dụng tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và vận dụng tư tưởng

đó của sinh viên trường đại học Thương Mại vào khối đại đoàn kết dân tộc ở nước

ta hiện nay Đề tài mang tính mở rộng cao, nhóm chúng em đã rất cố gắng song vẫn còn không ít những hạn chế và thiếu xót Rất mong giảng viên và các bạn đónggóp ý kiến để đề tài thảo luận được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng hợp thành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy cụm từ “đoàn kết” được Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Người nhắc tới hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối với vấn đề đoàn kết ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởng đoàn kết của Người Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó

Hồ Chí Minh nói nhiều tới đoàn kết, đại đoàn kết, tuy nhiên chỉ một lần duy nhất Người định nghĩa về khái niệm đại đoàn kết: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”

       “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết

             Thành công, thành công, đại thành công”

       Hồ Chí Minh

Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt Nam đã có ý thức chung giòng giống – dòng máu LạcHồng Trong buổi đầu dựng nước nhân dân đã cố kết với nhau trong trong khai phálàng mạc, làm thủy lợi để sản xuất và chống chọi với thiên nhiên, hành động xâm lược của các thế lực bên ngoài đã hình thành nên sự đoàn kết nhân dân trong tình làng nghĩa xóm Văn hóa xóm làng của văn minh nông nghiệp lúa nước đã tạo ra tính cộng đồng và đoàn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất chiến đấu cũng như trong xây dựng tạo ra truyền thống dân tộc và tính bền vững của văn hóa dân tộc

và truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam, tư tưởng đoàn kết,

sự thống nhất máu thịt:

      -“ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Hay là: 

             “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

       Người trong một nước thì thương nhau cùng”

Trang 4

Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, đối với mỗi người Việt Nam yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, truyền thống cao cả và tốt đẹp.

Những giá trị truyền thống dân tộc đã trở thành một triết lí nhân sinh:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Hình thành phép ứng xử và tư duy chính trị : “Tình làng nghĩa nước”,”Nước mất thì nhà tan”, “Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”

Những truyền thống ấy không chỉ được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian mà còn được các anh hùng ở các thời kì khác nhau đúc kết nâng lên thành phương pháp đánh giặc cứu nước ; được thể hiện ở phương pháp thống nhất lợi ích, tư tưởng ; phương pháp nuôi dưỡng sứ dân và sủ dụng sức quân của Trần Hưng Đạo: “ Trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “ Tướng sĩ một long phụ tử”, “ Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước” Hay phương pháp tập hợp lực lượng và sức mạnh nhân dân của Nguyễn Trãi và hai cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh : “Dựng gậy làm cờ, tập hộp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền

là dân, lật thuyền cũng là dân” Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước nhân nghĩa- đoàn kết dân tộc Người đã khẳng định “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi , nó kết thành một làn song

vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” => Chủ nghĩ yêu nước, truyền thống đoàn kết,cộng đồng của đân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1.1.2 Tư tưởng đoàn kết trong quan niệm phương Đông và phương Tây

Các nền văn hoá - văn minh phương Đông thường xuất hiện gắn liền với các dòng sông – nơi con người có thể “bám” vào đó để sinh tồn

Với khởi nguồn và điều kiện ra đời như vậy, văn hoá truyền thống phương Đông

có một số đặc điểm tiêu biểu, khác với văn hoá phương Tây Bài viết này đi sâuvào những đặc điểm chủ yếu như sau:

Văn hoá phương Đông chủ yếu là văn hoá gốc nông nghiệp, trong khi văn hoá phương Tây chủ yếu thuộc loại hình gốc du mục và thương nghiệp

Trang 5

Tất nhiên nói như thế không có nghĩa là trong văn hoá phương Đông không có các yếu tố du mục và thương nghiệp (như đã thấy qua việc khảo sát các khu vực văn hoá phương Đông vừa trình bày ở trên) nhưng nhìn một cách tổng thể thì bản sắc nông nghiệp - nông thôn là nét chủ đạo.

Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình nông dân cùng canh tác trên một cánhđồng, ruộng đất nhà này tiếp giáp ruộng đất nhà kia Để có được năng suất, nhữngngười nông dân trong làng không thể không liên kết với nhau Chỉ có đoàn kết conngười mới chống được thiên tai “Lụt thì lút cả làng” vì vậy chỉ có sự đồng tâmhiệp lực của cả làng, cả xã thì mới đắp được đập, được đê ngăn nước Muốn chốnghạn, diệt sâu bệnh, chuột bọ, cũng cần sức mạnh của cả làng Môi trường canh

tác mang tính tập thể như thế chính là cơ sở để nảy sinh tính cộng đồng.

Đặc trưng này của văn hoá phương Đông khiến mỗi người khi hành động luôn luôn phải nghĩ đến cộng đồng, đến tập thể, xã hội Trong làng, người dân

thường tránh những việc làm phương hại đến tập thể Từ đây nảy sinh quan điểm sống vì tập thể Vì tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân Cũng vì thế

mà người phương Đông thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm (trong khi phương

Tây thì coi trọng quyền lợi) Quả thực, trong việc chống chọi với thiên tai, địch hoạ, nếu không có tinh thần trách nhiệm được đề lên thành nghĩa vụ thì không thể

có được chiến thắng

Những người trong làng sống nương tựa vào nhau, vì nhau, sống theo tinh thần

cộng đồng, do đó họ đối xử với nhau rất có tình cảm Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết bằng tình nghĩa họ hàng, bà con, láng giềng một cách mềm dẻo Có

người ví văn hoá ứng xử phương Đông mềm dẻo và linh hoạt như nước Vì

vậy mềm dẻo, trọng tình thực sự là một đặc trưng của văn hoá ứng xử phương

Đông Người ta sống với nhau bằng tình cảm thương yêu, bằng tinh thần cộngđồng, vì vậy sẵn sàng giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn, theo tinh

thần “lá lành đùm lá rách” Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng

đức, trọng văn, trọng sự hiếu hoà Từ tính cộng đồng, từ sự đùm bọc làng xã, sau

này truyền thống tốt đẹp ấy phát triển thành tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu

nước phương Đông.

Nếu so sánh với văn hoá phương Tây thì cũng thấy một sự khác biệt nhất định

Có thể nói, trong quan hệ ứng xử, phương Tây thiên về cá thể, trọng lí Đối với

phương Tây, con người cá nhân được đề cao Điều này có điểm mạnh là phát huycao độ sức sáng tạo cá nhân, tránh được sự dựa dẫm theo kiểu “cha chung không aikhóc” Hơn nữa lối ứng xử trọng lí giúp con người sống theo pháp luật một cách có

ý thức - điều mà các xã hội nông nghiệp phương Đông phải phấn đấu rất gian khổmới có được

Trang 6

1.1.3 Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về đại đoàn kết dân tộc

Chủ nghĩa Mác - Lê nin là cơ sở lí luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chủ nghỉa Mác - Lê nin cho rằng : Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ; Nhân dân là người sáng tạo ra lịch

sử ; Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc; Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lưc lượng cách mạng ; Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị

áp bức đoàn kết lại” Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin là vì chủ nghĩa Mác - Lê nin đã chỉ ra cho các dân tộc con đường tự giải phóng Lê nin cho rằng,

sự liên minh giai cấp trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng vô sản, nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa

số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lê nin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản Thông qua hoạt động

nghiên cứu và tìm hiểu của mình Hồ Chí Minh đã sớm nắm được linh hồn và vấn

đề cốt lõi của học thuyết Mác - Lê nin Những quan điểm cơ bản của chủ Mác – Lênin quyết định sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, từ đó Người đã có cơ sở khoa học để nhìn nhận, đánh giá chính xác sức mạnh của nhữnggiá trị truyền thống dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị truyền thống của cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới Chủ nghĩa Mác – Lê nin là cơ sở khoa học, là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản đã trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học trên cơ sở đó Hồ Chí Minh nhận xét, đánh giá về phong trào cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới đồng thời nhận thức và vận dụng sáng tạo những giátrị truyền thống dân tộc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Những bài học rút ra từ cuộc cách mạng các nước đã hình thành và hoàn chỉnh

tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Trang 7

1.2 Cơ sở thực tiễn

Về thực tiễn, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được hình thành trên

cơ sở tổng kết những kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới nhất là phong trào giải phóng đân tộc ở các nước thuộc địa

*Tổng kết phong trào cách mạng ở Việt Nam

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho thời kỳ cai trị và

áp bức của chúng đối với dân tộc ta trong suốt gần 80 năm trời ròng rã Nhưng cũng chính trong vòng gần 80 năm đó, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc lại sôi nổi hơn bao giờ hết( như các phong trào yêu nước như Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX ) nhưng cuối cùng vẫn thất bại.Thực tiễn hào hùng,

bi tráng của dân tộc đã chứng tỏ rằng, bước vào thời đại mới chỉ có tinh thần yêu nước thì không thể đánh bại các thế lực Đế quốc xâm lược “Sử ta dạy cho ta rằng khi dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta mới giành thắng lợi”

Hồ Chí Minh đã cảm nhận được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, đặc biệt là trong vấn đề tập hợp lực lượng (như cụ Phan Bội Châu chủ trương tập hợp 10 hạng người chống Pháp là : quý hào, quý tộc, nhi nữ, anh sĩ, du đồ, hồi đảng, thông ngôn, kí lục, bồi bếp, tín đồ thiên chúa giáo nhưng thiếu công nhân và nông dân) Người rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh không thể không có sự đoàn kết chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững chắc,và Người cũng thấy rõ yêu cầu khách quan của sự đoàn kết thống nhất trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn, khoa học Bởi vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc luôn được Người xem như vấn đề cót lõi trong quá trình đấu tranh của nhân dân ta sau này

*Tổng kết phong trào cách mạng trên thế giới

Bước chân ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng Từ 1911 đến 1941

Hồ Chí Minh đã đi đầu khắp hết các châu lục Đối với cách mạng thế giới Người

đã nghiên cứu các cuộc cách mạng Tư sản đặc biệt là cách mạng Mỹ và cách mạngPháp, Người đã rút ra kết luận : cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “Chưa đến nơi” Cách mạng thành công mà quyền nắm trong tay bọn ít người, dân chúng vẫn bị áp bưc bóc lột và nghèo nàn Tổng kết thực tiễn đấu tranh của các dân tộc thuộc địa Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi

vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai

Trang 8

cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…” Yêu cầu đặt ra là phải có một tổ chức để đoàn kết thống nhất cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa Đế quốc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt trong việc tìm đường cứu nước.

*Tổng kết kinh nghiệm từ cách mạng tháng 10 Nga

Tháng 9/1917, Lenin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn Chúng

ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình Chúng ta

đã giành được đa số trong nhân dân Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta” Với

sự ủng hộ từ người dân các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bolshevik tiến hành Cách mạng đã chín muồi.Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga CMT10 Nga thành công (1917) đã soi sáng mọi trái tim yêu nước trên khắp thế giới Trở thành “ngọn hải đăng” soi sáng những “con tàu” cách mạng đang lạc tay lái lúc bấy giờ Đối với Hồ Chí Minh thì đây là bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân Đến với Lê-nin, đến với cách mạng tháng Mười Nga, từ chỗ chi tiết đến CMT10 một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường CMT10 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới Hồ Chí Minh nhận ra nhiều yếu tố, nhiều điều mới trong đó nếu những người Bôn-Sê-Vích Nga không thực hiện đoàn kết rộng rãi thì không thể đánh thắng 14 nước đế quốc, không thắng nổi thù trong, giặc ngoài để bảo vệ Nhà nước Xô Viết non trẻ đầu tiên vừa mới ra đời – đây là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữchính quyền cách mạng Chính những điều trên đã giúp Người hiểu sâu sắc thế nào

là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này

Đối với phong trào ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Hồ Chí Minh đặc biệt chú

ý đến Trung Quốc và Án Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng ( đoàn kết các dân tộc, các giai tầng, các đảng phái và tôn giáo…Nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kì cách mạng)

Trang 9

CHƯƠNG 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

2.1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

2.1.1 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

Phân biệt chiến thuật, sách lược, chiến lược

Mặc dù chiến thuật và chiến lược có mối quan hệ khăng khít, lệ thuộc lẫn nhau, nhưng hai khái niệm này khác nhau về cơ bản Chiến thuật là một tổ hợp các hành động cụ thể nhắm đến các mục tiêu trong ngắn hạn Do đó, chiến thuật có thể thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt, tùy theo hoàn cảnh Nếu như chiến thuật gắn liền với từng trận đánh thì chiến lược quan tâm tới toàn cục cả cuộc chiến Có thể nói, chiến lược là một thứ lôgic vĩ mô kết nối các mục tiêu lớn với các nguồn lực cơ bản mà một quốc gia sẵn có.1Nhiệm vụ của chiến lược không phải là giành các thắng lợi nhỏ lẻ mà là đảm bảo sự hài hòa, nhất quán trong chính sách và ổn định vĩ mô về lâu dài

Do đó, tầm quan trọng của chiến lược dường như hết sức hiển nhiên Tuy vậy, chuyên gia Raphael Cohen của Viện nghiên cứu RAND nhận thấy rằng trên thực

tế, chiến lược thường khiến người ta thất vọng bởi đa số các chiến lược đều dài dòng, thiếu thực chất trong khi lãnh đạo lại không sẵn sàng chấp nhận những sự đánh đổi khó khăn, vốn là một phần tất yếu của chiến lược.2

Ngay cả trong giới học giả vẫn luôn tồn tại một luồng ý kiến cho rằng chiến lược không có vai trò đáng kể trong hoạch định chính sách

Tuy nhiên, nếu nhìn vào hai cuộc chiến trường kỳ của Mỹ ở Việt Nam và I-rắc thì

có thể thấy rằng tuy chiến thuật quân sự của người Mỹ hoàn toàn hiệu quả nhưng rốt cục họ vẫn không đạt được mục tiêu chính trị và thắng lợi cuối cùng, do không

có chiến lược đúng đắn dẫn đường chỉ lối Cần lưu ý rằng, khác với chiến thuật, chiến lược không phải là một công thức Giá trị của chiến lược một phần rất lớn nằm ở chỗ định hình đường lối tư duy và dẫn dắt các cuộc tranh luận trong giới tinh hoa  Do đó, khó có thể thấy được ngay tính hiệu quả của chiến lược Tuy  vậy, điều này không chứng tỏ chiến lược không hữu dụng mà chỉ cho thấy chúng tacần thiết kế một khung đánh giá hợp lý dành riêng cho chiến lược

Sách lược là những biện pháp, cách thức, đường lối, hình thức tổ chức và đấu

tranh cụ thể được thực hiện trong một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện thành

1 Xem thêm Richard K Betts “Is Strategy an Illusion?” International Security 25, số 2 (2000): 50.

5-2 Cohen, Raphael S “Why Strategies Disappoint and How to Fix Them”, Lawfare, ngày

19/3/2017, https://www.lawfareblog.com/why-strategies-disappoint—and-how-fix-them.

Trang 10

công một chính sách, chiến lược nào đó Trong quân sự, sách lược là những hành động cụ thể như viện trợ quân sự, sử dụng lực lượng quân đội, vũ khí, để thực hiện thành công một chính sách quân sự cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài ách lược của bạn là hành động hay chuỗi các hành động cụ thể và lịch trình màbạn sẽ sử dụng để biến chiến lược thành hiện thực Nếu như bạn có khá nhiều chiến lược, bạn sẽ phải có những sách lược khác nhau cho mỗi chiến lược ấy. 

Chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt

được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó

Chiến lược liên quan đến các định hướng lớn, tạo ra những kết quả to lớn tại nhữngkhu vực quan trọng và then chốt trong dài hạn, có sự tích lũy kế thừa, mà kết quả này chỉ có thể có được từ hoạt động nhất quán, tập trung Sự nhất quán và tập trung

là cần thiết, vì nguồn lực không phải là vô hạn Như vậy, chiến lược thể hiện rõ sự

ưu tiên Nếu cùng làm tất cả những điều "quan trọng" thì đó không phải là chiến lược với đúng ý nghĩa của nó Trong tương quan với chiến lược thì chiến lược là kếhoạch quy mô lớn, mang viễn kiến và tầm bao quát rộng; còn sách lược là chuỗi những hành động và lịch trình chi tiết nhằm cụ thể hóa và thực hiện chiến lược

Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng.Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm hình thành và phát huy  sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của dân tộc, củanhân dân lao động

Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ đơn giản làphương pháp tổ chức, tập hợp lực lượng, mà cao hơn là một bộ phận hữu cơ, một

tư tưởng xuyên suốt trong đường lối chiến lược cách mạng, Người khẳng định:

“Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị” 3 Cóthể nói đoàn kết dân tộc vừa là điều kiện tiên quyết, sống còn đối với sự nghiệpcách mạng, đồng thời là tôn chỉ, mục đích, là nhiệm vụ hàng đầu mà sự nghiệpcách mạng cần hướng và đạt tới

Với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không phải là một chủ trương, một chiến lược xuấtphát từ nguyện vọng, từ ý muốn chủ quan của lực lượng lãnh đạo mà là sự đúc kếtnhững đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng do quần chúng tiến hành Nếunhư xuất phát từ nhu cầu của lực lượng lãnh đạo cách mạng, đại đoàn kết dân tộc

sẽ chỉ dừng lại là một thủ đoạn chính trị nhằm đạt được mục đích, một ý đồ nhấtđịnh Ngược lại, nhìn nhận đoàn kết dân tộc như một đòi hỏi tự thân, khách quan

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr.244

Trang 11

của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng thì đại đoàn kết là sựnghiệp của dân, do dân và vì dân Do đó, trong tiến trình lãnh đạo cách mạng,Người yêu cầu không được có bất cứ lúc nào lơ là nhiệm vụ xây dựng khối đạiđoàn kết dân tộc Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại trongnhận thức mà được cụ thể hóa trong mọi bước đi, giai đoạn phát triển của cáchmạng, Người nói: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổquốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”.4

Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước là một công việc hếtsức hệ trọng, to lớn và vô cùng khó khăn Nhiệm vụ đó chỉ có thể thành công khiquy tụ được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc vì đoàn kết mới tạo nên sức mạnh,tạo nên lực lượng hùng hậu có thể đương đầu và chiến thắng kẻ thù

Chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

có thể điều chỉnh cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn được Hồ Chí Minh coi là vấn đề sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng

Ngay sau khi ra đời, ngày 18-11-1930, Đảng ta đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam nhằm tập hợp rộng rãi các giai cấp, dân tộc, tôn giáo,tầng lớp xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc thực hiện thắng lợi mục tiêu, con đường đã chọn Suốt 85 năm qua, với các phương thức hoạt động, hình thức tổ chức, tên gọi khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã lớn mạnh không ngừng và

có những đóng góp hết sức to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ĐĐK toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kỳ

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặt trậndân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (19-5-1941) đã tập hợp các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và các tổ chức cứu quốc, đoàn kết, động viên toàn dân nổi dậy giành chính quyền, đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng

lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, 2011, tr.244

Trang 12

Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam, tạo sức mạnh để nhân dân ta “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy

nhào”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

Với Người, đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của thành công: “Đoàn kết, đoàn

kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công”5

Thực tiễn cách mạng đã trả lời giữa đoàn kết và thành công có mối quan hệ chặtchẽ với nhau bởi phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vàochính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết Là người lãnh đạo tối cao cuộckháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết khôngchỉ tạo nên sức mạnh mà là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thànhbại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù Để lý giải một nước Việt Namnghèo nàn, lạc hậu lại có thể đương đầu và đánh bại một tên thực dân đầu sỏ có ưuthế tuyệt đối về vật chất, phương tiện chiến tranh, Người nói: “Toàn dân Việt Namchỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, Chỉ có một ý chí: Quyết không chịu mấtnước, Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lậpcho tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vữngchắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầunhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”6 Thực tiễn cách mạng Việt Nam đãtrả lời, có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổbao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu Trongquá trình lãnh đạo cách mạng, Người đặc biệt quan tâm tới vấn đề đoàn kết vì đoànkết là mấu chốt của thắng lợi và rút ra một bài học lớn đồng thời là quy luật mangtính sống còn của dân tộc Việt Nam: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân tađoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân takhông đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”7

2.1.2 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi Do đó, đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là

5 Sđd, tập 13, tr.119

6 Sđd, tập 3, tr.256; tr.168

7 Sđd, tập 5, tr.178-179; tr.33

Trang 13

mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng

Trong lễ ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, thay mặt Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc"

Theo quan niệm của Người, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết "mọi người mang trong mình dòng máu con Lạc, cháu Hồng", là đoàn kết "mọi con dân đất Việt", đoàn kết "mỗi một người con Rồng, cháu Tiên" Đây không chỉ là mục tiêu, nhiệm

vụ hàng đầu của Đảng, mà cũng là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc, vì

nó là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển hóa những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Và chính Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp đó Nghiên cứu những bài viết, bài nói của Người, ta thấy hầu như không bài nào vắng bóng những từ

"đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" Trên cương vị và uy tín của mình,  Người đã dành khá nhiều thời gian viết thư gửi nam, phụ, lão, ấu, đồng bào các dân tộc, côngnhân, nông dân, bộ đội, nhân sĩ, trí thức, giới công thương, Việt kiều, đồng bào cáctôn giáo, v.v nhằm duy trì và mở rộng khối đại đoàn kết

Đối với đồng bào các dân tộc, Người kêu gọi: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều

là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau

Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta

Ngày nay, nước Việt Nam là nước chung của chúng ta

Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta" (Trích thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam tại Plây Cu ngày 19-4-1946)

Để thực hiện mục tiêu này, Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là

ở nơi quần chúng; phải thấm nhuần lời dạy "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"

Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm

vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng Bởi vì, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có

Trang 14

đường lối đúng thì chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng Thựclực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc Năm 1963, khi nói chuyện với cán bộ tuyên truyền và huấn luyện miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc: Một là đoàn kết Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Chỉ đơn giản thế thôi Bây giờ mục đích của tuyên truyền huấn luyện là: Một là đoàn kết Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà"

Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng Từ trong phong trào đấu tranh

để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc,

tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người

2.2 Lực lượng đại đoàn kết dân tộc.

2.2.1 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

Người đã từng nói:

        "Xét trong lịch sử Việt Nam,

        Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng,

        Nhiều phen đánh bắc dẹp đông

        Oanh oanh liệt liệt con Rồng, cháu Tiên!

Khái niệm Dân, trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng Người dùng các khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "con Rồng cháu Tiên", không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái trai, giàu, nghèo Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất

và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có

Trang 15

đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ"8

Như vậy dân và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với tư cách

là mỗi con người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, với những mối liên hệ cả quá khứ và hiện tại, họ là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết dân tộc thực chất là ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN.Điều đó được nêu trong bức thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31-5-1946:

"Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!

Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ Có như thế mới thành đại đoàn kết,

có đại đoàn kết thì tương lai chắc sẽ vẻ vang "

Trong thư gửi các linh mục và đồng bào công giáo Việt Nam ngày 25-12-1945, HồChủ tịch viết: "Trong lịch sử Việt Nam ta, lần này là lần đầu mà đồng bào công giáo ta làm lễ Nôen một cách vui vẻ, sung sướng trong nước Việt Nam độc lập, tự do" Người tin rằng: "Đồng bào công giáo quyết một lòng với nhân dân toàn quốc

để giữ vững nền tự do độc lập đó"

Gửi thư cho Hội Phật tử Việt Nam ngày 30-8-1947, Người cảm ơn sự đóng góp của đồng bào phật tử trong cuộc kháng chiến cứu nước và mong đồng bào đoàn kết, cố gắng thêm, cố gắng mãi cho đến ngày trường kỳ kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công

Gặp gỡ Việt kiều ở Pháp năm 1946, Bác căn dặn mọi người đoàn kết, giúp nhau tiến bộ, cố gắng học một nghề gì có ích để phục vụ dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!

Thành công, thành công, đại thành công!

Ngày 6/6/1941, Nguyễn Ái Quốc, trong lời hiệu triệu “Kính cáo đồng bào” vớinhận thức sau khi Pháp đã bị mất nước vào tay phát xít Đức và phát xít Nhật bị salầy ở Trung Hoa, nên cơ hội tự giải phóng mình lớn chưa từng thấy đã tới với hơnhai mươi triệu người Việt Nam Người con yêu nước vĩ đại Nguyễn Ái Quốc đã lýgiải, sở dĩ trước đây nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dù dân tộc ta đã cónhững tấm gương oanh liệt nổi dậy chống giặc ngoại xâm của các bậc lão tiền bốinhư Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến… nhưng “việc lớn

8Hồ Chí Minh - Toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, Tập 7, tr 438.

Ngày đăng: 11/04/2020, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w