Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng, nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốn nhưng có nhu cầu đầu tư lớn. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài giúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ…Vì vậy, đầu tư nước ngoài là một xu thế đặc trưng của toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng đối với những nước đang phát triển. Nắm vững xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH HĐH phát triển của đất nước. Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, với việc ban hành Luật ĐTNN năm 1987 và sửa đổi năm 2005, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.Đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, mà còn đối với mỗi một địa phương như tỉnh Bắc Ninh. Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển (Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01011997), nhờ có nhiều lợi thế, nên tỉnh đã đạt được những thành quả kinh tế quan trọng: kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,1%năm; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNHHĐH, năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 77,82%, dịch vụ 16,57%, nông lâm nghiệp thủy sản 5,61%.Đóng góp vào những thành quả phát triển kinh tế xã hội nêu trên có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triển khai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Bắc Ninh đã thu hút 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 4,5 tỷ USD.Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 67% số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản (chiếm 14% số lượng dự án và 13% số vốn đầu tư). Về đối tác, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc Ninh lớn nhất. Tính đến năm 2012, Hàn Quốc có 127 dự án đang hoạt động chiếm tỷ trọng 37% số dự án và với số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI của tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm: năm 2006 là 9,7%; năm 2011 là 40,03% và năm 2012 là 47,5% tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN tăng nhanh qua các năm; Năm 2005 đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng, chiếm 62% GTSX công nghiệp toàn tỉnh. Doanh nghiệp FDI đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNHHĐH. Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN giai đoạn 20012005 đạt 5.184 tỷ đồng, chiếm 24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và giai đoạn 20062010 đạt 43.681 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2012, GTSX công nghiệp khu vực này chiếm 83%. Đây là mức lớn nhất từ trước đến nay, trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử). Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh. Giai đoạn 20012005, tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 54,85 triệu USD, chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Giai đoạn 2006 – 2010, đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. Năm 2011 và 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.581 triệu USD và 13.579 triệu USD. Đây là những năm kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đồng thời chiếm tỷ trọng cao (97,73% và 98,97%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Sự phát triển của doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Giai đoạn 20012005, doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đóng góp 259 tỷ đồng, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 20062010, đóng góp 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh và năm 2012, mức đóng góp tăng lên 15,44%.Doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Đến năm 2010, đã tăng lên 36.800 người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh. Ngoài những kết quả nêu trên, các doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như: công nghiệp điện tử, công nghệ cao; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý kinh doanh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm mới.Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng nỗ lực của công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Dựa trên các chính sách thu thút đầu tư chung của cả nước, các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa thành các chính sách của tỉnh nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế bất cập.Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của Bắc Ninh còn quá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sự quan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư. Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự án FDI chưa đồng bộ. Công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấp phép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài chưa đủ mạnh. Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phép đầu tư.Xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phương diện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàng năm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp về quyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh. Đó là làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các doanh nghiệp FDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh? Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn thạc sỹ của mình.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-NGUYỄN THỊ VUI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứutrong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học
tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Lương Thanh đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Vui
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC HÌNH VẼ iv
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 11
1.1 Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
1.1.3 Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội 14
1.2 Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 16
1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16
1.2.2 Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 18
1.2.3 Nội dung của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh 19
1.3 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước: 24
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế : 24
Trang 41.3.2 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của
một số địa phương trong nước 26
1.3.3 Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh 28
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH 30
2.1 Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 30
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh: 30
2.1.2 Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 33
2.1.3 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 35
2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh: 38
2.2.1 Chủ trương thu hút đầu tư: 38
2.2.2 Xây dựng và công bố danh mục thu hút đầu tư: 40
2.2.3 Tạo lập môi trường đầu tư: 40
2.2.4 Cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư: 42
2.2.5 Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động đầu tư: 42
2.2.6 Hỗ trợ doanh nghiệp: 43
2.3 Đánh giá chung về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước tại tỉnh Bắc Ninh: 44
2.3.1 Những thành công đã đạt được: 44
2.3.2 Những mặt còn hạn chế: 45
2.3.3 Một số nguyên nhân hạn chế: 46
Chương 3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 48
Trang 53.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020 48
3.1.1 Bối cảnh quốc tế 48
3.1.2 Bối cảnh trong nước 49
3.1.3 Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 50
3.2 Định hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 51
3.2.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 51
3.2.2 Định hướng thu hút FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 54
3.2.3 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 57
3.3 Giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020: 58
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách: 58
3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch: 59
3.3.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư: 60
3.3.4 Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ: 61
3.3.5 Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư: 62
3.3.6 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc giám sát các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 63
3.3.7 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: 64
PHẦN KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Thuật ngữ
1 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of
Southeast Asian Nations)
2 BOT Hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Build -
Operation - Transfer)
3 BT Hình thức Xây dựng - Chuyển giao (Build - Transfer)
4 BTO Hình thức Đầu tư - Chuyển giao – Kinh doanh
(Build-Transfer-Operation)
5 CHH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
6 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
7 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
8 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
9 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
10 GTSX Giá trị sản xuất
11 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
12 JETRO Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (Japan External Trade
Organization)
13 JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)
15 KOTRA Vắn phòng xúc tiến thương mại Hàn Quốc (Korea Trade
Promotion Agency)
16 QLNN Quản lý Nhà nước
17 ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development
Assistance)
18 OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (Organisation for
Economic Co-operation and Development)
19 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial
Trang 723 UBND Ủy ban Nhân dân
25 VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
26 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Số hiệu
1 Bảng 2.1 So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Ninh với cả
nước và vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010 32
4 Bảng 2.4 Số lượng và cơ cấu lao động chia theo khu vực 36
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ
1 Đồ thị 2.1 Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp FDI 362
Đồ thị 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Khu vực FDI so với
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại diễn ra nhanh chóng,nhiều quốc gia và nhiều công ty đang nắm trong tay lượng vốn dự trữ khổng lồ cónhu cầu đầu tư ra nước ngoài Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nước thiếu vốnnhưng có nhu cầu đầu tư lớn Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoàigiúp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xâydựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và sứccạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ…Vì vậy, đầu tư nước ngoài là một xu thế đặctrưng của toàn cầu hóa là nhân tố quan trọng đối với những nước đang phát triển Nắm vững xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở nước ta Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phầnkhai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sứcmạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH phát triển của đất nước
Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, với việc ban hành Luật ĐTNNnăm 1987 và sửa đổi năm 2005, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng phát huyvai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam
Đầu tư nước ngoài không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xãhội của cả nước, mà còn đối với mỗi một địa phương như tỉnh Bắc Ninh
Trải qua 16 năm xây dựng và phát triển (Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày01/01/1997), nhờ có nhiều lợi thế, nên tỉnh đã đạt được những thành quả kinh tếquan trọng: kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 14,1%/năm; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH, năm 2012, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 77,82%, dịch vụ 16,57%,nông lâm nghiệp thủy sản 5,61%
Đóng góp vào những thành quả phát triển kinh tế - xã hội nêu trên có vai tròquan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Trang 11Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triểnkhai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cảithiện môi trường đầu tư, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005, vốnđầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm Tính đến hết năm 2012, Bắc Ninh đã thuhút 343 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 4,5 tỷ USD.Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo(chiếm 67% số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản(chiếm 14% số lượng dự án và 13% số vốn đầu tư) Về đối tác, Hàn Quốc và NhậtBản là hai quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc
Ninh lớn nhất Tính đến năm 2012, Hàn Quốc có 127 dự án đang hoạt động chiếm
tỷ trọng 37% số dự án và với số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn FDI của tỉnh Sốlượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng sốvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh Bắc Ninh
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh tăng dần qua các năm:năm 2006 là 9,7%; năm 2011 là 40,03% và năm 2012 là 47,5% tổng sản phẩm xãhội toàn tỉnh Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN tăng nhanh qua các năm; Năm 2005đạt 1.462 tỷ đồng và năm 2010 đạt 22.859 tỷ đồng, chiếm 62% GTSX công nghiệptoàn tỉnh
Doanh nghiệp FDI đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theohướng CNH-HĐH Giá trị sản xuất khu vực ĐTNN giai đoạn 2001-2005 đạt 5.184
tỷ đồng, chiếm 24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và giai đoạn 2006-2010 đạt43.681 tỷ đồng, chiếm 46% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Năm 2012,GTSX công nghiệp khu vực này chiếm 83% Đây là mức lớn nhất từ trước đến nay,trong đó chủ yếu từ ngành chế biến, chế tạo (sản xuất linh kiện điện tử)
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu củaBắc Ninh Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực này đạt 54,85triệu USD, chiếm 19,2% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Giai đoạn 2006 – 2010,đạt 2.444,3 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh Năm 2011 và
2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.581 triệu USD và 13.579 triệu USD Đây là những
Trang 12năm kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, đồng thời chiếm tỷ trọngcao (97,73% và 98,97%) trong kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Sự phát triển của doanh nghiệp FDI đã đóng góp ngày càng lớn vào nguồn thungân sách của tỉnh Giai đoạn 2001-2005, doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đónggóp 259 tỷ đồng, chiếm 8% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; Giai đoạn 2006-2010,đóng góp 1.565 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách toàn tỉnh và năm 2012,mức đóng góp tăng lên 15,44%
Doanh nghiệp FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Năm
2006, doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 7.699 người lao động, chiếm 12% tổng
số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh Đến năm 2010, đã tăng lên 36.800người, chiếm 30,9% tổng số lao động trong các doanh nghiệp toàn tỉnh
Ngoài những kết quả nêu trên, các doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò quantrọng trong việc hình thành nhiều ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn của tỉnh như:công nghiệp điện tử, công nghệ cao; thúc đẩy chuyển giao công nghệ, năng lựcquản lý kinh doanh; thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhiều sản phẩm mới.Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành tựu trên đây là sự cố gắng
nỗ lực của công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Dựa trên các chính sáchthu thút đầu tư chung của cả nước, các cơ quan quản lý đã cụ thể hóa thành cácchính sách của tỉnh nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng hấp dẫn, thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước
về đầu tư của tỉnh vẫn còn một số hạn chế bất cập
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư của Bắc Ninh cònquá chú trọng vào việc thu hút và kêu gọi các dự án đầu tư FDI mới, chưa giành sựquan tâm thích đáng cho công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI saucấp phép đầu tư Cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban Nhân dân cấphuyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát các doanh nghiệp dự ánFDI chưa đồng bộ Công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI sau cấpphép còn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị làm công tác tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư
Trang 13nước ngoài chưa đủ mạnh Một số dự án FDI không đạt hiệu quả mong muốn, một
số dự án dừng hoạt động hoặc không triển khai thực hiện đã bị thu hồi giấy phépđầu tư
Xét tương quan một số chỉ số như: hiệu quả đầu tư của vốn FDI trên phươngdiện đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, hay số thu nộp ngân sách hàngnăm trên tổng vốn đăng ký đầu tư thì chỉ số của Bắc Ninh vẫn còn chưa cao Ngoài
ra, một số doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tranh chấp vềquyền lợi giữa công nhân với chủ sử dụng lao động, an toàn lao động, gây ô nhiễmmôi trường, vay nợ và không có khả năng thanh toán…Thực trạng đó đã ảnh hưởngnhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, hạn chế việc mở rộng đầu tư của các dự
án đầu tư đã thực hiện, đồng thời làm suy giảm sức thu hút đối với các nhà đầu tưnước ngoài khác
Thực trạng trên đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề cho phía cơ quan quản lý Nhànước của tỉnh Đó là làm thế nào để quản lý một cách có hiệu quả các doanh nghiệpFDI nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, góp phầnphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh?
Từ những lý do trên đây, nên tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” cho luận văn
thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu:
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu Dưới đây là nghiên cứu củamột số tác giả:
- Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mại (2012), trong “Giải pháp thúc đẩy và nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, kỷ yếu hội thảo khoa
học diễn ra tại Hà Nội, tháng 3/2012, đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy và nâng caochất lượng dòng vốn FDI và làm thế nào để quản lý, sử dụng một cách hiệu quảnguồn vốn này nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội Việt Nam đến năm 2020
Trang 14- Phạm Thị Thanh Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011),
Đề tài “Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam”, Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã phân tích tác động của môi trường thểchế cấp tỉnh đối với khả năng thu hút FDI thông qua đo lường tác động của các chỉ
số thành phần PCI đến FDI, từ đó đánh giá yếu tố thuộc về thể chế có tác độngmạnh nhất và các yếu tố có tác động yếu hơn đến FDI Đề tài đã đưa ra nhữngkhuyến nghị chính sách đối với tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư
- Nguyễn Thị Thanh Hải (2012), “Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ Đại học Quốc gia Đà Nẵng, đã đưa ra : (1) cơ sở lý luận, khoa học và thực
tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò củaloại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế; nêu lên sự cần thiết khách quanquản lý hành chính Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài hiện nay (2) Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạtđộng QLNN đối với các doanh nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế,yếu kém cần khắc phục và chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó.(3) Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLNNđối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
- Luận văn “Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” được đăng tải trên trang: www.luanvan.net.vn đề cập đến nội
Trang 15dung : những lý luận chung và hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nướcngoài tại Việt Nam, đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tácquản lý về ĐTNN.
- Luận án “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” được đăng tải trên trang:
www.luanvan.co Đây là một trong những công trình chuyên khảo đầu tiên nghiêncứu có hệ thống và tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nướcbằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phíaNam Việt Nam
- Luận văn “Môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh” được đăng tải trên trang:
www.luanvan.co đề cập tới nội dung : môi trường đầu tư và các nhân tố thuộc môitrường đầu tư, thực trạng công tác hoàn thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh
và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện môi trường đầu tư
Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử cũng đã cókhông ít bài viết đề cập đến vấn đề có liên quan này:
- GS.TS Nguyễn Bích Đạt (2004), “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài – vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, đề tài KH-CN cấp Nhà nước KX01.05, Hà Nội.
- Nguyễn Chí Dũng, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội, 1996, “Hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam”.
- Cao Thị Lệ (2008), Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế Chính trị, “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam”.
- Mai Thanh “Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội”, chuyên mục Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trần Xuân Giá (2001),“Môi trường và chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2001.
- Thanh Thủy (2010), “Vốn FDI: thu hút và quản lý sao cho hiệu quả”, Báo
Thông tin tài chính số 16/2010
Trang 16- Vũ Thị Thu Hằng (2010), “Một số giải pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”, Tạp chí quản lý Nhà nước số 176/2010.
- “Chấn chỉnh quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Website của Thông
tấn xã Việt Nam – 21/9/2011
- “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài”,
website của Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam: http://www.voer.edu.vn
- “Nhìn lại 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, “Một số vấn đề đặt ra trong phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam” đăng trên website:
www.tapchitaichinh.vn
- Nguyễn Văn Hùng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế (2001), Học viện CTQG Hồ
Chí Minh, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam hiện nay”
- Phan Thị Mỹ Hạnh, Luận văn thạc sỹ kinh tế (2000), “Đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai”.
Qua nghiên cứu, các tài liệu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễnquản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:vai trò, nội dung, yêu cầu của quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài; phân tích và quản lý Nhà nước đối với hoạt động của loại hìnhdoanh nghiệp này trong những năm qua, nghiên cứu kinh nghiệm một số nước để từ
đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI
ở Việt Nam và ở một số địa phương
Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau củaquản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng Tuy nhiên, hiện tại chưa có tàiliệu nào đi sâu vào nghiên cứu về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Do đó, tác giả luận văn đã tập trungnghiên cứu lĩnh vực này
Trang 173 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Mục đích :
- Mục tiêu chung : Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềquản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI ở phạm vi quốc gia cũng như địa bàncấp tỉnh
- Mục tiêu cụ thể : Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nước đối vớidoanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Các dự án FDI trong và
ngoài khu công nghiệp)
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng 10 năm
2002-2012, đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2013-2020
- Phạm vi nội dung : Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối
với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Cụ thể như :
+ Tạo lập môi trường thu hút đầu tư (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế- xã hội…)
Trang 18+ Hỗ trợ các doanh nghiệp FDI (Thuế, phí, mặt bằng …)
+ Thanh tra giám sát các dự án FDI
+ Các nội dung khác
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu so sánhkết hợp lý luận, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về thànhphần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để phân tích, đánh giá, luận giải các nội dungcủa luận văn Cụ thể như sau:
5.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Nghiên cứu một cách toàn diện, lịch sử và cụ thể về hoạt động quản lý Nhànước đối với doanh nghiệp FDI và vai trò của loại hình doanh nghiệp này đối vớiphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mối liên hệ biện chứng giữa các nhân tố thu hútvốn đầu tư nước ngoài, những đóng góp, hạn chế trong 10 năm trở lại đây và đềxuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với loại hình doanhnghiệp nói trên tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
5.2 Các phương pháp thống kê:
5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin từ các báo cáo của các cơ quan có liên quan như CụcThống kê, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,Cục Thuế Bắc Ninh, để tổng hợp số liệu về số lượng các doanh nghiệp, dự ánFDI, số vốn đăng ký, số vốn giải ngân, cơ cấu FDI, số liệu về những đóng góp trongxuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp,
5.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tổng hợp theo cácphương pháp tổng hợp thống kê như sắp xếp, phân tổ, hệ thống các bảng biểu thống
kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất
Trang 195.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi đã thu thập và tổng hợp số liệu thì phải phân tích được số liệu, sửdụng các phương pháp sau:
- Phương pháp mô tả thống kê
- Sử dụng các phương pháp so sánh, mô hình hoá, đồ thị
6 Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đã góp phần làm rõ thực trạng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài,đặc biệt là thực trạng quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp FDI tại tỉnh BắcNinh Luận văn đã đánh giá được những thành công và hạn chế của công tác quản lýNhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian từ 2002-2012
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý Nhà nước đối với các doanhnghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm góp phầnhoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnhBắc Ninh Cụ thể như: tăng cường cơ chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước đốivới các doanh nghiệp FDI; ban hành các chính sách hỗ trợ đối với các lĩnh vực đặc biệtkhuyến khích đầu tư; hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; tăngcường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhânlực; cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với cácdoanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh
Các kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ quản lý Nhànước đối với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh
7 Kết cấu của luận văn:
Nội dung của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, bao gồm ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Lý luận chung về Đầu tư trực tiếp nước ngoài và Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm đầu tư trựctiếp nước ngoài, song tất cả đều cố gắng khai thác một hoặc một vài khía cạnh củavấn đề nhằm khái quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này, có thể
kể đến một vài quan điểm như:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI:Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công tynước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhânhay công ty nước ngoài đó nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này [30]
Theo OECD: FDI phản ánh mục tiêu của một thực thể cư trú tại một nềnkinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn có được lợi ích lâu dài trong một thực thể cư trútại một nền kinh tế khác nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp)(OECD, 1996)
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước kháccùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI vớicác công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản màngười đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp
đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là
“công ty con” hay “chi nhánh công ty”.[30]
Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 đề cập đến khíacạnh khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài là: số vốn đầu tư được thực hiện để thu
Trang 21được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nềnkinh tế của nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là có được tiếng nói hiệu lực và đạthiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơbản giữa đầu tư trực tiếp với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: “Đầu tư trực tiếp nướcngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tàisản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [3, tr.8]
Luật Đầu tư năm 2005 tại Việt Nam đã định nghĩa: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” [2, tr.1;
12, tr.2]
Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làmột hình thức xuất khẩu tư bản trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là ngườiquản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Nhà đầu tư nước ngoài có mộtlượng vốn lớn đầu tư vào nước sở tại và tuân thủ theo các hình thức đầu tư do phápluật nước đó quy định nhằm thu lợi nhuận cao
1.1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Theo Luật Đầu tư năm 2005, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồmdoanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại ViệtNam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại[6, tr.2]
Doanh nghiệp có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có 2 hình
thức doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Cả hai loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này đều là công ty
trách nhiệm hữu hạn và đều là những dự án đầu tư đơn ngành, đơn lĩnh vực Đối vớilĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy địnhviệc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, đồng thời cũng quy định những bảođảm và ưu đãi đầu tư
Trang 22Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp
tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữaChính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp do doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc dodoanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liêndoanh Doanh nghiệp liên doanh còn bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài đã thành lập tại Việt Nam liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, cơ sởkhám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở trong nước đáp ứng cácđiều kiện do Chính phủ Việt Nam quy định
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và
tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất, doanh nghiệp FDI là những tổ chức kinh tế chủ yếu được thành lập
theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có một phần hoặc toàn bộ số vốn nướcngoài Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tự kiểm soáthoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình, hợp tác vớiđịa phương sở tại trên nguyên tắc “cùng có lợi”
Thứ hai, quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, chủ yếu là
người nước ngoài quản lý trực tiếp và nắm giữ vị trí chủ chốt, các doanh nghiệpchịu ảnh hưởng của bên nước ngoài nhiều hơn Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều rađời và hoạt động theo luật pháp của Nhà nước Việt Nam và luật pháp quốc tế (baogồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế)
Thứ ba, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI phải có sự cân đối
giữa lợi ích của địa bàn sở tại với nhà đầu tư Mục tiêu cao nhất của các doanhnghiệp FDI là lợi nhuận kinh tế, trong khi đó mục tiêu của nước sở tại là phát triểnkinh tế - xã hội, nên đôi khi xảy ra mâu thuẫn, bất đồng Do đó, để điều hòa đượcmối quan hệ này cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai bên
Trang 23Thứ tư, thời gian hoạt động của các doanh nghiệp FDI do Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đối với từng dự án, thường khôngquá 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể dài hơn nhưng tối đa không quá 70 năm
Thứ năm, thông qua hợp tác đầu tư, doanh nghiệp FDI và địa bàn tiếp nhận
có sự gặp gỡ, trao đổi về văn hoá, triết lý kinh doanh, pháp luật, ngôn ngữ, lối sống,thói quen của hai bên Đặc biệt, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp FDItương đối phức tạp, nhiều khi mang sắc thái chính trị, tôn giáo rõ rệt, có thể gây khókhăn cho nước nhận đầu tư
Thứ sáu, doanh nghiệp FDI hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản
trị hoặc Hội đồng thành viên Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồngquản trị, Hội đồng thành viên Các cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam chỉthực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước đối với các hoạt động của loại hìnhdoanh nghiệp này, vì vậy, để phát huy vai trò của các doanh nghiệp và hạn chếnhững tác hại do chạy theo lợi nhuận kinh tế gây ra, các cơ quan Nhà nước cần nângcao năng lực quản lý với loại hình doanh nghiệp này
1.1.3 Tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3.1 Tác động tích cực:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư, tăng kimngạch xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thu ngânsách Nhà nước và ổn định kinh tế vĩ mô Ngoài ra, FDI còn mang lại các tác độnggián tiếp (còn gọi là tác động tràn), tạo sức ép cạnh tranh trên thị trường, từ đó buộccác doanh nghiệp trong nước phải đầu tư đổi mới công nghệ; cải tiến công tác quản
lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước tiếp nhận đầu tư tháo gỡ nhữngkhó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh quốc tế,hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách tài chính, tiền tệ, phát triển hạ tầng cứng-mềm, các thủ tục hải quan, hành chính…
Trang 24Lượng vốn FDI là “cú hích” từ bên ngoài khá hữu hiệu tạo nên một loạt sựthay đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế Đặc biệt FDI là một nguồn quantrọng khác để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho bên nhận đầu tư,hơn nữa, lượng vốn vay này thường có thời gian trả nợ vốn vay khá linh hoạt
Chuyển giao và phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm thu đượclợi nhuận tối đa Đối với những địa bàn kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa vào khu vựcnông nghiệp thì việc chuyển giao công nghệ thông qua các doanh nghiệp đầu tư trựctiếp nước ngoài là một giải pháp khá tiết kiệm và an toàn FDI thúc đẩy sự đổi mới
kỹ thuật công nghệ, thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là các ngành có hàmlượng kỹ thuật cao
FDI góp phần tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
ở địa phương nhận đầu tư, nhất là các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc,điện tử, chế biến, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phậntrong cộng đồng dân cư FDI giúp cho việc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, côngnhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học,
kỹ thuật, công nghệ cao và tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt
FDI góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và thếgiới, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển xuất, nhập khẩu Thông qua xuất nhậpkhẩu cho phép khai thác lợi thể so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiệnchuyên môn hóa sản xuất.FDI góp phần thúc đẩy trao đổi thông tin, tăng cường kiếnthức marketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới toàn cầu
1.1.3.2 Tác động tiêu cực:
Bên cạnh các tác động tích cực, FDI cũng có nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh
Đó là, đối với những nền kinh tế chưa phát triển, do công nghiệp chủ yếu là lắp ráp,công nghiệp hỗ trợ yếu kém, tỷ lệ nội địa hóa thấp… sẽ phụ thuộc nhiều vào FDI
FDI góp phần tạo ra nguy cơ nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãnnhững tiêu dùng, vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết của nước tiếpnhận đầu tư Về lâu dài, việc tiêu dùng quá mức sẽ có hại cho các nguồn lực tăng
Trang 25trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, làm tăng cácxung lực lạm phát của đất nước.
Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu, không chỉ không cải thiện được tìnhtrạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng
và dỡ bỏ những công nghệ “bất cập”, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu tư sẽ không nhưmong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phítài chính, nhân lực và môi trường
Tác động kinh tế- xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án FDI là rấtlớn, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và lànguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường Một số doanh nghiệp FDI còn thông quaphương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước; khôngđảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền lương, phúclợi dẫn đến đình công, bãi công,… gây ra các tác động tiêu cực về mặt xã hội
Thực tế cho thấy ở nước ta hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên,
tỷ lệ việc làm mới được tạo ra không tương xứng (chỉ chiếm 3,5% trong tổng số laođộng có việc làm) Mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyểngiao công nghệ chưa đạt két quả mong muốn Một số dự án ĐTNN nhập khẩu vàoViệt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng, máy móc thiết bị lạc hậu Số lượng doanhnghiệp quan tâm đến nghiên cứu và phát triển, cũng như tỷ lệ vốn đầu tư vào hoạtđộng này còn rất hạn chế…
1.2 Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh:
1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Quản lý là một chức năng bắt nguồn từ tính xã hội của lao động trong điềukiện phát triển kinh tế quản lý được xem là thước đo của hầu hết các hoạt động xãhội
Quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơquan hành chính Nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người theo pháp luật
Trang 26Đồng thời, các cơ quản lý Nhà nước nói chung còn thực hiện các hoạt động có tínhchất chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng tổ chức
bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp là một bộ phận, đồng thời là nộidung cơ bản của quản lý Nhà nước về kinh tế Nhà nước có chức năng và nhiệm vụquản lý đối với tất cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhưng không canthiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng hoàn toàn cóquyền tự chủ khi tiến hành hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm
Doanh nghiệp FDI cũng như các đơn vị khác ngoài sự chi phối của thịtrường còn chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và quản lý vĩ mô của Nhànước kể từ khi thành lập cho đến khi giải thể Quan hệ giữa Nhà nước và doanhnghiệp FDI trong nền kinh tế thị trường chủ yếu là quan hệ quản lý bằng pháp luật,
cơ chế chính sách, kế hoạch, định hướng, hỗ trợ, điều chỉnh và khống chế trongphạm vi cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của quốc gia
Như vậy, trong quá trình hợp tác kinh doanh có sự phối hợp chặt chẽ giữaNhà nước với các doanh nghiệp FDI Một mặt, Nhà nước với vai trò quản lý củamình sẽ đảm bảo cho lợi ích doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh, phát triển ổn định
mà vẫn theo đúng định hướng phát triển của đất nước, của địa phương Mặt khác,các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích, các quan hệ này có khả năngdẫn tới xung đột mà chỉ Nhà nước mới có khả năng xử lý, điều hòa các xung đột đó
Do đó, Nhà nước và các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ qua lại với nhau
Trang 271.2.2 Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh.
Việc xác định mục tiêu quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI làđiểm khởi đầu và là khâu quan trọng nhất của quá trình quản lý Mục tiêu quản lýNhà nước đối với các doanh nghiệp FDI là nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản trongquan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài và suy cho cùng là làm thế nào để loại hìnhdoanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của địa bàn tiếp nhận đầu tư
Trên cơ sở đó, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm đạt cácmục tiêu sau:
Thứ nhất, thông qua quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp FDI sẽ phát huy
cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH - HĐH, tạo
sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nước Đảng ta đã khẳngđịnh: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển.Thu hút đầu tư nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồnlực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục
vụ sự nghiệp CNH- HĐH phát triển của đất nước
Thứ hai, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI giúp nhà nước dần
dần hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, cơ chế chính sách thu hút, quản lý cácdoanh nghiệp FDI
Thứ ba, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động
các doanh nghiệp FDI trước biến động của thị trường
Thứ tư, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện
các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trong đó việc thu hút vốn, công nghệhiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu như:
ưu tiên thu hút các dự án FDI có công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên liệu, nănglượng, thân thiện với môi trường
Trang 28Thứ năm, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm thúc đẩy tái
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chú trọng chất lượngtăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững
Thứ sáu, quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI nhằm tạo môi
trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cầnthiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của doanhnghiệp FDI
1.2.3 Nội dung của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn cấp tỉnh.
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch quản lý:
Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI được thông qua các công cụ,chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch để định hướng các doanh nghiệp nàytheo đúng mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, của tỉnh
Để các doanh nghiệp FDI tác động tích cực đến địa bàn tiếp nhận đầu tư,giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và
kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý Nhà nước
Nâng cao hiệu năng của quản lý Nhà nước đối với FDI đòi hỏi phải thốngnhất quan điểm, nhận thức, từ những mô hình thành công trong thực tiễn của cácngành, địa phương để hình thành thể chế, quy định chung của cả nước, tiếp cận vớithể chế tốt nhất của những quốc gia đã thành công trong việc xử lý quan hệ Nhànước với thị trường, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn, hình thành cơcấu bộ máy và đội ngũ công chức làm việc có hiệu quả Xây dựng chiến lược, kếhoạch thu hút FDI cần phải có tính động, không được khép kín mà phải có sự liênkết giữa các vùng và các địa phương, đảm bảo lợi ích của cả hai bên
Để thực hiện tốt chức năng này phải xây dựng thống nhất tổ chức bộ máyquản lý thích hợp trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và tối ưu các chức năngquản lý của các bộ phận trong bộ máy quản lý hoạt động FDI
Bên cạnh đó, quy hoạch không thể chạy theo số lượng mà cần quan tâm đếnchất lượng dự án, theo quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh của thị trường Nhà
Trang 29nước phải xây dựng kế hoạch hiệu quả, sát với tình hình thực tế hiện nay; cần chútrọng công tác dự báo, định hướng, cập nhật thông tin trong nước và quốc tế, cơ chếlinh hoạt trước biến động của thị trường trong nước và quốc tế.
Các Bộ lập và công bố quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật gắn với quy hoạchvùng lãnh thổ, xây dựng tiêu chuẩn, định mức để hướng dẫn chính quyền địaphương thực hiện, bảo đảm việc phân cấp quản lý vừa phát huy được tính năngđộng, sáng kiến của tỉnh, thành phố, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia
Về chiến lược thu hút FDI thời gian tới, tập trung vào tiêu chí phát triển bềnvững, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ sạch, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tàinguyên, năng lượng, đầu tư các ngành công nghiệp hỗ trợ
1.2.3.2 Chính sách ưu đãi của Nhà nước
Vào cuối năm 2005, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằmcải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh Trong đó có hai luật liên quan trựctiếp đến doanh nghiệp FDI, đó là luật đầu tư (chung) và luật doanh nghiệp (thốngnhất) Cụ thể, Nhà nước đã ban hành một số Luật, Nghị định, Thông tư nhằm quản
lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI Các chính sách ưu đãi tập trung
vào hai nội dung chính là ưu đãi về tài chính và ưu đãi về chính sách đất đai.
- Chính sách ưu đãi về tài chính
Trong chính sách ưu đãi về tài chính, thì ưu đãi về thuế là chính sách được các
nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tạiViệt Nam Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 32% (1997) cho đến25% (2009) và gần đây nhất là 22% (hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực01.01.2016) đã tạo một bước tiến lớn giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước
“hào hứng” hơn với việc tiến hành kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiệnnay Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về mức thuế suất ưu đãi, thờigian miễn thuế giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tưtại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu côngnghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào
Trang 30tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá…nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư quantâm đến các lĩnh vực này
Bên cạnh đó, thuế xuất nhập khẩu cũng góp phần tạo nên một môi trườngthuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư Theo đó, Luật thuế xuất nhập khẩu cho phépmiễn thuế trong các trường hợp: hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự
án khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA);nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộcdanh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư… cùng với đó là sự ra đời nhữnghiệp định về ưu đãi thuếxuất nhập khẩu trong phạmvi các nước ASEAN, WTO đãgiúp các nhà đầu tư giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nângcao sức cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế
Về chính sách tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhữngchính sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đốivới nhu cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau: phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu;công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệcao
- Chính sách ưu đãi về đất đai
Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung của Nghị định 142/2005/NĐ-CP,Chính phủ đã thông qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sửdụng đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất trong các trường hợp: Dự án đầu tưthuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân củacác khu công nghiệp; Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từngân sách Nhà nước
Ngoài ra, để kêu gọi đầu tư, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ vềchuyển giao công nghệ, đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu
tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chếxuất, khu công nghệ cao
Trang 31Bên cạnh những chính sách chung theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư
có thể tham khảo các chính sách khuyến khích về mặt bằng thực hiện dự án, chi phíquảng cáo, thưởng môi giới đầu tư… từ các địa phương mà mình tiến hành kinhdoanh, tạo dựng cơ sở
Các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phùhợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2020, nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt đến quản lýquy hoạch Nâng cao hiệu quả quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời xâydựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng chuyển giácủa các doanh nghiệp FDI
1.2.3.3 Thẩm định dự án cấp phép và thực thi giấy phép
Thông qua thẩm định, Nhà nước đánh giá được mức độ phù hợp với quyhoạch tổng thể chung của ngành, địa phương; các mặt lợi hại của FDI nếu triểnkhai; cũng như thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô đối với doanh nghiệp FDItrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Và tương tự, các địa phương đánh giá được sựcần thiết của các dự án đầu tư FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnhmình dựa trên sự phù hợp quy hoạch
Khi thẩm định, Nhà nước và cấp địa phương cần tôn trọng, đảm bảo lợi íchchính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung xãhội và cần phải đưa ra các kết luận rõ ràng, chính xác về toàn bộ dự án FDI đượcthẩm định xong Trong quá trình thẩm định, các cơ quan cấp giấp phép thường xemxét kỹ các nội dung như: tư cách pháp lý, năng lực tài chính của đầu tư nước ngoài;mức độ phù hợp của mục tiêu dự án FDI với quy hoạch chung; trình độ kỹ thuật,công nghệ áp dụng phù hợp với địa bàn tiếp nhận đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội
do doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động tạo ra
1.2.3.4 Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp
Công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp FDI giúp phát hiện điểm bấthợp lý, sai trái trong tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việcđiều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật
Trang 32Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc giám sát bằng cách lậpcác đoàn kiểm tra thực địa, hoặc yêu cầu báo cáo từ các doanh nghiệp Đồng thời,công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo nguyên tắc tuân thủquy hoạch tổng thể phát triển các vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu ;
Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra và giám sát, còn tạo ra nguồnthông tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứđánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách đãban hành
Ngoài ra, việc thẩm tra để sàng lọc bớt các nhà đầu tư thiếu năng lực là cầnthiết nhưng để quản lý các dự án đầu tư FDI hiệu quả, khâu hậu kiểm sau cấp phép
là quan trọng nhất Đặc biệt, các văn bản pháp luật sửa đổi trong thời gian tới cầntheo hướng xử lý mạnh tay hơn với các hành vi sai phạm; đồng thời cần quy định cụthể hơn trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên ngànhtrong hoạt động giám sát các dự án đầu tư nước ngoài
Việc phân cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho chính quyềnđịa phương đã đem lại sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thu hút và sử dụngnguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, cơ chếphân cấp này đã nảy sinh nhiều bất cập, nhất là khi thu hút đầu tư nước ngoài củanước ta bước sang giai đoạn mới, với định hướng coi trọng chất lượng hơn sốlượng
Không thể phủ nhận chủ trương phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài chochính quyền địa phương thời gian qua đã có tác động tích cực đến tính chủ động củacác địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư Tuynhiên, do năng lực thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài lớn của cán bộ tại một sốđịa phương còn hạn chế nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà không bảo đảm cácđiều kiện cần thiết Việc cấp phép đầu tư quá dễ dàng khiến cho nhiều dự án đượccấp phép đã phá vỡ quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; nhiều dự án có quy mô lớnnhưng không triển khai hoặc triển khai chậm Trong quá trình thực hiện công tác
Trang 33quản lý Nhà nước của địa phương mình, phần lớn các tỉnh, các địa phương công tácquản lý dự án sau giấy phép chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt khâu nắm tìnhhình vốn thực hiện
1.3 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước:
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế :
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan:
Chính phủ Thái Lan đã tiến hành một loạt các biện pháp để tăng cường quản
lý Nhà nước đối với hoạt động FDI :
Bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của Thái Lan rất gọn nhẹ và tập trung :
Ủy ban đầu tư là cơ quan duy nhất trực tiếp giải quyết và giúp đỡ các doanh nghiệpđầu tư nước ngoài nên đã tránh được thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời giancho doanh nghiệp FDI
Ủy ban đầu tư Thái Lan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự chú
ý của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo trên các phươngtiện thông tin đại chúng và tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư
Tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài một cách thuậnlợi nhất: xây dựng các website cung cấp thông tin, thành lập trung tâm dịch vụ đầu
tư cung cấp các dịch vụ tư vấn, tổ chức gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu
tư ở Thái Lan để kêu gọi vốn đầu tư,…
Ban hành chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hóa lĩnh vực tài chính Các
dự án xuất khẩu tối thiểu 80% sản phẩm hoặc hoạt động trong khu công nghiệpthuộc khu vực I được miễn thuế thu nhập trong 3 năm, từ 3-7 năm đối với dự ántrong khu công nghiệp khu vực II, 8 năm và giảm thuế tối đa là 50% trong 5 nămtiếp theo đối với các dự án trong khu công nghiệp thuộc khu vực III,… Trong vòng
10 năm, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua lại 100% vốn của ngân hàng Thái
Trang 34Lan và sau thời hạn các nhà đầu tư được phép sở hữu 49% cổ phần của các thể chếtài chính.
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc:
Từ năm 1992, Đại hội lần thứ 14, khi Đại hội lần thứ 14 của Đảng cộng sảnTrung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa, đẩy mạnh các hoạtđộng tài chính – tiền tệ đến nay, Trung Quốc được coi là một quốc gia thành côngtrong việc thu hút FDI cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với những biệnpháp:
Hoạch định chiến lược mở rộng địa bàn, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI theo nhiều tần, ra mọi hướng Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước theo liệu pháp “dò đá qua sông”, dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi
ro nên đã tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hóa hai cực quá nhanhnhư đã xảy ra với Liên Xô và các nước Đông Âu Trung Quốc chủ trương mở cửavùng duyên hải là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu buôn bán quốc tế và dần mởsâu vào nội địa Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đãthành công trong việc kêu gọi FDI theo ý đồ chiến lược của mình, phù hợp với kếhoạch phát triển từng giai đoạn
Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện chính sách tự do hóa FDI, xây dựng cơ chế thông thoáng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn Từ tháng
7/1979, Bộ Luật đầu tư hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc và nước ngoài được Quốchội Trung Quốc thông qua ; năm 1988, luật xí nghiệp hợp tác kinh doanh được banhành đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư Năm 2000 và 2001, Trung Quốc đãsửa đổi một cách cơ bản luật doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và cácdoanh nghiệp có vốn cổ phần nước ngoài
Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thuộcnhiều lĩnh vực khác nhau: chính sách tăng cường ưu đãi về thuế cho doanh nghiệpFDI, giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế đất và đối xử ưu đãi trong các dịch vụ
về kết cấu hạ tầng, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 35Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài Trung Quốc
đã tăng cường sự minh bạch môi trường pháp lý, giảm bớt sự kiểm tra của Chínhphủ và ổn định chính trị để đẩy nhanh quá trình thành lập các doanh nghiệp FDI Vềcải cách hành chính, Trung Quốc thực hiện chê độ phân việc ra quyết định đầu tưcho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian
và chi phí trong việc làm thủ tục đầu tư
Phát triển kết cấu hạ tầng: để đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của các nhàđầu tư nước ngoài về hệ thống giao thông, thông tin, Trung Quốc đã dành nhìu nỗlực và phát triển khá nhanh hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằngtheo đúng yêu cầu của nhà đầu tư… Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ởcác vùng kém phát triển của đất nước để thu hút FDI
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước.
1.3.2.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bình Dương:
Thứ nhất là về chính sách: Bình Dương đã “Trải thảm” mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về làm ăn, kinh doanh từ công nghiệp đến dịch
vụ - thương mại…trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn: xây dựng trêntỉnh Bình Dương giá đất rẻ, chi phí xây dựng thấp…đã giúp công nghiệp phát triểnvượt bậc đặc biệt FDI - công nghiệp
Thứ hai, Vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanhnghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp Lãnh đạođịa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp Nỗlực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu PCI là thước
đo, nỗ lực phấn đấu của mỗi địa phương
Trang 36Thứ ba, tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tư đặt biệt là kết cấu hạ tầng
“đột phá” Mặc dù không có vốn ngân sách Nhà nước cấp nhưng tỉnh vẫn huy động
được nguồn vốn ứng trước của nhiều doanh nghiệp để đền bù khu liên hợp 4.196 ha(tạo quỹ đất sạch để xây dựng thành phố mới Bình Dương hiện nay)
Đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển theo dự án lớn: như thành phốmới Bình Dương, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4…tương tự như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm,Nhơn Trạch…
1.3.2.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội:
Thành công của Hà Nội trong quản lý các doanh nghiệp FDI là do :
Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng
chiến lược thu hút đầu tư và đề ra chiến lược thu hút vốn FDI Xác định và phânloại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư Nhờ đó, tạo dựng cơ sở thông tinchính xác, đáng tin cậy có tính dài hạn cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh tại Hà Nội
Hai là, từ tình hình thực tế, Hà Nội đã xây dựng quy hoạch và lập danh mục
dự án gọi vốn FDI, coi đó là nguồn vốn quan trọng vì nó không chỉ tạo ra nguồn
vốn mà còn là cơ hội đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lànhnghề, tiếp thu cách quản lý hiện đại và mở rộng thị trường
Ba là, ban hành một số chính sách ưu đãi đối với FDI Hà Nội đã ban hành
chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, chính sách
ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vựcđang là đòn bẩy kinh tế quan trọng Hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp FDI
cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực và được chính quyềnthành phố Hà Nội quan tâm củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của cácnhà đầu tư cũng như lợi ích của thành phố, của đất nước
Trang 371.3.3 Một số bài học rút ra đối với công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của quốc tế và một số địa phương trongnước có thể rút ra cho Bắc Ninh một số bài học sau đây:
Một là, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, tiến hành cải cách hành
chính tạo bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả, hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà, tốnkém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI.Tiến hành mọi biện pháp nhằm cungcấp thông tin về cơ hội đầu tư, chính sách miễn, giảm thuế đối với các dự án đầutư…
Kinh nghiệm Trung Quốc chi thấy, nước này đã thực hiện rất nhiều chínhsách, biện pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ưu đãi về thuế cho doanhnghiệp FDI, giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế đất… nên đã tạo ra sức thu hút lớn đốivới các nhà đầu tư nước ngoài Về cải cách hành chính, cả Trung Quốc và Thái Lan
đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm định, cấp phép,kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài Đồng thời phát triểnkết cấu hạ tầng như hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằng theo đúngyêu cầu của nhà đầu tư…
Hai là, vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương vào địa bàn Bắc
Ninh Chuẩn bị quỹ đất “sạch” để mời gọi các nhà đầu tư tập trung nguồn lực và xã
hội hóa đầu tư, lấy phát triển kết cấu hạ tầng làm khâu “đột phá” trong việc cải thiện
môi trường đầu tư Bình Dương đã huy động được nguồn vốn ứng trước của nhiều
doanh nghiệp để đền bù tạo quỹ đất sạch cho các nhà đầu tư và phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
Ba là, sớm xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh tạo cơ sở quan trọng cho việc định hướng thu hút đầu tư Đồngthời, nhanh chóng phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư, lập danhmục dự án kêu gọi vốn FDI Chính sách ưu đãi đầu tư hướng tới chấm dứt tình trạngmọi dự án FDI đều được ưu đãi như nhau, cần bảo đảm hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năngvào ngành, nghề lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích đầu tư, tạo rào cản kỹ thuật đối với
Trang 38những dự án công nghệ thấp không thân thiện với môi trường Triển khai thực hiện đadạng, linh hoạt các hoạt động đối ngoại, xây dựng tình hữu nghị đoàn kết giữa tỉnhvới cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành với Uỷ ban nhân
dân cấp huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểmtra các dự án đầu tư FDI Tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác tư vấn và Xúctiến đầu tư, hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài Cần có chính sách thu hút và đáp ứngyêu cầu của các TNCs hàng đầu thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm chiến lược xúc tiếnđầu tư với các TNCs cùng các chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn Cần tập trung vào cácngành có công nghệ cao, công nghệ nguồn, thân thiện với môi trường Chú trọng nângcao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là điều kiện tiên quyết để thu hút các nguồn vốnđầu tư vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao