Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút FD

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 60)

FDI tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020:

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008, và gần đây là cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kể từ năm 2009 trở lại đây, dòng vốn ĐTNN đăng ký vào Việt Nam liên tục giảm. Xu hướng chuyển giao công nghệ cũ, lạc hậu.

Tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây cũng có nhiều khó khăn và thách thức: thị trường bất động sản đóng băng, tình hình nợ xấu của các ngân hàng, chưa hình thành thị trường đồng bộ và lành mạnh trong các lĩnh vực: tài chính tín dụng, bất động sản, lao động, công nghệ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của đầu tư nói chung và đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

Năm 2005, Luật Đầu tư được ban hành đã trở thành bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư tại Việt Nam. Cùng với Luật Doanh nghiệp ra đời, một khung pháp luật thống nhất về đầu tư và doanh nghiệp đã được áp dụng và tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là trong năm 2006, số lượng dự án đầu tư đã tăng gấp 1,5 lần năm 2005 và vốn đầu tư tăng gấp 2,5 lần.

Năm 2008 ghi dấu mốc quan trọng nhất trong thu hút đầu tư vào Bắc Ninh, đặc biệt trong thu hút vốn FDI với dự án đầu tư 670 triệu USD của Tập đoàn Samsung với dự án SAMSUNG ELECTRONICS VIETNAM (SEV) tại khu công nghiệp Yên Phong (năm 2012, tổng mức đầu tư của dự án được nâng lên 1,5 tỷ USD). Dự án hoạt động với phân ngành sản xuất chủ yếu là lắp ráp, gia công các sản phẩm điện tử công nghệ cao như: điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác, linh kiện, phụ kiện của các sản phẩm nói trên; bên cạnh đó là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử công nghệ cao. Dự án SEV đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực tới thu hút đầu tư tại Bắc Ninh, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, gia công linh kiện và thiết bị điện tử.

Khủng hoảng kinh tế, tài chính năm 2009 gây ra sụt giảm đáng kể về số lượng dự án FDI đầu tư vào Bắc Ninh (số lượng dự án đăng ký đầu tư trong năm 2009 bằng ½ số lượng dự án năm 2008). Tuy nhiên, tổng kết cả giai đoạn 2009 – 2012, tình hình đầu tư vẫn phát triển chiều hướng tích cực với 569 dự án và hơn 82 nghìn tỷ đồng.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2001 – 2012, Bắc Ninh đã duy trì được kết quả thu hút đầu tư khá tốt nhờ các lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Để tiếp tục giữ vững và phát huy kết quả này, trong những giai đoạn tiếp theo, Bắc Ninh cần tiếp tục phát huy những lợi thế cạnh tranh sẵn có và tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới để thu hút được nhiều nguồn vốn có chất lượng.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 60)