Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

ngoài của quốc tế và một số địa phương trong nước:

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc tế : ngoài của quốc tế :

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan:

Chính phủ Thái Lan đã tiến hành một loạt các biện pháp để tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI :

Bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài của Thái Lan rất gọn nhẹ và tập trung : Ủy ban đầu tư là cơ quan duy nhất trực tiếp giải quyết và giúp đỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nên đã tránh được thủ tục phiền hà, tốn kém, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp FDI.

Ủy ban đầu tư Thái Lan đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư.

Tạo điều kiện cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài một cách thuận lợi nhất: xây dựng các website cung cấp thông tin, thành lập trung tâm dịch vụ đầu tư cung cấp các dịch vụ tư vấn, tổ chức gặp gỡ các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư ở Thái Lan để kêu gọi vốn đầu tư,…

Ban hành chính sách miễn thuế thu nhập và tự do hóa lĩnh vực tài chính. Các dự án xuất khẩu tối thiểu 80% sản phẩm hoặc hoạt động trong khu công nghiệp thuộc khu vực I được miễn thuế thu nhập trong 3 năm, từ 3-7 năm đối với dự án trong khu công nghiệp khu vực II, 8 năm và giảm thuế tối đa là 50% trong 5 năm tiếp theo đối với các dự án trong khu công nghiệp thuộc khu vực III,… Trong vòng 10 năm, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua lại 100% vốn của ngân hàng Thái

Lan và sau thời hạn các nhà đầu tư được phép sở hữu 49% cổ phần của các thể chế tài chính.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc:

Từ năm 1992, Đại hội lần thứ 14, khi Đại hội lần thứ 14 của Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ cải cách và mở cửa, đẩy mạnh các hoạt động tài chính – tiền tệ đến nay, Trung Quốc được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút FDI cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với những biện pháp:

Hoạch định chiến lược mở rộng địa bàn, quy hoạch vùng và lĩnh vực thu hút FDI theo nhiều tần, ra mọi hướng. Trung Quốc đã thực hiện mở cửa dần từng bước

theo liệu pháp “dò đá qua sông”, dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên đã tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hóa hai cực quá nhanh như đã xảy ra với Liên Xô và các nước Đông Âu. Trung Quốc chủ trương mở cửa vùng duyên hải là nơi có vị trí thuận lợi trong giao lưu buôn bán quốc tế và dần mở sâu vào nội địa. Với những bước đi thận trọng nhưng khẩn trương, Trung Quốc đã thành công trong việc kêu gọi FDI theo ý đồ chiến lược của mình, phù hợp với kế hoạch phát triển từng giai đoạn.

Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện chính sách tự do hóa FDI, xây dựng cơ chế thông thoáng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Từ tháng

7/1979, Bộ Luật đầu tư hợp tác quốc tế giữa Trung Quốc và nước ngoài được Quốc hội Trung Quốc thông qua ; năm 1988, luật xí nghiệp hợp tác kinh doanh được ban hành đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư. Năm 2000 và 2001, Trung Quốc đã sửa đổi một cách cơ bản luật doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn cổ phần nước ngoài.

Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: chính sách tăng cường ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp FDI, giảm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế đất và đối xử ưu đãi trong các dịch vụ về kết cấu hạ tầng, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm định, cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài. Trung Quốc

đã tăng cường sự minh bạch môi trường pháp lý, giảm bớt sự kiểm tra của Chính phủ và ổn định chính trị để đẩy nhanh quá trình thành lập các doanh nghiệp FDI. Về cải cách hành chính, Trung Quốc thực hiện chê độ phân việc ra quyết định đầu tư cho các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư về thời gian và chi phí trong việc làm thủ tục đầu tư.

Phát triển kết cấu hạ tầng: để đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài về hệ thống giao thông, thông tin, Trung Quốc đã dành nhìu nỗ lực và phát triển khá nhanh hệ thống đường, điện, nước và chuẩn bị sẵn mặt bằng theo đúng yêu cầu của nhà đầu tư… Chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các vùng kém phát triển của đất nước để thu hút FDI.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương trong nước. ngoài của một số địa phương trong nước.

1.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bình Dương:

Thứ nhất là về chính sách: Bình Dương đã “Trải thảm” mời gọi đầu tư từ thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế về làm ăn, kinh doanh từ công nghiệp đến dịch

vụ - thương mại…trên cơ sở quỹ đất sạch và hạ tầng chuẩn bị sẵn: xây dựng trên tỉnh Bình Dương giá đất rẻ, chi phí xây dựng thấp…đã giúp công nghiệp phát triển vượt bậc đặc biệt FDI - công nghiệp.

Thứ hai, Vận dụng tốt các chính sách, quyết định của Trung ương áp dụng

thông thoáng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn với tinh thần cầu thị, tôn trọng hỗ trợ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức và chính quyền địa phương các cấp. Lãnh đạo địa phương phải thực sự quan tâm giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xúc tiến thương mại, xem chỉ tiêu PCI là thước đo, nỗ lực phấn đấu của mỗi địa phương.

Thứ ba, tập trung nguồn lực và xã hội hóa đầu tư đặt biệt là kết cấu hạ tầng “đột phá”. Mặc dù không có vốn ngân sách Nhà nước cấp nhưng tỉnh vẫn huy động

được nguồn vốn ứng trước của nhiều doanh nghiệp để đền bù khu liên hợp 4.196 ha (tạo quỹ đất sạch để xây dựng thành phố mới Bình Dương hiện nay).

Đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ, phát triển theo dự án lớn: như thành phố mới Bình Dương, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4…tương tự như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, Nhơn Trạch…

1.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội:

Thành công của Hà Nội trong quản lý các doanh nghiệp FDI là do :

Một là, Hà Nội đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng

chiến lược thu hút đầu tư và đề ra chiến lược thu hút vốn FDI. Xác định và phân loại các ngành, nghề ưu tiên khuyến khích đầu tư. Nhờ đó, tạo dựng cơ sở thông tin chính xác, đáng tin cậy có tính dài hạn cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Hà Nội.

Hai là, từ tình hình thực tế, Hà Nội đã xây dựng quy hoạch và lập danh mục dự án gọi vốn FDI, coi đó là nguồn vốn quan trọng vì nó không chỉ tạo ra nguồn

vốn mà còn là cơ hội đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tiếp thu cách quản lý hiện đại và mở rộng thị trường.

Ba là, ban hành một số chính sách ưu đãi đối với FDI. Hà Nội đã ban hành

chính sách ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, chính sách ưu đãi về giá đất, xây dựng kết cấu hạ tầng và giảm, miễn thuế đối với các lĩnh vực đang là đòn bẩy kinh tế quan trọng. Hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp FDI cụ thể, chi tiết đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng khu vực và được chính quyền thành phố Hà Nội quan tâm củng cố, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của các nhà đầu tư cũng như lợi ích của thành phố, của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w