Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 74)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là lĩnh vực mới mẻ, song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa có nhiều. Tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp của nước ta cũng khẳng định và chỉ rõ sự yếu kém của cán bộ. Vì vậy để có đủ một lực lượng cán bộ cho công tác này cần phải có kế hoạch đào tạo một cách thường xuyên, liên tục.

Một chính sách tốt chỉ được hiện thực hóa trong cuộc sống khi có một đội ngũ cán bộ triển khai tốt.

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ quản lý: có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp hoạt động kinh tế đối ngoại, trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên ngành trong công tác quản lý và cấp phép đầu tư, cán bộ thanh tra; củng cố, bổ sung đủ nhân lực cho bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh.

PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài “Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh” là quá trình nghiên cứu những vấn đề về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, nhất là về hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, bộ máy quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh.

Trong phạm vi của luận văn Thạc sỹ quản lý kinh tế, đề tài đã giới hạn và chỉ tập trung phân tích nội dung cơ bản nhất về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, những tác động tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của doanh nghiệp FDI đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá những kết quả đạt được của quá trình quản lý đối với các doanh nghiệp FDI cũng như phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua, chỉ ra những vấn đề tồn tại trong quản lý Nhà nước: công tác quy hoạch; hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; bộ máy quản lý Nhà nước; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm mục đích tăng cường hơn nữa công tác quản lý các doanh nghiệp FDI trên địa bàn một cách có hiệu quả nhất, vừa giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, vừa thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hơn nữa đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới, như: ban hành các cơ chế phối hợp trong công tác quản lý các doanh nghiệp FDI, các chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư; thường xuyên thực hiện cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, gây phiền toái cho các nhà đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đầu tư;...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu 25 năm Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam, Hà Nội.

2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số

108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hà Nội.

4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Bích Hường (2005), Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt

Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

8. Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chương (2011), Chất lượng tăng trưởng Kinh tế

Việt Nam – Mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb Giao thông vận tải, Hà

Nội.

9. Nguyễn Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Tú (2009), Nguồn tài chính trong nước và

nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

10. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và

giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2012), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu

tư nước ngoài của qua các năm, Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm, Báo cáo kinh tế - xã hội của Bắc Ninh qua các năm, Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh qua các năm.

12.Tỉnh Ủy Bắc Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, Bắc Ninh.

13. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013), Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày

12/8/2013 phê duyệt Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030, Bắc Ninh.

14.Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hà Nội.

Tiếng Anh

15.Anderson, J. E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”,

American Economic Review.

16.Boulding, K.E. (1955), Economics Analysis, Hamish, London.

Website: 17. http://baodautu.vn/news/vn/trang-chu 18. http://baodautu.vn/news/vn/trang-chu 19. http://bacninh.gov.vn 20. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/trangchu 21. http://ciem.org.vn/home/vn/home/index.jsp 22. http://cfis.ueb.edu.vn 23. http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx 24. http://mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt 25. http://vietnam-report.com/vietnam-fdi/ 26. http://vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 74)