Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh:

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 43)

2.1.2.1.Thực trạng về các khu công nghiệp

Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích 6.847 ha; đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961 ha, đạt 87,06% (5.961ha/6.847ha) và 35 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang xây dựng hạ tầng và hoạt động với diện tích 1.300,256 ha.

Trong 15 KCN tập trung, có 08 KCN đi vào hoạt động, diện tích đất công nghiệp cho thuê 2.138,5 ha; đã cho thuê 1.263,9 ha đất công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt 74,86%; vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 516,37 triệu USD (01 dự án FDI với vốn đăng ký 80 triệu USD, 10 dự án trong nước với vốn đăng ký 436,37 triệu USD). Có 05 KCN chưa có nhà đầu tư thứ cấp với tổng diện tích đất quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt 1.362,5 ha; đất công nghiệp cho thuê 899,6 ha. Các KCN này chưa có nhà đầu tư thứ cấp vì đang bồi thường GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm: KCN Yên Phong II, KCN Gia Bình, KCN Quế Võ III, KCN Thuận Thành II. Nói chung, các KCN trên đều gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng do các hộ dân không nhận tiền đền bù, đòi hỏi mức đền bù cao hơn quy định. Có 02 KCN chưa triển khai đầu tư: KCN, đô thị và dịch vụ Đại Kim, quy mô 507ha do Tập đoàn Foxconn (Hồng Hải) làm chủ đầu tư và KCN Từ Sơn, quy mô 303 ha do Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam Jababeka làm chủ đầu tư.

Trong tổng số 35 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, đến nay đã có 28 cụm triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng gồm có 8 cụm công nghiệp đã

đầu tư hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy 100% diện tích là: Châu Khê I, Đồng Quang I, Lỗ Sung, Mả Ông, Cụm Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trung tâm Thị xã Từ Sơn (Dốc Sặt); Phong Khê I, Võ Cường, Đại Bái, trước đây do cấp xã làm chủ đầu tư sử dụng nguồn vốn đóng góp của các doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương và tỉnh là 11 tỷ đồng, trong đó cụm nhiều nhất là 3 tỷ đồng, cụm ít nhất là 600 triệu đồng). Các hoạt động dịch vụ kỹ thuật như bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng, thu gom chất thải,

vệ sinh môi trường...vẫn do UBND các xã tổ chức thực hiện.

Trong 11 cụm công nghiệp do Ban quản lý khu công nghiệp các huyện, thị làm chủ đầu tư đều thực hiện theo phương thức vừa đầu tư vừa xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vừa cho thuê đất để các đơn vị tiến hành xây dựng nhà xưởng và tổ chức sản xuất kinh doanh: Đình Bảng II, Tương Giang, (thị xã Từ Sơn); Phú Lâm (huyện Tiên Du); Khắc Niệm, Hạp Lĩnh (Thành phố Bắc Ninh); Thanh Khương, Xuân Lâm, Hà Mãn - Trí Quả (huyện Thuận Thành); Châu Phong (huyện Quế Võ); Táo Đôi, Lâm Bình (huyện Lương Tài). 9 cụm công nghiệp còn lại đã quy hoạch có doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng.

2.1.2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh đến năm 2012:

* Số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký:

Tính từ năm 1997 (kể từ khi tái lập tỉnh) đến hết tháng 12/2012, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút 343 dự án, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 4,7 tỷ USD. Nhờ có lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng tốt, cùng với việc triển khai nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, vốn đầu tư vào tỉnh liên tục tăng qua các năm, đặc biệt kể từ khi thống nhất Luật Đầu tư năm 2005 và đạt đỉnh điểm vào năm 2008. Dòng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo (chiếm 67% số lượng dự án và số vốn đầu tư), xây dựng và kinh doanh bất động sản (chiếm 14% số lượng dự án và 13% số vốn đầu tư.

* Cơ cấu theo đối tác:

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư vào Bắc Ninh lớn nhất. Hàn Quốc có tổng số 127 dự án đang hoạt động (đến năm 2012) chiếm tỷ trọng lớn nhất (37% số dự án) với tổng số vốn chiếm hơn 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh. Số lượng dự án đầu tư của Nhật là 66 dự án với 961,3 triệu USD chiếm 17% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn tỉnh. Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp.

Bảng 2.2. Cơ cấu thu hút FDI theo đối tác

Stt Quốc gia Số dự án Số vốn (triệu USD)

1 Trung Quốc 32 70,2 2 Đài Loan 30 347,4 3 Hàn Quốc 127 2.061,9 4 Nhật Bản 66 961,3 5 Đông Nam Á 29 383,9 6 Khác 59 965,2 Tổng 343 4.789,7

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Ninh)

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh (Trang 43)