2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô Hà Nội và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và phía Tây giáp Thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km; cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh 110km; cách cửa khẩu Lạng Sơn-Trung Quốc 115Km. Hệ thống giao thông kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh –Hưng Yên- Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Tỉnh Bắc Ninh gồm 01 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh: 822,7 km2. Dân số: 1.100.000 người, với gần 700.000 lao động. Nguồn lao động của Bắc Ninh tương đối trẻ, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm trên 50%, có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.
Bắc Ninh có trình độ dân trí khá cao, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ chuyên môn khá; đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao; đa số người lao động đã tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá, năng động với cơ chế thị trường.
Ngoài ra còn có khả năng thu hút được đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao của Hà Nội.
- Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống; Bắc Ninh có 62 làng nghề với hơn 200 ngành nghề như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn),... cùng với hệ thống các cụm công nghiệp làng nghề được quy hoạch đã tạo hình ảnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài.
- Bắc Ninh còn là vùng đất có nền văn hoá phong phú, nơi hội tụ của kho tàng văn hoá nghệ thuật đặc sắc truyền thống văn hoá Kinh Bắc, cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hoá, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề...
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:
Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miền Bắc, nhất là tốc độ tăng trưởng công nghiệp.
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,9%, giai đoạn 2006-2010 đạt 15,1%. Năm 2012, tăng 12,3% so năm 2011 (Đứng thứ 2 vùng ĐBSH và thứ 9 toàn quốc). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: Tỷ trọng Khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2012 chiếm 77,82%; Dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 5,61% (so với 2005 tương ứng: 45,9%, 27,8%, 26,3%).
- GDP bình quân đầu người tăng nhanh theo từng giai đoạn: năm 2000 là 250 USD, năm 2005 tăng gấp đôi, đạt 530 USD và năm 2012 đạt mức cao nhất từ trước đến nay: 3.211 USD.
- Thu ngân sách toàn tỉnh của năm 2000 chỉ đạt 257 tỷ đồng, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 944 tỷ đạt trên 5.000 tỷ đồng. Năm 2012, thu ngân sách đạt 9.068,4 tỷ đồng, vượt 20,6% dự toán, tăng 25,7% so với năm 2011 (là 1 trong 10 tỉnh có mức thu ngân sách Nhà nước năm 2012 vượt dự toán), trong đó, thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao: 1.400 tỷ đồng, vượt 55,6% so với dự toán, tăng 102,8% so với năm 2011.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của toàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 và 2006- 2010 lần lượt đạt 14,6% và 91,3%. Năm 2012, Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn đạt 13,7 tỷ USD, đạt 144,4%, tăng 76,9% (trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước 12,8 tỷ USD).
Là một tỉnh nhỏ, Bắc Ninh chỉ chiếm 1,2% về dân số và 0,27% diện tích so với cả nước, tuy nhiên tỉnh đã đóng góp khoảng 1,87% vào GDP cả nước; giá trị xuất khẩu chiếm 3,32 % tổng giá trị xuất khẩu cả nước; GDP/người (năm 2010) của tỉnh gấp 1,3 lần bình quân cả nước.
Trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là tỉnh còn nhiều tiềm năng trong phát triển. Đến năm 2010, với khoảng 3,88% về diện tích; 9,62% về dân số, Bắc Ninh đóng góp khoảng 6,88% GDP của vùng. GDP/người 1,3 lần mức bình quân của vùng.
Bảng 2.1. So sánh một số chỉ tiêu của Bắc Ninh với cả nước
và vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010:
Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước Vùng
ĐBSH Số tuyệt Bắc Ninh đối % so cả nước % so ĐBSH 1. Diện tích tự nhiên km2 331.051,4 21.063,1 822,7 0,27 4,19 2. Dân số Nghìn người 86.928 19.770 1.041,2 1,20 5,27 3. Mật độ dân số Người/km2 263 939 1.265 482 135 4. GDP giá hiện hành Tỷ đồng 1.980.914 539.152 37.111 1,87 6,88
5. Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00
- Nông lâm ngư nghiệp % 20,58 12,4 10,6 51,51 85,48
- Công nghiệp & Xây
dựng % 41,64 44,3 68,4 166,42 154,40
- Dịch vụ % 37,78 43,4 21,0 54,80 48,39
6. GDP/người (giá hiện
hành) Triệu đồng 22,8 27,9 35,6 156,2 127,8
7. Giá trị xuất khẩu Triệu USD 72.237 17.520,4 2.538,5 3,51 14,49
8.Thu Ngân sách trên
địa bàn Tỷ đồng 558.158 189.089 6.099,9 1,09 3,23
9. Tỷ lệ hộ nghèo (theo
chuẩn 2011-2015) % 14,2 8,3 7,2 50,7 86,8
10. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo % 14,6 20,7 45 308,2 217,4
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 - Sở Kế hoạch và Đầu tư).