Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
416,75 KB
Nội dung
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong Luận văn này là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Bản luận văn “QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU” là đề tài nghiên cứu của bản thân, chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Học viên Phạm Thanh Hương 1 1 2 MỤC LỤC 2 2 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT Ký hiệu Tên sơ đồ, bảng biểu Tran g 1 Hình 1.1 Kim tự tháp tuân thủ 15 2 Biểu 2.1 Tình hình vi phạm pháp luật Hải quan giai đoạn 2006-2013 38 3 Biểu 2.2 Cơ cấu vi phạm theo tuyến địa bàn hoạt động hải quan 49 4 Bảng 2.1 Số liệu vụ việc vi phạm theo tuyến địa bàn hoạt động hải quan giai đoạn 2006-2013 48 5 Bảng 3.1 Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2013 67 3 3 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 AAT Công cụ hoạt động tài chính 2 BL Buôn lậu 3 BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao 4 BT Xây dựng – Chuyển giao 5 BTO Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành 6 CAPPS Hệ thống hồ sơ cảng tự động hóa Hải quan 7 CFS Địa điểm thu gom hàng lẻ 9 CIS Hệ thống thông tin tình báo 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 CP Cổ phần 12 CQHQ Cơ quan Hải quan 13 GLTM Gian lận thương mại 14 ICMP Chương trình theo dõi tuân thủ nhà nhập khẩu 15 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 16 NACCS Hệ thống thông quan 17 NC Nhập cảnh 18 NK Nhập khẩu 19 PLHQ Pháp luật Hải quan 20 QLRR Quản lý rủi ro 21 TAP Chương trình lựa chọn mang tính phân tích 22 TK Tờ khai 23 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 4 5 24 TT&TKHQ Thông tin và thống kê Hải quan 25 TTHQ Thủ tục hải quan 26 WCO Tổ chức Hải quan thế giới 27 XC Xuất cảnh 28 XK Xuất khẩu 29 XNC Xuất nhập cảnh 30 XNK Xuất nhập khẩu 5 5 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết Những năm qua mặc dù kinh tế, tài chính thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng, chì trệ nghiêm trọng, nhưng với đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục được duy trì phát triển ở mức từ 5 – 6%, lạm phát được kiểm soát, bình ổn. Cùng với sự phát triển về kinh tế, trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2001, số lượng doanh nghiệp đăng ký chính thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 50.000, thì đến năm 2010, số lượng doanh nghiệp đã tăng lên gấp hơn hai lần, trên 100.000. Cùng với đó, trên toàn quốc hiện có trên 2600 văn phòng đại điện và chi nhánh các doanh nghiệp nước ngoài; hàng ngàn tổ chức khoa học kỹ thuật và trên 1 triệu hộ gia đình kinh doanh cá thể, trang trại. Trên lĩnh vực hoạt động XK, NK, theo số liệu của ngành Hải quan, năm 2002 cả nước có 15.486 doanh nghiệp tham gia hoạt động XK, NK, năm 2012 số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động này là 48.678, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2002, riêng năm 2013, số lượng doanh nghiệp hoạt động đã tăng hơn nữa với 50.686 (số liệu tính đến tháng 10/2013). Doanh nghiệp hoạt động XK, NK là một bộ phận cấu thành quan trọng trong môi trường hoạt động hải quan. Trong quá trình tham gia vào hoạt động XK, NK, đa phần doanh nghiệp tuân thủ tốt PLHQ, tuy vậy, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp, do những lệch lạc trong cách thức đạt đến lợi ích kinh tế hoặc giành lợi thế trong việc cạnh tranh đã lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống pháp luật về hải quan, trong thực thi quản lý nhà nước về hải quan để thực hiện các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, buôn bán, vận chuyển ma túy, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ… Những hành vi này đã làm phương hại đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về hải quan. Theo số liệu thống kê của ngành Hải quan, trong năm 2013 (tính đến tháng 10/2013), cả nước có gần 4.000 doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan (chiếm gần 8% trên tổng số 50.686 doanh nghiệp hoạt động XNK), với tổng số 8.501 vụ, xử phạt và thu nộp ngân sách trên 361 tỷ đồng. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK, thời gian qua TCHQ cũng như toàn ngành đã thực hiện quản lý mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK theo các phương pháp khá đa dạng, như: đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, chấp hành tốt pháp luật thuế, đánh giá rủi ro doanh nghiệp, đánh giá công nhận doanh nghiệp ưu tiên… Trong tiến trình cải cách hiện đại hóa hải quan, nhằm đạt tới phương thức quản lý hải quan hiện đại dựa trên nền tảng áp dụng quản lí rủi ro và tự động hóa, thì việc quản lí mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động XK, NK ngày càng trở lên quan trọng và có tính xuyên suốt trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của ngành Hải quan. Tuy vậy, từ thực tiễn công tác quản lý của TCHQ cho thấy công tác quản lí mức độ tuân doanh nghiệp vẫn còn là một lĩnh vực khá mới cả về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Việc tổ chức quản lý này còn ở mức độ đơn giản, thiếu tính đồng bộ và thống nhất, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành Hải quan. Xuất phát từ những trình bày ở trên, cho thấy rằng việc lựa chọn vấn đề “Quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu” làm đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài làm rõ nhận thức lý luận về quản lí đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK và thực trạng công tác quản lí đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK tại TCHQ hiện nay; đưa ra dự báo các yếu tố tác động có liên quan, qua đó xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác này. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác quản lí mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK; khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lí mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK tại TCHQ; nghiên cứu dự báo và xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. 4. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lí luận và thực tiễn của doanh nghiệp hoạt động XK, NK và công tác quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ đối với doanh nghiệp hoạt động XK, NK; thời gian từ năm 2006 đến tháng 6/2013. 5.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ số liệu thống kê của các cơ quan quản lí, website, tạp chí…); phương pháp tổng hợp các phân tích; phương pháp kết hợp nghiên cứu lí luận với khảo sát thực tiễn, phương pháo thống kê so sánh; lấy ý kiến chuyên gia và các phương pháp khác. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục gồm 03 Chương: + Chương 1. Tổng quan quản lí nhà nước về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. + Chương 2. Thực trạng công tác quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu + Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. CHƯƠNG I TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 1.1 Một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường có điều tiết - nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết của thị trường và chịu sự điều tiết của nhà nước (sự quản lý của Nhà nước). Do vậy, có thể hiểu “Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”. Quản lý kinh tế là nội dung cốt lõi của quản lý xã hội nói chung và nó phải gắn chặt với các hoạt động quản lý khác của xã hội. Quản lý Nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước. 1.1.2 Công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế 1.1.2.1 Công cụ quản lý nhà nước về kinh tế Công cụ quản lý nói chung là tất cả các phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Chính nhờ các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn các quyết định quản lý mà Nhà nước truyền tải được ý định của mình lên mọi tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý kinh tế bao gồm: hệ thống pháp luật, kế hoạch hóa, các chính sách kinh tế và tài sản quốc gia. - Hệ thống pháp luật Pháp luật thường được hiểu là hệ thống các quy tắc ứng xử có tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm bảo toàn và phát triển xã hội theo các định hướng đã định. Hệ thống văn bản pháp luật trong QLNN về kinh tế bao gồm những văn bản pháp luật do cơ quan QLNN về kinh tế ban hành và các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực và các cơ quan nhà nước khác ban hành. Trong thực tế, có hai loại văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động QLNN về kinh tế là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Hai loại này gồm: luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, nghị quyết, thông tư, chỉ thị…được ban hành bởi cơ quan nhà nước trung ương và địa phương. - Kế hoạch hóa Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án hành động trong tương lai; theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai. Kế hoạch với tính cách là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bản thân là một hệ thống bao gồm nhiều nội dung hoạt động. Kế hoạch QLNN về kinh tế bao gồm: chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch trung hạn (kế hoạch 3 năm, kế hoạch 5 năm), kế hoạch hàng năm, chương trình, dự án, ngân sách… - Chính sách Chính sách là một trong những công cụ của Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân. Mỗi chính sách cụ thể là một tập các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của kinh tế - xã hội. Chính sách là một hệ thống phức tạp nhiều loại, theo lĩnh vực hoạt động, có thể phân thành hai nhóm: + Các chính sách kinh tế chủ yếu là: Chính sách cơ cấu kinh tế; Chính sách tài chính; Chính sách tiền tệ; Chính sách giá cả; Chính sách kinh tế đối ngoại;… + Các chính sách xã hội (hoặc các chính sách phi kinh tế) chủ yếu là: Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chính sách lao động và việc làm; Chính sách giáo dục; Chính sách văn hóa; Chính sách khoa học và công nghệ;… - Tài sản quốc gia Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm tất cả mọi nguồn lực của đất nước, theo nghĩa hẹp ở đây là nguồn vốn và các phương tiện vật chất - kỹ thuật mà Nhà nước có thể sử dụng để tiến hành quản lý kinh tế quốc dân. [...]... - Tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm soát hải quan đối với hàng hóa XK, NK; - Tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế; - Tuân thủ trong thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK: 1.2.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK Quản lý tuân. .. hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế, kiểm tra, giám sát hải quan; - Tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; - Tuân thủ pháp luật thuế trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tuân thủ quy định về phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tuân thủ quy định về trị giá hải quan; - Tuân thủ quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tuân thủ. .. định của ngành Hải quan trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK 1.2.2.2 Tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu - Khái niệm tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK Phân tích ở trên đã chỉ ra doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp tuân thủ các quy định của pháp luật, chế độ chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế trong hoạt động. .. lường tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là việc lựa chọn mẫu kiểm tra, tổng hợp, phân tích các chỉ số tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là việc sử dụng các biện pháp, cách thức để xác định mức độ tuân thủ pháp luật và mức độ rủi ro tuân thủ pháp luật của từng doanh nghiệp cụ thể Việc đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp. .. dục đối với các hoạt động liên quan đến XK, NK không tuân thủ pháp luật 1.2.3.2 Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK Nghiên cứu nội dung này trong bối cảnh QLNN về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK ở trên thế giới và thực tiễn Việt Nam cho thấy, các CQHQ đều sử dụng hai công cụ là đo lường tuân thủ. .. ra định nghĩa tuân thủ trong hoạt động XK, NK là sự tuân theo, sự đáp ứng các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các quy trình, quy định của ngành Hải quan trong thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa XK, NK - Khái niệm không tuân thủ trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu Trong hoạt động XK, NK, đối lập với khái niệm tuân thủ là hành vi không tuân thủ Điều này... dịch động vật, thực vật; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; - Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; - Tuân thủ các quy định về hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động XK,... phân biệt phải – trái, đúng – sai, thiện – ác, từ đó nâng cao ý thức tự giác làm việc và gắn bó với doanh nghiệp 1.2 Tổng quan về quản lý nhà nước về hải quan đối với mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK 1.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp hoạt động XK, NK 1.2.1.1 Tiếp cận chung về doanh nghiệp và doanh nghiệp hoạt động XK, NK Doanh nghiệp là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hệ... rất nhiều so với đo lường tuân thủ Đánh giá tuân thủ là việc cơ quan hải quan sử dụng tổng hợp các biện pháp, kỹ thuật (trong đó bao gồm cả đo lường tuân thủ) để xác định mức độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trên từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Trong hoạt động XK, NK, cơ quan hải quan thường sử dụng các hình thức đánh giá tuân thủ chủ yếu dưới... định của pháp luật, có đăng ký ngành nghề kinh doanh XNK và thực hiện hoạt động XK, NK hàng hóa Như vậy có thể rút ta định nghĩa về doanh nghiệp hoạt động XK, NK: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật, đáp ứng các điều kiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và có tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Hoạt động XK, NK hàng hóa, theo Luật Thương . tác quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. CHƯƠNG I TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP. số liệu trong Luận văn này là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Bản luận văn “QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU” là. nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. + Chương 2. Thực trạng công tác quản lí của Tổng cục Hải quan đối với mức độ tuân thủ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu + Chương 3. Giải