Phát triển, hoàn thiện các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng tầm công tác quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 78 - 87)

8 Thông tư số 6/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính – tại Điều 3 trang 3.

3.2.2Phát triển, hoàn thiện các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng tầm công tác quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK

tầm công tác quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK

3.2.2.1 Hoàn thiện tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và tiêu chí xác định doanh nghiệp trọng điểm

Phần đánh giá thực trạng đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và tiêu chí xác định doanh nghiệp trọng điểm, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đánh giá, cũng như hiệu quả áp dụng các sản phẩm đánh giá trong hoạt động quản lý của ngành Hải quan. Do vậy, giải pháp cho việc hoàn thiện các tiêu chí này có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Để xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chí trên, luận văn đề xuất kiến nghị như sau:

- Việc xây dựng, ban hành các bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và tiêu chí xác định doanh nghiệp trọng điểm cần thiết do Bộ Tài chính ban hành bằng văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo về cơ sở pháp lý, tính hiệu lực trong triển khai thực hiện đánh giá và áp dụng kết quả đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp trong quản lý hải quan, quản lý thuế;

- Các tiêu chí được xây dựng, ban hành trong từng Bộ tiêu chí phải có tính liên kết, logic và đồng bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu thống nhất trong kết quả đo lường, đánh giá tuân thủ đối với một doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ như: doanh nghiệp được xác định trong diện trọng điểm thì kết quả đánh giá rủi ro sẽ ở mức độ rủi ro tương ứng (rủi ro cao), hoặc một doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế thì kết quả đánh giá xếp hạng đối với doanh nghiệp đó ở mức rủi ro thấp là phù hợp;

- Bộ tiêu chí cần đảm bảo tính chính xác trong đánh giá doanh nghiệp: để đánh giá được chính xác, bộ tiêu chí phải chứa đựng những giá trị thông tin quan trọng về hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện thực chất việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Ngoài ra bộ tiêu chí cũng cần bao quát được một cách toàn diện các hoạt động và quá trình tuân thủ của doanh nghiệp. Như vậy, mỗi bộ tiêu chí phải đáp ứng được cả yêu cầu về điểm cũng như về diện đối với hoạt động và quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp;

- Bộ tiêu chí đánh giá tuân thủ phải phù hợp với thực tế công tác quản lý của ngành Hải quan. Tính phù hợp được thể hiện trên các khía cạnh sau:

+ Mỗi tiêu chí khi được ban hành phải có thông tin để đánh giá hay nói cách khác tiêu chí đó phải phù hợp với khả năng thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu của ngành Hải quan. Trong thực tế, nhiều tiêu chí sau khi ban hành không áp dụng được vì không có thông tin. Ví dụ như tiêu chí đánh giá doanh nghiệp “không buôn

lậu…”, đề xác định được doanh nghiệp không buôn lậu cần phải thu thập được

thông tin từ nhiều cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường…

trong khi cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan, đơn vị này chưa rõ ràng. Một số cơ quan, đơn vị thông tin chưa được quản lý tập trung do vậy việc thu thập đầy đủ thông tin về buôn lậu của doanh nghiệp là hết sức khó khăn;

+ Tiêu chí phải phù hợp với tình hình thực tế, quy mô hoạt động, năng lực tuân thủ của doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như tiêu chí về nguồn vốn, kim ngạch hoạt động quá cao sẽ dẫn đến phần lớn các doanh nghiệp trong nước sẽ không đáp ứng được;

+ Tiêu chí phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu quản lý của ngành Hải quan trong từng thời kỳ, như: chính sách quản lý, chính sách thuế của nhà nước đối với về hàng hóa XNK trong từng thời kỳ để khuyến khích thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển; mục tiêu đảm bảo thu ngân sách; yêu cầu chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng…

3.2.2.2 Hoàn thiện kỹ thuật đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả đánh giá xếp hạng trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.

Trong thời gian qua, việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp được áp dụng theo 03 mức (cao, trung bình, thấp) và được thực hiện tự động hàng ngày trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro; kết quả đánh giá này được sử dụng trong phân luồng kiểm tra trong thông quan và sau thông quan. Tuy vậy thực tế đánh giá đã chỉ ra, chất lượng đánh giá xếp hạng và việc ứng dụng kết quả này vào quản lý hải quan còn rất hạn chế. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này, luận văn kiến nghị các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, trên cơ sở hoàn thiện bộ tiêu chí xếp hạng doanh nghiệp (đã kiến nghị

ở giải pháp trên), cần tổ chức xây dựng đầy đủ các điều kiện đáp ứng cho việc đánh giá, như: hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm máy tính cho việc tích hợp, xử lý thông tin, ban hành quy trình, biểu mẫu đánh giá… Các điều kiện này phải được cung cấp và hướng dẫn cụ thể cho cán bộ, công chức thực hiện việc đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp;

Hai là, phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể trong việc đánh giá, trong đó

việc đánh giá phải có sự tham gia đầy đủ đơn vị nghiệp vụ tại Tổng cục Hải quan, trong đó đơn vị QLRR chịu trách nhiệm là đầu mối, chủ trì hoạt động này tại từng cấp, cụ thể như sau:

- Ban Quản lý rủi ro có trách nhiệm: định kỳ tháng một hàng năm, nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phối hợp với các Cục Hải quan rà soát, lập danh sách doanh nghiệp đưa vào diện đánh giá xếp hạng trong năm tại từng Cục Hải quan; phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tại cơ quan Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; xác định nhu cầu thông tin cần thu thập để phục vụ đánh giá xếp hạng đối với từng nhóm, loại hình doanh nghiệp; trình Tổng cục ký ban hành kế hoạch phân công nhiệm vụ thu thập thông tin và đánh giá xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối với các đơn vị Hải quan các cấp; tổ chức hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện thu thập thông tin và đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp tại từng Cục Hải quan; tổng hợp, thẩm định, điều chỉnh (nếu có) kết quả đánh giá xếp hạng doanh nghiệp của từng Cục Hải quan; đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt Danh sách doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro; cập nhật, quản lý danh sách doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro trên hệ thống thông tin nghiệp vụ.

- Các đơn vị nghiệp vụ tại cơ quan Tổng cục, bao gồm: Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Vụ Thanh tra, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý về hải quan có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục trong việc cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xuất nhập khẩu; rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; xác định nhu cầu thông tin cần thu thập để phục vụ đánh giá xếp hạng đối với từng nhóm, loại hình doanh nghiệp; phối hợp thẩm định kết quả đánh giá xếp hạng của từng Cục Hải quan; sử dụng kết quả đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo lĩnh vực chuyên môn của từng đơn vị; cung cấp phản hồi thông tin phục vụ đánh giá xếp hạng lại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, các Cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng rủi ro doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo phân công của Tổng cục Hải quan, cụ thể:

+ Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo kế hoạch tại tiết iii điểm a khoản này;

+ Tiến hành đánh giá xếp hạng doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan;

+ Tổng hợp và gửi kết quả đánh giá xếp hạng doanh nghiệp về Tổng cục để thẩm định và phê duyệt. Việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp phải được hoàn thành và gửi về Tổng cục trong tháng năm và tháng mười một của năm đánh giá theo các đợt đánh giá.

+ Cung cấp thông tin và tham gia ý kiến đánh giá đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan;

+ Quản lý, theo dõi hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn; đề nghị điều chỉnh hạng doanh nghiệp trong các trường hợp có thông tin về vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp.

Ba là, Tổng cục Hải quan ban hành bộ tài liệu chỉ dẫn việc đánh giá xếp hạng

doanh nghiệp để áp dụng thống nhất trong toàn ngành, trong đó hướng dẫn cụ thể trình tự thực hiện các bước đánh giá, lập hồ sơ đánh giá, các tiêu chí đánh giá; thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc thẩm định đánh giá; các thức tính điểm rủi ro và các tình huống xử lý trong quá trình đánh giá.

Bốn là, quy định cụ thể về cơ chế tổ chức thực hiện và chế độ kiểm tra, theo

dõi, đánh giá. Từ kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản, việc tổ chức đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp XNK được được thực hiện hai lần trong một năm là phù hợp; trong đó thời điểm hoàn thành việc xếp hạng là tháng 6 và tháng 12 của năm đánh giá. Kết quả đánh giá được nhập vào hệ thống thông tin nghiệp vụ để áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đảm bảo điều chỉnh linh hoạt hạng doanh nghiệp giữa hai kỳ đánh giá, nên giao quyền cho Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố được phép đề xuất điều chỉnh hạng của doanh nghiệp phù hợp với thực tế công tác quản lý trên từng địa bàn, theo hướng:

- Đơn vị hải quan các cấp phát hiện doanh nghiệp có hành vi hoặc có dấu hiệu rủi ro về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại thì điều chỉnh hạng doanh nghiệp phù hợp với kết quả đánh giá rủi ro đối với doanh nghiệp đó;

- Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ vào quá trình chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế và thực tế hoạt động của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn, có thể kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giảm mức xếp hạng của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm về đề nghị này.

- Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục căn cứ thông tin, kiến nghị nêu trên và thông tin trên hệ thống thông tin nghiệp vụ để phân tích, đề xuất Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt hoặc không phê duyệt việc tăng hoặc giảm mức xếp hạng của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tăng hoặc giảm mức xếp hạng của doanh nghiệp có thể được thực hiện ở phạm vi toàn quốc hoặc tại từng Cục Hải quan. Việc điều chỉnh giảm mức xếp hạng của doanh nghiệp không được thấp hơn một mức so với mức xếp hạng chung của từng doanh nghiệp ở phạm vi toàn quốc.

Năm là, xây dựng, áp dụng thống nhất trong toàn ngành phương pháp lựa

chọn kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thông quan trên cơ sở kết quả đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. Việc lựa chọn này cần được áp dụng với từng hạng doanh nghiệp theo hướng giảm tỷ lệ kiểm tra đối với doanh nghiệp rủi ro tuân thủ thấp và tăng cường kiểm tra đối với doanh nghiệp rủi ro cao. Qua nghiên cứu mô hình của Hải quan Nhật Bản, kết hợp với nghiên cứu, khảo sát thực tế công tác quản lý của Hải quan Việt Nam, luận văn kiến nghị áp dụng cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp hạng 1 (doanh nghiệp ưu tiên): miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong thông quan; chỉ bị kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc thông tin nghiệp vụ về vi phạm của doanh nghiệp;

- Các doanh nghiệp rủi ro thấp (tùy theo mức độ cụ thể) nên áp dụng miễn kiểm tra hồ sơ đối với các trường hợp tiêu chí quy định, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa;

- Các trường hợp doanh nghiệp rủi ro cao (tùy theo mức độ cụ thể) cần tăng tỷ lệ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa ở mức độ phù hợp;

- Doanh nghiệp có hoạt động dưới 365 ngày: cần thiết phải tăng cường kiểm tra hồ sơ để đánh giá mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp này và áp dụng biện pháp kiểm tra thực tế hàng hóa ở mức độ phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của từng doanh nghiệp trên địa bàn.

3.2.2.3 Xây dựng, quản lý danh sách doanh nghiệp trọng điểm để tăng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra kiểm soát hải quan.

Doanh nghiệp trọng điểm là doanh nghiệp có rủi ro cao về không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế, do vậy cần phải thường xuyên rà soát, phân tích, xác lập hồ sơ để tập trung quản lý. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, luận văn kiến nghị như sau:

- Việc xây dựng, quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm nên được thực hiện tại hai (02) cấp: Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Danh sách doanh nghiệp trọng điểm cấp Tổng cục được áp dụng trong phạm vi toàn ngành, danh sách doanh nghiệp trọng điểm cấp Cục nên được áp dụng trong phạm vi Cục Hải quan đó.

- Xây dựng Quy chế quy định cụ thể chế độ xác lập hồ sơ, quản lý hồ sơ và áp dụng các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế đối với doanh nghiệp trọng điểm. Khi một doanh nghiệp được đưa vào doanh nghiệp trọng điểm có nghĩa là cơ quan hải quan đã xác định doanh nghiệp đó thuộc diện nghi ngờ và cần áp dụng các biện pháp quản lý đặc biệt. Mặc dù không thông báo công khai, nhưng bản thân doanh nghiệp đó đã bị mất đi một số quyền lợi so với các doanh nghiệp khác. Do vậy để tránh việc đưa doanh nghiệp vào diện trọng điểm tràn lan hoặc vì động cơ cá nhân, cũng như việc bảo mật thông tin đối với những doanh nghiệp này, Tổng cục Hải quan cần có quy chế quy định cụ thể chế độ xác lập hồ sơ, quản lý hồ sơ và áp dụng các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế đối với doanh nghiệp trọng điểm, bao gồm các nội dung như:

+ Căn cứ xác lập hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm;

+ Trình tự, thủ tục xây dựng, xác lập, phê duyệt, quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm;

+ Các biện pháp được áp dụng, cách thức áp dụng, các trường hợp vận dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp trọng điểm;

+ Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ và phê duyệt áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với doanh nghiệp trọng điểm;

+ Theo dõi, đánh giá, bổ sung, sửa đổi, thanh loại hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm…

- Cần có chế độ theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng công tác này vào mục đích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp hoạt động XNK;

- Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá và đúc rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý doanh nghiệp trọng điểm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 78 - 87)