Thực trạng về tổ chức, bộ máy thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ tại Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 64 - 65)

8 Thông tư số 6/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính – tại Điều 3 trang 3.

2.2.4. Thực trạng về tổ chức, bộ máy thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ tại Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan

- Ban QLRR là đầu mối trong việc tổ chức quản lý hệ thống thông tin hồ sơ doanh nghiệp; chỉ đạo, điều phối hoạt động thu thập thông tin hồ sơ doanh nghiệp; quản lý vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro để đánh giá tuân thủ doanh nghiệp, bao gồm việc đưa ra các danh sách:

+ Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan;

+ Doanh nghiệp đánh giá, chấp nhận áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa NK là nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng XK;

+ Doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro theo một trong ba mức độ: Rủi ro thấp, cao, rủi ro trung bình hoặc rủi ro thấp;

+ Doanh nghiệp có dấu hiệu không tuân thủ pháp luật hải quan để áp dụng biện pháp giám sát hải quan, kiểm tra trong thông quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra, xử lý ở mức độ phù hợp, hiệu quả.

- Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện:

+ Phối hợp với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố lập danh sách doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch hàng năm để đánh giá tuân thủ doanh nghiệp XK, NK. Những doanh nghiệp theo danh sách được thông báo và đưa vào diện kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động XK, NK;

+ Xác định doanh nghiệp trọng điểm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan để kiểm tra đánh giá việc tuân thủ pháp luật trong khai báo hải quan, tuân thủ chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK.

- Cục Thuế xuất nhập khẩu tổ chức quản lý hệ thống thông tin kế toán thuế (KTT559) và hệ thống thông tin trị giá (GTT1) để theo dõi, đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp trong việc khai trị giá hải quan và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

+ Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ: điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra về hoạt động XK, NK của doanh nghiệp để thu thập thông tin, phát hiện các dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như điều tra xác minh, xác lập chuyên án đấu tranh làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;

+ Xây dựng các chuyên đề trọng điểm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế và các gian lận thương mại khác.

- Vụ Thanh tra Tổng cục là đơn vị đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra đối với hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK.

Qua nghiên cứu, khảo sát việc tổ chức đo lường, đánh giá tuân thủ hoạt động của doanh nghiệp XK, NK tại cơ quan Tổng cục cho thấy, về cơ bản đã hình thành cơ chế phối hợp trong việc lựa chọn doanh nghiệp tiến hành kiểm tra để đánh giá tuân thủ; tuy vậy, việc tổ chức này còn thiếu tính thống nhất, đồng bộ giữa các đơn vị; các hoạt động nghiệp vụ chưa thực sự có sự liên thông với nhau. Điều này dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác đo lường, đánh giá tuân thủ hoạt động của doanh nghiệp XK, NK còn hạn chế.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w