Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK của cán bộ, công chức hải quan

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 92 - 97)

8 Thông tư số 6/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính – tại Điều 3 trang 3.

3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK của cán bộ, công chức hải quan

độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK của cán bộ, công chức hải quan

3.2.5.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK theo hướng chuyên sâu về nghiệp vụ

Phương pháp đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK là một lĩnh vực công tác còn khá mới, mặc dù trong chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách QLRR có quy định nhiệm vụ này, nhưng chưa rõ, nên trong thực tế hoạt động của hệ thống đơn vị này chưa rõ nét. Hơn nữa, phân tích trên đã chỉ ra, việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành Hải quan. Do vậy, để triển khai có hiệu quả lĩnh vực công tác này, luận văn đề xuất các giải pháp như sau:

Một là, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách

QLRR tại cấp Tổng cục và cấp Cục trong đó cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị này là đơn vị chủ trì, đầu mối điều phối việc thực hiện thu thập thông tin doanh nghiệp, tổ chức đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK.

Cùng với việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách QLRR trong việc thu thập thông tin, tổ chức đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK cần bổ sung biên chế đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên.

Kinh nghiệm của Hải quan các nước, đặc biệt là Hải quan Nhật Bản cho thấy, để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan hải quan đã tổ chức một lực lượng chuyên trách từ 03 đến 06 người tại mỗi Hải quan vùng thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích thông tin, tổ chức đánh giá doanh nghiệp XK, NK. Công chức được giao nhiệm vụ này phải trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan để thu thập thông tin về hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu thực tiễn cơ cấu phân bổ và hoạt động của doanh nghiệp ở nước ta thấy rằng: đối với cấp Tổng cục, với nhiệm vụ điều phối và tham mưu cho Tổng cục tổ chức thực hiện công tác này nên bố trí một đơn vị Phòng nghiệp vụ chuyên trách thu thập, đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp. Đối với các tỉnh, thành phố số lượng doanh nghiệp lớn nên bố trí từ 03 - 06 cán bộ, công chức, tại các Cục Hải quan tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ nên bố trí từ 01 - 02 cán bộ, công chức chuyên trách làm nhiệm vụ thu thập thông tin và phân tích, đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK là phù hợp.

Hai là, giao nhiệm vụ thu thập thông tin doanh nghiệp và trách nhiệm tham

gia đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp XK, NK cho các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Nhiệm vụ này phải được quy định trong văn bản của Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan và thể hiện bằng nội dung quy định trong Quy chế do Tổng cục Hải quan ban hành.

Ba là, kiến nghị thành lập và triển khai Ban chỉ đạo triển khai công tác thu

thập thông tin và đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK tại cấp Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

3.2.5.2 Nâng cao kiến thức, kinh nghiệm quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK của cán bộ, công chức hải quan.

Để đạt được mục tiêu, yêu cầu này, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo kiến thức về

quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XNK cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

Thực tiễn cho thấy, để công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo kiến thức về đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XNK có hiệu quả cần phải có định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung và đối tượng được đào tạo. Điều quan trọng đối với ngành Hải quan hiện nay là cần có những chương trình “đào tạo nghề” có hiệu quả, do chúng ta đang thiếu kiến thức và kỹ năng thực hiện. Để làm tốt vấn đề này, cần có chiến lược đào tạo cụ thể trong đó chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ chuyên gia thực thụ; những chuyên gia này sẽ thực hiện việc đào tạo lại cho cán bộ, công chức ở phạm vi ngành, cũng như ở từng địa phương. Điều quan trọng là đội ngũ chuyên gia này sẽ nghiên cứu và phát triển những kiến thức học được của chuyên gia nước ngoài vào hoạt động thực tiễn Việt Nam.

Hai là, tăng cường, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ của Hải quan các nước, của

WCO về đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung, như hội nghị, hội thảo, mở lớp tập huấn…; qua đó vừa học hỏi được kiến thức, kinh nghiệm về QLRR, vừa đào tạo được đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này.

Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, chúng ta đã chủ động, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ đào tạo về QLRR của Hải quan các nước, như: Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc,... cũng như cử cán bộ, tham gia các cuộc hội thảo về QLRR ở nước ngoài; đồng thời, tổ chức nhiều chương trình hội thảo ở trong nước, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ của Hải quan thế giới, Hải quan các nước và các công ty xây dựng phần mềm giải pháp ứng dụng QLRR trên thế giới,... Đặc biệt, đã chủ động tiếp nhận Dự án hỗ trợ về QLRR cho Hải quan các nước tiểu vùng sông Mê Kông do Nhật Bản tài trợ (trong 3 năm: 2008 – 2011). Cho đến nay, dự án này đã tổ chức được trên 20 khoá tập huấn, với khoảng 500 lượt cán bộ, công chức tham gia, ở trong nước và nước ngoài. Qua các chương trình hợp tác, hỗ trợ nêu trên, chúng ta đã đào tạo được một đội ngũ chuyên gia có đủ kiến thức, năng lực trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện công tác QLRR của ngành Hải quan; đội ngũ này đã góp phần quan trọng vào sự thành công của công tác QLRR, trong thời gian qua.

KẾT LUẬN

1. Quản lý mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK là một cấu phần hết sức quan trọng trong chương trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá của ngành Hải quan. Để đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan, trong những năm qua, Tổng cục Hải quan đã xây dựng, triển khai xây dựng, quản lý hồ sơ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào thắng lợi trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ những điểm yếu và chưa thực sự ngang tầm với đòi hỏi trong công tác quản lý của ngành Hải quan. Điều này đã đặt ra yêu cầu cho việc nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý mức độ tuân thủ doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay và phù hợp với bối cảnh chung của chương trình cải cách, phát triển và hiện đại hoá hải quan.

2. Luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động XK, NK và công tác quản lý mức độ tuân thủ của cơ quan hải quan, trong đó đã tập trung phân tích, rút ra các khái niệm về doanh nghiệp hoạt động XK, NK; tuân thủ trong hoạt động XK, NK, tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động XK, NK; đo lường tuân thủ, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK... Ngoài ra, luận văn cũng đã trình bày một cách khá đầy đủ các nội dung quy định của các văn bản pháp luật và văn bản của ngành Hải quan liên quan đến công tác quản lý mức độ tuân thủ trong hoạt động hải quan; kinh nghiệm của Hải quan Hoa Kỳ và Hải quan Nhật Bản trong việc áp dụng các biện pháp này. Qua đó có thể thấy công tác quản lý mức độ tuân thủ của doanh nghiệp XK, NK có vai trò vị trí hết sức quan trọng trong quản lý hải quan hiện đại.

3. Để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn, tại Chương 2 luận văn đã trình bày khá đầy đủ và chi tiết về các yếu tố tác động ảnh hưởng quá trình quản lý tuân thủ và thực thi; tình hình tuân thủ pháp luật của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; thực trạng công tác quản lý mức độ tuân thủ tại TCHQ ; qua đó đã làm nổi bật việc tổ chức thực hiện công tác này.

4. Trên cơ sở làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý mức độ tuân thủ của doanh nghiệp XK, NK, tại Chương 3 luận văn đã chỉ ra định hướng phát triển và hoạt động của Tổng cục hải quan trong thời gian tới; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý mức độ tuân thủ của doanh nghiệp XK, NK tại Tổng cục Hải quan.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như thời gian nghiên cứu, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp giúp cho công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w