Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong ngành và ngoài ngành trong việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 90 - 92)

8 Thông tư số 6/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính – tại Điều 3 trang 3.

3.2.4. Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong ngành và ngoài ngành trong việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

trong việc thực hiện đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thực tế công tác quản lý tuân thủ doanh nghiệp cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có thể diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau như trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế, lĩnh vực thương mại… Trong lĩnh vực hải quan, hoạt động của doanh nghiệp cũng có thể diễn ra trên nhiều địa bàn Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan khác nhau. Một trong những yêu cầu đặt ra đối với quản lý tuân thủ là phải biết được toàn bộ tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp cả ở trong ngành và ngoài ngành. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị hải quan các cấp trong việc theo dõi, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp; đồng thời cần có sự phối hợp giữa cơ quan hải quan với các đơn vị ngoài ngành trong việc cung cấp thông tin và tham gia vào việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK

Thứ nhất, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, đơn vị hải quan trong

việc thu thập thập thông tin, đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động XK, NK. Để thực hiện giải pháp này, luận văn đề xuất Tổng cục Hải quan cần chú trọng một số nội dung sau:

- Coi trọng và thống nhất chỉ đạo, điều hành công tác thu thập, cập nhật thông tin và đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK; kiên quyết xử lý đối với các đơn vị, công chức trì hoãn việc thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc, chưa đầy đủ.

Thực tế thời gian qua cho thấy, một số lĩnh vực hoạt động QLRR trong đó có việc quản lý tuân thủ doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc, hiệu lực chỉ đạo, điều hành của Tổng cục đối với các Cục Hải quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ này còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do còn tồn tại sự thiếu thống nhất, thiếu nhất quán trong chỉ đạo của Tổng cục. Giải pháp chủ yếu cho vấn đề nêu trên thuộc về quan điểm và vai trò lãnh đạo của Tổng cục đối

với các cấp, đơn vị Hải quan. Thực tế thì ngành Hải quan đã ban hành khá nhiều quy định về vấn đề này và điểm yếu chính là ở khâu tổ chức thực hiện không nghiêm. Do vậy, trong thời gian tới, lãnh đạo Tổng cục cần thể hiện quan điểm nhất quán và hành động quyết liệt trong việc tổ chức triển khai thực hiện công tác QLRR, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện không quan tâm, câu dầm hoặc cố ý làm sai khác mục tiêu, định hướng của ngành; đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những cán bộ, công chức cố ý vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến nhiều lần vi phạm các quy trình, quy định của ngành trong hoạt động nghiệp vụ nói chung và liên quan công tác QLRR nói riêng.

- Xây dựng, ban hành Quy chế quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của đơn vị, công chức hải quan trong thực hiện thu thập, cập nhật thông tin và tổ chức đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin và tổ chức đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp tại các cấp, đơn vị hải quan. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện quy chế tại các cấp đơn vị để bổ sung hoàn thiện quy chế và việc tổ chức thực hiện trong phạm vi ngành Hải quan.

Thứ hai, phối hợp giữa cơ quan hải quan với các đơn vị ngoài ngành trong

việc trao đổi, cung cấp thông tin và tham gia vào việc đánh giá tuân thủ doanh nghiệp hoạt động XK, NK.

- Việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với các đơn vị ngoài ngành được thực hiện dựa trên các quy định của pháp luật, Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính với các 11 Bộ, ngành liên quan và Quy chế phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan liên quan tại các cấp, trong đó thời gian tới ngành Hải quan cần tập trung triển khai hoạt động này với một số cơ quan thuộc các Bộ, ngành sau đây:

+ Triển khai hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia: trước mắt triển khai với Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở đó từng bước xây dựng, triển khai với các Bộ, ngành khác;

+ Tiếp tục hoàn thiện và triển khai cơ chế trao đổi cung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan và cơ quan thuế để phục vụ đánh giá tuân thủ doanh nghiệp XNK, bao gồm các thông tin như: thông tin đăng ký kinh doanh, bổ sung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, thông tin chấp hành chế độ báo cáo quyết toán thuế, kế toán thuế, thông tin vi phạm trong lĩnh vực thuế…

+ Xây dựng và triển khai cơ chế trao đổi thông tin về vi phạm của doanh nghiệp hoạt động XK, NK với các cơ quan thuộc Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng…

- Xây dựng cơ chế đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp hoạt động XK, NK trong đó có sự tham gia thẩm định, đánh giá của các cơ quan chức năng, như: cơ quan thuế, Công an, quản lý thị trường… Cùng với việc cung cấp thông tin liên quan đến chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, các cơ quan này sẽ tiến hành thu thập, phân tích thông tin và đưa ra ý kiến thẩm định về mức độ tuân thủ trên phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w