2.2.2.1 Thực trạng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động XK, NK
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập; cùng với việc chuyển đổi phương pháp quản lý, nhiều cơ chế, chính sách cũng như quy trình, quy định đang trong quá trình hoàn thiện, đây là cơ hội cho các đối tượng núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp lợi dụng để hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện các hành vi khác vi phạm khác pháp luật về hải quan. Bên cạnh các vi phạm có tính chất truyền thống như buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, trốn thuế... thì trong những năm gần đây, do bối cảnh hội nhập quốc tế, hàng loạt các vi phạm phi truyền thống cũng xuất hiện và có chiều hướng gia tăng, điển hình như nhập khẩu rác thải
độc hại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, rửa tiền... Phương thức, thủ đoạn thực hiện vi phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt là tình trạng tội phạm có tổ chức, liên quốc gia có xu hướng gia tăng, gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Theo kết quả tổng hợp của ngành Hải quan giai đoạn 2006 - 2013, toàn ngành đã phát hiện, xử lý 80.805 vụ vi phạm pháp luật hải quan; tổng trị giá vi phạm ước tính 3.620 tỷ đồng, xử phạt và thu nộp ngân sách 1.707 tỷ đồng. Tình hình vi phạm pháp luật hải quan được thể hiện qua Biểu đồ dưới đây.
Mặt khác, qua thống kê số liệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan từ năm 2006 đến năm 2013, toàn quốc có 39.456 doanh nghiệp vi phạm, trung bình mỗi năm có khoảng gần 6.000 doanh nghiệp vi phạm. Số lượng các vụ vi phạm với xu hướng tăng dần trong cả giai đoạn và đặc biệt tăng đột biến về số vụ vi phạm trong năm 2012 với 16.302 vụ. Số tiền phạt thu nộp ngân sách giảm trong giai đoạn 2006-2009, nhưng ngay sau đó tăng vọt và đột biến năm 2010 với tổng số tiền phạt thu nộp ngân sách trong năm đạt trên 748 tỷ đồng.
Biểu 2.1: Tình hình vi phạm pháp luật hải quan giai đoạn 2006 - 2013
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu trên CSDL Vi phạm – Tổng cục Hải quan
Số thống kê trên cho thấy tình hình vi phạm hàng năm có chiều hướng gia tăng cả về số vụ vi phạm và trị giá vi phạm, trong khi số lượng doanh nghiệp vi phạm tương đối ổn định và chưa có chiều hướng giảm.
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng vi phạm pháp luật hải quan, rút ra một số đánh giá và những rủi ro tuân thủ chủ yếu của doanh nghiệp trong thời gian qua như sau:
Một là, rủi ro trong khai hải quan, khai thuế, thời hạn làm thủ tục hải quan,
thời hạn nộp thuế. Theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2013, có tổng số 69.362 trường hợp vi phạm, chiếm tới 85% tổng số vụ vi phạm phân loại theo hành vi của cả giai đoạn 2006-2013.
về kiến thức, năng lực của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện hoạt động XK, NK hoặc tuỳ tiện trong làm thủ tục khai hải quan, dẫn đến những vi phạm về khai hải quan, khai thuế, bao gồm cả những nhầm lẫn về số học dẫn đến sai lệch về số tiền thuế phải nộp; vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc thời hạn nộp thuế. Việc xử lý đối với những rủi ro này có thể thông qua nhắc nhở, cảnh báo hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra cần thiết để doanh nghiệp tự ý thức và khắc phục. Rủi ro này thường dễ bị nhầm lẫn với rủi ro về trị giá hoặc phân loại hàng hoá (nhằm mục đích gian lận). Mặc dù, hậu quả của những nguy cơ này không nghiêm trọng, nhưng nó có tác động ảnh hưởng lớn đến môi trường hoạt động hải quan. Ví dụ như trường hợp của công ty TNHH dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, năm 2007, chỉ tính riêng trong 6 tháng kể từ khi thành lập và hoạt động đã vi phạm và bị xử phạt đến trên 30 lần vi phạm về thủ tục khai hải quan và thời hạn làm thủ tục hải quan; công ty...
Do việc không tuân thủ pháp luật hải quan, dẫn đến các công ty này bị đánh giá rủi ro cao và hầu hết các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của công ty bị hệ thống đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra thực tế hàng hoá.
Hai là, rủi ro trong tuân thủ chính sách quản lý hàng hoá XNK. Hiện nay,
hoạt động XNK đang chịu sự điều tiết của hệ thống chính sách, bao gồm các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ (Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài), các quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng (quản lý chuyên ngành), các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về quản lý đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Các đối tượng thường “lách” kẽ hở của chính sách quy định hoặc trốn tránh, che giấu bằng các thủ đoạn khác nhau để nhằm đạt được những lợi ích, lợi thế bất hợp pháp. Một số phương thức, thủ đoạn vi phạm chủ yếu được phát hiện trong thời gian qua, như: khai báo hàng hoá thuộc diện ưu tiên miễn kiểm tra (thực nhập hàng hoá thuộc diện quản lý) hoặc cất giấu hàng cấm trong hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra; làm giả, tẩy sửa giấy phép XK, NK hàng hoá...
Ba là, rủi ro về phân loại hàng hoá XK, NK. Đây là rủi ro xuất hiện phổ biến
ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phương thức, thủ đoạn chủ yếu của loại vi phạm này đó là khai báo sai mã hàng hoá hoặc khai mã hàng dễ nhầm lẫn hoặc mã hàng loại khác để được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu hoặc để né tránh việc áp dụng các biện pháp quản lý của cơ quan hải quan (đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện hàng cấm xuất, nhập khẩu, quản lý có điều kiện,...). Thông thường đi kèm với rủi ro này, để hợp thức hoá việc khai mã hàng hoá, các đối tượng thường khai sai về chủng loại, tính chất, thành phần, công dụng của hàng hoá như: nồi bằng kim loại mã HS: 7323.93.10.00 thuế suất NK 30%, khai báo nồi bằng kim loại tráng men, mã HS: 7323.99.90.00 thuế suất 15%.
Bốn là, rủi ro về trị giá hải quan. Rủi ro này xuất hiện phổ biến ở cả các nước
phát triển cũng như đang phát triển; thường do chủ ý của chủ hàng hoặc người khai hải quan. Phương thức, thủ đoạn vi phạm được thể hiện chủ yếu dưới hai dạng là: khai thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế hàng xuất, nhập khẩu để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc trốn tránh các quy định khác liên quan đến trị giá; hoặc khai cao hơn so với trị giá giao dịch thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để hưởng thuế hoàn cao hơn số thuế thực tế được hoàn trả hoặc nhận bồi hoàn về thuế với một lượng cao hơn khi xuất khẩu những hàng hoá có xuất xứ địa phương được hưởng việc bồi hoàn đó theo quy định của pháp luật hoặc để hợp thức trốn tránh các khoản thuế nội địa, như thuế thu nhập hoặc nâng giá sản phẩm nội địa (ví dụ như mặt hàng ô tô, xe máy lắp giáp) hoặc hợp thức việc khai gian nguồn vốn đóng góp của các công ty liên doanh, đầu tư nước ngoài; trốn tránh việc kiểm tra hối đoái; rửa tiền…
Năm là, rủi ro về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu, các đối tượng thường sử dụng các hình thức khai báo sai hoặc giả mạo xuất xứ hàng hoá để được hưởng một thuế suất ưu đãi, đây là mục đích chủ yếu của việc gian lận xuất xứ hàng hoá trong thời gian qua và thường xảy ra với các loại hàng hoá có thuế suất nhập khẩu cao. Ngoài ra, việc gian lận này còn có thể hướng tới các mục đích như nhằm trốn tránh việc kiểm soát hạn ngạch thuế quan; hoặc giả mạo các tiêu chí sản xuất hoặc tỷ lệ phần trăm trị giá;...
Đối với hàng xuất khẩu, thời gian qua xảy ra chủ yếu đối với hàng hoá của Trung Quốc thông qua Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba. Đối tượng chủ yếu là người Trung Quốc móc nối với đối tượng người Việt Nam hoặc doanh nghiệp đóng tại Việt Nam, thông qua hình thức tạm nhập - tái xuất hoặc nhập nguyên liệu (thực tế là ở dạng thành phẩm) để gia công hàng xuất khẩu. Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, nông sản thực phẩm, thuỷ hải sản... sau khi gia công sẽ được xuất khẩu đi các nước như Mỹ, Nhật Bản hoặc các nước EU. Các lô hàng này được xuất khẩu vào các thị trường trên với nguồn gốc giả mạo xuất xứ hàng hoá Việt Nam. Mục đích của việc gian lận này thường để trốn tránh việc kiểm tra của các nước nhập khẩu đối với một số loại hàng hoá của Trung Quốc hoặc để trốn tránh việc kiểm soát hạn ngạch thuế quan; hoặc trốn tránh kiểm tra hối đoái; trốn tránh các hình phạt hay cấm vận thương mại đang có hiệu lực; hoặc để được hưởng mức thuế suất mà nước nhập khẩu áp dụng cho Việt Nam (thấp hơn so với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc),...
Sáu là, rủi ro về lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm các nguy cơ
vi phạm như khai khống hoặc khai sai về số lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu, khai báo sai đơn vị tính hàng hoá nhằm mục đích gian lận số lượng thuế phải nộp hoặc gian lận hàng hoá thực xuất, nhập theo giấy phép hoặc nhằm hợp thức hoá giữa nguyên liệu đầu vào với sản phẩm xuất ra để tiêu thụ sản phẩm trong nước...
Bảy là, rủi ro trong việc tuân thủ pháp luật về thuế. Các rủi ro này thường
được xem xét dưới các hình thức sau đây:
- Lợi dụng cơ chế, thủ tục dễ dàng trong việc thành lập doanh nghiệp để thành lập nên một hoặc một số doanh nghiệp (doanh nghiệp “ảo”). Các doanh nghiệp này sau khi hoàn thành việc nhập khẩu thì xoá hết các dấu vết tồn tại để cơ quan chức năng không có khả năng để truy tìm và truy hoàn thuế;
- Gian lận qua hình thức giải thể doanh nghiệp: doanh nghiệp thành lập trong thời gian ngắn, nợ số thuế lớn, sau đó giải thể nhằm mục đích trốn tránh việc nộp thuế;
- Lợi dụng phương thức cơ chế hoạt động của doanh nghiệp: công ty mẹ-con, công ty – chi nhánh, công ty trong cùng một tập đoàn hoặc có các quan hệ đặc biệt
khác để khai gian trốn thuế;
- Chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước thông qua các hình thức: tạo dựng hồ sơ giả để hoàn thuế bất hợp pháp, xuất khống để hoàn thuế hoặc xuất khẩu hàng hoá vào khu kinh tế, thương mại sau đó quay vòng luồng đi của hàng hoá...
Tám là, rủi ro trong nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất
khẩu. Rủi ro này thường xuất hiện dưới các hình thức như: khai sai định mức nguyên liệu gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; tráo đổi nguyên liệu nhập khẩu với nguyên liệu trong nước; lợi dụng việc gia công để thẩm lậu hàng hoá thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu vào thị trường nội địa. Đi kèm theo với các hình thức trên là các nguy cơ vi phạm trong việc khai hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu; tiêu thụ nguyên liệu hoặc sản phẩm trong thị trường nội địa; gian lận trong thanh khoản hợp đồng;...
Chín là, rủi ro trong kinh doanh tạm nhập – tái xuất. Nguy cơ vi phạm chủ yếu trong kinh doanh tạm nhập – tái xuất đó là việc lợi dụng hoạt động này để vận chuyển, buôn bán hàng hoá thuộc diện cấm sản xuất, kinh doanh hoặc thông qua hoạt động này để thẩm lậu hàng hoá cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện, hàng hoá có thuế suất cao vào thị trường Việt Nam. Ví dụ như vụ Công ty TNHHTM Hiếu Hiển, xảy ra trong tháng 01/2010 tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh. Công ty này lợi dụng việc tạm nhập tái xuất để đưa vào Việt Nam 92,8 tấn ắc quy trì đã qua sử dụng, cũng với các thiết bị máy tính đã qua sử dụng. Toàn bộ số hàng hoá trên thuộc diện cấm kinh doanh, vận chuyển theo quy định tại Công ước Basel và pháp luật bảo vệ môi trường.
Mười là, rủi ro trong việc chuyển tải hàng hoá qua Việt Nam để xuất khẩu đi
nước thức ba. Chuyển tải hàng hoá qua Việt Nam được hiểu là việc các đối tượng lợi dụng các hình thức như chuyển tải hàng hoá giữa phương tiện nhập cảnh và xuất cảnh; quá cảnh hàng hoá qua Việt Nam hoặc lợi dụng các hoạt động tạm nhập – tái xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu tại Việt Nam... để thực hiện các hoạt động buôn lậu, rửa tiền, trốn tránh sự kiểm soát luồng đi của các quốc gia nhập khẩu. Ở nước ta, thời gian qua nổi lên chủ yếu đối với một số chủng loại hàng hoá có xuất
xứ từ Trung Quốc như hàng may mặc, thuỷ hải sản, hàng nông sản thực phẩm... lợi dụng hình thức gia công để chuyển tải hàng hoá qua Việt Nam sau đó xuất khẩu sang nước thức ba, chủ yếu là Mỹ và các nước trong khối EU. Những loại hàng hoá này thường bị giới hạn bởi “hàng rào kỹ thuật” hoặc bị đánh thuế cao bởi các quốc gia trên. Như vậy hàng chuyển tải qua Việt Nam chủ yếu là nhằm lợi dụng hoặc làm giả xuất xứ Việt Nam hoặc hưởng hạn ngạch hoặc các ưu đãi về thuế quan của các quốc gia trên đối xử với Việt Nam. Như vậy rủi ro này có ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế đối ngoại và chiến lược kinh tế của Việt Nam.
Mười một là, rủi ro trong tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập máy móc
thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ dự án, đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê. Thời gian quan xuất hiện các nguy cơ vi phạm dưới các hình thức như lợi dụng tạm nhập – tái xuất máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đảm bảo chất lượng, đảm bảo yêu cầu về môi trường; nhập khẩu ôtô để cho thuê hoặc tiêu thụ trong thị trường nội địa... Ví dụ như trường hợp công ty Hải Vân trong năm 2005-2006 đã nhập khẩu trên 200 xe ôtô du lịch dưới hình thức phục vụ dự án, nhưng thực tế hàng hoá là của các đối tượng buôn bán xe ô tô trong nước núp bóng; nên ngay sau khi hàng hoá được nhập khẩu, các đối tượng đã đem bán hoặc cho thuê để kiếm lời.
Mười hai là, rủi ro về hàng giả, sở hữu trí tuệ. Từ thực tế công tác quản lý hải
quan có thể thấy rằng, các nguy cơ vi phạm về hàng giả và sở hữu trí tuệ xảy ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, hành lang pháp lý cùng với chính sách và các biện pháp quản lý chưa rõ ràng nên số lượng các vụ vi phạm được phát hiện trong thời gian quan chưa phản ánh đúng tình hình thực tế vi phạm hiện nay. Những nguy cơ vi phạm chủ yếu có thể được xác định như: nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng; hàng hoá vi phạm quyền bảo về sở hữu trí tuệ đã được đăng ký tại Việt Nam... Hàng hoá vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dùng có nguồn gốc từ các nước như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ,...
Mười ba là, rủi ro về ma tuý, tiền chất. Việt Nam được đánh giá vừa là thị
chủ yếu là các cửa khẩu tuyến biên giới đường bộ giáp Lào, Campuchia và Trung