Những thay đổi trong môi trường hoạt động hải quan trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 69 - 74)

8 Thông tư số 6/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ Tài chính – tại Điều 3 trang 3.

3.1.1 Những thay đổi trong môi trường hoạt động hải quan trong thời gian tớ

Thế giới đang đứng trước những biến động hết sức phức tạp trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế tài chính, trật tự, an toàn xã hội ở phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Xu hướng gia tăng các hiệp định thương mại đa phương và song phương với nhiều các quy định phức tạp, mang tính ràng buộc hơn trong thương mại quốc tế. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại quốc tế và quản lý của CQHQ ngày càng trở nên phổ biến.

Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ có sự phát triển nhanh chóng; một mặt nó tạo đà thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại thế giới, góp phần tạo ra các công cụ làm thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động thương mại cũng như phương pháp quản lý hoạt động này, nhưng mặt khác nó cũng dễ bị lợi dụng vào các hoạt động của tội phạm, đặc biệt là tội phạm công nghệ cao, tội phạm khủng bố…

Tình trạng BL, GLTM, vi phạm các quy định về môi trường, sức khoẻ cộng đồng ở trên quốc tế cũng như trong khu vực vẫn tiếp tục là một nguy cơ. Tình hình buôn bán hàng cấm, như: vũ khí, động vật hoang dã, ma tuý,... vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; đặc biệt, các nước chậm phát triển và đang phát triển có nguy cơ trở thành nơi chứa rác thải công nghiệp, các chất độc hại ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và môi trường.

Tất cả những biến động, thay đổi nêu trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cách tiếp cận mới về quản lý nhà nước về hải quan, trong đó đòi hỏi hoạt động của CQHQ vừa phải đáp ứng yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế, vừa phải đảm bảo kiểm soát, ngăn chặn tình hình tội phạm xảy ra trên lĩnh vực hải quan. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi trong việc hoạch định chiến lược, cơ cấu về chức năng, nhiệm vụ của CQHQ, quy định về tổ chức bộ máy cùng với cách thức tổ chức thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Ở nước ta, mặc dù thời gian qua đã đạt được một số thành tựu trong phát triển kinh tế, nhưng đất nước vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giao lưu thương mại quốc tế; cùng với việc hình thành ngày càng nhiều các khu vực ưu đãi thuế quan, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Quá trình này cũng đặt ra các yêu cầu mới cho công tác quản lý, từ việc xây dựng thể chế tạo hành lang pháp lý, đến việc hình thành tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực triển khai, đổi mới cơ chế điều hành... thực hiện các cam kết quốc tế theo lộ trình hội nhập.

Tình hình đảm bảo an toàn cho cộng đồng ngày một cấp thiết. Hàng hoá nhập khẩu có chất lượng thấp, hàng giả ngày càng xuất hiện nhiều và đa dạng, gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý hải quan nói riêng. Nhiều sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Việc khai thác, buôn bán trái phép tài nguyên thiên nhiên khiến

cho các nguồn tài nguyên trong nước dần cạn kiệt, khó có cơ hội phục hồi.

An ninh quốc gia ngày càng được coi trọng trong bối cảnh nguy cơ khủng bố quốc tế ngày càng gia tăng, đe dọa sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế trong nước. Tham gia sân chơi chung, chúng ta phải đáp ứng các yêu cầu của các nước về đảm bảo an ninh chống khủng bố, với hàng loạt các chương trình, sáng kiến an ninh, tạo thuận lợi do Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ khởi xướng. Ngoài ra, chúng ta phải đảm bảo an ninh, an toàn về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước; hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.1.2. Định hướng phát triển và hoạt động của Tổng cục hải quan trong thời gian tới gian tới

Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính vẫn chưa giải quyết được một cách hữu hiệu; tuy vậy, hoạt động XK, NK (bao gồm cả kim ngạch và số lượng giao dịch), xuất nhập cảnh của nước ta vẫn tiếp tục gia tăng. Kết quả thống kê phân tích số liệu XNK trong các năm gần đây thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2013

Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng

Số lượng TK Kim ngạch XK Số lượng TK Kim ngạch NK Số lượng TK XNK Kim ngạch XNK 2006 1.073.115 39.826 1.119.521 44.891 2.192.636 84.717 2007 1.308.872 48.561 1.410.822 62.682 2.719.694 111.244 2008 1.530.731 62.685 1.684.912 80.714 3.215.643 143.399 2009 1.505.971 57.096 1.748.158 69.949 3.254.129 127.045 2010 1.967.905 72.237 2.114.675 84.839 4.082.580 157.075 2011 2.253.728 96.906 2.383.573 106.750 4.637.301 203.656 2012 2.489.616 114.573 2.582.457 113.792 5.072.073 228.365 2013 (đến31/10/2013) 2.302.739 108.723 2.391.803 108.869 4.694.542 217.592 Nguồn: Tổng cục Hải quan (ĐVT: triệu USD)

Quá trình hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Tổng cục Hải quan có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình Dương APEC, cũng như trong ASEM. Trong bối cảnh như vậy, thuế suất với hàng nhập khẩu sẽ giảm tương ứng theo thời gian, hầu hết hàng xuất khẩu sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế rất thấp. Số thu ngân sách ngày càng ít đi, nhưng yêu cầu bảo vệ lợi ích, chủ quyền kinh tế, văn hóa, an ninh quốc gia, an toàn xã hội ngày càng được đề cao.

Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn xã hội nổi lên hàng đầu. Do đó, việc phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn lậu vũ khí, ma túy, khủng bố, rửa tiền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, các tài sản vô giá, bí mật kinh tế, công nghệ của quốc gia... sẽ được đặc biệt coi trọng. Qua nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển ngành Hải quan tại các Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 và Quyết định số 1415/QĐ-BTC ngày 22/6/2011 của Bộ Tài chính về cụ thể hóa Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011 - 2015, cho thấy, trong những năm tới ngành Hải quan sẽ có những bước đột phá về cải cách, hiện đại hóa theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ, áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại trên nền tảng quản lý rủi ro, hạ tầng công nghệ thông tin và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Cụ thể như sau:

- Việc áp dụng hạn ngạch thuế quan và cơ chế chính sách quản lý hàng hoá (cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu) làm rào cản thương mại không còn là phổ biến. Hoạt động của CQHQ sẽ điều chỉnh theo hướng đơn giản, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; thủ tục hải quan điện tử được áp dụng rộng rãi trong toàn ngành; cơ chế hải quan một cửa được áp dụng đầy đủ tại các cửa khẩu cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ lớn; tham gia đầy đủ vào cơ chế một cửa ASEAN. Hệ thống trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thông tin trước về hành khách xuất nhập cảnh, kết nối trao đổi thông tin với Ngân hàng và các cơ quan liên quan sẽ ngày càng được mở rộng và hoạt thiện; kỹ thuật quản lý rủi ro được áp dụng toàn diện trong các quy trình thủ tục hải quan.

- Hệ thống pháp luật về hải quan, tạo khuôn khổ, hành lang pháp lý cho hoạt động hải quan được xây dựng và tiến tới hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và thực hiện đầy đủ các chuẩn mực quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận tham gia.

- Tổ chức bộ máy của Hải quan được cơ cấu lại một cách cân đối, phù hợp với phương pháp quản lý hải quan hiện đại và đặc thù địa lý, chính trị - kinh tế - văn

hoá xã hội của Việt Nam. Các chức năng nhiệm vụ, phương pháp điều hành quản lý của Hải quan các cấp theo mô hình hiện đại được chuẩn hoá. Việc thực hiện quản lý và phát triển nguồn nhân lực theo phương thức tiên tiến, hiện đại. Công chức được chuẩn hoá theo chức danh tiêu chuẩn đã xác định; công tác quy hoạch cán bộ được chuẩn hoá, gắn quy hoạch, đào tạo với sử dụng và tạo nguồn cán bộ lâu dài.

- Hệ thống công nghệ thông tin được phát triển đầy đủ, hiện đại và vận hành ổn định trên mô hình xử lý dữ liệu tập trung tại Tổng cục. Hệ thống trụ sở đạt tiêu chuẩn cùng với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại được trang cấp, như: như tầu cao tốc, máy soi container, camera giám sát, cân ô tô... để đáp ứng yêu cầu nâng cao khả năng kiểm tra, giám sát, kiểm soát của CQHQ.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thương mại QUẢN LÝ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w