luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng

40 706 2
luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới  hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM LƯỢC Lạm phát tác động rất lớn đối với các chủ thể kinh tế, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của các doanh nghiệp là tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trong khi giá trị đồng tiền ngày một giảm khiến cho chi phí đầu vào tăng làm cho lợi nhuận hầu hết các doanh nghiệp sụt giảm. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh vấn đề phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm chủ động ứng phó với các biến động thị trường. Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng là công ty sản xuất và gia công các loại vải sợi, trước tình hình kinh tế hiện tại công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt là do biến động của thị trường đầu vào, lãi suất tăng cao, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn khiến tình hình sản xuất kinh doanh gặp một số khó khăn nhất định. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng, em đã chọn đề tài: ”Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng”. Em xin trình bày các khái niệm cơ bản và lý thuyết liên quan về ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó đi phân tích sự biến động của hoạt động kinh doanh, các nhân tố môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012-2014 của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Đồng thời trước tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số đề xuất cũng như kiến nghị giúp công ty vượt qua khó khăn trong thời kì lạm phát 1 1 LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm nỗ lực học tập và rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại cùng quá trình thực tập tại công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng em đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, trước hết em xin cảm ơn chân thành Ban giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Thương Mại, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế cùng các thầy cô trong trường đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Vũ Ngọc Tú đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú và các anh chị rong công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Do vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn chế, chắc chắn bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Trần Thị Huế 2 2 MỤC LỤC 3 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HỈNH VẼ 4 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, nền kinh tế Việt Nam dần có những chuyển biến rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho chúng ta những cơ hội phát triển, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế cũng dần thay đổi linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh tết toàn cầu. Tuy nhiên cùng với những cơ hội mà hội nhập mang lại cũng có không ít những khó khăn, thách thức. Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính lương thực, xăng dầu Cùng với ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, một số điều chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi. Lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản và hết sức quan trọng mà mọi quốc gia đều phải quan tâm trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phức tạp, xuất hiện khi nền kinh tế phát triển bị mất cân đối và nếu mức độ lạm phát ở mức vừa phải sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu lạm phát ở mức hai con số thì sẽ gây ra hậu quả nghiệm trọng tới nền kinh tế. Lạm phát trong thời gian qua đã thực sự trở thành một đề tài nóng bỏng. năm 2010, lạm phát quay trở lại với nền kinh tế Việt Nam với chỉ số là 11,75%, năm 2011 là 18,12% khiến cho đời sống nhân dân trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Năm 2012, với những chính sách kìm chế lạm phát của nhà nước đã đưa lạm phát của Việt Nam dưới 10% là 6,81%, năm 2013 là 6,3%, 2014 mức lạm phát không quá 4%, đạt mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nhận định lạm phát ở Việt Nam đang diễn biến bất thường, không ổn định cho nên cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu về lạm phát tại Việt Nam giúp nhà nước cũng như doanh nghiệp có ứng phó kịp thời. Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay mà mục tiêu chủ yếu của bất kỳ doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Vì vậy, trong điều kiện khó khăn, rủi ro của nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã đặt ra yêu cầu cho mỗi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ đó, 5 5 doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, giải pháp kinh donh phù hợp để ứng phó với tình hình bất ổn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực dệt may, kinh doanh các loại vải sợi do vậy cũng không tránh khỏi biến động do lạm phát đem lại. Đặc biệt do biến động của thị trường đầu vào, lãi suất tăng cao, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn khiến tình hình kinh doanh gặp một số khó khăn nhất định. Không chỉ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, mà giá vận chuyển, chi phí tiền lương cho lao động đều tăng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận định vấn đề cần thiết hiện nay của công ty là ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, ứng phó với biến động từ thị trường Xuất phát từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài: ”ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng” nhằm phân tích tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các giải pháp ứng phó của công ty trước tác động của lạm phát và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Những năm gần đây, đặc biệt từ 2010 khi lạm phát ở Việt Nam có nhiều biến động, vấn đề lạm phát thu hút sự quan tâm nhiều tác giả. Cho đến nay có rất nhiều các công trình nghiên cứu được công bố, có thể thấy các công trình nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua tập trung theo một số hướng nghiên cứu sau: 1. Phan Sỹ An và Trần Thị Kim Chi (2008) , “lạm phát ở Việt Nam: nguyên nhân và giải pháp”, tạp chí nghiên cứu kinh tế số 359 tháng 4 năm 2008. Nội dung: mục tiêu của đề tài là phân tích, làm rõ thêm cơ sở lý luận về nguyên nhân và lạm phát tại Việt Nam đồng thời đề xuất các biện pháp khống chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đi liền với duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo. Giới hạn nghiên cứu của đề tài từ năm 2004 đến nay. Điểm đáng chú ý của đề tài là hướng nghiên cứu của tác giả không chỉ nghiên cứu nguyên nhân lạm phát theo yếu tố tiền tệ mà còn có nguyên nhân như do cầu kéo, do chi phí đẩy, lạm phát do yếu tố tâm lý, lạm phát do việc chuyển đổi cơ chế quản lý, lạm phát do ảnh hưởng của quá trình hội nhập. Các tác giả 6 6 cũng đề xuất hướng khắc phục lạm phát như thắt chặt tiền tệ và tài chính để cắt giảm tổng cầu, trợ giá đối với một số mặt hàng là đầu vào sản xuất, các giải pháp giảm nhập siêu, thực hiện cơ chế giá thị trường của một số mặt hàng thiết yếu do nhà nước quản lý. 2. Nguyễn Cao Dũng (2010), “Giải pháp mới cho vấn đề lạm phát”, tạp chí nghiên cứu kinh tế phát triển- Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. Nội dung: đưa ra nguyên nhân lạm phát và giải pháp cho vấn đề lạm phát ở Việt Nam theo góc độ hoàn toàn mới, giải pháp được đưa ra dựa trên quan điểm cho rằng: “Vấn đề lạm phát được giải quyết theo hướng đưa tiền vào lưu thông trực tiếp nhờ các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy chúng ta sẽ luôn có được sự cân đối giữa tiền- hàng trong nền kinh tế vận động và phát triển, lạm phát mặc nhiên sẽ được loại trừ, giá trị đồng tiền quốc gia sẽ được giữ vững và ổn định. 3. Lê Quốc Lý (2004), “ Lạm phát hành trình và giải pháp chống lạm phát ở Việt Nam”, nhà xuất bản Tài chính. Nội dung: phân tích mối quan hệ lạm phát với đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước và sản lượng thương mại dịch vụ…tóm tắt vấn đề lý luận về lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng phát triển và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Cuốn sách tập trung vào những diễn biến của lịch sử về chống lạm phát của nước ta và cung cấp số liệu, tư liệu trong quá trình và giải phóng chống lạm phát của Việt Nam và những bài học kinh nghiệm được rút ra. 4. Nguyễn Minh Trang (2013) “ Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàn Mỹ, khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế trường đại học Thương mại. Có thể thấy có rất nhiều công trình nhiên cứu đã làm rõ ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp trong những năm gần đây cũng như đưa ra kiến nghị và biện pháp đề xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành hàng khác nhau. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu • Về mặt lý luận: 7 7 Đi sâu là rõ các khái niệm, lý luận liên quan đến lạm phát (ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế), hoạt động kinh doanh (đo lường hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh). Lý thuyết nguyên lý ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh • Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài tập trung đi sâu giải quyết các vấn đề sau: - Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. - Tìm hiểu tình hình lạm phát của Việt Nam (2012-2014) - Ảnh hưởng của lạm phát tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của đề tài là chỉ ra nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nhiệp sản xuất thương mại và cụ thể là công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Khi lạm phát xảy ra đã gây ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lao động của công ty. Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng đó mà nhà nước cũng như cơ quan quản lý vĩ mô có những ứng phó nhằm kiềm chế lạm phát và hạn chế ảnh hưởng xấu của nó tới kinh tế-xã hội. Thông qua việc nghiên cứu đề tài tác giả muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng và qua đó đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách kìm chế lạm phát của nàh nước. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh và của các doanh nhiệp sản xuất may mặc nói chung, cụ thể là công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Từ đó đưa ra một số đề xuất kiếm nghị và giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. 8 8 Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây, cụ thể là từ năm 2012-2014. Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được dùng trong công tác nghiên cứu, mục đích của phương pháp này làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thiết, giúp tìm ra vấn đề nghiên cứu. Các dữ liệu thu được từ hai nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. • Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp là dữ liệu chưa qua xử lí, được thu thập lần đầu do chính người nghiên cứu trực tiếp tiến hành thu thập thông qua các cuộc điều tra thống kê. Trong bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp. Đối tượng được điều tra, phỏng vấn là: giám đốc, trưởng phòng các phòng ban, nhân viên kinh doanh để tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trước tình hình của lạm phát. Việc điều tra phỏng vấn các chuyên gia tại công ty sẽ nhìn nhận sự ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác nhất, vì các chuyên gia là người đánh giá một cách trực tiếp và sâu sắc nhất những ảnh hưởng của lạm phát. Mục đích: thu thập thông tin từ công ty về các vấn đề liên quan đến thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những biện pháp của công ty đưa ra nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của những rủi ro. • Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập chứ không phải trực tiếp do người nghiên cứu trực tiếp thu thập, sử dụng cho các mục đích là có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là những dữ liệu chưa xử lí hoặc dữ liệu đã xử lí, là những dữ liệu thu thập trong và ngoài công ty. 9 9 Dữ liệu thứ cấp trong công ty bao gồm: các báo cáo, tài liệu của công ty do các phòng ban cung cấp, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ 2012-2014, báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Dữ liệu thứ cấp ngoài công ty như: các báo cáo của bộ ngành, báo cáo của cơ quan thống kê, dữ liệu qua tạp chí kinh tế, thu thập số liệu qua giáo trình kinh tế vĩ mô của nhà xuất bản giáo dục, qua các đề tài nghiên cứu có liên quan và qua mạng internet. Mục đích: thu thập các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Là phương pháp sử dụng sau khi đã thu thập dữ liệu. Bao gồm các phương pháp sau: • Phương pháp sử lý phân tích dữ liệu: Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý thông tin, dữ liệu thu thập được từ dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. • Phương pháp biểu đồ, bảng biểu Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ, các đồ thị về nguyên nhân lạm phát hay hình vẽ, biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí, doanh thu và lợi nhuận. • Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chi tiêu cơ sở. Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí của các năm trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được sự biến động các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua từng giai đoạn hay qua từng thời kỳ. 10 10 [...]... quả hoạt động sản xuất kinh doanh 23 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY HOÀNG DŨNG 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh 2.1.1 doanh sản phẩm Dệt may Hoàng Dũng Tổng quan tình hình lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua Từ năm 2012-2014 tình hình lạm phát ở Việt Nam có nhiều biến động, ... luận có kết cấu như sau Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về lạm phát và tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị của đề tài nghiên cứu nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh. .. kinh doanh của mình 34 34 CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY HOÀNG DŨNG 3.1 Quan điểm, định hướng của công ty nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.1 Dự báo về tình hình lạm phát 2015 Năm 2015 với mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh. .. Để sản xuất kịp thời sản phẩm và gia tăng năng suất lao động đáp ứng nhu cầu hiện tại, công ty đã tuyển và đào tạo thêm nhiều lao động Cụ thể năm 2013, số lao động tăng thêm 17 người, năm 2014 lao động tăng thêm 34 người 2.2 Phân tích thực trạng tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng 2.2.1 Tác động của lạm phát tới chi phí, doanh thu, lợi nhuận của. .. phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Doàng Dũng • 11 11 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số lý thuyết về lạm phát 1.1.1 Khái niệm về lạm phát Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các yêu cầu của quy luật kinh tế hàng hóa không được tôn trọng,... phỏng vấn trực tiếp, tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu, phân tích tổng hợp Đưa ra các kết luận về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng Đồng thời, từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty 6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu,... động của lạm phát tới năng suất lao động của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng Lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của người lao động Thực tế, lạm phát cao sẽ dẫn đến tiền lương thực tế của người lao động giảm Năm 2012 do vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của khủng hoảng kinh tế để lại, khối lượng công việc của công ty giảm do sức sản xuất giảm, dẫn đến tiền lương của nhân viên cũng giảm đáng kể, không... nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng của lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm, sản lượng bán ra chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm Như vậy, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản phẩm và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra  Ảnh hưởng của lạm phát đến... của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng Tình hình kinh tế của đất nước trong những năm qua có nhiều biến động, thị trường tài chính- tiền tệ khủng hoảng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mọi chi phí giá cả hàng hóa dịch vụ đầu vào đều tăng gây khó khăn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 25 25 Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014... hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời kì kinh tế đầy biến động Năm 2014 nền kinh tế nói chung có bước phục hồi rõ rệt, lạm phát giảm xuống mức thấp, điều này ảnh hưởng tích cực đến các doanh nghiệp Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng cũng có rất nhiều tín hiệu tích cực Nắm bắt được cung lớn từ thị trường, công ty đấy mạnh sản xuất hàng hóa và cung ứng tích cực cho các thi trường Cụ thể doanh . cứu: ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu của đề tài là chỉ ra nguyên nhân và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt. luận về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Đồng thời, từ đó tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh. động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. 8 8 Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng của lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM LƯỢC

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, hỉnh vẽ

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

  • 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

  • 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

  • 5.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

  • 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

  • 1.1 Một số lý thuyết về lạm phát

  • 1.1.1 Khái niệm về lạm phát

  • 1.1.2 Phân loại về lạm phát

  • 1.1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

  • 1.1.4 Các chỉ tiêu đo lường lạm phát

  • 1.1.5 Tác động của lạm phát tới nền kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan