CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng (Trang 35)

, vật liệu 260693 331418 831237 70725 27 499819 151 Chi phí nhân công

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN

NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT MAY HOÀNG DŨNG

3.1 Quan điểm, định hướng của công ty nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

3.1.1 Dự báo về tình hình lạm phát 2015

Năm 2015 với mục tiêu tổng quát là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế và ổn định lạm phát, kinh tế tăng trưởng cao hơn so với năm 2014.

Theo Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2015 mới được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng lên 6,1% trong năm 2015. Dự kiến, năm 2016, con số này là 6,2%. Lạm phát hàng năm dự báo tăng 2,5% trong năm 2015 và 4% trong năm 2016 khi cầu trong nước cũng như giá dầu thế giới tăng lên.

Ủy ban giám sát tài chính quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng quý 1/2015 sẽ là 5,4%, cao hơn cùng kì 2014. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tiếp theo và mục tiêu tăng trưởng 6,2% cả năm 2015 là khả thi. Lạm phát sẽ không có biến động lớn do tổng cầu trong năm 2015 mặc dù cải thiện so với năm 2014, nhưng ở mức độ vừa phải và không gây áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, giá hàng hóa thế giới được dự báo sẽ giảm trong năm 2015, tạo điều kiện cắt giảm chi phí sản xuất và không tạo ra yếu tố lạm phát chi phí đẩy. Đồng thời, lạm phát tâm lí sẽ tiếp tục ổn định nhờ ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2014. Do đó, lạm phát trong năm 2015 phụ thuộc chủ yếu vào chính sách quản lý giá các mặt hàng cơ bản.

3.1.2 Quan điểm của công ty về hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh

 Giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu thuốc nhuộm

Chi phí nguyên vật liệu thuốc nhuộm chiếm tỷ trọng rất cao trong chi phí đầu vào. Với tình hình giá nguyên vật liệu thuốc nhuộm ngày càng tăng như hiện nay,giảm mức tiêu hao để giảm chi phí là biện pháp tốt nhất. trong 3 năm qua mức tiêu mức tiêu hao nguyên vật liệu thuốc nhuộm vẫn còn cao. Để giảm mức tiêu thuốc nhuộm ở mức tối đa, căn cứ các nhân tố: chất lượng thốc nhuộm, chất lượng của sợi vải, số vải bị hỏng, công tác quản lý, bảo quản tại kho…ảnh hưởng mức tiêu hao thuốc nhuộm để đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí

- Nếu chất lượng thuốc nhuộm tốt khi đưa vào quá trình tẩy nhuộm, các loại vải sẽ bắt màu nhanh, giữ được độ màu đẹp, lâu, tốn ít nguyên liệu thuốc nhuộm hơn. Vì vậy, công ty nên tăng cường công tác quản lý chất lượng đầu vào, kiểm tra chặt chẽ, và có những biện pháp cụ thể đối với chất lượng than không đảm bảo.

- Tăng cường công tác quản lý thuốc nhuộm trong kho, tránh hao hụt và bị hỏng, gắn trách nhiệm công việc với quản lý kho, và thường xuyên kiểm kê khối lượng thuốc tẩy, nhuộm trong kho.

Theo tính toán của phòng kỹ thuật, nếu làm tốt công tác quản lý định mức tiêu hao thuốc nhuộm, có thể giảm mức tiêu hao nguyên liệu thuốc nhuộm là 55kg/1 tấn vải.

 Nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động của nhà máy trong ba năm qua tăng dần, nhưng so với tốc độ tăng chi phí còn thấp. Khi năng suất lao động tăng lên sẽ giúp cho công ty tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Trong khoản tiền tiết kiệm được do tăng năng suất lao động, công ty nên trích một khoản tiền thưởng cho mỗi công nhân, để khuyến khích tinh thần công nhân, động lực nâng cao năng suất lao đọng của từng công nhân viên trong công ty.

 Tăng khối lượng sản xuất để giảm chi phí cố định

Muốn tăng khối lượng sản xuất, công ty phải không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của máy móc bằng cách:

• Nâng cao năng suất của ca:

- Tổ chức công tác phục vụ sản xuất: cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu thuốc tẩy, nhuộm, sợi vải.

- Kịp thời sửa chữa những hư hỏng bất thường xảy ra trong quá trình làm việc một cách nhanh chóng. Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kiểm ttra máy móc sau mỗi ngày làm việc.

• Giảm số ngày ngưng việc, tăng số ngày làm việc thực tế của máy móc.

- Thực hiện chế độ sửa chữa theo kế hoạch, đưa ra các biện pháp sửa chữa nhanh chóng để giảm thiểu số ngày ngưng hoạt động của máy móc.

- Tăng ca, sắp xếp ca làm việc ngày và đêm để tăng khả năng sản xuất, hoạt động của máy móc.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Hiện nay, đội ngũ lao động ở nhà máy phần lớn là lao động phổ thông, chưa được qua một trường lớp đào tạo nào. Khi được nhận vào làm việc tại công ty, công nhân thường được đưa qua các bộ phận, phân xưởng để quan sát và học việc theo các công nhân cũ. Vì chế năng lực về chuyên môn của công nhân còn chưa cao, chưa chuyên sâu, đặc biệt là không có sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, mở các khóa đòa tạo người lao động mới và nâng cao tay nghề cho các lao dộng đã làm việc tại nhà máy là điều cần thiết. công ty có thể lên kế hoạch và sắp xếp:

- Mở các lớp đòa tạo tay nghề lý thuyết cơ bản nhất cho người lao động mới trước khi chính thức làm việc, họ sẽ có chuyên môn tốt hơn, năng suất làm việc sẽ cao hơn.

- Theo định kỳ, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề cho người lao động đang làm việc, các buổi trình bày những kinh nghiệm, kỹ năng của những người lao động giỏi. đồng thời nêu gương, khen thưởng và khuyến khích mọi người học tập.

- Tổ chức các phong trào, các buổi thi đua tay nghề của các tổ trong nhà máy. Trao giải thưởng cho những người lao động nào có sự sáng tạo trong sản xuất. sau đó, công ty tính toán cụ thể đối với từng công việc. Nếu gải pháp trên được thực hiện tốt sẽ khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, tiến tới hạ giá thành, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh.

 Một số biện pháp khác

Giá cả đầu vào là nhân tố khách quan không thể giảm được, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, giá cả hàng hóa ngày càng tăng. Để có thể hạn chế bớt rủi ro và giảm chi phí công ty cần:

- Tìm hiểu, đánh giá tình hình lạm phát, giá cả thị trường có thể biến động trong tương lai

- Lên kế hoạch dữ trữ hàng hóa trong sản xuất kinh doanh,mua nguyên vật liệu đầu vào khi giá cả còn thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tìm kiếm nhiều nhà cung ứng vật tư, và lựa chọn những nhà cung ứng đáng tin cậy và có mức giá phù hợp.

Đối với các loại xe ô tô dùng chuyên chở hàng công ty vào thời điểm không sử dụng công ty có thể cho bên ngoài thuê, tăng thêm thu nhập.

3.2 Các đề xuất với nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã làm rõ tác động của lạm phát cũng như làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm may mặc của công ty TNHH Dệt May Hoàng Dũng.

Mặc dù trong suốt thời gian nghiên cứu, sinh viên đã cố gắng vận dụng kiến thức của bản thân cũng như tìm kiếm dữ liệu để hoàn thành những nội dung cần phải giải quyết. tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian, tài chính, năng lực của bản thân nên đề tài chỉ mới dừng lại ở giải quyết việc ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dệt May Hoàng Dũng mà chưa nghiên cứu sâu về thực trạng công ty hiện nay. Vì vậy những giải pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở việc tìm giải pháp hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết là:

- Tổ chức nghiên cứu sâu hơn về thực trạng phát triển về các công ty Dệt may

- Mở rộng nghiên cứu theo chiều sâu để đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn, có khả năng thích ứng với sự biến động của nền kinh tế.

3.3 Các kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

3.3.1 Kiến nghị về phía nhà nước

Cơ chế, chính sách và các chỉ thị, nghị quyết của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Sự ổn định và đúng đắn về quyết định và chính sách của nhà nước tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên các chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập nên sau đây đưa ra một vài kiến nghị:

- Thứ nhất: nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm tiến hành các hoạt động SNKD hợp pháp của mình.

- Thứ hai: cần phải có cơ chế đối ngoại giữa lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Trung ương với doanh nghiệp thường xuyên hàng quý. Có như vậy, những vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế đầu tư mới được tháo gỡ kịp thời, không để lỡ những cơ hội quý báu cho doanh nghiệp hoạt động.

- Thứ ba: nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như ngành ngân sách cho việc nghiên cứu những ứng dụng đó nhằm hạn chế được việc phải nhập khẩu những hàng điện tử công nghệ giá thành cao.

- Thứ tư: vốn là vấn đề bức xúc với các doanh nghiệp, vì nhiều lý do các doanh nghiệp khó tiếp cận với ngân hàng. Vì vậy, hệ thống ngân hàng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc với vốn bằng tỷ lệ lãi suất phù hợp nhất là trong thời kì lạm phát để các doanh nghiệp có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn.

- Cuối cùng, nhà nước cần hoàn thiện và nâng cao công tác dự báo thị trường, tình hình lạm phát, tăng trưởng…nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết, đúng lúc và kịp thời để doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế.

3.3.2 Kiến nghị về phía doanh nghiệp

Trong quá trình thực tập tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em nhận thấy có một số khó khăn còn tồn tại nhất là do ảnh hưởng của lạm phát để lại. Sau đây là những biện pháp giúp công ty hạn chế những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

- Công ty cần tăng cường khả năng huy động vốn bằng các hình thức khác nhau như đưa ra những dự án đầu tư mới hiệu quả để vay vốn của ngân hàng, hay đẩy nhanh vòng quay của vốn cũng như tránh việc bị ùn vốn ở một chỗ.

- Tăng thêm đội ngũ nhân viên phát triển thị trường để không ngừng tìm kiếm, nắm bắt tất cả những dự án. Để bám sát được thị trường, thâu tóm thị trường thì đội ngũ kinh doanh không ngừng tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược, hướng đi đúng đắn. Như việc tìm được đối tác để hợp tác hay đối đầu.

- Về quản lí và điều hành vốn: kiếm soát chi phí hoạt động, hàng tồn kho, quản trị việc mua hàng, tạm ứng vốn, hết sức trận trọng trong việc vay vốn và sử dụng vốn.

- Về quản lý và thu hồi công nợ: tăng cường các giải pháp quản trị và thu hồi công nợ, điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp với diễn biến tình hình, rà soát lại thực tế các hợp đồng đang thực hiện, đàm phán thượng lại hợp đồng với các đối tác.

- Về đầu tư và thanh lý tài sản: tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tài sản của công ty, lập kế hoạch thánh lý toàn bộ tài sản không cần dùng.

- Về kiếm soát và tiết kiệm chi phí: tập trung các giải pháp kiểm soát và tiết kiệm giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

- Tiết kiệm triệt để: đây được xem là sách lược tối ưu nhất chống cơn bão lạm phát. Doanh nghiệp cần phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết, phát động phong trào tiết kiệm trong mọi bộ phận, cán bộ công nhân viên trong tổ chức. Rà soát lại tình hình nhân sự để tinh giản lại bộ máy, giảm bớt một số lao động thừa, không cần thiết. - Mở rộng quy mô kinh doanh kết hợp với nghiên cứu thị trường, đảm bảo tính khả thi

cũng như hiệu quả của việc mở rộng quy mô là cao nhất. Đồng thời mở rộng thị trường bằng cách thiết lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, luôn đặt trọng tâm vào khách hàng.

- Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả: gốc của nước là dân, gốc của doanh nghiệp là người lao động, nước sống nhờ dân, công ty tồn tại nhờ người lao động. Doanh nghiệp có những chính sách, hỗ trợ thúc đẩy người lao động tăng năng suất làm việc sau một thời kỳ kinh tế khó khăn.

- Đổi mới chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có thẻ đối phó với khó khăn trước và sau lạm phát. Một chiến lược kinh doanh phù hợp sau thời kỳ lạm phát được thể hiện qua việc đầu tư có trọng điểm, tái cơ cấu tổ chức hợp lý và vạch ra các kế hoạch kinh doanh lâu dài. Thực hiện tái cấu trúc tổ chức: cơ cấu lại sản xuất kinh doanh theo tinh thần “Đánh nhanh thắng nhanh, đánh chắc thắng chắc”, tập trung sản xuất kinh doanh những mặt hàng có lợi nhuận cao, tạm dừng những mặt hàng có lợi nhuận thấp hoặc chưa có thị hiếu tiêu dùng.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng (Trang 35)