Tác động của lạm phát tới tới thị phần và khả năng cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng (Trang 31)

, vật liệu 260693 331418 831237 70725 27 499819 151 Chi phí nhân công

2.2.3Tác động của lạm phát tới tới thị phần và khả năng cạnh tranh của công ty

Lạm phát cao trong năm 2011, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, kéo theo đó nhu cầu tiêu dùng của người

tiêu dùng có xu hướng giảm làm giảm sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận cũng giảm. Nhiều doanh nghiệp với số vốn nhỏ, thị trường cung ứng hàng hóa suy giảm, không có khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn nên bị thua lỗ phải dừng hoạt động sản xuất hay bị công ty lớn hơn thâu tóm

Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng là công ty có quy mô vừa trong ngành dệt may, trước ảnh hưởng của lạm phát, thị phần của công ty tại các tỉnh lân cận có giảm sút đáng kể như Thái Bình (giảm 4%), Hà Nam ( giảm 3%), Hưng yên (giảm 3%) . Thị trường các khu vực trên chủ yếu là do công ty Cổ Phần Dệt may Sơn Nam, Công ty Cổ Phần Dệt may Nam Định – các đối thủ cạnh tranh lớn nhất với công ty trong khu vực thâu tóm. Công ty Cổ Phần Dệt may Sơn Nam là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với quy mô sản xuất lớn với hơn 1100 cán bộ công nhân viên, các thiết bị hiện đại nhất, chiếm thị trường lớn trong nước và 30 bạn hàng trên thị trường Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, khối EU, Ấn độ, Pakistan, Trung Quốc…

Do ảnh hưởng của lạm phát, từ năm 2012-2013 công ty có gặp phải khó khăn khi cạnh trang sản phẩm của mình với các doanh nghiệp lớn hơn trong cùng khu vực, vì thế thị phần tại một số tỉnh lân cận bị giảm nhưng vì uy tín về chât lượng sản phẩm, hình thức kinh doanh của công ty đã giúp công ty có thể giữ được những khách hàng lớn và tăng thêm thị phần tại thị trường lớn hơn như Hà Nội. Trải qua 2 năm đầy khó khăn, bước sang năm 2014, lạm phát giảm xuống thấp, công ty đã xây dựng cho mình hướng phát triển riêng để chỗ đứng trên thị trường hàng hóa may mặc của mình. Nhờ bộ phận phân tích dự báo tốt, công ty đã tập trung phát triển chất lượng hàng hóa, mẫu mã, màu sắc các loại vải thêm phong phú nhờ vậy tăng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình so với các doanh nghiệp cùng ngành. Bên cạnh tập trung vào phát triển sản phẩm, công ty cũng có chiến lược thu hút thêm các thị trường nhỏ, gặp ít cạnh tranh hơn (Thanh Hóa) và tập trung khai thác sâu vào thị trường Hà Nội, nơi có lượng cầu dào, dễ tiêu thụ hàng hóa hơn.

2.3 Các kết luận và phát hiện nghiên cứu

2.3.1 Những thành công mà công ty TNHH Dệt May Hoàng Dũng đạt được

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn cả trong và ngoài nước, trước những tác động tiêu cực của lạm phát, công ty vẫn đảm bảo được mục tiêu về lợi nhuận và doanh thu, đặc biệt năm 2013-2014 với sự tăng trưởng đáng kể trong doanh thu và lợi nhuận. Đó là thành quả của sự nỗ lực toàn bộ công nhân viên.

- Về lợi nhuận: tuy suy thoái kinh tế tác động mạnh đến chi phí doanh thu tuy nhiên công ty vẫn luôn cố gắng đạt lợi nhuận dương cả năm. Lợi nhuận năm 2012 có giảm nhưng nhờ có những chính sách hợp lý mà lợi nhuận năm 2013, 2014 đã tăng trưởng một cách ngạc nhiên, vượt kế hoạch đề ra. Đây được coi là một thành công lớn

của công ty trong điều kiện kinh tế trong và ngoài nước đang còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm tối đa chi phí để duy trì vượt qua thời kỳ kinh tế khủng hoảng.

- Về giảm chi phí: trong thời kỳ khó khăn, công ty đã tổ chức, sắp xếp bộ máy lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, cắt giảm được chi phí quản lý. Cải thiện nâng cao cong tác quản lý nguyên liệu, linh kiện vật tư, thực hiện giảm tồn kho tại nhà máy sản xuất, quản trị sản xuất theo đơn hàng để đáp ứng đủ lượng cầu khách hàng, tránh tình trạng vốn đọng lại dưới dạng sản phẩm lâu dài gây tổn thất về chi phí.

- Về thương hiệu: công ty đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp cũ và đã thành công tìm được nguồn hàng tốt với giá cả cạnh tranh và đã thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Những năm vừa qua bên cạnh những thành công đạt được về doanh thu và lợi nhuận, công ty cũng đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh cũng như chất lượng về thương hiệu, nâng cao uy tín với khách hàng qua một số chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tiếp thị nhằm thúc dẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Về quản lý nguồn lực: công ty đã đưa ra nhiều chính sách quản lý vốn, tài chính, vật tư một cách có hiệu quả trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả sừ dụng.

2.3.2 Một số kết luận về ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Nhìn chung trong năm 2012 công ty vẫn chịu ảnh hưởng từ lạm phát trong năm 2011, do vậy tình hình sản xuất của công ty cũng không mấy khả quan. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao( giá các sợi vải, thuốc nhuộm, xăng dầu điện nước tăng), giá thành sản phẩm vẫn ở mức cao khiến việc tiêu thụ vải của công ty vẫn còn khó khăn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chậm chạp, sức tiêu dùng ì ạch, khả năng cạnh tranh gay gắt hơn từ nhiều doanh nghiệp khiến cho mức sản xuất sản phẩm thấp, chi phí tăng 25,85% so với 2011, trong khi đó doanh thu chỉ tăng 4,2%, lợi nhuận chỉ tăng nhẹ ở mức 0,2% so với năm 2011. Năm 2013, công ty đã chủ động ứng phó trước tình hình lạm phát nên đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. Tốc độ tăng chi phí của năm 2013 so với năm 2012 giảm xuống còn 25,85%, thấp hơn mức 32,84% của năm 2012. Điều này chủ yếu do giá cả một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào sợi vải hạ nhiệt xuống 10% do lượng cung của thị trường dư thừa, trong khi đó chi phí sản xuất cũng hạ nhiệt (chi phí xăng dầu vận chuyển, chi phí nhân công giảm, chi phí sản xuất kinh doanh cũng giảm),giá thành đầu ra giảm nhẹ, khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng dẫn đến doanh thu trong năm 2013 tăng 25% so với 2012, mức tăng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1,1%. Trên đà phát triển đó, năm 2014 công ty tiếp gặt hái được nhiều

thành công hơn. Nhìn chung tình hình kinh tế hồi phục rõ rệt, chỉ số lạm phát giảm xuống mức thấp, giá cả các mặt hàng chung cuối năm đều giảm mạnh( đặc biệt là xăng dầu, vàng..) làm cho giá cả đầu vào nguyên vật liệu để sản xuất của công ty cũng có xu hướng giảm mạnh, trong khi đó công ty mở rộng được thị phần của mình tại thị trường lớn hơn như Hà Nội, thúc đẩy sản xuất hàng hóa để đáp ứng lượng cung dồi dào. Khối lượng nguyên vật liệu nhập vào tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng 141,41% so với 2013, tốc độ tăng doanh thu là 141%, mức tăng lợi nhuận đạt 102,7%. Các cố liệu trên đã cho thấy công ty đã kịp thời khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát, ngày cảng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế thương mại Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh sản phẩm dệt may của công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng (Trang 31)